onsdag 22. juni 2011

CSVN HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN




HẾT TÀU "LẠ" ĐẾN PHỐ "LẠ".

Về mặt lý thuyết, luật lao động của CSVN không cho phép các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn về thực tế thì tại Việt Nam hiện nay có trên 300.000 công nhân Hán Chệc là cháu con của Mao Xếng Xáng đang thường trú lưu niên tại các nhà máy và các công trường xây dựng. Chỉ riêng tại tỉnh Ninh Bình nơi có công trường xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm Urea đã có số công nhân lao động phổ thông Hán Chệc lên đến trên 1.500 người.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, Huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình đã đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên nghe rất chi là hữu nghị trên tinh thân 4 tốt và 14 chữ vàng ấy là “Phố của người Trung Quốc”, bởi mỗi buổi chiều muộn, khi vũ trụ lên đèn, là hàng trăm, hàng trăm thanh niên Hán Chệc từ các ngả đường đổ xô về con phố này nơi có những hàng quán phục vụ đặc biết dành cho những người láng giềng tốt đến từ que hương của họ Mao. Một người dân địa phương cho biết: “Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi cái bọn Tàm Man này đến đây thì phố chợ ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Hán Chệc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc, sàm sở với thiếu nữ địa phương qua lại trên đường”. Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xung đột giữa lao động Việt và lao động Tàu Man hoặc ngay cả giữa lao động Tàu Man với nhau.

Tiếp xúc với anh Nguyễn Hoàng Tâm, ngụ tại xã Khánh Phú, cho biết: “Ngay sau khi khởi công Nhà máy phân đạm Ninh Bình, vùng quê này đã đổi thay hẳn đi: Các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ các nhu cầu tươi mát thư giản cho những lao động Tàu Man. Mà những lao động Tàu man này thì, họ cứ kéo từng tốp mươi người, đánh độc một chiếc quần đùi, đi nghênh ngang trên đường, gặp con gái là thế nào cũng xông tới sờ soạn, bóp nắn, khiến không ít thiếu nữ địa phương đã bị hoang thai”. Anh Tâm kể thêm: “Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, chạy nhông nhông tồng ngồng, đánh phành phạch hết phố nọ đến phố kia khiến cả phố náo loạn lên!”.

Một người dân ở khu “phố Tàu Chệc” kể: “Cứ uống rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện giữa thanh thiên bạch nhật ngay trước nhà tôi và trước nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại gầm gừ, chửi lại mắng lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”.

Số lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất là Hán Chệc tập trung chủ yếu ở hai ngành xây dựng và xi măng. Tại công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Tàu Man đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông, họ đều làm những công việc bình thường như phụ hồ, kéo sắt, kéo cáp.

Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch rồi cứ thế ở lại làm việc luôn, nhiều người trong số họ tìm cách quan hệ với gái làng, để rồi sinh con đẻ cái và cứ thế là ở lại hợp pháp luôn. “Luật pháp vẫn chưa mở cửa đối với đối tượng lao động phổ thông nước ngoài nhưng dường như một dòng chảy lao động phổ thông lớn vẫn vào Việt Nam”.

Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ Công an tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui là những công nhân "quốc phòng" đến từ Tàu Cộng này.

Thật vô cùng nghịch lý là thanh niên trai tráng ở địa phương từ bao năm nay phải cầm ruộng cố nhà để lo chi phí cho các xuất đi làm lao nô ở các nước trong khu vực, cũng với những công việc phổ thông đó, như Osin, chăm sóc người già, phụ việc gia đình, phu hồ ở các công trường xây dựng, nhiều người còn bị các công ty môi giới quỵt hết tiền lương tháng, nhiều phụ nữ còn bị đánh đập dã man, bị gia đình chủ hãm hiếp tập thể, hoặc bị bán vào làm nô lệ tình dục ở các nhà chứa... Thì ngay tại quê nhà, bên bờ tre gốc lúa của họ những công việc phổ thông đó lại dành hết cho con cháu của Mao Xếnh Xáng của bè lủ Tàu man. Không biết 15 tên to đầu trong Bộ Chính Trị có biết điều này chăng ?

Lệ Thu.

Ingen kommentarer: