mandag 25. januar 2010

Hình Ảnh Phiên Toà Xử Người Ðấu Tranh

Gác Bỏ Ngoài Tai

Gác Bỏ Ngoài Tai.

Bước vào đường đấu tranh được bao người đủ bản lãnh ?
Kiên cường, quyết liệt, chấp nhận TỬ SINH
Còn nếu vừa đánh vừa run
Chỉ có nước đưa đầu cho chúng đập
Qua một đoạn đường gian nan, hiểm độc
Đôi lúc thấy một số Chiến Hữu có cái nhìn lệch lạc
Trước kẻ thù tàn độc, dã man, ê chề !
Phe Ta cũng có kẻ tầm nhìn hạn hẹp, não nề !
Bất cứ người nào UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT, hiên ngang
Lũ súc sinh bảo đảm ném bùn TỐI ĐA, vu khống, bôi nhọ bạo tàn

Đường đấu tranh THIÊN NAN VẠN NAN là cái chắc !!!

Kiều Phong (Toronto )

Thúy Nga Paris Có Thể Ðóng Cửa

Thúy Nga Paris Có Thể Ðóng Cửa.

Sau 27 năm làm chương trình ca nhạc “Paris by Night,” công ty Thúy Nga có thể ngưng hoạt động sau cuốn PBN 100, theo lời người sáng lập công ty cho báo Người Việt biết.
Ông Tô Văn Lai, người sáng lập công ty Thúy Nga, nói rằng công ty có thể phải đóng cửa vì nạn băng đĩa lậu tràn lan khiến công ty không bán DVD được.
Trước đó, trên Việt Báo, việc công ty Thúy Nga có thể đóng cửa được ghi lại một cách chắc nịch hơn. Báo này viết trên số ra ngày Thứ Bảy: “Thúy Nga Paris sẽ cố gắng thực hiện một chương trình cuối cùng để kỷ niệm Thúy Nga Paris 100, chương trình này sẽ được thực hiện tại Las Vegas vào July 4 năm 2010, đây sẽ là cuốn băng cuối cùng trước khi đóng cửa.”
Trưa Thứ Bảy, nói chuyện với báo Người Việt, ông Lai dùng chữ “có thể.” Ông nói việc đóng cửa sau cuốn PBN 100 là “có thể thôi.”
Ông giải thích lý do có thể đóng cửa, “Cuốn Paris by Night 98 làm công phu mà ở đâu ai cũng khen ngợi, nhưng không bán được.” Ông cho rằng lý do bán không được là vì băng lậu, không phải vì không ăn khách.
Ông nêu thí dụ, “Ở Minnesota có 20,000 gia đình Việt Nam. Cuốn Paris by Night nào mới ra là ai cũng xem, còn bàn tán bài nào hay bài nào dở. Nhưng bán thì chỉ được chưa tới 500 bộ.”
Ông Lai so sánh, “Ăn hủ tiếu uống cà phê thì trả tiền, nhưng ăn món ăn tinh thần thì lại làm lậu, không trả tiền.”
“Người trong nước nghèo khổ, không có nước sạch mà uống, tôi sẵn sàng để cho họ coi miễn phí,” ông Lai nói. “Nhưng tôi buồn ở hải ngoại coi đĩa lậu. Băng thiệt $25 coi được cả gia đình, mà lại mua băng lậu $5, khác biệt có $20.” Ông gọi đó là “đâm sau lưng người làm văn nghệ hải ngoại.”
Trong cuối tuần này, Thúy Nga đang làm chương trình Paris by Night số 99 với chủ đề “Tôi là người Việt Nam.” Ông cho biết “chủ đề này cũng nhạy cảm lắm. Chúng tôi vừa công bố tên chủ đề ra là vài ngày sau có người gọi chúng tôi là 'Tôi là người Việt gian.' Ở trong nước thì họ tố cáo chúng tôi làm chương trình chống Cộng gần ngày 30 Tháng Tư.”
Công ty Thúy Nga Paris được thành lập tại Pháp năm 1983, và vài năm sau đó chuyển qua California. Công ty hiện do con gái ông Lai, bà Marie Tô Ngọc Thủy, điều hành.

Người Việt-Online

Trần Quốc Toản Bị Bắt

Trần Quốc Toản Bị Bắt.

Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự.

Đến nơi, trời vừa nhá nhem tối, Toản thấy cung Bình Than đèn đuốc sáng rực. Trước cổng là các quán bia ôm xập xình tiếng nhạc. Mặc kệ lời chào mời của các cô gái chân dài quyến rũ đứng dọc bên đường, Trần Quốc Toản xăm xăm bước tới cổng. Tên lính gác cổng chận lại: “Ê, đi đâu đó?” Toản đáp: “Tôi muốn dự cuộc hội nghị Diên Hồng”. Tên lính gác: “Giấy mời đâu?” Toản lúng túng: “Không có.” Tên lính nghiêm giọng: “Vậy không được vào.” Bí thế, Toản thò tay trong túi rút ra tờ giấy trăm đô mới tinh duy nhất mà một thằng bạn Việt kiều mới tặng dúi vào tay tên lính; hắn nhìn tờ giấy bạc, cười hì hì, rồi nép qua bên cho Toản vào. Nhưng đến phòng hội nghị, tên 1ính gác cửa lại chận không cho Toản vào vì ông không có giấy mời. Năn nỉ cách mấy cũng không được. Toản lục hết túi quần đến túi áo, chỉ gom được vỏn vẹn có mấy trăm ngàn đồng Việt Nam. Ông đưa hết cho tên lính. Hắn nhìn một cách khinh bỉ, đá vào đít Toản mấy phát, bảo: “Xéo đi!” Toản tức mình, bóp nát trái cam, rồi chửi thề một tiếng, phủi đít bỏ về. Ông chỉ kịp nghe, từ sau lưng, bên kia cánh cửa khép kín của hội trường, vang lên những tiếng thét: “Quyết cống Hoàng Sa và Trường Sa! Quyết cống! Quyết cống!”

Đến nhà, Toản triệu tập tất cả anh em bạn bè lại, đề nghị thành lập đoàn chí nguyện quân thề đánh giặc đến cùng. Ai cũng tán đồng.. Tiếng hô “Sát Thát” vang trời dậy đất. Ông sai gia nhân may một lá cờ thật lớn trên đó thêu mấy chữ màu vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”. Xong đâu đó, ông dẫn đoàn quân chí nguyện tiến thẳng đến Bình Than với hy vọng được nhà vua cho phép tham gia đánh giặc. Nhưng chưa ra khỏi cổng làng, một đám người lạ ở đâu ùa đến đông nghẹt. Đứa thì giật lá cờ “Phá cường địch…” vất xuống đất, đứa thì dùng dùi cui đánh tới tấp vào đám thanh niên ngơ ngác; một đứa khác nhào đến kẹp cổ Toản, kéo quặt tay lại phía sau. Toản thở ằng ặc, thều thào: “Mấy ông làm gì vậy?” Một tên “người lạ” gằn giọng: “Mày không dẹp cái trò này đi, tao bắt mày vì tội trốn thuế bây giờ!” Nói xong, nó đẩy một cái thật mạnh, Toản ngã chúi xuống đất. Đám bạn bè xúm đến dìu Toản về nhà.

Không nản chí, ở nhà, Toản mở một trang website lấy tên là “Yêu Nước”. Bài đầu tiên Toản post lên là bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Bài hịch có những câu thống thiết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù, cho dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng.”

Nhưng chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, mở lại trang web của mình, Toản thấy dòng chữ “Vì lý do kỹ thuật, trang nhà Yêu Nước ngưng hoạt động vô thời hạn”. Toản biết là trang web của mình bị tin tặc tấn công. Ông gọi điện thoại nhờ bạn bè giúp đỡ. Nhưng nói chưa xong câu chuyện, cánh cửa nhà Toản bị đạp tung, một đám người lạ ào ào xông vào. Một đứa nghiêm mặt bảo Toản: “Có lệnh bắt mày!” Toản ngạc nhiên: “Bắt vì tội gì?” Tên kia đáp: “Tội làm website phản động!” Toản cãi: “Đó là một trang mạng yêu nước. Tôi chỉ đăng bài của những người yêu nước.” Tên công an lại nói: “Mày viết ‘Nay, các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức’. Có phải mày ám chỉ Trung ương đảng không?” Toản gào lên: “Đó là văn của bác Tuấn!” Tên công an quát: “Tuấn nào? Nguyễn Hưng Quốc hả ?”

Trần Quốc Toản chưa kịp lên tiếng, một tên người lạ đã nhào đến bịt miệng ông lại và đẩy lên xe.

Từ đó đến nay, không ai biết Trần Quốc Toản ở đâu cả.

Nguyễn Hưng Quốc.

Ðổi Mới Của CSVN Chỉ Là Nô Lệ !

Ðổi Mới Của CSVN Chỉ Là Nô Lệ !

CSVN phải đổi mới, không phải vì tự do dân chủ cho dân tộc VN. Đổi mới không phải là thừa nhận dân chủ mà chỉ là chuyển sang kinh tế thì trường. CSVN phải đổi mới, chính là để tự cứu ngõ hầu được sống còn. Không những thế, CSVN còn xử dụng và lợi dụng đổi mới như một thứ dụng cụ để vơ vét hàng triệu hàng tỷ đô la bằng tham nhũng hối lộ. Do đó khoảng cách giầu nghèo giữa những cán bộ CS quyền chức và dân đen càng ngày càng gia tăng. Lợi tức của người dân kiếm được trong suốt cả một năm không bằng một phần nhỏ số tiền con cháu cán bộ tiêu sài trong một đêm đàng điếm trác táng.

"Yếu tố nổi bật nhất của 25 năm đổi mới" không phải là dân chủ, mà chính là NÔ LỆ! Thật vậy,sau khi khối CS Liên Sô và Đông Âu xụp đổ, CSVN bị mất chỗ dựa, phải quay sang van nài Mỹ trở lại và ai cũng nhớ rằng là Hà nội một thời gian dài đã hùng hổ la lớn “đánh cho Mỹ cút”. Cuối thập niên 90 lãnh đạo CS đã ký kết dâng đất nhượng biển cho TQ để mong được sự bảo hộ chính tri, mặc dù năm 1978 khi đóng vai trò làm nghĩa vụ quốc tế bành trướng đế quốc Liên sô sang Cambốt, Hà nội đã ra rả lớn tiếng tố cáo TC là bọn bá quyền bành trướng Bắc kinh. Kể từ sau hành động bán nước cho Tầu, CSVN đã cấm truyền thông và dân chúng không được phổ biến, trình diễn những tài liệu hay nghê phẩm đề cao lòng ái quốc, hun đúc tinh thần đấu tranh chống giặc thù phương bắc; cũng như cấm phổ biến những tài liệu lên án hành động xâm lược và tội ác của TC trong trận chiến tranh biên giới miền Bắc năm 1979. Không những thế, CSVN còn cấm không cho dân chúng được biểu lộ bầy tỏ tinh thần dân tộc, tình yêu nước khi chống lại việc TC chiếm đất và biển Việt Nam.

Suốt 25 năm gọi là đổi mới, CSVN càng ngày càng lún xâu và đi xa vào tròng nô lệ giặc thù phương bắc. Ngay như mới đây, khi đại sứ TC Tôn quốc Tường lớn tiếng dằn mặt "hợp tác sẽ phát triển; đấu tranh sẽ thất bại", từ trên xuống dưới, không một cán bộ CSVN nào dám hó hé một lời. Chưa hết,ngay cả chính lời nói của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và của giáo sư Joseph Nye ,trong buổi gặp gỡ trao đổi tại Hà nội về câu chuyện phát triển của VN trong bối cảnh hậu khủng hoảng, đã được đăng tải trên mạng điện tử Vietnamnet ngày 12/1/2010, thế nhưng chỉ vài giờ sau đã bị đục bỏ vì đụng chạm tới Tàu Cộng. Một trong mấy câu của giáo sư Joseph Nye bị đục bỏ là: "giữ không để Trung Cộng thành kẻ bắt nạt thế giới"; và câu đáp của tên Nguyễn Tấn Dũng: "mọi hành vi bắt nạt các nước khác đã lỗi thời. Bất kỳ quốc gia nào muốn đứng trên, bắt nạt các dân tộc khác trước thời đại này, thì cũng khó thực hiện được, và cũng không có lợi cho bất kỳ ai."
Xem như thế, thì "Yếu tố nổi bật nhất của 25 năm đổi mới" của CSVN không phải là dân chủ, mà chỉ là NÔ LỆ, và chỉ NÔ LỆ mà thôi vậy !!!

Vũ Quốc Nam

Thông Tư Của Viện Hoá Đạo

Thông Tư Của Viện Hoá Đạo.

THÔNG TƯ

Kính gửi chư Tôn đức Tăng Ni và Đồng bào Phật tử về hiện trạng vu khống, chụp mũ hàng Giáo phẩm GHPGVNTN, lưu hành trên Mạng và các cơ quan truyền thông.

Trong thời gian qua lưu hành trên một số mạng Internet, cơ quan truyền thông, báo chí, những bài viết vu khống, mạ lỵ, chụp mũ hàng Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bằng những lời lẽ thiếu văn hoá. Đặc biệt với những bậc Cao tăng thạc đức đã viên tịch và từng giữ chức vụ lãnh đạo Giáo hội, mà đứng trên lập trường dân tộc và Phật giáo các Ngài chưa hề có hành xử, lời nói, văn viết làm hại đến văn hiến nước nhà hay quyền lợi dân tộc.

Trường hợp mà Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo muốn nói rõ là những vu cáo đối với đức Đệ nhất Tăng thống, cố Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết và đức Đệ Tam Tăng thống, cố Đại lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu.

Vì vậy, qua Thông tư hôm nay Viện Hoá Đạo minh định công đức hai Ngài đối với Phật giáo và dân tộc, đồng thời xác định sự sai trái của những bài viết vu cáo hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc vì cố tâm gièm pha Phật giáo cho những mưu đồ phi dân tộc.

Đức Đệ nhất Tăng thống, cố Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết, truyền thừa sự lãnh đạo Phật giáo có từ thời Đinh cách nay mười thế kỷ. Ngài là vị Tăng thống thứ nhất thời cận và hiện đại nối tiếp giai phẩm khởi sự từ thời đại Việt Nam minh định chủ
quyền dân tộc sau mười thế kỷ bị Bắc phương uy hiếp. Thế mà nay lại có số người vừa xúc phạm Phật giáo vừa vu cáo cá nhân Ngài khi loan truyền lời điêu ngoa, thất thiệt Ngài là “Việt Cộng”.

Tuy Giáo hội sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận và xem xét thực hư để minh định trắng
đen, nhưng khi có những cá nhân, đoàn thể, đảng phái vu cáo đức Đệ nhất Tăng thống, cố Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết, và hàng giáo phẩm GHPGVNTN là “Việt Cộng” thì những người này phải trưng rõ bằng cớ, tư liệu. Phương chi ngôn ngữ của chế độ tại Việt Nam ngày nay xem thường mọi tước hiệu tôn giáo, thứ bậc, tuổi tác, đạo đức, khiếm nhã gọi những bậc cao tăng Phật giáo bằng thế danh, bằng anh, tên, thằng, y, hắn… không tương xứng với văn hoá ứng xử và lễ nghi nước ta kinh qua nhiều đời. Thế mà nay, những cá nhân, đoàn thể thoát ly được nếp sống độc tài, thiếu lễ độ tại
Việt Nam ra sống nước ngoài lại duy trì cung cách bất lịch sự khi đề cập đến tên tuổi hàng giáo phẩm Phật giáo.

Đức Đệ Tam Tăng thống, cố Đại lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu, dù bao gian truân, bức bách, Ngài vẫn đứng thẳng như núi trước chế độ khủng bố, dìu dắt GHPGVNTN thắng lướt mọi ma chướng, nghịch cảnh sau năm 1975 ; chỉ đạo việc hình thành GHPGVNTN Hải ngoại. Đồng thời Ngài phú chúc cho Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang nối tiếp sự nghiệp phục hồi quyền sinh hoạt pháp của GHPGVNTN trước khi Ngài xả báo thân năm 1992. Thế mà nay lại có số người vừa xúc phạm Phật giáo vừa vu cáo vô bằng cá nhân Ngài khi loan truyền lời điêu ngoa, thất thiệt Ngài là “Việt Cộng”.

Giáo hội chúng tôi đòi hỏi những cá nhân, đoàn thể, đảng phái vu cáo đức Đệ tam Tăng thống, cố Đại lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu, và hàng phẩm GHPGVNTN, nếu họ tự tin họ đúng, thì phải trưng đủ bằng cớ, tư liệu cho sự vu cáo nói trên.

Hội đồng Lưỡng Viện còn lưu giữ băng ghi âm Đức cố Đệ tam Tăng thống kể lại thời kỳ Ngài bị Cộng sản đến chùa Linh Mụ, Huế, bắt đưa lên núi hồi Tết Mậu Thân, ép buộc đưa ra Hà Nội, cho đến giai đoạn sau 1975 Ngài lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp Phật giáo, phản đối cố Hoà thượng Thích Trí Thủ nhân danh Giáo hội Phật giáo Nhà nước cưỡng chiếm trụ sở GHPGVNTN tại chùa Ấn Quang, và yêu cầu làm sáng tỏ cái chết trong tù của cố Hoà thượng Thích Thiện Minh tháng 10 năm 1978.

Trong năm 1978, sau lần cán bộ các cấp đến ép buộc Hoà thượng ra ứng cử đại biểu Quốc hội nhưng Hoà thượng vẫn một mực khước từ. Hai vị trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được gửi từ Hà Nội vào Huế năn nỉ và xin Ngài đáp ứng. Nhưng ngài vẫn từ chối, lại còn nói thẳng cho hai vị này biết cuộc đàn áp Phật giáo, phá chùa, phá tượng của nhà cầm quyền Cộng sản tại miền Nam, cũng như nói rõ tâm tư quần chúng đối với nhà nước Cộng sản:“Tình đoàn kết đó, thương yêu đó, kính trọng đó [đối với người kháng chiến, cách mạng] chỉ được 10 ngày ! Sau 10 ngày đó: tình đoàn kết xưa nay bây giờ rã hết ! Lòng thương yêu đổi thành ghét cay ghét đắng ! Sự kính trọng bây giờ người dân trở lại khinh đáo để ! (…) Phật giáo chúng tôi sống qua bao nhiêu chế độ, bị đàn áp một cách tàn bạo. Người Phật tử luôn luôn trông mong một chế độ nào cởi mở hơn, biết điều hơn, để đem lại cho họ một phần cuộc sống đã bị mất. Nhưng từ ngày 30.04.1975 đến nay, Phật giáo chúng tôi chẳng những không được trả lại một phần cuộc sống bị mất, mà lại còn bị mất thêm 30 lần nữa”.

Chúng tôi chưa từng nghe các nhà lãnh đạo tôn giáo hay chính trị nào khác dám nói thẳng nhận định phê phán của mình như thế trước mặt nhà cầm quyền Cộng sản sau năm 1975.

Sau năm 1975, những ai từng được nghe Ngài nói chuyện từ Huế đến Đà Nẵng, hẳn còn
nhớ lời đáp uy dũng của Ngài khi có người hỏi : “Hiện nay có nhiều gia đình đã dẹp tượng Phật trên bàn thờ để thờ Bác Hồ, việc ấy có đúng và nên làm không ?”. Ngài trả lời : “Việc ấy sai, Phật tử thì phải thờ Phật chứ không thờ ai khác !”. Một lời đáp đương nhiên. Nhưng ở thời “đại thắng” không phải ai cũng dám nói công khai trước quần chúng.

Một sự kiện khác chứng tỏ hành trạng bậc cao tăng Phật giáo của Đức cố Đệ tam Tăng
thống Thích Đôn Hậu thời Ngài bị quản thúc giữa thủ đô Cộng sản ở Hà Nội. Ngài đã khước từ đứng gác quan tài ông Hồ Chí Minh năm 1969, là đặc ân dành cho lãnh đạo cao cấp Đảng. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đều thi hành đứng gác quan tài ông Hồ Chí Minh, rồi sau này quan tài ông Tôn Đức Thắng năm 1980. Nhưng Đại lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu quyết liệt từ chối.
Bộ Chính trị thắc mắc, thì Hoà thượng nói: “Theo truyền thống đạo Phật, người Tăng sĩ khi xuất gia không còn bái lạy ai khác ngoài đức Phật, cho dù đó là Vua (bất bái quân vương). Tôi là tu sĩ Phật giáo nên không thể làm việc ấy”. Bộ Chính trị lại dồn ép: “Bác tuy Tăng sĩ, nhưng còn là một công dân tham gia cách mạng, đây là nhiệm vụ và bổn phận công dân chứ không là Tăng sĩ”. Hoà thượng liền đáp: “Quý vị nói rất
đúng, tuy nhiên, xin quý vị thoả mãn một lời yêu cầu của tôi.Tôi tu học và xuất gia tại Huế, nay xin đảng và chính phủ cho tôi được về Huế xin phép chư Tăng cho tôi xả giới thôi làm Tỳ kheo Đôn Hậu, để có thể trở thành công dân Đôn Hậu.
Như thế việc gác quan tài Bác mới danh chính ngôn thuận”. Bộ Chính trị bực mình nhưng không bắt bẽ được, đành than thở:“Thời buổi Mỹ Nguỵ còn chiếm đóng miền Nam làm sao chính phủ đưa bác về Huế được !”

Với ba ví dụ trên đây người có lương tâm không thể nghĩ gì khác hơn về đức hạnh của bậc tu hành. Nếu phải tố cáo hay quy trách nhiệm, thì phải quy trách nhiệm cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã không làm tròn nghĩa vụ trong việc bảo vệ dân trong Tết Mậu Thân khiến cho khắp nơi dân chúng bị đối phương tàn sát, đặc biệt ở Huế, khiến cho một bậc cao tăng Phật giáo như cố Đạo lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu phải bị bắt đi trong đêm tối vào lúc Ngài đang bị xuất huyết dạ dày trầm trọng.

Gần đây tác nhân chính yếu trong chính tình Việt Nam là Hoa Kỳ vừa giải mật một số hồ sơ phơi bày diễn tiến chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hoà thông qua sự thi hành của giới chính trị gia bản địa.
Qua đó chưa thấy tài liệu nào cho biết GHPGVNTN hay hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN dính líu đến Cộng sản. Trái lại, việc rõ như ban ngày là sự xâm nhập của những lưới tình báo chiến lược Cộng sản vào nằm giữa Phủ Tổng thống dưới hai triều Tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, nội tuyến trong các cơ quan quốc phòng, cảnh sát, báo chí, v.v…: những ông Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn... Chỉ nêu vài tên điển hình, vì thực tế nhiều vô kể. Chẳng có ai là Phật tử trong đám người này.(1)

Năm 1963, chư Tăng Ni, Phật tử đứng lên đòi hỏi tự do tín ngưỡng, huỷ bỏ Dụ số 10
tồn tại từ thời thực dân Pháp xem Phật giáo như một hội đoàn, với nhiều kỳ thị, ức chế dưới thời đệ nhất Cộng hoà.
Đây là cuộc đấu tranh chính đáng, với quyền tự do của người công dân sống dưới thể chế dân chủ. Không thể gọi phương thức tranh đấu như thế là bất hợp pháp, hay vu cáo “âm mưu lật đổ chính quyền”, “làm lợi cho Cộng sản” theo kiểu vu vạ phi pháp ngày nay dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Nếu người Phật giáo vi phạm luật pháp, “làm lợi cho Cộng sản”, thì Nhà nước pháp quyền thời ấy phải truy tố họ ra trước toà án, xét xử phân minh. Không thể tố cáo suông, vu hãm hồ đồ theo lệnh “toà án rỉ tai và chụp mũ”.

Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ năm 1966 là sự đòi hỏi dân chủ chân chính và bức thiết của mọi công dân mong ước sự ra đời của một Chính phủ dân sự, một Quốc hội Lập Hiến để an bình xã hội, trước những cuộc đảo chính liên miên giữa thiểu số tướng lãnh tranh giành quyền bính, bỏ mặc dân lành khốn đốn trong chiến tranh.

Không thể nào vu cáo hàng giáo phẩm GHPGVNTN “rước Cộng sản vào Tết Mậu Thân Huế” hay “dâng miền Nam cho Cộng sản”, khi ai cũng biết rằng hàng tỉ đô la Hoa Kỳ đổ ra nuôi một bộ máy quốc gia chống Cộng, nuôi hàng triệu binh sĩ, cảnh sát, mật vụ chống Cộng, với sự tiếp tay của nửa triệu binh sĩ Hoa Kỳ. Những tác nhân chính này đã làm gì để bảo vệ Miền Nam ? Trong khi ấy chư Tăng, Ni, Phật tử tay không khí giới, túi không tiền bạc thì làm sao có thể “dâng miền Nam cho Cộng sản” ? Từ đêm 20.8 chính
quyền tấn công chùa chiền, bắt bớ Tăng Ni cho đến ngày 2.11.1963 chư Tăng Ni, Phật tử, hàng giáo phẩm lãnh đạo Uỷ ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo(tiền thân của GHPGVNTN) còn nằm trong tù, thì làm sao họ có thể là “chủ lực” lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa tới vụ thảm sát ông và bào đệ ông ?

Cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa ông Kissinger và ông Chu Ân Lai ngày 20.6.1972 được giải mật cho thấy Hoa Kỳ đã bàn giao Miền Nam cho Trung Cộng, nhờ vậy Trung quốc mới chỉ thị cho ông Lê Đức Thọ khai thông Hoà hội Paris đang bế tắc. Cùng với những
tài liệu giải mật gần đây cho thấy Hoa Kỳ là tác nhân chính bỏ rơi miền Nam.(2) Rồi tiếp tay cho sự sụp đổ miền Nam là giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà chứ chẳng ai khác.

Qua bản Thông tư hôm nay Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo kêu gọi chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, đặc biệt ở hải ngoại có nhiều phương tiện thông tin, tìm kiếm tài liệu, hãy thu tập chứng liệu và tìm phương cách giải hoặc những bài viết hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc cố tâm vu cáo GHPGVNTN theo các chủ trương tiêu diệt những sinh lực dân tộc, mà Phật giáo là một, cho những viễn đồ phi dân tộc và phản tổ quốc.

Thông tư hôm nay là lần đầu tiên Giáo hội Trung ương lên tiếng, mà cũng là lần cuối cùng cất lên trước hiện trạng mạ lỵ kéo dài hàng chục năm bằng thứ ngôn ngữ khiếm nhã và lý luận hồ đồ. Không phải để đôi co mà là để phản bác những vu hãm đầy hậu ý đối với Giáo hội bấy lâu nay.

Làm tại Thanh Minh
Thiền Viện, Saigon ngày 17.1.2010
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN

Diễn Tiến Tình Hình Giáo Xứ Đồng Chiêm

Diễn Tiến Tình Hình Giáo Xứ Đồng Chiêm.

VĂN PHÒNG
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI


Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2010

Kính gửi: Quí Cha
Quí Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
và toàn thể Anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội xin thông báo về diễn tiến tình hình giáo xứ Đồng Chiêm (Xã An Phú, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội) như sau:

Sau khi đã triệt hạ và đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ rạng sáng ngày 6/1/2010, chính quyền địa phương tiếp tục khủng bố tinh thần giáo dân Đồng Chiêm bằng cách dùng loa phóng thanh công suất lớn liên tục phát đi những bài lên án, lăng mạ và vu khống cha xứ, cha phó và giáo dân Đồng Chiêm, đồng thời huy động hàng trăm cảnh sát cơ động, lực lượng vũ trang và công an chìm phong tỏa và ngăn chặn mọi lối vào giáo xứ Đồng Chiêm. Ngoài ra:

- Ngày 17/01/2010 công an đã bắt giam bà Đinh Thị Hường và ông Nguyễn Văn Đãng, tới nay vẫn chưa được thả. Cháu Bạch Thị Ái, học sinh lớp 10, con của bà Hường cũng bị công an đánh đập dã man.

- Ngày 18/01/2010 các bà Phạm Thị Heo, Đinh Thị Dậu và Trần Thị Thu đang lúc đi chợ bị công an bắt và tạm giam 24 giờ.

- Trong hai ngày 19 và 20/01/2010 các bà Đinh Thị Huyền, Bạch Thị Hà và Bạch Thị Quyên bị công an huyện Mỹ Đức triệu tập để xét hỏi từ sáng đến tối.

- Nghiêm trọng hơn là vụ đánh đập tàn nhẫn ông Nguyễn Hữu Vinh ngày 11/01/2010 tại trạm gác công an ở làng Đồng Chiêm và đánh bất tỉnh thày Nguyễn Văn Tặng, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ngày 20/01/2010 trên đường vào Đồng Chiêm.

- Riêng cha xứ Đồng Chiêm Giuse Nguyễn Văn Hữu và cha phó Giuse Nguyễn Văn Liên thì bị công an nhiều lần gửi giấy gọi lên điều tra xét hỏi.

Ngày 20/01/2010 Đồng Chiêm hoàn toàn bị bao vây cô lập, bất cứ ai đến từ bên ngoài đều bị công an tại các trạm kiểm soát ngăn chặn không cho vào. Các linh mục của giáo hạt Hà Nội vào thăm giáo xứ Đồng Chiêm đã bị lực lượng công an chặn lại ở Cầu Xây, cách Đồng Chiêm 500 m, không được vào.

Trước tình hình mỗi lúc một thêm căng thẳng, xin toàn thể gia đình Tổng Giáo Phận tiếp tục cầu nguyện tha thiết cho cha xứ, cha phó và giáo dân xứ Đồng Chiêm nhất là những anh chị em bị đánh đập, giam cầm, được giữ vững niềm tin giữa muôn vàn thử thách, sẵn sàng chia sẻ thập giá Chúa Kitô. Đồng thời xin cho các quyền cơ bản của con người được tôn trọng để đất nước có được nền hòa bình, công lý, dân chủ và văn minh thật sự.

Trân trọng thông báo

Linh mục Gioan Lê Trọng Cung
Chánh Văn Phòng

N.B. Thông báo này được đọc trong tất cả các nhà thờ từ hôm nay cho đến hết Chúa Nhật 24/01/2010. Sau mỗi thánh lễ, các cộng đoàn sẽ hát “Kinh Hòa Bình” và “Cầu Cho Giáo Phận” để cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm.

LM Gioan Lê Trọng Cung

Nhà Thờ Lớn Hà Nội: Thánh lễ ''Sai đi'' và thắp nến cầu nguyện cho Đồng Chiêm.

Đức Giám mục Laurenxo Chu Văn Minh thay mặt Đức TGM Hà Nội ngày hôm nay 24/1/2010 đã long trọng cử hành Thánh Lễ "Sai Đi" tại Nhà thờ Lớn Hà Nội.

Nghi thức "sai đi" " đã được cử hành trọng thể và xúc động với ý nghĩa là bổ nhiệm và sai các tân linh mục và các linh mục được thuyên chuyển công tác tại các giáo xứ hay nhiệm vụ mới mà các linh mục tới làm việc mục vụ theo sự bổ nhiệm của Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Có rất đông giáo dân tới tham dự thánh lễ đồng tế hôm nay.

Trước Thánh lễ, giáo dân Hà Nội đã được nghe thông báo về tình hình tại giáo xứ Đồng Chiêm, một xứ đạo nghèo nàn đang lâm nạn tại huyện Mỹ Đức.

Sau Thánh lễ, toàn thể các linh mục và cộng đồng dân Chúa đã tiến về tượng Đức Mẹ tại sân Nhà thờ lớn để thắp nến cầu nguyện dâng lên Mẹ lời nguyện xin tha thiết cho Công lý và Hòa bình, cho đất nước được tươi sáng hơn, bớt đi bạo lực và những sự tối tăm.

Công Lý.

Đài Tưởng Niệm Các Mộ Bia Trại Tỵ Nạn

Đài Tưởng Niệm Các Mộ Bia Trại Tỵ Nạn.

Chúng ta ai cũng có những người thân, người quen biết, đã mất tích ngoài biển Đông, người Việt, người Hoa, người Nam, người Bắc. Nhiều người đi thuyền quá nhỏ bị chìm ngay khi ra khơi, nhiều người theo thuyền trôi lạc lõng cho tới khi hết nước uống, hết thức ăn. Có bao nhiêu người chết đói chết khát khi trôi dạt lên các hòn đảo nhỏ li ti nằm giữa đại dương sóng cả? Có bao nhiêu người bị hải tặc tàn sát! Có những người sống sót kể lại cảnh đói, khát, mẹ phải chọc cổ tay chảy máu cho con bú. Có cảnh người sống sót trên thuyền phải cắt xẻ cả những xác chết để ăn đỡ đói. Có những đứa trẻ bị hải tặc bắt đem đi, 30 năm nay cha mẹ vẫn không biết con mình còn sống hay đã chết, giờ đang trôi dạt nơi đâu. Bao nhiêu thảm cảnh đã được ghi lại rải rác trên sách, báo, sẽ là những tài liệu cho các người viết lịch sử sau này tham khảo.

Ở những trại tạm cư cũ như Bidong, Galang, hàng trăm người tỵ nạn đã sống hàng năm trời ở đó; đã có những đứa trẻ ra đời và những người già bị bệnh nhắm mắt. Mỗi nơi vẫn còn những nghĩa trang chôn thuyền nhân tị nạn, mỗi nghĩa trang với mấy trăm ngôi mồ. Ở Bidong và Galang có những ngôi mồ tập thể chôn hơn một trăm xác chết từ cùng một chiếc thuyền, thuyền trôi nỗi lênh đênh đã dạt vào bờ nhưng mọi người trên thuyền đã tắt thở. Vì lý do vệ sinh, không ai tìm tòi để ghi tên những xác chết đó trên mộ bia. Những xác chết vô danh nhưng vẫn có mồ yên mã đẹp, dù chôn cất vội vã trên các hòn đảo không một thân nhân nào đến viếng. Nhưng họ vẫn là những người may mắn. Lâu lâu, người dân bản xứ và chính quyền địa phương vẫn đến săn sóc các nghĩa trang. Nhưng còn mấy trăm ngàn người Việt không mồ mã đã chết trên biển Đông, họ chết trong đau đớn, khổ cực, tuyệt vọng. Họ trở thành những xác chết không tên. Nấm mồ lớn của họ là đại dương dào dạt sóng. Trong khi tuyệt vọng chờ chết họ đã ngẩng mặt lên trời, miệng không ngừng cầu Chúa, niệm Phật, tụng Nam mô Bồ tát Quán Thế Âm hay đọc kinh Kính mừng Maria. Có tới nửa triệu thuyền nhân chết không mồ mã, nhưng nhận Biển Đông là nấm mồ sầu thảm mênh mông.

Vì vậy những tấm bia tưởng niệm dựng trên các đảo Galang và Bidong cũng là những mộ bia tập thể của nữa triệu cho tới một triệu thuyền nhân tử nạn. Suốt mấy chục năm qua bao nhiêu vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo đã trở lại đảo làm lễ cầu siêu độ cho họ. Những người trở lại đó đã dựng lên các bia mộ tập thể gọi là đài tưởng niệm. Đứng giữa hàng trăm nấm mộ có bia mộ và hàng trăm nấm mồ khác không được dựng bia, với những mồ chôn chung chỉ ghi mã số của con thuyền, các đài tưởng niệm này là bia mộ của những người được thủy táng trên biển Đông. Những thuyền nhân đó xuất phát từ Hà Tiên, Vũng Tầu, Nha Trang hay Thanh Hóa, Hải Phòng, Móng Cái, nhưng không bao giờ tới bến tự do.

Trên thế giới đã có những mộ bia tập thể dành cho người Do Thái bị Đức quốc xã sát hại. Có những đài tưởng niệm của người Armerica bị quân Thổ Nhĩ Kỳ giết tập thể trong thời Đại chiến thứ nhất. Tại Washington thủ đô nước Mỹ cũng có bia tưởng niệm những người Do Thái đã tử nạn, cùng với một viện bảo tàng. Ở Ottawa, thủ đô Canada và nhiều thành phố khắp thế giới có dựng đài tưởng niệm các thuyền nhân Việt Nam. Nhưng không tấm bia ở một nơi nào mang ý nghĩa lớn như ở các hòn đảo nơi có hàng triệu người tị nạn đã tạm trú trong khi chờ được một quốc gia tiếp đón. Nhiều người nhắm mắt lìa trần nơi đó, nhiều trẻ em Việt Nam được khai sinnh ở đó. Các hòn đảo này là những dấu tích sẽ được ghi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mãi mãi.

Những người còn sống sót để đến được các miền đất tự do phải cảm thấy một bổn phận linh thiên đối với những người đã tử nạn trên đường đi. Đó là những bạn đồng hành trên đường đi tìm tự do nhưng không được may mắn như chúng ta. Trong những cơn nguy khốn, họ là những đồng đạo đã cầu nguyện cùng một đức Phật, cùng một đức Chúa như chúng ta. Hơn nữa, đó là những bạn đồng ngũ, trong cuộc chiến đấu cho tự do, đòi xây dựng một cuộc sống có nhân phẩm cho mình và cho tất cả mọi người. Không thể nhắm mắt bỏ quên họ! Không thể để cho họ chết một lần nữa trong lãng quên, để biến thành những con số vô danh, vô hồn ghi trên trang lịch sử. Nói như một thi sĩ của chúng ta: “Những người đã chết đều có thật.”

Cho nên người Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới cần vận động để dựng lại các bia mộ tưởng niệm thuyền nhân tử nạn tại các hòn đảo ở các nước Indonesia và Mã Lai Á. Cuộc vận động này mang tính chất tín ngưỡng, cần được các vị lãnh đạo tinh thần dẫn đầu. Nó cũng có tính cách lịch sử, cần các nhà văn hóa và các cơ sở truyền thông góp tay. Chúng ta cần nhắm vào tình nhân loại và lòng hào hiệp của các dân tộc ở Indonesia và Mã Lai Á. Cần vận động giới truyền thông, báo chí, chính quyền và dư luận dân chúng địa phương ở các nước này. Trong đó có nhiều người đã từng chứng kiến cảnh khổ não của những người vượt biển tìm tự do. Họ cũng đã từng tiếp xúc và hiểu biết, thông cảm tình cảm người tị nạn hơn các viên chức chính quyền trung ương. chúng ta phải trở lại Pulo Bidong, Galang, vân vân. Phải dựng lại những tấm bia mộ của đồng bào tử nạn. Đó là bổn phận của những người sống sót đối với những bạn đồng hành không may mắn. Phải chứng minh cho đời này và đời sau biết: "Những người đã chết đều có thật"

Cộng Sản Việt Nam đã làm một việc không thể nào tưởng tượng nổi. Nghĩa là những người Việt bình thường không thể tưởng tượng nổi. Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu các chính phủ Mã Lai Á dẹp bỏ những tượng đài kỷ niệm những thuyền nhân tử nạn, dựng trên đảo Bidong; và chính phủ Indonesia dẹp bỏ đài kỷ niệm của người Việt tỵ nạn tại đảo Galang. Những hòn đảo nhỏ bé chìm mất trên bản đồ ít ai biết tới đó, đã có thời trở thành những ngọn hải đăng, những biểu tượng của tự do. hàng triệu người Việt Nam khao khát tự do đã lái thuyền vượt sóng tìm đường tới những mảnh đất tạm dung đó, nhiều người đã chết. Dựng lên một bia đá để tưởng niệm những vong hồn oan khuất, là hành động tự nhiên của tất cả những kẻ có tình người và có chút lương tâm. Vậy mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo áp lực buộc chính phủ Mã Lai, Indonesia phải dẹp bỏ những tượng đài kỷ niệm này.

Thanh Tâm Tuyền

LIÊN HIỆP ÂU CHÂU (EU) Phản Ứng

LIÊN HIỆP ÂU CHÂU (EU) Phản Ứng.

Hôm 20/01, Tòa sơ thẩm TP Sài Gòn vừa tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho bốn nhân vật bất đồng chính kiến.
Những người này bị xử tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Lê Công Định và Lê Thăng Long lãnh án tù 5 năm và Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm. Cả ba đều sẽ bị quản chế tại gia thêm ba năm sau khi mãn án.
Trần Huỳnh Duy Thức bị án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Anh quốc và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố phản đối vụ xử này.

Liên hiệp Châu Âu (EU) cũng có thông cáo nói việc kết án "không phù hợp với quyền căn bản của mọi người được có ý kiến và tự do bày tỏ chúng trong hòa bình."
EU nói sự nghiêm trọng của mức án, đặc biệt là 16 năm tù cho Duy Thức, là "chưa từng có trong những năm gần đây".
Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho CS Việt Nam.
Thông cáo của EU: "Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho CS Việt Nam. Sự quý trọng của cộng đồng quốc tế và tiến bộ kinh tế lâu dài không thể duy trì nếu sự tự do biểu lộ, đặc biệt là trao đổi và phát triển tư tưởng về những vấn đề quan trọng cho nhân dân và đất nước, bị bóp nghẹt."
"Việc tiến hành xử án cũng gây lo ngại: gia đình những bị can không được phép vào chính tòa; hệ thống âm thanh cho người quan sát ở phòng gần bên không tốt; và những cáo buộc nghiêm trọng của hai trong bốn người nói rằng họ bị sức ép hay sách nhiễu trong quá trình điều tra đã không được Tòa lưu ý."
EU nói họ "nhắc lại thiện chí và ủng hộ CS Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục là đối tác với CS Việt Nam".
"Tuy nhiên, xu hướng tiêu cực thể hiện qua việc tuyên án này và những lần khác gần đây, cần bị đảo ngược để tiềm năng của CS Việt Nam trong mọi lĩnh vực, cả xã hội và kinh tế, được thành hiện thực."

Theo Pacific Standard Time.

Tuyên Cáo Liên Minh Dân Chủ Việt Nam

Tuyên Cáo Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.

Qua các phiên tòa dàn dựng của nhà cầm quyền CSVN tại Hà Nội, Hải Phòng nhằm kết tội những người yêu nước bất đồng chính kiến: Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Phạm Thanh Nghiên, Kỹ Sư Phạm Văn Trội, Nhà văn Trần Đức Thạch, Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà Giáo Vũ Hùng, Nhà Dân Chủ Trần Anh Kim và những người tranh đấu ôn hòa khác.

Đặc biệt tại thành phố Sàigòn ngày 20 tháng 1 năm 2010 vừa qua nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đem ra tòa xử 4 nhà trí thức đòi Dân Chủ trong ôn hòa: Các Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long với những tội danh vu khống “Âm Mưu Lật Đổ Chính Quyền” từ tội danh ban đầu là “Tuyền truyền chống phá nhà nước” với các bản án nặng nề, từ 5 năm đến 16 năm. Một tội danh mà các đương sự chưa bao giờ chủ trương dùng bạo lực, cũng như không có vũ khí khi bị bắt, mà chỉ vì họ đã đưa ra ước vọng có một chế độ Tự Do Dân Chủ cho dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra với bản án 16 năm, cộng thêm 5 năm quản chế dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức vì ông dám phủ nhận Hội Đồng Xét Xử cũng như thành phần Công Tố của phiên tòa.
Qua sự kiện này cho chúng ta thấy rằng hệ thống luật pháp của chế độ CSVN chỉ là luật rừng, cảnh xét xử giống như giới giang hồ, hơn là luật pháp của một quốc gia.
Trong khi đó, thay vì trách nhiệm của nhà cầm quyền là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, bảo vệ quyền lợi, sinh mạng người dân trước những hành động xâm lăng của Trung Cộng trong việc bắn giết, bắt bớ, áp bức, cướp bốc ngư dân ta ngay trong hải phận Việt Nam.

Rõ ràng, đối với ngoại xâm từ phương Bắc, CSVN đã không làm tròn bổn phận của một nhà cầm quyền đối với quốc gia dân tộc. Ngược lại, đối với những người Việt Nam yêu nước thì bọn họ lại thẳng tay đàn áp, với những vụ bắt bớ, xử án tàn bạo những ai dám lên tiếng chỉ trích hành động ươn hèn của họ.

Trước hành động quy lụy, ươn hèn với kẻ thù xâm lăng Trung Cộng, mà lại tán ác đối với chính dân tộc mình của nhà cầm quyền CSVN. Liên Minh Dân Chủ Dân Chủ Việt Nam cực lực lên án sự tàn bạo của nhà cầm quyền CSVN đối với dân tộc Việt Nam trước công luận quốc tế, cộng đồng người Việt hải ngoại và quốc nội.

Khuyến cáo nhà cầm quyền CSVN hãy trả tự do tức khắc, vô điều kiện đối với những công dân yêu nước đã bị xử án. Bởi những bản án này đi ngược lại Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết.

Kêu gọi những đảng viên CSVN sớm thức tỉnh, can đảm quay về con đường chính đạo, thực hiện chế độ Tự Do Dân Chủ, tạo điều kiện đoàn kết quốc gia dân tộc, cùng nhau bảo vệ tổ quốc trước hoạ xâm lăng của Trung Cộng.

Canada, ngày 21 tháng 1 năm 2010
Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương
Thẩm Phán Ngô Thanh Hải

Tuyên Bố Của Đại Sứ MICHAEL MICHALAK

Tuyên Bố Của Đại Sứ MICHAEL MICHALAK.
Việc kết án Luật sư Lê Công Định.

Đại sứ quán Hoa Kỳ lo ngại sâu sắc bởi việc kết án luật sư Lê Công Định cũng như Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long vào ngày 20/1 về các tội danh lật đổ. Chúng tôi cũng quan ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực.
Các bản án này đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chúng cũng nêu lên những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách.
Chúng tôi thúc giục Việt Nam thả các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và vô điều kiện.

STATEMENT BY AMBASSADOR MICHAEL MICHALAK
Vietnam: Conviction of Lawyer Le Cong Dinh
January 21, 2010
The U.S. Embassy is deeply troubled by the January 20 conviction of lawyer Le Cong Dinh, as well as the convictions of Nguyen Tien Trung, Tran Huynh Duy Thuc, and Le Thang Long, on charges of subversion. We are also concerned about the apparent lack of due process in the conduct of the trials.
These convictions run counter to the Universal Declaration of Human Rights. They also raise serious questions about Vietnam’s commitment to rule of law and reform.
We urge the government of Vietnam to release these individuals and all other prisoners of conscience immediately and unconditionally.

søndag 17. januar 2010

Uống Nước Trước Khi Đi Ngũ

Có nên uống nước trước khi đi ngủ ?

Có những điều tưởng chừng rất đơn giản, dễ bị bỏ qua nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy, nếu trước khi đi ngủ uống một cốc nước, có thể giúp phòng ngừa một phần nào chứng tai biến mạch máu não.
Trong thực tế, những tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não.

Trong một ngày máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định, buổi sáng từ 4 - 8 giờ là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.

Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200ml nước (khoảng 1 cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc, mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.

Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng ít nhiều có thể khẳng định, tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

Tìm Hiểu.

Thẩm Phán ARGENTINE

THẨM PHÁN ARGENTINE RA LỆNH BẮT CÁC QUAN CHỨC
TRUNG QUỐC VI PHẠM TỘI DIỆT CHỦNG VÀ TRA TẤN

Trong một vụ kiện diệt chủng mang tính lịch sử, một thẩm phán người Argentina đã ra lệnh bắt các quan chức cấp cao Trung Quốc vì vai trò của họ trong cuộc đàn áp môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công.
Phán quyết lịch sử của thẩm phán Araoz de Lamadrid ngày 17 tháng 12 năm 2009 là tiền lệ có tính cách lịch sử pháp lý đối với Argentina, và là lần đầu tiên đặc quyền ngoại giao đã được sử dụng để truy tố những bị can nước ngoài về tội ác chống lại nhân loại.
Thẩm phán đã đưa ra một trát lệnh quốc gia và quốc tế đòi bắt giữ Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và La Cán, cựu giám đốc Phòng 610, một cơ quan nằm ngoài luật pháp được thành lập để dẫn đầu và phối hợp chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Trát lệnh truy tầm được thi hành bởi Phòng Cảnh sát Quốc tế (Interpol) thuộc Cảnh sát Liên bang Argentina.
Vụ kiện theo sau một phán quyết tương tự tại Tây Ban Nha vào tháng trước, nơi mà 5 lãnh đạo cộng sản cấp cao bị Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố vì vai trò của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Trong vụ kiện đó, thẩm phán Tây Ban Nha Ismael Moreno đã chấp nhận lời buộc tội diệt chủng và tra tấn sau hai năm điều tra. Giang Trạch Dân, là kẻ khởi xướng và lèo lái chính đằng sau chiến dịch được phát động vào năm 1999 nhằm “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công, cũng nằm trong số các bị cáo của vụ kiện đó.
Theo các thống kê của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó, ước tính từ 70 đến 100 triệu người đang tập luyện môn tu mà kết hợp các động tác chậm rãi với giáo lý tinh thần này.

Ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, hiện là Bí thư thành ủy Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại; Giả Khánh Lâm, thành viên đứng thứ tư trong hệ thống Đảng; và Ngô Quan Chính, người đứng đầu Ủy ban Kỷ luật Nội bộ Đảng.
Một bài viết đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2000 của Ian Johnson thuộc Tạp chí Wall Street đã dẫn chứng những cách thức mà Ngô Quang Chính trừng phạt tài chính và gây áp lực chính trị lên thuộc cấp, chỉ đạo cho các giới chức thành phố Duy Phường tra tấn – và đôi khi giết hại – các cư dân địa phương tập Pháp Luân Công.

Trong vụ kiện ở Tây Ban Nha, các bị cáo cũng có thể đối mặt với một lệnh bắt giữ quốc tế. Họ còn ít hơn 3 tuần lễ để hồi đáp thư yêu cầu từ thẩm phán Moreno với 20 câu hỏi liên quan đến sự dính líu của họ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Ở Argentina, thẩm phán Lamadrid đã mô tả Phòng 610 như một “Gestapo của Trung Quốc với mục đích hủy diệt hàng ngàn người dân vô tội (bao gồm phụ nữ, người già và trẻ em) dưới sự kiểm soát, định hướng, giám sát”.
“Những hành động của Giang và La từ rất lâu đã đặt họ vào cùng một hạng với Augusto Pinochets, Slobodan Milosevics, và Charles Taylors trên thế giới”, phát ngôn viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp Trương Nhị Bình nói trong một thông cáo báo chí. “Cơ chế công lý quốc tế cũng đang bắt kịp hai tên tội phạm này.”
“Phán quyết tiến tới công lý và công bằng trong vụ kiện này sẽ trở thành sự tín nhiệm đối với Argentina như một quốc gia dẫn đầu trong luật nhân quyền quốc tế,” theo lời luật sư Carlos Iglesias, người đã đệ trình một vụ kiện tương tự lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha.
Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp), là một môn tập luyện tinh thần tập trung vào sự tự cải thiện bản thân qua sự tuân theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Môn tập luyện cũng bao gồm 5 bộ động tác khí công giống như Thái Cực quyền.
Có hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã bị tra tấn đến chết, theo các nguồn tin của Pháp Luân Công, và cuộc bức hại chống lại nhóm này thường được viện dẫn như là một trong những lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc. Cuộc bức hại khởi đầu vào năm 1999, sau 7 năm lớn mạnh nhanh chóng của giới tập luyện đại chúng tại Trung Quốc.
Nếu Giang và La đi tới một quốc gia có hiệp ước dẫn độ với Argentina, họ có thể bị giam giữ, chuyển tới Argentina, và sẽ bị đưa ra trước tòa án, ông Lamadrid nói. Theo một luật sư thuộc Tổ chức Luật Nhân quyền, ông Terri Marsh, nếu các bị đơn phải hầu tòa, một lời tuyên án có tội là chắc chắn bảo đảm và rất có khả năng bị ở tù một thời gian đáng kể.
Phán quyết của thẩm phán dựa trên chứng cứ khẩu cung từ 17 nạn nhân của tra tấn và các hình thức bức hại khác. Các nhân chứng đã cung cấp một “cái nhìn khắc nghiệt và cứng rắn trước thái độ hung hãn của ĐCSTQ đối với nhân quyền ”, theo Alejandro Cowes, một trong những luật sư tiên phong khởi tố nhân danh những nạn nhân Pháp Luân Công.
Thẩm phán cũng để ý tới những lời khai của các bác sĩ, các báo cáo của Liên Hiệp Quốc và sự khảo sát sưu tầm của các nhóm nhân quyền, chẳng hạn như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
“Thảm kịch diệt chủng…bao gồm một chuỗi dài những hành động được sắp xếp với sự coi thường hoàn toàn sinh mạng và phẩm giá con người”, ông Lamadrid nói trong phán quyết của ông, điều phải mất bốn năm kể từ khi việc thu thập các chứng cứ bắt đầu.
“Mục đích giao phó – nhổ tận gốc Pháp Luân Công – đã được sử dụng để bào chữa cho bất cứ phương tiện nào được sử dụng. Do đó, sự đau khổ, tra tấn, mất tích, vong mạng, tẩy não, tra tấn tâm thần đã xảy ra hàng ngày trong cuộc bức hại các học viên”, ông nói.
“Tôi hiểu rằng trong vụ kiện hiện tại, nguyên tắc thẩm quyền phổ quát phải được áp dụng theo quan điểm [mức độ nghiêm trọng] của tội ác, con số nạn nhân bị ảnh hưởng, và bản chất ý thức hệ của các hành động chống lại các thành viên của nhóm tôn giáo Pháp Luân Công”, thẩm phán nói trong lời phán quyết của ông.
Phán quyết này là độc nhất, nó xử lý cùng một lúc sự ứng dụng thẩm quyền phổ quát, những tội ác mới xảy ra, và lệnh bắt giữ đầu tiên các quan chức cấp cao Trung Quốc, ông Cowes nói.
"Đối với Trung Quốc, hay nói đúng hơn là đối với nhân dân Trung Quốc, nó có nghĩa là điều này có thể là sự khởi đầu cho sự kết thúc của một nền độc tài đã nắm quyền trong vòng 60 năm qua, và đã đàn áp đẫm máu hơn 85 triệu nạn nhân”, ông nói.
“Đối với cộng đồng quốc tế, đây là một lời kêu gọi thức tỉnh”.

Chừng nào các tên lãnh tụ CSVN sẽ bị thưa ra toà án quốc tế về tội diệt chủng và cướp bóc qua các vụ Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu thân, Đánh (cướp) tư sản, Đàn áp tôn giáo... Sao Cộng đồng VN không nghĩ tới chuyện truy tố đảng CSNV ? Xin các luật gia hãy lên tiếng.

Thông Tin.

Hiển Họa Tàu Cộng

Liên tục nhiều thế kỷ, những con người tham vọng này không ngừng tiến quân xuống phía Nam. Biết bao nhiêu trận đánh kinh thiên động địa đã diễn ra với lực lượng tinh binh của địch lên tới hàng trăm ngàn. Trận Ngô Quyền đánh tan cả chục ngàn quân Nam Hán vào năm 938 tại trận Bạch Ðằng Giang. Trận Lý Thường Kiệt, vào năm 1075, tiêu diệt cả trăm ngàn quân địch ngay trên đất Bắc, nơi mà ngày nay gọi là Quảng Ðông và Quảng Tây.

Cũng tại Bạch Ðằng Giang, vào thế kỷ 13, Trần Hưng Ðạo đánh tan quân Mông Cổ, đạo quân bách chiến bách thắng đã dẫm nát bao nhiêu thành lũy phương Tây và Á Châu. Sau đó là Lê Lợi, một nông dân khởi nghĩa đã diệt trên dưới 300,000 quân Minh vào thế kỷ 15.
Mãi đến thế kỷ 18, khi Lê Chiêu Thống (mà thiên hạ gán ghép cho là ông Tổ của Lê Khả Phiêu và Lê Duẫn, vì cùng nòi bán nước), đã lạy lục mời quân Tầu sang, thì mấy trăm ngàn quân Bắc Phương mới dám vào chiếm đóng. Khiến Quang Trung Ðại Ðế phải xuất hiện cứu nước. Lần này thật sự là oanh oanh liệt liệt, hàng chục vạn quân Tầu phải bỏ mạng trên đất Nam, từng gò đống chất xương quân xâm lăng vẫn còn nằm sâu dưới lòng đất Thành Ðô năm xưa.

Nhưng từ khi cái tư tưởng quái đản Cộng Sản ra đời và được Mao Trạch Ðông biến thành một tà giáo mới, một thứ tà giáo cực đoan, thờ các tà thần là các lãnh đạo Ðảng có súng đạn trong tay, thì Trung Cộng tiếp tục các cuộc xâm lăng Việt Nam, một láng giềng nhỏ bé mà dám chống lại thiên triều từ bao ngàn năm nay. Ðau đớn thay, âm mưu xâm lăng này lại được những tên bán nước đảng Cộng Sản Việt Nam hân hoan tiếp tay.

Cũng trong âm mưu thôn tính nước Việt, Trung Cộng đã lợi dụng tinh thần nô lệ của đảng CSVN cứ từ từ cho cắm lại các cột mốc biên giới sâu vào trong nội địa Việt Nam. Ðộc địa hơn, chúng cho người đến các bản làng xa xôi, hẻo lánh ở cực Bắc nước ta, hỏi xem ai không có căn cước, hay chưa làm căn cước, thì phát luôn căn cước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cho họ, cùng với mấy món quà văn hóa Tầu. Dần dần, các bản địa người Dân Tộc của ta biến thành người Tầu hết!

Thâm độc hơn nữa, chúng đã dùng tiền mua các cán bộ lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, là những kẻ tham ô vô liêm sỉ để chiếm đất, chiếm làng, chiếm tỉnh của Việt Nam. Việc Trung Cộng cho Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu đô la để mua đứt Tây Nguyên và một số vùng miền Bắc, hầu như người dân Việt nào để ý đến chính trị cũng biết, mặc cho Tầu Cộng tung hoành như những Thái Thú thời đại trên đất Việt.
Giờ đây hầu như cả miền chóp nhọn của miền Bắc Việt biến thành đất của Tầu! Những sân gôn mênh mông, hãng xưởng, nhà hàng dành riêng cho Tầu, không một người Việt nào được bén mảng. Những cơ sở này cũng là đường bảo vệ cho các người dân Việt đói khổ làm Cửu Vạn chở đồ lậu Trung Cộng sang Việt Nam, không thèm đếm xỉa đến hải quan cũng đã ngậm miệng ăn tiền. Hàng hóa và văn hóa phẩm Trung Cộng vì thế tràn ngập thị trường, giết chết hết hàng nội địa. Hãng xưởng mang chữ Tầu mọc lên như nấm trên mọi miền đất nước.
Vì ra vào không cần Visa, lính Tầu giả dạng công nhân tràn ngập mọi nơi, tha hồ lấy gái Việt, đẻ con mang họ Tầu, biến những vùng quanh hãng xưởng của chúng thành lãnh địa Tầu!
Thợ Tầu mà hãm hiếp gái Việt, thì được mang về Tầu, xử lý nội bộ. Nhưng ngược lại, nếu dân Việt mà đụng chạm đến Tầu, thì được xử lý thích đáng bởi nhà cầm quyền địa phương và ông chủ Tầu. Ðôi khi chủ Tầu treo nghi can tòng teng ngay tại cổng Sở mà không một tên công an, chủ tịch phường xã dám can thiệp. Có trường hợp hơn 200 thợ Tầu tràn ra làng chung quanh, dùng hung khí tấn công dân làng, mà công an, bộ đội, chủ tịch, bí thư bỏ chạy có cờ!

Ðó là những chuyện nhỏ địa phương, nếu nhìn tình hình chung toàn quốc còn thấy sự nô lệ, khiếp nhược của Ðảng Cộng Sản Việt Nam trước Tầu Cộng kinh hoàng hơn.
Như các bạn đã biết, nếu có người dân Việt yêu nước nào, thấy Tầu Cộng ngang ngược cướp đất, hành dân, mà lên tiếng phản đối liền bị bắt nhốt. Ngay cả viết vài hàng bầy tỏ lòng yêu nước Việt trên mạng cũng bị tù luôn. Cái gọi là Nhà Nước Bán Nước này muốn tạo sự bình an cho các đồng chí con Trời vĩ đại làm ăn.
Do đó, Tầu Cộng được đặc quyền thông đường cao tốc từ Bắc xuống Nam, xẻ dọc giang sơn làm hai mảnh, rồi cắt ngang Tây Nguyên, đào bâu xit, biến cao nguyên Trung Phần thành mảnh đất riêng của Tầu. Từ đó, theo chiến dịch Tằm ăn Dâu, Tầu Cộng cứ từ từ mà nhai nhỏ đất nước ông cha. Hải phận cũng mất rồi, cái lưỡi bò mà Trung Cộng đã liếm tới sát bờ biển nước ta!

Vậy, thì nay mai, cả vùng trời, vùng biển, đất cao, bình nguyên sẽ biến thành của Tầu. Rồi dân tộc ta cũng biến dạng luôn, chứng minh nhân dân rồi sẽ có chữ Tầu. Khi chuyện đó xẩy ra, thì các tên lãnh đạo Ðảng đã "hạ cánh an toàn" ở một nơi nào đó trên thế giới. Tha hồ ăn chơi trác táng, gái đẹp, rượu ngon, với số tài sản khổng lồ từ vài trăm triệu đến vài tỷ đôla, số tiền đã được rửa qua các trung tâm chuyển tiền rải rác khắp năm châu bốn biển.
Người Việt ở nước ngoài cử tàn tàn gửi về Việt Nam mỗi năm 8,9 tỷ đô, không biết rằng số tiền này đâu có về nước, mà được giữ lại ở trương mục nước ngoài cho các tên lãnh đạo, còn tiền ngân hàng của nhà nước, tiền viện trợ để xóa đói giảm nghèo thì lấy ra chi trả cho bà con. Người Việt cũng không biết rằng các tên lãnh đạo bán nước kia, sẽ dùng tiền mà Việt Kiều để dành hộ cho chúng ở ngoại quốc để mua nhà, mua xưởng, mua dịch vụ ở ngoại quốc bằng chính những đồng tiền mà người hải ngoại ký cóp gửi về quê.

Những dòng chữ về lịch sử chúng ta nhắc nhở ở trên, nếu không có nạn độc tài độc đảng, nếu toàn dân đoàn kết một lòng trong một chế độ Tự Do, Dân Chủ, không có cảnh người bóc lột người, thì cho dù Trung Cộng có to lớn hơn chục lần như thế, chúng ta cũng chẳng ngán sợ!

Dân Việt chúng ta đã MỘT CHỌI MƯỜI từ ngàn năm nay, nhất định sẽ dư sức đánh đuổi bọn xâm lăng chạy nháo nhào ra khỏi đất nước ta. Hơn nữa, một khi có chính nghĩa, nhất định thế giới sẽ không ngồi yên nhìn bọn xâm lược kia hoành hành bá đạo.

Chu Tất Tiến.

Nguy Hại: Thực Phẩm Sản Xuất Từ Việt Nam

Đừng mua thực phẩm sản xuất từ Việt Nam, tất cả đều độc hại.

Thời gian gần đây, không ít người “sởn tóc gáy” trước hàng loạt phát hiện thực phẩm bẩn. Từ mỡ bẩn tái chế làm quẩy, ngô chiên; chân gà hư thối tẩm hóa chất đến mứt tết đen đặc dòi… Không ít người lo lắng thực phẩm bẩn đang ngấm ngầm đầu độc giống nòi.

Dường như, chưa khi nào người dân Việt Nam lại phải “đương đầu” với nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay. Từ các món ăn khô đến ướt, từ món mặn đến món ngọt, từ đồ dầm cho đến đồ chín, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ bị đầu độc từ thực phẩm luôn rình rập. Cái sự bẩn của thực phẩm dường như không còn giới hạn ở mức đau bụng, tiêu chảy mà đã có người cho rằng, tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất….

Tại Hà Nội vào ngày 23/12/2009 cho thấy: có tới 56% các mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và nhiều loại thực phẩm bị nhiễm chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxy hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Thực phẩm nhiễm Listeria Monocytogene gây ngộ độc, sảy thai và thai chết lưu gần đây là một ví dụ đau lòng nhưng có thật. Từ đầu năm 2009 đến nay, cả nước tạm thời ghi nhận con số 111 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 4.100 người mắc, trong đó 31 người tử vong.

Càng về thời điểm cuối năm, thông tin về những vụ thực phẩm bẩn lại càng xuất hiện dồn dập. Sau khi phát hiện 3 tấn mỡ thối đang trên đường nhập lò làm bánh trung thu, tháng 9/2009, 50 tấn mỡ đang trên đường vận chuyển và lưu giữ tại một nhà kho nằm trên địa phận huyện Đông Anh.
Tiếp đó, hàng loạt tấn mỡ thối tại Đà Nẵng, Saigon cơ sở chuyên sản xuất mỡ bột, tóp mỡ từ lòng phèo, da, mỡ động vật còn dính phân đang hoạt động hết công suất.
Tháng 12, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hai kho chứa hàng chục tấn mỡ thối với quy trình chế biến khép kín xứng đáng được xếp hạng “siêu bẩn”.
Mới đây nhất, một cơ sở làm mứt Tết tại TP Saigon bỗng nhiên “nổi đình đám” khi hàng tấn nguyên liệu làm mứt đựng trong các thùng phuy với hằng hà sa số dòi bọ.

Cụ thể, ngay tại khu chợ đầu mối Long Biên, chợ thực phẩm sầm uất nhất Hà Nội, giữa năm 2009, sản phẩm mực đông lạnh thối, mốc xanh mốc đỏ được tẩy bằng hóa chất để “biến” thành mực… tươi, trắng phau. Hệ thống máy quay tạo lực ly tâm làm trắng mực.
Công nghệ chế biến được các nhân công mô tả chính xác như những nhân viên kỹ thuật đích thực: mực bẩn đông lạnh được bóc sạch, sau đó cho vào thùng có chứa nước rồi đổ nửa cân muối, 1/3 cây đá và khoảng 250ml hóa chất hydrogen peroxide vào ngâm trong vòng 1 tiếng. Sau đó, mực được đưa vào máy quay ly tâm “làm trắng”, rửa sạch và đóng thùng xốp đem đi tiêu thụ.
Trong số những thùng mực chưa được tẩy rửa có thùng đã bốc mùi và đầy dòi bọ. Mỗi ngày, “làm trắng mực” hoàn thành cả tấn mực hóa chất để đưa vào thị trường.

Trong khi đó, việc chế biến mỡ thối, hành phi bẩn, quẩy chiên “ô nhiễm” theo lời khai của các chủ lò chế biến mỡ phế phẩm cho thấy, “công nghệ” được khép kín, chuyên môn hóa từ khâu thu mua, tái chế và tiêu thụ. Đơn cử như tại các cơ sở chế biến tại Hà Nội, Saigon những phế phẩm động vật được thu mua giá rẻ (2.000 - 4.000 đồng/kg) tại các tỉnh xa rồi dùng xe đông lạnh hoặc xe tải chở về chế biến.

Mỡ được chế bằng cách cho vào chảo, đun sôi; sau đó được “bốc” ra bằng xẻng, để nguội cho máy ép thành các tảng mỡ. Với mỡ, dầu ăn này, việc chế biến còn có phần đơn giản hơn: Số mỡ này được đổ vào các bể chứa, lọc cặn để lấy mỡ trong, dồn vào thùng chứa và chiết dần ra can nhựa để bán.
Thực phẩm bẩn sau khi được chế biến, đóng gói sẽ được “phân phối” đến các điểm kinh doanh rồi đến tay người tiêu dùng, kết thúc một “hành trình đầu độc” đáng sợ.

Ruốc thịt được “làm hàng” bằng phẩm màu, hương thịt tổng hợp. Bóng bì mốc meo, bốc mùi, phơi trên bãi rác. Miến giăng từ góc chuồng lợn tới miệng cống.
Làng Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vào vụ làm hàng tết. Các lò làm ruốc đỏ lửa ngày đêm, giá tăng mà không đủ hàng xuất.
Lò ruốc gần cuối làng, la liệt khay chậu, máng tôn rải từ cổng vào sân phơi bêu các loại ruốc thịt heo, gà. Sân cổng, cột kèo, nền bếp lò đâu đâu cũng nhớp nháp thứ nước mỡ lưu cữu từ ngày này qua tháng khác. Nồi xao ruốc, đũa xẻng đảo, máy xay, máng chậu đựng thành phẩm đều cáu két, đóng cặn mỡ mốc loang lổ.

Giữa sân, 3 rổ sảo cỡ đại đựng mẻ ruốc gà vừa ra lò. Nơi đây 3-4 nhân công tay trần xúm lại ngồi xoa, đảo sảo ruốc còn bốc hơi.
Cả chục khay thành phẩm loại còn ướt, loại đã khô se phơi mặt khắp sân. Từng đám ruồi vo vo trên mặt khay, bay vù tán loạn cả cụm mỗi khi có bàn tay người xóc đảo lia qua dù chẳng ai buồn đuổi.
Công đoạn cuối cùng, một máng lớn ruốc thịt được bê đến bên máy đánh bông. Thành phẩm hoàn thiện giảm hẳn được tông màu, sợi ruốc đỡ màu vàng ké, thô bết. Từng bịch 5-7kg được đóng túi nylon vứt lỏng chỏng từ cửa bếp tới nền nhà kho, giá bán từ 110.000 đến130.000 đ/kg tùy loại thịt heo hay gà. Không biết ai có thể đảm bảo độ sạch, an toàn của sản phẩm với quy trình sản xuất “trần trụi” 100% như vậy.
Phía đông làng, lò ruốc trông còn nhếch nhác hơn. Tường ngoài khu lò xao rang bê bết than bùn. Một miệng cống từ khu sân chế biến đổ ra rãnh nước chảy bên chân tường, đen xỉn, đặc quánh, bốc mùi đạm thịt ôi thiu, phân hủy.
Từ cửa xưởng nhem nhuốc nhìn vào sân, một mảnh bạt cũ kỹ trải rộng, ruốc thành phẩm ngồn ngộn, chất có ngọn. Đối diện sân phơi là khu chuồng nuôi lợn hôi rình, ông chủ đang hất mấy thùng nước rửa chuồng, nước bắn tung tóe cả vào đống ruốc đang phơi.
Dãy lò xao ruốc khoảng 5 bếp, 3-4 người làm xóc đảo các chảo thịt, trang phục lao động là những bộ đồ kiểu thợ hồ lấm lem, cáu két. Cũng cảnh “tay không bắt giặc”, dép ủng đi lại lệt bệt qua lại những mẹt thịt đang được đập, giã ngay trên nền đất cũng nhem nhuốc, keo két. Góc hiên nhà xếp bịch lớn bịch nhỏ ruốc thành phẩm ẩm mốc..
Cách hóa phép, làm màu cho loại sản phẩm rẻ rề này là đủ thứ hóa chất đóng thùng xếp bên hông xưởng, nét bút dạ viết ngoài nguệch ngoạc mấy chữ: hương thịt, màu, bột ngọt... “Muốn có hàng rẻ hơn nữa cũng có nhưng phải đặt. Hàng chỉ dùng nấu cháo vì vị mặn khá gắt để “hãm” mùi”.
Thùng nước màu chứa thứ chất lỏng màu nâu vàng sẫm như màu cánh gián. Một cốc nhỏ nước màu rót vào chảo thịt bự chảng lâm râm xôi trên lò, sợi thịt nguyên liệu từ màu tái xám, thâm bầm đã vàng ruộm, bắt mắt hơn nhiều.
Những xảo thịt bên cạnh cũng trắng phớ khắp mặt một lớp bột “không tên”, không ai hiểu có tác dụng gì cho việc làm ruốc.
Làng làm ruốc hoạt động 100% thủ công, tự phát. Không kiểm tra, không quy chuẩn, không quản lý nguồn xuất nhập, quy trình chế biến. Thứ ruốc chắc chắn không thể gọi là sạch này vẫn đang từng ngày hiện diện trong các quán ăn, từ quà sáng dành cho trẻ em đến những bữa cỗ bàn tập thể cho hàng trăm thực khách.

Tại khu vực Miếu Hai Xã (Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng), cảnh tượng đập vào mắt là một sân phơi bì lợn trên nền bê tông một công trình thủy lợi. Sát ngay mép “sân phơi” là bãi bùn và rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh mà đứng cách xa nhiều mét đã thấy xộc lên mùi ngột ngạt.
Hàng ngày, cả nghìn lượt xe qua lại cuốn theo bụi đất mù mịt, ai đi qua đây cũng phải tay bưng miệng, đeo khẩu trang để tránh bụi, tránh mùi hôi nhưng sân phơi bì lợn thì cứ “thỗn thện”, không có bất kỳ một thiết bị che chắn nào.

Từng tảng bì thành phẩm lên mốc đen mốc vàng, điểm chấm loang lổ như vãi vừng. Mặt dưới lớp bì chảy nước nhơn nhớt. Tuy nhiên, tất cả sẽ được “hô biến” sau công đoạn rán, làm phồng xốp.
Tại Khoái Châu (Hưng Yên) chứng kiến hình ảnh miến tráng phơi khắp đường làng. Một bên là bờ giậu một bên là ao sình nước đen đặc, nổi bọt khí, bốc mùi hôi thối, có vị chua loét đặc trưng của bột ngâm.

Rong tróc, sắn củ... nguyên liệu làm miến được cạo rửa cũng bên cạnh hệ thống mương ao ô nhiễm trầm trọng ấy. Việc phơi, ủ củ cũng trên bờ, trên bãi rác dọc bờ mương.
Những xưởng làm miến thủ công, bột đánh đống bên hàng rào cạnh sân. Từng mẻ bánh tráng ra lò, được cắt sợi cũng ngay trên mảnh sân ấy, nhoe nhoét nước, nhờn két mỡ bột, không một dụng cụ chứa đựng.

Bánh tráng, miến thành phẩm phơi đầy khắp nóc chuồng lợn xập xệ, hôi hám. Từng dải bánh treo thòng từ tường xuống, chấm miệng cống nước thải từ chuồng lợn ra; nhiều tấm tụt hẳn xuống, cuộn lăn lông lốc trên đường làng đầy phân súc vật.

Dân Trí.

lørdag 16. januar 2010

Tưởng Nhớ Biến Cố Tết Mậu Thân

Xuân Canh Dần 2010

Năm nay đón Tết có gì vui ?
Em bé thơ ngây nở nụ cười
Thiếu nữ vui Xuân tà áo mới
Cụ bà ngỏn ngoẻn miếng trầu tươi.

Cụ ông sửa soạn bàn thờ Tổ
Đón rước ông bà về hưởng Xuân
Cúc,trúc đón mừng Xuân chiến thắng
Mai,lan khoe sắc đẹp xinh tươi .

Tiếng pháo giao thừa vang khắp nẻo
Bồi hồi tưởng lại Xuân năm nao !
Nay ngồi đón Tết trong hiu quạnh
Hướng về quê Mẹ lệ tuôn trào !

Canh Dần đem đến niềm hy vọng
Thần Hổ dẹp tan lũ Cáo Cầy
Hải ngoại đồng bào vui đón Tết
Quê nhà nâng chén rượu sum vầy .

Trần Bửu Hạnh

onsdag 6. januar 2010

Vận Mệnh Ðất Nước

Vô cùng thương tiếc chí sĩ ái quốc Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn. Tôi tin tưởng rằng nếu tổng thống đánh kính Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu còn sống thì chế độ VNCH không bao giờ bị sụp đổ.

Lịch sử đang dần dần trả lại sự thật cho gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm qua các tài liệu do chánh quyền Mỹ bạch hoá trong vụ ám sát đê hèn anh em tt Ngô Đình Diệm, cũng như vạch mặt ra bọn tướng tá phản phúc đê hèn và bọn tăng lữ hổ mang Phật giáo lợi dụng tôn giáo để mưu đồ phe đảng, bành trướng ảnh hưởng tại miền Nam VN trong nền đệ I và II VNCH. Quốc sách Ấp Chiến Lược thắng lợi lớn vì cô lập được hoạt động của du kích CS tại miền Nam, sau khi tt Diệm bị ám sát thì VC mừng hết lớn vì quốc sách Ấp Chiến Lược bị dẹp bỏ tạo điều kiện cho VC hoạt động mạnh trở lại cho đến ngáy định mệnh 30/4/1975 .

Âu cũng là mệnh nước đã hết nên bọn tướng tá phản phúc và cả người bạn đồng minh thực dụng đàn anh kẻ cả là Hoa Kỳ đã cùng nhau âm mưu ngụy tạo chứng cớ giả cùng những lời thêu dệt hoang đường về cài gọi là "gia đình trị , độc tài " của tt Diệm từ của CIA để lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ. Bài học Saddam Hussen của Iraq cũng cho thấy là khi Mỹ ghét ai thì người đó phải chết bằng cách nguỵ tạo chứng cớ giả để lật đổ Saddam Hussein của Iraq bằng cách cho CIA phao tin tình báo giả "Saddam Hussein sở hửu nhiều qủa bom nguyên tử nguy hiểm cho Trung Đông" Mỹ chiếm xong Iraq thì có ai kiếm ra được trái bom nguyên tử nào đâu !!! . Khi Mỹ không thích ông bạn đồng minh là anh em tổng thống Ngô Đình Diệm thì họ cố nguỵ tạo chứng cớ, tung tin đồn ác ý để ám sát anh em tt Diệm cho khuất mắt, dễ bề lủng đoạn chiến tranh VN theo ý Mỹ, nhưng mỉa mài thay cuộc chiến đó không kéo dài chưa tới 10 năm (1963 năm đảo chánh tt Diệm tới năm 1973 ký hiệp định Paris). Bây giờ nhìn vào chiến tranh VN (tốn kém 1 tháng 10 mấy tỷ đô la), đã 6 năm rồi, kéo dài chiến tranh tới 10 năm không, hay phải tạo chứng cớ gì gì đó để rút ra khỏi VN danh dự hay phải bị sa lầy .

1. Bài học về chủ quyền quốc gia qua việc về hành động ám sát dơ bẩn của Mỹ dành quyền chi phối chiến tranh VN và âm mưu của tài phiệt công nghiệp vũ khí mở rộng chiến tranh VN để bán vũ khí và nhận các hợp đồng quốc phòng béo bở làm giàu bằng chiến tranh, bọn CIA đối vời gia đình tt Ngô Đình Diệm.

2. Bài học Mỹ bỏ rơi Đài Loan bắt tay với Trung Quốc là cho thấy cái thực dụng, vị lợi, phản phúc của Mỹ. Mỹ bắt tay được với Trung Quốc thì tống cổ Đài Loan ra khỏi Liên Hợp Quốc và chiếc ghế thường trực Hội Đồng Bảo An. Thị trường hàng hóa hơn 1 tỷ dân của Trung Hoa Cộng Sản (Trung quốc) quan trọng hơn 29 triệu sinh mạng dân Trung Hoa Dân Quốc và lý tưởng tự do dân chủ tại Đài Loan.

3. Bài học Mỹ không can thiệp khi hải quân VNCH tử chiến với quân Trung Cộng đảo Hoàng Sa năm 1974.

4. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua Mỹ vận động xin thêm 300 triệu đô la viện trơ quân sự nhưng quốc hội Mỹ không cho, 300 triệu đó có giá hơn hàng chục triệu sinh mạng dân quân miền Nam VN !!!

5.Mỹ vào Iraq với chiêu bài khó ai tin nổi “Xây dựng chế độ dân chủ cho Iraq và Trung Đông”. Xin hỏi vậy thì chế độ dân chủ tại Đài Loan gấp trăm lần chế độ dân chủ giả hiệu kiểu cộng sản độc tài, nhưng tại sao Mỹ bang giao với Trung quốc sau khi tống cổ Đài Loan ra khỏi Liên Hợp Quốc? Xin được hỏi, xây dựng dân chủ cho Trung Đông và Iraq, còn chế độ CS độc tài tại Bắc Hàn thì chừng nào lật đổ nó để áp dụng chiêu bài dân chủ tự do lật đổ tên độc tài gia đình trị Kim Chánh Nhật (Kim Jon IL) của Bắc Hàn hay Mỹ chỉ biết đánh võ mồm liên tục với Bắc Hàn vì Bắc Hàn không có tài nguyên dầu mỏ như Iraq ?

Những bài học phủ phàng đó người Việt Nam cần phải xem xét kỷ càng khi liên kết với Mỹ trong tình hình hiện nay để đối phó với sự bành trướng xâm lấn của Trung Quốc . Chúng ta phải dựa vào sức mình của dân tộc mình, không nên dựa vào người bạn Mỹ chống Trung Quốc vì lịch sử đã có quá nhiều bài học cho 1 quốc gia khi chơi với Mỹ làm đồng minh với Mỹ "Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ mà làm bạn với Mỹ thì khó" hay "Nước Mỹ không có kẻ thù trăm năm, và cũng không có bạn trăm năm", nếu cần thì Mỹ phản bội đồng minh để đi với kẻ thù nếu thấy lợi . Liên minh với Mỹ chống Trung Cộng thì tới lúc nào đó coi chừng Mỹ nổi hứng lên thì đá đít VN cho VN 1 mình chống với khổng lồ Trung Cộng thì lúc đó nước VN sẽ dễ chết hơn.

Nhắc lại lịch sự không phải để than thân khóc phận vì lịch sử đã qua không thể nào quay trở lại, nhưng nhắc lại lịch sử để rút ra bài học dân tộc VN chọn Mỹ làm đồng minh làm bạn. Liên kết với Mỹ chống Trung Quốc thì chẳng khác nào đem xương máu dân tộc VN 1 lần nữa hy sinh vô ích cho quyền lợi của các siêu cường như lúc chiến tranh VN.

Mong rằng bọn CSVN khôn ngoan không liên kết với Mỹ trong việc đối đầu với Tàu. Đừng để ngoại bang lợi dụng.

Cô Gái Nước Việt

Máu Ðã Ðổ Dưới Chân Thánh Giá Núi Thờ

Sáng 06/01/2010, từ 2giờ00 sáng, hàng ngàn cảnh sát, công an các loại với dụng cụ hỗ trợ dùi cui, roi điện, mìn, pháo mù đã tới bao vây giáo xứ Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, điên cuồng dùng mìn tự tạo phá dỡ cây thánh giá được giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm dựng trên Núi Chẽ còn gọi là Núi Thờ.

Ba giáo dân đã bị đánh trọng thương tới độ ngất xỉu và được chính quyền chuyển đi nơi khác mà không ai biết giờ họ đang ở đâu. Nhiều giáo dân khác bị đánh trọng thương, người gẫy chân, người gãy tay.

Máu đã đổ dưới chân thánh giá Núi Thờ

Chứng kiến cảnh người dân Đồng Chiêm hiền lành cầu nguyện trước họng súng, trước bạo lực, ngay dịp đầu năm mới, nhiều người đang tự hỏi vì sao chính quyền Hà Nội lại điên cuồng, bất chấp lương tri khi xúc phạm tới thánh giá – biểu tượng niềm tin của người Công giáo?

Nghĩa trang Thanh Mai – Ao Đường, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, đang là vết thương nhức nhối, tố cáo sự phi nhân của chính quyền Hà Nội, thì hôm nay, lại tới lượt Thánh giá trên Núi Thờ - Nghĩa trang của các đồng nhi vô tội.

Con đường nào cho dân tộc Việt Nam bước đi khi chính quyền Hà Nội tiếp tục hành xử cách bất công, phi nhân tính, can tâm xúc phạm mồ mả và bây giờ nhục mạ cả niềm tin thánh thiêng của các tôn giáo.

Những lời mà Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo chúc Giáng sinh đồng bào Công Giáo Hà Nội dịp Noel vừa qua, hôm nay được tô đậm bởi sự phi nhân của những kẻ cường quyền, miệng thì “Nam mô nhưng bụng thì một bồ dao găm”. Những nén nhang Phạm Quang Nghị thắp tại Chùa Hương hôm nào sẽ đem lại gì cho ông và cho dân tộc này khi ông chỉ đạo cấp dưới ra tay phá dỡ mồ mả nơi an nghỉ của những vong linh đã góp phần làm nên đất nước tại Nghĩa trang Thanh Mai và hôm nay, xúc phạm thánh giá biểu tượng của niềm tin Công giáo?

Con đường “kiên định đi lên Chủ nghĩa Xã hội” mà Nguyễn Minh Triết vừa tuyên bố ngày 20/12/2009, với đoàn các học giả quốc tế dự hội thảo khoa học quốc tế “lý luận Mác-xít và thực tiễn ngày nay”, phải chăng đã bắt đầu và được dọn đường bằng công văn 1528/UBND của UBND quận 3 gửi Dòng Chúa Cứu Thế và hôm nay tới việc điên cuồng đập phá thánh giá trên Núi Thờ, Mỹ Đức, Hà Nội.

Nếu đúng như thế thì con đường thương khó của Giáo hội Việt Nam đang tiếp tục phải hiến dâng để được đồng hành cùng dân tộc Việt Nam lại bắt đầu. Và như thế, một khúc quanh lịch sử của dân tộc sẽ được mở ra.

Máu đã dổ ra dưới chân thập giá trên Núi thờ. Máu cứu độ và giải thoát.

Đồng Chiêm, ngày 6/1/2010
Gioan Nguyễn Thạch Hà

Ước Mơ Của Người Vong Quốc ( Thơ )

Giáng sinh này nữa là bao nhỉ
Bao lễ con xa nước Việt rồi ?
Phải quá một phần tư thế kỷ
Con, Người Vong Quốc ? Chúa yêu ơi !?

Con - người vong quốc - người vong quốc !
Đất nước con đau bởi bạo cường
Chúa hỡi, bao giờ con mới được
Giáng sinh, mừng Chúa ở quê hương?
Chao ơi, vong quốc - đời vong quốc...
(Con nhắc cho lòng được nhớ thêm)
Để nỗi đau này phai nhạt hết
Những màu phú qúy, vẻ đào nguyên !
Con - người vong quốc - người vong quốc
Dân tộc con giờ qúa khổ đau
Sống cảnh kinh hoàng hơn sức tưởng
Chuá ơi, hoả ngục giữa tinh cầu !
Con - người vong quốc - người vong quốc
Thánh lễ đêm nay, Chúa giáng trần

Con chỉ cầu xin, con chỉ ước
Cho giang sơn Việt được canh tân
Không còn đau khổ do cuồng tặc
Aó ấm cơm no khắp mọi nhà
Sống cảnh tự do, đời an lạc
Cờ vàng bay, dân nước âu ca...
Con xin với Chúa, con van Chúa
Chỉ một điều thôi, Chúa vạn năng!
Xin Chuá thương người dân nước Việt
Tháo xiềng gông, ban lẽ công bằng!
Để ơn cực thánh nhân từ Chúa
Hướng dẫn giùm ai, kẻ lạc đường
Soi sáng tâm hồn cho họ biết
Thương nòi, thương giống, xót quê hương !
Để cùng xây dựng, cùng xây dựng
Một Việt nam dân chủ, phú cường
Như nước Nam Tư, như nước Nhật
Cho người vong quốc có quê hương !
Cho quê, một sớm con về lại
Qùy dưới tôn nhan, cảm tạ Người
Đêm Thánh, sóng reo bừng đại hải
Vinh danh Thiên Chúa. Chúa Ba Ngôi !!!

(Xin gởi đến đồng bào Việt Nam như một lời chúc Giáng Sinh)

Ngô Minh Hằng

“Cấu Kết Với Các Thế Lực Thù Ðịch”

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thuờng gán tội “cấu kết với các thế lực thù địch âm mưu lật đổ bạo quyền” lên các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các Giáo Hội độc lập của các tôn giáo, các thân hào, nhân sĩ, các nhà trí thức, các văn nghệ sĩ, các sinh viên, học sinh biểu tình, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Tổ quốc Việt Nam.

Không một quốc gia văn minh, dân chủ nào trên thế giới có “các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền”, không luật pháp nước nào có tội danh đó.

Tại sao Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản luôn có các “Thế lực thù địch”?

Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt dùng vũ lực cưỡng chiếm miền Nam rồi duy trì sự cai trị độc tài, độc đảng suốt từ đó đến nay bằng súng đạn, quân đội, nhà tù, công an, khủng bố, bưng bít, lừa dối, tuyên truyền. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là một trong số rất ít những nhà cầm quyền còn sót lại trên thế giới đã cướp chính quyền bằng bạo lực. Trong khi đó, toàn dân lại luôn mong muốn có một chính quyền được bầu cử hợp pháp bằng lá phiếu của người dân một cách tự do, dân chủ, công bằng, một chính quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân. Không do dân bầu, bất hợp pháp, nên Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất an, lúc nào cũng cảm thấy có “các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền”.

Trong một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các đảng phái, mặc dù đối lập nhau, nhung không thù địch, trái lại, hỗ tương, bổ khuyết nhau, rất cần cho sự cạnh tranh để phát triển đất nuớc. Trái lại, dưới chế độ độc tài, độc đảng, thì bất cứ tổ chức, cá nhân nào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đều bị xem là vi phạm luật pháp, là thù địch.

Mặc dù bị nhà cầm quyền độc tài bỏ tù, quản thúc, gán tội vi phạm luật này, luật nọ, những điều luật mơ hồ, phản tự do, phi dân chủ, chống nhân quyền, trái với Công uớc quốc tế… những nguời bị hãm hại này lại chính là những nguời mà Đức Cố Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại Lão Hoà thuợng Thích Huyền Quang gọi là những nguời “tù không tội”. Bởi vì vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, góp công với đất nước, sao gọi là tội ?

Các “thế lực thù địch” của Nhà cầm quyền cộng sản là ai ?

“Thế lực thù địch” dễ biết nhất là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài, tiếp đến là các đảng phái chính trị không cộng sản trong và ngoài nước, và cuối cùng là 85 triệu nguời dân Việt trong nước ngày đêm mong muốn được sống trong không khí Tự do, Dân chủ, Nhân quyền như các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số tổ chức, hội đoàn và chính quyền các nước văn minh chống độc tài, độc đảng, yểm trợ các phong trào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, phát triển tại Việt Nam.

Theo trào lưu dân chủ trên thế giới, nguời dân Việt Nam, ai cũng mong muốn có một cuộc bầu cử trong tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra một chính quyền đích thực “của dân, do dân, và vì dân”. Đảng phái nào được dân ủng hộ, đắc cử, thì đứng ra lập chính quyền. Trong thế giới dân chủ, văn minh ngày nay không chấp nhận việc dùng bạo lực để cuớp chính quyền. Cũng không chấp nhận việc dùng súng đạn, công an, nhà tù… để duy trì quyền lực.

Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam, theo chủ thuyết Mác-Lê, vừa sai lầm, vừa lạc hậu đã cản trở buớc tiến của dân tộc. Vì đặc quyền đặc lợi, muốn tiếp tục nắm giữ quyền hành, nhưng Nhà cầm quyền cộng sản lại không dám tranh cử công bằng với các đảng phái, cá nhân thuộc thành phần đối lập, nên cố tình gán cho các thành phần khác là “các thế lực thù địch” để dễ tuyên truyền, đàn áp, tiêu diệt. Việc ghép tội “âm mưu lật đổ chính quyền” lên các cá nhân, đảng phái đối lập là hoàn toàn vu cáo.

Tình trạng độc tài đảng trị lâu ngày sinh ra các tệ nạn tham nhũng, hối lộ, cắt xén, mua bằng, bán chức… làm băng hoại xã hội, cản trở buớc tiến của dân tộc. Lo lắng trước hiểm hoạ độc tài này, trong Thư Chúc Xuân gửi các bậc sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ năm Ất Dậu, 2005, Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã nói rằng, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cương vị Tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị”. Hoà thượng đã đề nghị giải pháp đa nguyên đa đảng, bước đầu có thể là 3 đảng, “Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng suy nghĩ chính lưu”. Nhưng Nhà cầm quyền cộng sản cứ khăng khăng cố giữ thể chế độc tài độc đảng, cho rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4 trong Hiến Pháp hiện nay, dành cho Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước, giống như thời phong kiến, Thiên tử, con trời, được độc quyền cai trị đất nuớc, không ai được tranh giành.

Nghị quyết 1481, ngày 25.1.2006, Quốc Hội Âu châu đã lên án các Đảng cộng sản trên thế giới là phi nhân tính, là thảm hoạ dân tộc, là tội ác chống nhân loại. Hoa kỳ đã lập Đài tuởng niệm trên 100 triệu nạn nhân đã bị các chế độ cộng sản sát hại trên thế giới. Vậy mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục làm những việc trái luật pháp, phản dân chủ, bắt người, giam giữ mà không cho liên lạc với thế giới bên ngoài, không cho luật sư biện hộ, dùng những lời khai, đưa lên báo, đài để bôi nhọ, lăng nhục, trong khi Hiến Pháp, điều 72, xác nhận rằng: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Không sao cả, có thể, nay một vài luật sư, mai vài ba bác sĩ, ngày mốt là các tu sĩ, bữa kia là công nhân, rồi tiếp đến là nông dân, thương gia, sinh viên, học sinh… các giới cùng bị đưa lên báo, đài, với cùng tội danh, “chống nhà cầm quyền độc tài, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và công lý”. Càng có nhiều người chống độc tài, nền dân chủ sẽ đến với dân tộc ngày càng gần hơn.

Mỗi người, tuỳ sức khoẻ cá nhân, tuỳ hoàn cảnh gia đình, vợ dại, con thơ, cha già, mẹ yếu, có cách đối phó riêng trong cuộc chiến giành tự do rất gian khó này. Cần phải sống để giành cho được Tự do, Độc lập cho dân tộc. Cái tội, “chống độc tài, yêu tự do”, ai lại không muốn lãnh? Nếu những người vận động cho tự do, dân chủ, nhất thời có bị đàn áp, chỉ đưa tới sự thắng thế của bạo lực, không có gì phải tủi hỗ. Cuối cùng, Tự do, Dân chủ sẽ thắng!

Tuy chăm chú việc lên án các đảng phái chính trị và những người khác chính kiến là “thù địch”, nhưng hiện nay Nhà cầm quyền cộng sản, luôn tránh né, không bao giờ đề cập, lên án tội “Cấu kết với thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam”, cái tội liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc mà các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các đảng phái, các tổ chức, các sĩ phu, trí thức, sinh viên, học sinh và 85 triệu người dân đang rất quan tâm, hồi hộp, lo lắng từng ngày. Nếu gọi là thù địch thì giặc ngoại xâm mới thật sự là thù địch. Không nên điên đảo, nhìn kẻ cướp nước là bạn, xem đồng bào ruột thịt là thù.

Cái “Thế lực thù địch lâu đời” này mới đáng lo, nó không âm mưu lật đổ, mà nguy hại hơn, “âm mưu xâm chiếm Tổ quốc Việt Nam!”. Việc thay đổi chính quyền chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nội bộ. Tổ quốc là của chung, không phải riêng ai. Các đảng phái thay nhau lập chính phủ chỉ là sự cạnh tranh, cần có, tránh sự trì trệ, để phát triển đất nuớc. Không thể một mình một chợ, một đội bóng một sân banh, mặc tình, tham nhũng, hối lộ, cắt xén, làm đất nuớc suy yếu, nghèo đói, tụt hậu. Nay, đảng này lên, mai, đảng kia xuống, chỉ là những chuyện thuờng ngày trong các bản tin thời sự quốc tế, không có gì là quan trọng, ầm ĩ hay thù địch. Tổ quốc bị xâm lăng mới là chuyện lớn, mới là chuyện thù địch.

“Thế lực thù địch” của Dân tộc đang “âm muu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam” là ai?

Hỏi tức là trả lời. Toàn dân, già, trẻ, lớn, bé, ai cũng biết, cái “thế lực thù địch” với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay chính là Bắc phương! Việt Nam đang bị Hán hoá! Hoạ mất nước đã bắt đầu:

- Năm 1958, Nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố lãnh hải của Trung quốc bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 1974, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa. Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền Bắc, khi rút về, dời cọc biên giới, lấy mất Ải Nam quan, Thác Bản Giốc. Năm 1988, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Truờng sa. Năm 2005, 2006, ngư dân Thanh Hóa ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt người bị thương, cướp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung quốc. Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009, Trung cộng được nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy cơ an ninh quốc phòng nơi vùng chiến lược yết hầu của Việt Nam và Đông Dương do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. Ngoài ra còn tàn phá môi trường, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến lược quốc phòng bị chiếm đóng. Năm 2009, Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên Biển Đông, bắt tàu thuyền, ngư dân Việt Nam, đòi tiền chuộc.

Suốt 4 ngàn năm lịch sử, ông cha ta không làm mất một tấc đất, ngày nay, mới vài chục năm, tổ quốc đã bị xâm lấn từ biên giới phía Bắc đến hải đảo phía Đông, cả Tây nguyên cũng sắp mất.

Đã xác định được “thế lực thù địch âm mưu xâm lăng Tổ quốc” là “Trung cộng” thì cũng xác định được: Ai là kẻ “cấu kết với thế lực thù địch âm mưu xâm lăng Tổ quốc”?

Nhân dân Việt Nam, với truyền thống anh hùng, mấy nghìn năm chống “thế lực thù địch phương Bắc”, tại sao ngày nay lại để quê hương tổ quốc, từng phần, rơi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp một cách âm thầm như vậy ?

Phải có sự cấu kết trong nước nên các cuộc biểu tình, lên tiếng chống Trung cộng của sinh viên, học sinh và đồng bào ta mới rụt rè, yếu ớt, mau tàn rụi vì bị hăm doạ, cản trở từ phía Nhà cầm quyền vào đến các trường đại học bởi lý do: “không đuợc phép”.

Phải có sự cấu kết trong nước, Trung cộng mới vừa là kẻ xâm lăng vừa lại được ưu tiên trong việc đấu thầu các công trình khai thác ở Việt Nam.

Phải có sự cấu kết trong nước, Trung cộng mới dễ dàng xâm chiếm các hải đảo, lãnh hải, biên giới, đưa dân tràn vào Việt nam một cách tự do, ào ạt, không cần chiếu khán. Đây là một cuộc xâm lăng kiểu mới, rất tinh vi, quân dân Trung cộng đang đổ bộ vào chiếm đóng nước ta một cách nhẹ nhàng, êm thắm, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu.

Trái lại, cứ mỗi lần Tết đến, Nhà cầm quyền lại tổ chức viếng lễ các nghiã trang quân xâm lăng Trung cộng, đặt vòng hoa: “đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung quốc”.

Công Hàm ngày 14.9.1958, do Thủ tướng Bắc Việt, Phạm văn Đồng, ký công nhận tuyên bố của Trung cộng, lãnh hải Trung quốc bao gồm đảo Hoàng sa và Truờng sa của Việt Nam, có phải là bằng chứng cấu kết với thế lực thù địch âm mưu xâm lăng tổ quốc ?

Phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt : “láng giềng tốt, hợp tác tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” có phải là bằng chứng của sự cấu kết ?

Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ thuyết Mác-Lê với lý tuởng: “vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo”. Nếu hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc đã: “hợp tác toàn diện” theo lý tuởng “vô tổ quốc” trong tinh thần: “đồng chí tốt” thì còn gì là Dân tộc!, còn gì là non sông!

Họa mất nước đã đến, tái hiện cảnh: Ngàn năm làm nô lệ Bắc phương!

Tổ quốc lâm nguy!!!

Thích Viên Định

Thế nào là Tinh Thần Ngô Đình Diệm ?

Cuộc đảo chính 1/11/1963 triệt hạ Đệ Nhứt Cộng Hoà và giết chết TT Ngô Đình Diệm thành công là do sự hành xử phi đạo lý của đám quân nhân phản bội. Sách báo đã nói quá nhiều. Có điều lạ là chẳng bao lâu,sau 1964, trong xã hội miền Nam Việt Nam, lại có nhiều ngày lễ giỗ Ngô Đình Diệm do quần chúng tổ chức với tính cách tự phát. Chính các buổi lễ này đã làm cho chính quyền Nguyễn Khánh sụp đỗ do sự dật dây của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và số cán bộ địch vận miền Bắc tuyên truyền rằng Cần Lao đang nổi dậy. Việc này „đúng hay sai“ chúng ta hảy để cho lịch sữ hậu thế phán xét. Nhưng hôm nay, khắp các đất nước tự do, nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống, đều đã công khai làm lễ húy nhật cho cụ Diệm xem như tự nhiên, không chút mặc cảm. Đó là điều chúng ta cần phải tìm hiểu.

Thật vậy, thời gian đến đây đã non nữa thế kỷ, cứ hằng năm, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, cộng đồng người Việt tự động tổ chức lễ giỗ Cụ Diệm, và xem như chuyện nên làm và đáng làm. Tin từ Hoa kỳ cho biết năm nay “gần 30 hội đoàn và đoàn thể, tập họp tại Tượng Đài Chiến sĩ Việt-Mỹ làm lễ giỗ cụ Ngô Đình Diệm. Điều đáng ghi nhận là việc tổ chức do Giới Trẻ đảm trách. Trong đó, các lực lượng đáng kể gồm có: Thanh niên sinh viên Công Giáo tại Hoa kỳ, Tổng hội Sinh Viên Nam Cali và Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu“. Điều này nói lên ý thức quốc gia dân tộc của lớp trẽ thức thời.Khi nói đến Quốc gia Dân Tộc tức là chúng ta muốn nói đến văn hoá chính trị.

Như đã trình bày trong lề lối tranh đấu chính trị của người Việt tại hải ngoại, vì văn hoá và địa dư chính trị bắt buộc, nên mỗi lục địa mỗi khác. Các tổ chức chính trị chỉ hổ trợ nhau trên mục đích chung, ngoại dĩ không cần phải giống nhau về phương thức hành động và chiến thuật. Văn hoá người Việt các cộng đồng bên Mỹ và bên Úc rất khác với cộng đồng người Việt bên Âu Châu. Cũng vì vậy, những ngày tổ chức lễ giỗ Cụ Diệm đã có nhiều điểm không giống nhau là điều không cần bàn cải. Có nơi rất ố ạt. Có nơi thì nhũn nhặn. Chẳng hạn bên Mỹ thì Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia, đứng ra tổ chức liên tiếp 3 ngày tại 3 địa điểm trong cùng thành phố và bên Úc châu, Âu châu thì lấy tên Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm tổ chức tại mỗi quốc gia khác nhau. Vậy đồng bào và chúng tôi cùng nhau đến (hay hướng đến) ngày giỗ Ngô Đình Diệm và có quan điểm về Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã hiểu thế nào ?

Không ai dám phủ nhận suốt gần nữa thế kỷ, hình ảnh cố TT Ngô Đình Diệm vẫn ghi khắc trong tâm khảm người Việt. Đó là sự thật và cũng là điều rất ư kỳ lạ. Ngày lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm hay ngày tưởng niệm Tinh Thần Ngô Đình Diệm tuy có khác cách nói, nhưng trong chủ đích đều không khác nhau. Cộng đồng nhắc nhớ đến tên Ngô Đình Diệm là muốn ca ngợi tài lãnh đạo, cách thi thố sách lược, lòng trung hậu của một vị nguyên thủ đối với quốc gia dân tộc. Do đó, nếu có tham gia ngày lễ giỗ của TT Ngô Đình Diệm hay lấy Tinh Thần Ngô Đình Diệm đứng ra hô hào tổ chức ngày húy nhật cụ Diệm, cũng vì tìm kiếm trong lịch sữ cận đại trăm năm nay chưa có vị lãnh đạo nào đầy đủ tài năng và đức độ như cố TT Ngô Đình Diệm. Ðến với nhau trong ngày giỗ Ngô Đình Diệm không phải là để truy điệu, để phủ cờ, để suy tôn, để biết ơn một „con người từng làm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà“.

Cũng như phần đông người Việt hải ngoại, đi dự lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm trong tinh thần tôn kính và tri ân một chí sĩ. Ðồng bào đi dự lễ giỗ Ngô Đình Diệm với tâm tư và suy nghĩ tự phát đặc biệt, không quá tầm thường như muốn tổ chức lễ giỗ cho một ông nào từng làm Tổng Thống. Hậu ý đi lễ giỗ Ngô Đình Diệm là gián tiếp làm gương thúc dục lớp trẻ hôm nay và mai sau, khi muốn dấn thân vì đất nước thì hảy nhớ lại đức độ và chí thành của một nhà lãnh đạo.

Ngay cả việc đến nhà thờ hay đến chùa trong ngày giỗ Ngô Đình Diệm, không có nghĩa là bám víu vào tín ngưỡng mà chống Việt Cộng. Tín ngưỡng, chỉ là một nhu cầu của con người sống trong cộng đồng xã hội. Tín ngưõng là sức lực tập họp tự phát mạnh mẽ nhất của con người khi cần cho cuộc sống hạnh phúc. Tín ngưỡng tự nó không có tánh cưởng bức như sự tập họp của lý thuyết cộng sản. Vì vậy chủ trương người cộng sản nói chung và Việt cộng nói riêng, bắt buộc phải xem tín ngưỡng là kẻ thù. Tín ngưỡng là sức mạnh để bảo vệ quyền sống tự do của con người. Nó có tánh cách tiêu cực, nhưng không bao giờ chấm dứt khi các chủ trương đàn áp và khủng bố con người trong cộng đồng còn tồn tại.

Hôm nay tại trong nước, những cuộc chống trả ngấm ngầm hoặc công khai của người dân đối với chế độ Việt Cộng luôn luôn tiếp diễn, không thể chấm dứt được, dù cho vài nhà lãnh đạo tôn giáo (Công giáo và Phật giáo) là tay sai đắc lực cho bạo quyền hiện hữu. Rõ hơn, đi dự lễ giỗ vì cụ Ngô Đình Diệm là một vị tổng thống VNCH. Bởi lẽ, nếu tổ chức ngày giỗ cho TT Ngô Đình Diệm, chỉ vì ông là một vị Tổng Thống, nguyên thủ lãnh quốc gia VNCH và tổng tư lệnh Quân đội VNCH, thì làm sao trả lời được, rồi đây, có những lễ giỗ cho các ông như Bảo đại, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sữu,... Nguyễn Khánh?. Lý do là các vị này, ít nhiều, cũng từng nắm chức vụ nguyên thủ quốc gia miền Nam Việt Nam. Chúng ta không nên và không bao giờ đem ngày giỗ cụ Ngô Đình Diệm ra so sánh với ngày giỗ của người khác. Vì làm như vậy, gián tiếp chúng ta hạ thấp giá trị Tinh Thần Ngô Đình Diệm.

Giả thiết rằng, hôm nay có tổ chức đứng ra hô hào làm giỗ cho một vị nguyên thủ quốc gia nào đó, thì những lễ giỗ đó chỉ có tánh cách riêng tư của một số người, hay một vài cá nhân.. Nhưng nếu họ nhân danh là cộng đồng đại diện quốc gia VNCH đứng ra làm lễ giỗ, thì thế nào cũng không tránh khỏi lời chỉ trích dèm pha. Bởi lẽ việc làm này đã lân lan vào địa hạt quần chúng. Những buổi lễ đó không nói lên một cảm quan nào có giá trị đích thực đối với toàn thể cộng đồng hải ngoại hôm nay về tánh cách tự phát dành cho cố TT Ngô Đình Diệm. Sự kiện thời gian gần nửa thế kỷ mà đồng bào đã kiên trì tổ chức trang trọng ngày lễ giỗ Ngô Đình Diệm đã minh định quá rõ ràng. Cũng như phần đông đồng bào, đến với nhau trong ngày húy nhật cố TT Ngô Đình Diệm không phải vì ông là một vị tổng thống quốc gia. Tham dự lễ giỗ Ngô Đình Diệm là cốt ý bày tỏ lòng tri ân đối với một Người đạo đức, cương nghị, có lòng vì dân vì nước, không chịu lùi bước trước thực dân tư bản và đã “vị quốc vong thân”. Ðến với nhau trong ngày húy nhật Ngô Đình Diệm là việc khẳng định sự kính trọng và trung thành với Tinh Thần Ngô Đình Diệm. Ðến dự lễ Ngô Đình Diệm không có ý mảy may lập đoàn hay lập đảng. Chuyện đó có thể xẩy ra ngoài những buổi tưởng niệm này. Bởi lẽ, đó là lập trường chính trị của từng cá nhân.

Mỗi thời kỳ của cộng đồng dân tộc gồm nhiều thế hệ trước, sau, và hiện tại. Thử đặt câu hỏi cộng đồng hiện tại với thời gian gần nữa thế kỷ đã đủ cho chúng ta rút kinh nghiệm hay chưa ? Hẳn là chưa. Nhưng nếu chúng ta cứ nghĩ rằng thời gian chưa đủ và cứ ngồi trì kéo thời gian chậm lại, thì thế hệ kinh nghiệm chúng ta quả là thừa. Do đó, những cuộc họp mặt của đồng bào khắp nơi trên thế giới hôm nay và ngày mai có nên cần giữ lấy ý nghĩa Tinh Thần Ngô Đình Diệm để tranh đấu cho Tự Do và Phát triễn của Dân Tộc hay không ?

Thay mặt Fondation Ngô Đình Diệm tại Bỉ.
Lê Hùng

Thư Tố Giác Tình Bá Cộng Sản Việt Nam

THƯ TỐ GIÁC TÌNH BÁO CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỘI LỐT TỴ NẠN CHÍNH TRỊ ĐỂ KHỦNG BỐ,
BẮT CÓC VÀ THỦ TIÊU NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI CAMBOT.

Kính gởi:
- Cơ quan Đặc trách Người Tỵ nạn thuộc Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR)
- Các Cơ quan Quốc tế Nhân quyền
- Các Cơ Quan Truyền Thông Của Người Việt Nam ở Hải Ngoại

Đồng kính gởi:
- Các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông của cộng đồng người Việt quốc gia và Hiệp hội Khmer Krom ở hải ngoại.

Tôi tên là Danh Giàu, bí danh Mã Phi Danh, dân tộc Khmer, quốc tịch Việt Nam, sinh quán tại ấp Giồng Dứa, xã Giồng Dú, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Năm 1975, sau khi cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam, cộng sản Việt Nam đã cưỡng bức tôi tham gia vào lực lượng quân đội của cộng sản với mỹ từ “thi hành nghĩa vụ quân sự” để xâm lược Cambodia mà chúng gọi là đi làm “nghĩa vụ quốc tế”.

Suốt từ năm 1975 đến năm 1980, tôi bị cưỡng bức phục vụ tại tiểu đội 3, Trung đội 3, Đại đội 4, Tiểu đoàn Tây Đô 1, với cấp bậc Trung Úy, chuyên gia phiên dịch Tiếng Khmer cho đơn vị.

Bản thân tôi nhận thức được rằng đó là một cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, ô nhục đối với cộng đồng quốc tế, và hoang phí máu xương của đồng bào Việt Nam, nên tôi đã đào ngũ, trở về Việt Nam sống tại quê vợ thuộc xã Xà Tón, huyện Tịnh Biên, An Giang.

Năm 1996, được tin một đảng chính trị đối lập của người Việt Nam phục quốc đang hoạt động tại Cambodia, với khát vọng giải phóng toàn dân tộc Việt nam thoát khỏi ách thống trị hà khắc của chế độ cộng sản Việt Nam và quang phục quê hương, tôi lại vượt bên giới sang Cambodia gia nhập Ðảng Nhân Dân Hành Động.

Đến ngày 09 tháng 09 năm 1998, một số “chiến hữu” của chúng tôi trong Ðảng Nhân Dân Hành Động là tình báo của cộng sản Việt Nam thuộc cục A42 của cơ quan an ninh Việt Cộng cài cắm vào tổ chức, gồm Quang Minh tức Hùng Biên Thùy, Nguyễn Công Cẩm, tức Nguyễn Cẩm Công, bí danh Trần Tường đã phối hợp với lực lượng an ninh của Việt Cộng và chư hầu Cambodia bắt gọn toàn bộ 87 đảng viên của Ðảng Nhân Dân Hành Động chúng tôi, khi chúng tôi vừa vượt qua biên giới Thái-Miên để tham dự đại hội toàn Ðảng Nhân Dân Hành Động.

Năm 1998, tất cả chúng tôi bị đưa về giam giữ tại trại giam Định Thành, tỉnh An Giang. Để hòng che giấu tung tích tình báo của Nguyễn Công Cẩm, cơ quan an ninh của Việt Cộng “bắt” luôn cả Nguyễn Công Cẩm và giam chung với tôi trong cùng một Xà Lim cũng thuộc trại giam Ðịnh Thành này.

Nguyễn Công Cẩm, tức Nguyễn Cẩm Công tức Trần Tường, tình báo CSVN đội lốt tỵ nạn chính trị với số IC là UNHCR # IC 241.

Nguyễn Công Cẩm, tức Nguyễn Cẩm Công, tức Ly Heng, an ninh Phủ Thủ tướng Cambodia
kiêm cán bộ tình báo CSVN.

Trong suốt thời gian bị tạm giam để chờ ngày ra tòa, Nguyễn Công Cẩm luôn dành hết thời gian để thuyết phục tôi làm mật vụ cho cơ quan an ninh cho Việt Cộng với lời hứa hẹn là tôi sẽ được trả tự do và đưa trở lại Cambodia để hoạt động ngay sau khi ra tòa. Nếu tôi đồng ý thì ngay trong những ngày bị tạm giam, tôi cũng sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt, và sau khi trở lại Cambodia, tôi sẽ được nhận mức lương tình báo là 3 tiệu đồng Việt Nam mỗi tháng cộng thêm công tác phí tối thiểu là 40 đô la Mỹ.

Nguyễn Công Cẩm cứ tiếp tục thuyết phục và nhắc đi nhắc lại rằng nếu tôi đồng ý thì Cẩm sẽ bố trí cán bộ điều tra đến đưa tôi đi gặp cấp trên bằng hình thức đưa đi điều tra xét hỏi.

Bởi không thể nào cúi đầu khom lưng, làm thân khuyễn mã cho bè lủ cộng sản đang bán nước hại dân, tôi nhất mực từ chối không làm việc cho ngành tình báo cho Việt Cộng theo sự móc nối của Nguyễn Công Cẩm, nên ngày ra tòa, tôi bị kêu án 3 năm tù, giam tại đội 17K3 thuộc trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Trong thời gian bị giam giữ tại trại giam này tôi bị giam cùng xà lim với Thượng tọa Thích Thiện Minh, chủ tịch Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và trong suốt thời gian này, tôi đã nhiều lần bộc bạch với thầy Thiện Minh rằng Nguyễn Công Cẩm không phải là người yêu nước đích thực, cũng không phải là đảng viên chân chính của Ðảng Nhân Dân Hành Động mà là một sĩ quan tình báo của Việt Cộng cài cắm vào các tổ chức phục quốc của người Việt hải ngoại để đánh phá các tổ chức chính trị đối lập và bắt bớ các nhà dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến.

Tôi cũng đã nhiều lần tiết lộ với thầy Thiện Minh việc Nguyễn Công Cẩm móc nối tôi đi làm cộng nô để sát hại đồng bào yêu nước nhưng tôi đã khước từ. Thầy Thiện Minh rất hài lòng về khí tiết của tôi trước uy lực của ngành an ninh cộng sản Việt Nam và trước lời chiêu dụ của tên sĩ quan an ninh tình báo của cộng sản Việt Nam Nguyễn Công Cẩm, đồng thời Thượng toạ Thích Thiện Minh cũng thường xuyên huấn dụ tôi và anh em tù nhân chính trị phải đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu, đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên hết để đừng bao giờ mềm lòng yếu dạ, khom lưng cúi đầu làm tay sai cho cộng sản để giết hại chiến hữu, đồng bào mình.

Trở lại tên sĩ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm, sau khi ra tòa, anh em chúng tôi nhận các mức án phạt khác nhau và bị đưa về các nhà tù khác nhau để thọ án. Nguyễn Công Cẩm cũng bị kêu án 3 năm tù giam, nhưng thay vì bị đưa về các trại như chúng tôi, thì Nguyễn Công Cẩm lại được đưa ra trường sĩ quan an ninh C500 tại Hà Nội để học nghiệp vụ tình báo.

Sau khi mãn án tù, tôi trở lại Cambodia, trình diện với cơ quan UNHCR để xin tỵ nạn chính trị, thì tôi lại gặp Nguyễn Công Cẩm tại đây với tên mới là Nguyễn Cẩm Công và đã được UNHCR cấp cho quy chế tỵ nạn chính trị, và cũng đã nhiều lần UNHCR đã lập hồ sơ cho Nguyễn Công Cẩm tái định cư ở đệ tam quốc gia, theo tinh thần của công ước 1951mà các nước thành viên đã ký kết với Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn, nhưng Nguyễn Công Cẩm vẫn nhất mực chối từ, với lý do là muốn ở lại Cambodia để tiếp tục “cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước”, nhưng lý do thực tế tại sao Nguyễn Công Cẩm, nay trở thành Nguyễn Cẩm Công từ chối đi định cư thì hẵn quý vị cũng đã biết.

Ngoài tên mới là Nguyễn Cẩm Công với lớp vỏ bọc tỵ nạn chính trị, thỉnh thoảng Nguyễn Công Cẩm cũng xuất hiện với quân phục Hoàng gia Cambodia, dưới tên Miên là LY HENG với cấp hàm Trung tá an ninh Phủ Thủ tướng, và Trung tá an ninh thuộc cục A42 của ngành tình báo Việt Cộng.

Sau khi biết tôi đã gia nhập Ðảng Dân Chủ Nhân Dân do chủ tịch đảng Đỗ Thành Công lãnh đạo, Nguyễn Công Cẩm lại tiếp cận với tôi, một mặt đe dọa bắt tôi về Việt Nam trừng phạt về tội dám tham gia các tổ chức phản động của các phần tử lưu vong hải ngoại, mặt khác, Nguyễn Công Cẩm dụ dỗ, hứa hẹn rằng nếu tôi chấp nhận làm gián điệp cho cục an ninh A42 như Trần Văn Hòa, Trương Quốc Tuấn và Bạch Ngọc Dương mà Cẩm đã móc nối được, thì Cẩm và Bộ Nội vụ của Cambodia sẽ hết lòng giúp đỡ cho tôi được UNHCR cấp cho quy chế tỵ nạn và sẽ đưa ra hải ngoại định cư để tiếp tục hoạt động tình báo, nhưng tôi lại khước từ lời chiêu dụ của Nguyễn Công Cẩm.

Rất căm tức vì đã hai lần móc nối tôi làm gián điệp, đều bị tôi từ chối, chắc chắn Nguyễn Công Cẩm rất ái ngại việc tôi sẽ tố cáo những hoạt động tình báo của y, những tội ác của y đối với đồng loại, như việc y đã tổ chức bắt cóc thầy Thích Trí Lực, bắt cóc nhà sư Khmer Krom Tim Sakhorn, bắt cóc nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ… nên ngày 20 tháng 10 năm 2008, Nguyễn Công Cẩm cùng 4 nhân viên an ninh từ cục an ninh A42 đã mật phục bắt cóc tôi tại khu vực chợ Phsa Doeum Th’Kau thuộc thành phố Phnom Penh.

Để việc bắt cóc không bị nhiều người phát hiện, Nguyễn Công Cẩm đã bố trí cả chiếc xe hơi TOYOTA 4RUNNER ngay tại khu vực chợ này để sau khi bắt được tôi là tống lên xe và đưa thẳng về trại giam 34 Phan Đăng Lưu, Sài gòn để tạm giam luôn.

Tuy nhiên với bản năng sinh tồn khi đối diện với tử thần, tôi đã kịp thời chui qua gầm xe và chạy thoát vào văn phòng của Hội Ái hữu Khmer Krom ngay trong khu chợ này và tố cáo việc Nguyễn Công Cẩm và bốn nhân viên an ninh của cục A42 mật phục bắt cóc tôi. Tất cả mọi diễn biến của vụ bắt cóc này tôi đã báo cáo đầy đủ với anh CHANH RÍCH là chủ tịch Hội Ái hữu Khmer Krom tại Phnom Penh.

Trong suốt thời gian từ 20 tháng 10 năm 2008, ngay sau vụ bị bắt cóc hụt, được sự che chở bảo vệ và giúp đở của Hội Ái hữu Khmer Krom tại Phnom Penh, tôi liên tục di chuyển từ nơi này đến nơi khác để lẫn trốn trên khắp lãnh thổ Cambodia, đồng thời tên sĩ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm cùng các mật vụ của cộng sản Việt Nam tại Cambodia cũng ra sức truy tìm tung tích của tôi.

Tình trạng an ninh của bản thân tôi càng trở nên hiểm nghèo hơn, khi Nguyễn Công Cẩm và cơ quan an ninh của cộng sản Việt nam đã có đầy đủ thông tin chi tiết về hoạt động chính trị của tôi trong thời gian qua rằng không những là đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam, tôi còn là hội viên cốt cán của Chi hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại Cambodia do cựu tử tù Nguyễn Phùng Phong làm chi hội trưởng, ngoài ra tôi còn là thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam đặc trách liên hội Khmer Krom, nên Hội Ái Hữu Khmer Krom tại Phnom Penh đã giúp tôi đào thoát sang Thái Lan xin tỵ nạn chính trị từ ngày 12 tháng 05 năm 2009 cho đến nay.

Kính thưa quý vị độc giả, sự nghiệp đấu tranh cho tự do dân chủ và quang phục quê hương còn lâu dài và vô cùng khó khăn gian khổ, việc vạch mặt những tên tình báo, được cài cắm vào cộng đồng người tỵ nạn cũng như vào các tổ chức dân chủ là một việc làm bức thiết, nhằm giảm thiểu những mối hiểm nghèo, những rủi ro bất trắc cho các nhà dân chủ và bất đồng chính kiến. Vì lý do này, tôi viết thư ngỏ này gởi đến quý độc giả, các cơ quan thông tấn báo chí và các cơ quan truyền thông của người Việt quốc gia cũng như Hiệp hội Khmer Krom ở hải ngoại xin tố giác tên Nguyễn Công Cẩm hoàn toàn không phải là một người tỵ nạn chính trị, mà là một sĩ quan tình báo cấp tá của cộng sản Việt Nam, đã đánh sụp và bắt bớ toàn bộ đảng viên Ðảng Nhân Dân Hành Động, cùng các thành viên của chính phủ Việt Nam Tự Do, đã bắt cóc nhiều nhà dân chủ và bất đồng chính kiến cũng như nhiều chức sắc tôn giáo tỵ nạn tại Cambodia.

Kính mong được sự hợp tác của của độc giả, quý cơ quan thông tấn báo chí, để phổ biến thông tin này về tên sĩ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm ngỏ hầu ngăn chặn những tội ác của chúng đối với đồng loại, đối với những nhà dân chủ, những người yêu nước.

Cuối cùng tôi cũng xin được chia sẻ một thông tin quan trọng về nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ mà có lần Nguyễn Công Cẩm đã tiết lộ nhằm lung lạc tinh thần của tôi để dễ dàng chiêu dụ tôi làm tay sai cho chúng, rằng chính Nguyễn Công Cẩm cùng các nhân viên an ninh của bộ nội vụ Cambodia đã bắt cóc Lê Trí Tuệ trong một quán Internet tại khu vực cây số 6 thuộc quận Rusey Keo vào ngày 06 tháng 05 năm 2007.

Tuy nhiên có những thông tin cho rằng chính Nguyễn Công Cẩm đã thủ tiêu Lê Trí Tuệ là hoàn toàn vô căn cứ và thiếu chính xác, bởi cũng theo tiết lộ của Nguyễn Công Cẩm thì từ sau khi bị bắt cóc đến nay, Lê Trí Tuệ vẫn còn bị giam giữ tại Cambodia, trong một văn phòng khép kín trong khuôn viên của Bộ Nội vụ Cambodia, nhưng đây là văn phòng của cơ quan an ninh và tình báo của Việt Cộng.

Hiện Lê Trí Tuệ được sử dụng như một công cụ khai thác các thông tin trên mạng internet và là một “bí thư” riêng của Nguyễn Công Cẩm nhằm giao dịch với thế giới bên ngoài bằng email ngoài ra Lê Trí Tuệ cũng bị buộc phải làm hacker, thường xuyên tìm cách đột nhập vào các trang web của các cơ quan, tổ chức dân chủ ở hải ngoại để đánh phá hoặc để lấy thông tin. Với những thông tin này cũng mong được các cơ quan truyền thông và các tổ chức Quốc tế Nhân quyền cùng phối hợp mọi nổ lực để giải cứu cho nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ

Thành Phố Corax, Thái Lan.
Danh Giàu (Mã Phi Danh)