Tiến Sĩ Việt Cộng Ði Ðường ... Tắt !
Bằng cấp là thước đo trình độ hiểu biết con người. Ở các nước lạc hậu chậm tiến, bằng cấp càng cao thì chức vụ càng lớn và lương bổng cũng không nhỏ. Bởi vậy, ở VN, dưới chế độ bần cố nông biến thái, bằng Tiến Sĩ có khả năng thu hút mọi người như….á phiện. Có bằng TS thì được ăn trên ngồi chốc, kiếm được các chỗ ngồi béo bở để có cơ hội …móc ngoặc làm giàu.
Tháng 11/2006, Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra trình lên đề án: “Phấn đấu đào tạo 20,000 TS, hoàn thành vào năm 2015 để cung ứng Giảng viên nòng cốt cho 400 trường Đại học và cao đẳng trên toàn VN. Chi phí cho dự án đào tạo là 700 triêu đô la,”
Góp ý về dự án này báo Saigon Giải Phóng ngày 25/1/10 đã viết: “Chất và Lượng trong đào tạo TS đang là vấn đề nhức nhối đặt ra trước hệ thống giáo dục VN. Được lượng thì mất chất, và được chất thì mất lượng. Điều đáng nói là thời gian gần đây, trước nhu cầu “Tiến sĩ hóa” đã khiến không ít người nhận thức sai lệch rằng: làm luận án TS giống như mua một món đồ trang điểm…..”
Thực vậy, với dự án “dao to búa lớn”, trong khi khả năng “giáo dục và đào tạo” còn quá thô sơ và yếu kém, thì làm sao tránh khỏi tạo thành những ông tiến sĩ giấy. Thêm vào đó, sự ưu dãi của chính quyền đối với các TS lại quá “hậu hĩnh” tạo nên những “cơn sốt”…TS. Người ta đã “đốt giai đoạn”, “đi đường tắt”, hoặc móc ngoặc để kiếm bằng được bằng TS. Cũng vì thế mà sinh ra những câu chuyện cười ra nước mắt.
Thoạt đầu là TS Lê Anh Sắc, thành viên soạn thảo Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền Hà Nôi đã đưa ra một chỉ tiêu đầy ….hoang tưởng: “Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành Ủy quản lý có trình độ TS; 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên Đại Học, trong đó một nửa cần đạt trình độ TS, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường , thị trấn có trình độ Đại học, trong đó 50% trên đại học”. Cái chỉ tiêu… cao vút tận mây xanh này đưa ra trong lúc các Thành ủy và Tỉnh Ủy, nhiều vị đang chỉ lẹt đẹt có trình độ …văn hóa bổ túc. Điều này đọc lên đã thấy… khôi hài, thiếu thực tế , thế mà lại được Sở Nội vụ thành phố thông qua. Rồi sau một loạt các bài phê bình trên báo chí, thì nó lại đươc…rút vô .
Rồi sau đó là chuyện trình bày luận án TS của ông Trần Trường Sơn ngày 10/8/09 tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài luận án là “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và năng suất trong chế biến sản phẩm dạng màng sợi từ gạo.” Nói nôm na là kỹ thuật làm bún và bánh tráng. Hiện trường trình bày luận án được diễn tả là….căng như dây đàn, vì hơn 10 câu hỏi của 7 thành viên Giám khảo, thí sinh chẳng trả lời được câu nào ! Thế mà khi tuyr6n bố kết quả, lại có 5 trên 7 phiếu thuận, trong đó có ông chủ tịch hội đồng. Tuy nhiên, ngay khi tuyên bố kết quả, thì đột nhiên một khán gỉa ngồi bên dưới là Thạc sĩ N.L.Q đứng bật dậy và cao giọng tố cáo là luận án này của ông đã làm và đã được cấp bằng sáng chế. Thạc sĩ N.L.Q cũng hậm hực nói: “ông đã nhiều lần đưa tay xin phát biểu ý kiến nhưng chủ tịch hội đồng cứ… lờ đi.” Tiếp theo đó, một thành viên khác tố cáo luận án của ông Trần Trường Sơn viết đầy lỗi chính tả, trình bày thiếu hợp lý, tính toán mơ hồ. Ngày 28/10/09, Đại Học Bách Khoa ra công văn “hủy bỏ kết quả đánh gía của Hội đồng chấm Luận Án cấp nhà nước ngày 10/8/09 của Trần Trường Sơn”.
Theo TS Trần Thu Hà, Vụ Trưởng vụ Đại Học và Hậu Đại Học thì khi Bộ Giáo Dục và Đào tạo thẩm định lại 17 bài thi môn Anh Văn đạt tiêu chuẩn của các thí sinh Thái Nguyên dự kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh Tiến sĩ năm 2005 của Viện Khoa Học Nông Nghiệp VN, thì phát hiện rằng chỉ có….2 bài đạt điểm trung bình.
Về luận án TS, thì Giáo Sư Phạm Đức Chính thuộc Viện Cơ Học than phiền là đa số các thí sinh TS thường núp bóng, tức là chọn bảo trợ là các nhà khoa học đang giữ công tác lãnh đạo hoặc các Giáo sư đầu ngành để các thành viên xét duyệt vị nể mà thông qua. Còn đề tài luận án, thì phần lớn là chọn những đề tài sao chép, không có sự nghiên cứu, không có lợi ích thực dụng. Nói chung là những đề tài vô thưởng vô phạt.
Một chế độ xếp trí thức vào thành phần chót trong bực thang xã hội (Nông, Công, Trí), coi rẻ trình độ chuyên môn hơn chính trị( hồng trên chuyên), thì hậu quả tồi tệ về giáo dục là lẽ đương nhiên! Một TS không có khả năng, không có trình độ, không có kiến thức, nhưng lại có văn bằng do nhà nước cấp, và được chỉ định vào những nhiệm vụ lãnh đạo thì quả là…nguy hiểm..
Một trường hợp khác mới đây là ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, không hề biết tiếng Anh, nhưng lại có bằng TS “kinh tế quản trị kinh doanh” ở một trường Đại Học bên Mỹ. Trả lời báo chí, ông Ân cho biết trường này là do Viện Kinh Tế của bộ Tài Chánh giới thiệu ông ghi tên học. Học phí 17,000 đô la do sự hỗ trợ của Ban lãnh Đạo tỉnh Phú Thọ. Trong chương trình học 2 năm, ông đã sang Mỹ 2 lần, mỗi lần 1 tuần lễ. ông Ẩn cũng cho biết ở VN đã có 10 người lấy bằng TS theo lối này rồi. Viết đến đây không khỏi nhớ đến hai câu thơ của cụ Tam Nguyên Yên đổ vịnh ông tiến sĩ giấy đồ chơi của thợ hàng mã, làm đồ chơi cho mấy đưá con nít nhà quê thời đó, làm cách nay hơn nửa thế kỷ:
“Rõ chú hoa man khéo vẽ trò
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu”.
Trương Vĩnh Khôi
torsdag 15. juli 2010
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar