Cuộc đảo chính 1/11/1963 triệt hạ Đệ Nhứt Cộng Hoà và giết chết TT Ngô Đình Diệm thành công là do sự hành xử phi đạo lý của đám quân nhân phản bội. Sách báo đã nói quá nhiều. Có điều lạ là chẳng bao lâu,sau 1964, trong xã hội miền Nam Việt Nam, lại có nhiều ngày lễ giỗ Ngô Đình Diệm do quần chúng tổ chức với tính cách tự phát. Chính các buổi lễ này đã làm cho chính quyền Nguyễn Khánh sụp đỗ do sự dật dây của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và số cán bộ địch vận miền Bắc tuyên truyền rằng Cần Lao đang nổi dậy. Việc này „đúng hay sai“ chúng ta hảy để cho lịch sữ hậu thế phán xét. Nhưng hôm nay, khắp các đất nước tự do, nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống, đều đã công khai làm lễ húy nhật cho cụ Diệm xem như tự nhiên, không chút mặc cảm. Đó là điều chúng ta cần phải tìm hiểu.
Thật vậy, thời gian đến đây đã non nữa thế kỷ, cứ hằng năm, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, cộng đồng người Việt tự động tổ chức lễ giỗ Cụ Diệm, và xem như chuyện nên làm và đáng làm. Tin từ Hoa kỳ cho biết năm nay “gần 30 hội đoàn và đoàn thể, tập họp tại Tượng Đài Chiến sĩ Việt-Mỹ làm lễ giỗ cụ Ngô Đình Diệm. Điều đáng ghi nhận là việc tổ chức do Giới Trẻ đảm trách. Trong đó, các lực lượng đáng kể gồm có: Thanh niên sinh viên Công Giáo tại Hoa kỳ, Tổng hội Sinh Viên Nam Cali và Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu“. Điều này nói lên ý thức quốc gia dân tộc của lớp trẽ thức thời.Khi nói đến Quốc gia Dân Tộc tức là chúng ta muốn nói đến văn hoá chính trị.
Như đã trình bày trong lề lối tranh đấu chính trị của người Việt tại hải ngoại, vì văn hoá và địa dư chính trị bắt buộc, nên mỗi lục địa mỗi khác. Các tổ chức chính trị chỉ hổ trợ nhau trên mục đích chung, ngoại dĩ không cần phải giống nhau về phương thức hành động và chiến thuật. Văn hoá người Việt các cộng đồng bên Mỹ và bên Úc rất khác với cộng đồng người Việt bên Âu Châu. Cũng vì vậy, những ngày tổ chức lễ giỗ Cụ Diệm đã có nhiều điểm không giống nhau là điều không cần bàn cải. Có nơi rất ố ạt. Có nơi thì nhũn nhặn. Chẳng hạn bên Mỹ thì Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia, đứng ra tổ chức liên tiếp 3 ngày tại 3 địa điểm trong cùng thành phố và bên Úc châu, Âu châu thì lấy tên Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm tổ chức tại mỗi quốc gia khác nhau. Vậy đồng bào và chúng tôi cùng nhau đến (hay hướng đến) ngày giỗ Ngô Đình Diệm và có quan điểm về Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã hiểu thế nào ?
Không ai dám phủ nhận suốt gần nữa thế kỷ, hình ảnh cố TT Ngô Đình Diệm vẫn ghi khắc trong tâm khảm người Việt. Đó là sự thật và cũng là điều rất ư kỳ lạ. Ngày lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm hay ngày tưởng niệm Tinh Thần Ngô Đình Diệm tuy có khác cách nói, nhưng trong chủ đích đều không khác nhau. Cộng đồng nhắc nhớ đến tên Ngô Đình Diệm là muốn ca ngợi tài lãnh đạo, cách thi thố sách lược, lòng trung hậu của một vị nguyên thủ đối với quốc gia dân tộc. Do đó, nếu có tham gia ngày lễ giỗ của TT Ngô Đình Diệm hay lấy Tinh Thần Ngô Đình Diệm đứng ra hô hào tổ chức ngày húy nhật cụ Diệm, cũng vì tìm kiếm trong lịch sữ cận đại trăm năm nay chưa có vị lãnh đạo nào đầy đủ tài năng và đức độ như cố TT Ngô Đình Diệm. Ðến với nhau trong ngày giỗ Ngô Đình Diệm không phải là để truy điệu, để phủ cờ, để suy tôn, để biết ơn một „con người từng làm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà“.
Cũng như phần đông người Việt hải ngoại, đi dự lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm trong tinh thần tôn kính và tri ân một chí sĩ. Ðồng bào đi dự lễ giỗ Ngô Đình Diệm với tâm tư và suy nghĩ tự phát đặc biệt, không quá tầm thường như muốn tổ chức lễ giỗ cho một ông nào từng làm Tổng Thống. Hậu ý đi lễ giỗ Ngô Đình Diệm là gián tiếp làm gương thúc dục lớp trẻ hôm nay và mai sau, khi muốn dấn thân vì đất nước thì hảy nhớ lại đức độ và chí thành của một nhà lãnh đạo.
Ngay cả việc đến nhà thờ hay đến chùa trong ngày giỗ Ngô Đình Diệm, không có nghĩa là bám víu vào tín ngưỡng mà chống Việt Cộng. Tín ngưỡng, chỉ là một nhu cầu của con người sống trong cộng đồng xã hội. Tín ngưõng là sức lực tập họp tự phát mạnh mẽ nhất của con người khi cần cho cuộc sống hạnh phúc. Tín ngưỡng tự nó không có tánh cưởng bức như sự tập họp của lý thuyết cộng sản. Vì vậy chủ trương người cộng sản nói chung và Việt cộng nói riêng, bắt buộc phải xem tín ngưỡng là kẻ thù. Tín ngưỡng là sức mạnh để bảo vệ quyền sống tự do của con người. Nó có tánh cách tiêu cực, nhưng không bao giờ chấm dứt khi các chủ trương đàn áp và khủng bố con người trong cộng đồng còn tồn tại.
Hôm nay tại trong nước, những cuộc chống trả ngấm ngầm hoặc công khai của người dân đối với chế độ Việt Cộng luôn luôn tiếp diễn, không thể chấm dứt được, dù cho vài nhà lãnh đạo tôn giáo (Công giáo và Phật giáo) là tay sai đắc lực cho bạo quyền hiện hữu. Rõ hơn, đi dự lễ giỗ vì cụ Ngô Đình Diệm là một vị tổng thống VNCH. Bởi lẽ, nếu tổ chức ngày giỗ cho TT Ngô Đình Diệm, chỉ vì ông là một vị Tổng Thống, nguyên thủ lãnh quốc gia VNCH và tổng tư lệnh Quân đội VNCH, thì làm sao trả lời được, rồi đây, có những lễ giỗ cho các ông như Bảo đại, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sữu,... Nguyễn Khánh?. Lý do là các vị này, ít nhiều, cũng từng nắm chức vụ nguyên thủ quốc gia miền Nam Việt Nam. Chúng ta không nên và không bao giờ đem ngày giỗ cụ Ngô Đình Diệm ra so sánh với ngày giỗ của người khác. Vì làm như vậy, gián tiếp chúng ta hạ thấp giá trị Tinh Thần Ngô Đình Diệm.
Giả thiết rằng, hôm nay có tổ chức đứng ra hô hào làm giỗ cho một vị nguyên thủ quốc gia nào đó, thì những lễ giỗ đó chỉ có tánh cách riêng tư của một số người, hay một vài cá nhân.. Nhưng nếu họ nhân danh là cộng đồng đại diện quốc gia VNCH đứng ra làm lễ giỗ, thì thế nào cũng không tránh khỏi lời chỉ trích dèm pha. Bởi lẽ việc làm này đã lân lan vào địa hạt quần chúng. Những buổi lễ đó không nói lên một cảm quan nào có giá trị đích thực đối với toàn thể cộng đồng hải ngoại hôm nay về tánh cách tự phát dành cho cố TT Ngô Đình Diệm. Sự kiện thời gian gần nửa thế kỷ mà đồng bào đã kiên trì tổ chức trang trọng ngày lễ giỗ Ngô Đình Diệm đã minh định quá rõ ràng. Cũng như phần đông đồng bào, đến với nhau trong ngày húy nhật cố TT Ngô Đình Diệm không phải vì ông là một vị tổng thống quốc gia. Tham dự lễ giỗ Ngô Đình Diệm là cốt ý bày tỏ lòng tri ân đối với một Người đạo đức, cương nghị, có lòng vì dân vì nước, không chịu lùi bước trước thực dân tư bản và đã “vị quốc vong thân”. Ðến với nhau trong ngày húy nhật Ngô Đình Diệm là việc khẳng định sự kính trọng và trung thành với Tinh Thần Ngô Đình Diệm. Ðến dự lễ Ngô Đình Diệm không có ý mảy may lập đoàn hay lập đảng. Chuyện đó có thể xẩy ra ngoài những buổi tưởng niệm này. Bởi lẽ, đó là lập trường chính trị của từng cá nhân.
Mỗi thời kỳ của cộng đồng dân tộc gồm nhiều thế hệ trước, sau, và hiện tại. Thử đặt câu hỏi cộng đồng hiện tại với thời gian gần nữa thế kỷ đã đủ cho chúng ta rút kinh nghiệm hay chưa ? Hẳn là chưa. Nhưng nếu chúng ta cứ nghĩ rằng thời gian chưa đủ và cứ ngồi trì kéo thời gian chậm lại, thì thế hệ kinh nghiệm chúng ta quả là thừa. Do đó, những cuộc họp mặt của đồng bào khắp nơi trên thế giới hôm nay và ngày mai có nên cần giữ lấy ý nghĩa Tinh Thần Ngô Đình Diệm để tranh đấu cho Tự Do và Phát triễn của Dân Tộc hay không ?
Thay mặt Fondation Ngô Đình Diệm tại Bỉ.
Lê Hùng
onsdag 6. januar 2010
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar