Nghề Làm Ngân Hàng Của Thụy Sĩ
Ở đây cũng nên nói qua về nưóc Thụy Sĩ và về cái nghề làm ngân hàng của người Thụy Sĩ thì vấn đề mới thông được.
Thụy Sĩ là một nước nhỏ nằm gọn giữa Tây Âu, diện tích 41.210 km2, dân số 7,7 triệu, nửa tin lành, nửa là công giáo, sống nếp sống văn minh và truyền thống Thiên Chúa Giáo. Người Thụy Sĩ hãnh diện được cung cấp cho Vatican một đội binh sĩ để bảo vệ các cung điện của Tòa Thánh. Là một nước nhỏ, nhưng Thụy Sĩ lại là một quốc gia phát triển được kể là đứng hàng đầu trên thế giới với tổng sản lượng nội địa (GDP năm 2008) là 313.173 billion US dollars (thứ 6 chỉ sau Luxemburg, Norway, Qatar, Iceland và Ireland), và lợi tức trung bình đầu người (GDP per capita) là 42.840 US dollars. Thụy Sĩ phát triển đồng đều trên mọi lãnh vực. Nhiều sản phẩm nổi tiếng của Thụy Sĩ rất quen thuộc với người Việt Nam như đồng hồ đeo tay, sữa đặc có đường hiệu Nestlé v.v. Nhưng cái nghề nổi tiếng nhất của người Thụy Sĩ, và cũng là nghề hái ra bạc nhất của họ là nghề làm ngân hàng. Người ta ước lượng có tới 1/3 số tiền trên thế giới mà giới tài chánh gọi là offshore funds (tức là đồng bạc đi chu du ngoài lãnh thổ quốc gia của nó) phiêu bạt chán rồi tới nằm nghỉ dài hạn tại các ngân hàng của Thụy Sĩ. Năm 2007 con số này lên tới khoảng 6.7 trillion Franc Thụy Sĩ hay 5.7 trillion US dollars. Cách đây 3 năm, nước Thụy Sĩ đã có tới 408 ngân hàng lớn nhỏ hoạt động hợp pháp. Các ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ là Union Bank of Switzerland (UBS) và Credit Suisse (Thụy Sĩ Tín Dụng). Hai ngân hàng này đã nuốt trên 50% tổng số các ngân khoản ký thác tại Thụy Sĩ. UBS được thành lập năm 1862 nhưng chỉ chính thức mang tên này năm 1998 khi nó sát nhập với ngân hàng Swiss Bank Corporation. UBS có trụ sở chính tại Zurich và Basel . Nó có khoảng 81,600 nhân viên và xử dụng 7 văn phòng chính trên khắp thế giới (4 tại Mỹ, London, Tokyo và HongKong mỗi nơi có 1) và các chi nhánh trên 5 lục địa. Năm 2005, nó đã cung ứng một khối lượng trên 100 billion dollars cho thị trường tiền tệ thế giới và đã thu được một số lãi thực (net profit) là 7.2 billion dollars.
Các ngân hàng Thụy Sĩ có các đặc tính là ổn định (stability), riêng tư (privacy), tài sản và thông tin về thân chủ được bảo vệ (protection of clients’ assets and information) chu đáo. Ngoài ra Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, rất ổn định về chính trị cũng như kinh tế nên dễ trở thành tổ ấm cho các đồng tiền offshore ngoại quốc sau khi chúng đã chán cuộc đời lênh đênh không bờ bến.
Sở dĩ ngân hàng Thụy Sĩ hấp dẫn và các hoạt động của nó lâu nay được coi là uy tín nhất là vì nó bảo vệ tối đa quyền riêng tư (privacy) và quyền giữ bí mật (secrecy) cho các thân chủ. Hơn nữa, tại Thụy Sĩ người ta còn lập ra cả một Ủy Ban Ngân Hàng Liên Bang (Federal Banking Commision FBC) để giám sát việc làm ăn của các ngân hàng.
Trở về với việc Obama chĩa mũi dùi vào ngân hàng UBS của Thụy Sĩ. Cũng dễ hiểu thôi vì thứ nhất, Thụy Sĩ mới là nơi cất giấu tiền kín đáo, bảo đảm, và nổi tiếng trên thế giới. Và thứ hai là vì tư thế bá quyền của ngân hàng UBS ở trong nước (ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ). Obama áp dụng chiến thuật đánh rắn phải đánh đầu. Đúng lắm, nhưng ông ta đánh đấm kiểu đó chẳng ra cái trò trống gì cả. Giá như Bush làm thì có lẽ đã khác. Khỏi cần phải nói năng gì hết, ông ta chỉ cần liên minh với các nước Anh, Pháp, Đức, Ý đổ quân vào mở các két sắt của Thụy Sĩ là biết có tiền của bọn xấu cất giấu trong đó hay không ngay thôi. Các nước kia cũng đang muốn biết kia mà. Bush tấn công Irak đâu cần phải báo trước. Nói là Irak có vũ khí giết người hàng loạt nhưng đâu cần phải có thiệt. Phải thế thì bọn khủng bố mới kinh hồn khiếp vía. Lý của kẻ mạnh luôn luôn là cái lý tất thắng, không phải sao. Bọn Tầu cộng dem quân chiếm hết luôn biển Nam Hải, thế giới im re, có thằng chó nào dám hé môi đâu. UBS chắc chắn có cất giấu tiền bạc của rất nhiều tên bất lương trên thế giới. Nhưng Obama vừa đánh lại vừa run. Ông ta không có cái liều và đởm lược của Bush.
Cái Vựa Chứa Tội Ác
Như đã trình bầy ở trên, Thụy Sĩ là một quốc gia phát triễn hàng đầu và giầu có vào bậc nhất nhì thế giới. Ít người để ý rằng Thụy Sĩ còn là cái nôi dân chủ của Tây phương, nói không sai, cũng là của thế giới nữa. Nhưng lại càng không mấy người quan tâm đến chuyện quốc gia này lại cũng là cái “VỰA” chứa tội ác rất đáng ghê tởm của nhân loại. Nếu không có chuyện suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, và nếu không có chuyện cãi vã ỏm tỏi tại cuộc họp G20 cấp bộ trưởng tại Luôn Đôn thì người viết đã không để tâm đem chuyện đất nước Thụy Sĩ với đầy dẫy thơ mộng và mơ ước ra mà nghị luận. Vậy xin nói qua về cái nôi dân chủ Thụy Sĩ trước.
Người ta vẫn thường gọi nền dân chủ của Thụy Sĩ là Dân Chủ Trực Tiếp (direct democracy). Cũng là kiểu dân chủ đại nghị (parliamentary democracy) thôi, nhưng trong nền dân chủ của Thụy Sĩ người dân còn được tham gia vào công việc làm luật bằng 2 cách khác nữa là phương thức trưng cầu dân ý toàn quốc (federal referendum) và phương thức đề xuất hiến định (constitutional initiative). Với 2 phương thức này, người dân Thụy Sĩ có thể trực tiếp tu chính Hiến Pháp hoặc làm đảo lộn một đạo luật đã được quốc hội thông qua. Ngoài ra, ở Thụy Sĩ các cộng đồng dân chúng cũng sống quần cư với nhau trong một khu vực thành từng làng, xã (commune) giống như ở Việt Nam ta. Nhiều quyết định có tính cách lập qui tại các làng xã được người dân trực tiếp tham gia bằng cách biểu quyết trong các cuộc họp làng. Nền dân chủ trực tiếp của Thụy Sĩ là như thế, và như thế Thụy Sĩ rất đáng được coi là cái nôi của cả nền dân chủ tại Âu Châu.
Nhưng thật rất đáng tiếc, ngay giữa lòng của nền dân chủ đáng ngưỡng mộ kia lại là cái vựa tội ác to lớn mang tính quốc tế. Tội ác này là lề lối làm ăn bất minh của các ngân hàng tỷ như tàng trữ, cất giấu tài sản cho những tên gian ác trên khắp thế giới. Những tài sản này là đủ mọi thứ quí giá và tiền bạc bất chánh như tiền ăn cướp, tiền ăn cắp, tiền lường gạt, tiền tham nhũng, tiền hối lộ, tiền mua gian bán lận v.v. mà chúng đã dùng quyền lực hoặc lưu manh ma giáo để cướp đoạt của người nghèo. (Xin được nói cho rõ, chúng tôi kể là tội ác việc các ngân hàng tự nguyện oa trữ, cất dấu tiền bạc cho các tên lãnh đạo tham nhũng ăn cướp được của người dân mà chúng cai trị như bọn lãnh đạo cộng sản VN chẳng hạn). Tôi không hiểu có luật pháp nào buộc ngân hàng phải tìm hiểu xuất xứ của nguồn tiền ký thác không. Nhưng ngân hàng không thể không biết được một cách tưong đối rõ ràng số tiền gởi từ đâu mà có. Một người gởi một vài ngàn trở xuống, số tiền này thường chẳng có gì đáng nghi ngờ. Nhưng nếu một người đem đến ngân hàng gởi một lúc mấy trăm ngàn, một vài triệu thì ngân hàng không thể không đặt dấu hỏi. Giả dụ thân chủ là người VN từ trong nước thì người này chắc chắn phải là cán bộ CS gộc hay bà con thân thích của hắn. Số tiền hắn gởi nhất quyết là tiền ăn cướp bóc lột của dân hoặc tham nhũng mà có thôi, không thể khác được. Anh là thằng vô sản mới ở trong rừng ra lại chẳng làm ăn buôn bán gì. Vậy thì tiền của anh từ đâu có mà nhiều thế. Là tiền ăn cướp, tham nhũng chứ còn gì nữa.
Ngân hàng là nơi giữ tiền. Giữ tiền bạc thôi thì đâu có phải là cái tội? Đúng thế, nhưng giữ tiền ăn cắp, tiền tham những, tiền bóc lột được từ người khác thì nhất định không phải là việc làm ăn lương thiện. Như ở phần đầu của bài viết chúng tôi đã đưa ra làm thí dụ, tiệm auto body shop cho để tạm một chiếc xe ăn cắp cũng đã có tội rồi. Một người vô tình mua phải chiếc cell phone lấy trộm thôi cũng khó thoát khỏi liên lụy trước pháp luật. Huống chi một ngân hàng chứa hàng tỷ, tỷ bạc tiền bất chánh lại không đáng kể là tội phạm sao? Người ta đều biết các ngân hàng Thụy Sĩ và một vài nơi khác làm ăn như thế, nhưng không ai cho rằng đó là việc làm bất chánh. Luật pháp quốc gia và cả luật pháp quốc tế không coi là tội phạm, và không hề truy tố bao giờ. Đây không phải là chuyện bất công và khó hiểu sao? Cho đến khi ông Obama nổi sùng tính lấy lại tiền của Mỹ gởi ở ngân hàng UBS đem về Mỹ thì người ta mới chịu tin rằng quả thật việc làm ăn của người Thụy Sĩ đã có điều gì không ổn. Điểm người viết xin lưu ý là việc ông Obama chỉ nhắm đến ngân hàng UBS cho thấy Thụy Sĩ đúng là nơi chúa đồ gian cấp quốc tế không còn nghi ngờ gì nữa. Cũng với một cảm nghĩ tương tự nên trong bài viết, chúng tôi thường nêu đối tượng tiêu biểu là ngân hàng UBS mà thôi.
Như trên đã nói, sở dĩ hoạt động của ngân hàng Thụy Sĩ lâu nay được cho là uy tín là vì nó bảo vệ tối đa quyền của thân chủ như quyền riêng tư (privacy), quyền giữ bí mật (secrecy) v.v.. Hơn nữa, tại Thụy Sĩ người ta còn lập ra cả một cơ quan gọi là Ủy Ban Ngân Hàng Liên Bang (Federal Banking Commision FBC) để giám sát việc làm ăn của các ngân hàng. Như thế thì ai dám bảo rằng các ngân hàng Thụy Sĩ làm bậy. Bề ngoài thì các ngân hàng của Thụy Sĩ làm ra vẻ con nhà lành như thế, nhưng bên trong nó đúng là một thứ điếm thúi. Nó lưu manh, gian xảo bằng nhiều mánh lới để chiêu dụ bọn gian tham quốc tế. Chẳng hạn, để bảo đảm tuyệt đối sự kín đáo cho các thân chủ, Thụy Sĩ bầy ra kế cho mở các trương mục vô danh (anonymous accounts), tên người gởi tiền được thay bằng một hàng các con số. Trương mục rủi có rơi vào tay kẻ xấu chúng cũng không thể biết được là của ai. Hoặc trong luật Banking Law of 1934 qui định việc trốn thuế (tax evasion) không phải là tội hình (criminal offence), mà chỉ là chuyện vi phạm dân sư (civil offence). Việc cho phép mở trương mục vô danh rõ ràng là để khuyến khích bọn lãnh đạo tham nhũng thế giới như lũ cán bộ VGCS chẳng hạn càng hăng say ăn bẩn hơn nữa. Còn việc luật pháp xếp tội trốn thuế thành vi phạm dân sư có mục đích dụ dỗ bọn tài phiệt tham lam vô độ trên thế giới, có thế thôi.
Phối Kiểm
tirsdag 28. april 2009
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar