mandag 24. november 2008

Trung Cộng đầu độc trái cây

Trung Cộng đầu độc trái cây.

*************************************

Các Việt Kiều yêu nước khi về thăm quê hương chùm khế ngọt, coi chừng khi mua trái cây có thể mua nhầm là sẽ trúng độc ngay.
Bản tin nhan đề “Hóa chất vạn năng biến quả xanh thành chín” đăng trên báo Hà Nội Mới ngày 22/11/2008, ghi xuất xứ từ báo Công An Nhân Dân, cho thấy thuốc độc đang từ Trung Cộng đưa vào Việt Nam bằng nhiều ngã, và rồi đang đầu độc cho cả dân tộc Việt. Bản tin cho biết:
“Sau khi "tắm" thuốc, đu đủ ương được vớt ra, dùng khăn lau khô và xếp lại, phủ chăn, bao tải kín lên. Vài tiếng sau, quả đu đủ sẽ từ xanh chuyển sang màu vàng tươi. Đặc biệt, vỏ trơn nhẵn, láng bóng, chứ không xù xì như đu đủ thường. Hóa chất "vạn năng" này được dùng để ủ chín tất cả các loại quả như đu đủ, chuối, hồng ngâm, cà chua…
Vài tháng trở lại đây, thông tin về một loại hóa chất "vạn năng" có tác dụng chỉ sau vài tiếng biến trái cây từ xanh thành chín vàng với màu sắc đẹp mắt, không dập nát khi vận chuyển rộ lên và được nhiều người nông dân, lái buôn ở Hà Nội sử dụng để giấm chín hoa quả.
Loại thuốc này có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên vỏ hộp có hẳn hướng dẫn sử dụng, địa chỉ nơi sản xuất bằng tiếng Việt. Đáng lo ngại là thuốc được nhập lậu vào Việt Nam, không được phép sử dụng và trên bao bì ghi rõ thuốc có độc...”
Báo nhà nước viết rằng nhóm phóng viên đã tìm đến tận thôn Thu Quế, thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) nơi phần lớn người dân sống bằng nghề trồng đu đủ, chuối và buôn bán hoa quả về nội thành Hà Nội... để điều tra.
Báo nhà nước ghi lại sư ngạc nhiên của phóng viên khi nhìn thấy:
“...Cứ sáng sớm, người dân trong thôn lại tấp nập chở chuối, đu đủ bằng xe thồ, xe máy mang vào nội thành bán buôn cho các quầy hoa quả. Thậm chí, nếu đúng vụ, người dân còn bán buôn cả xe ôtô tải các loại trên tiêu thụ cho các tỉnh xung quanh.
Nhưng có một điều rất lạ là tuy trồng và bán hoa quả đi các nơi khác nhưng người dân ở đây không bao giờ mua hoa quả ở chợ về ăn, nhất là các loại quả khi chín có màu vàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết hoa quả tại đây đều được ngâm một loại hóa chất lạ để ủ chín hoa quả.”
Cư dân địa phương kể cho phóng viên nhà nứớc rằng: “...Hóa chất "vạn năng" này được dùng để ủ chín tất cả các loại quả như đu đủ, chuối, hồng ngâm, cà chua.
Bà Oanh cho biết, dù người dân trong thôn sử dụng thuốc lạ để giấm chín hoa quả nhưng tuyệt đối không ai trong làng ăn những quả được ngâm bằng hóa chất này. Hoa quả để ăn sẽ được để riêng, giấm chín theo cách thông thường...”
Điều nguy hiểm là, hóa chất độc này mua dễ dàng, mà:
“...giá rất "bèo", 800 đồng/lọ. Theo lời hướng dẫn của người bán, mỗi lọ được pha với 2 lít nước, số lượng này có thể nhúng được vài tạ hoa quả. Sau khi trả tiền, người bán còn cẩn thận đưa cho chúng tôi một chiếc găng tay nilon để không chạm vào thuốc.
Mỗi hộp có 10 lọ nhỏ màu trắng đục. Trên vỏ hộp có ghi cả tiếng Trung và tiếng Việt. Thuốc có tên Ethrel. Công dụng làm quả chín nhanh, đảm bảo không bị thối nát…
Theo phần ghi trên vỏ hộp thì loại thuốc này do Công ty TNHH hóa chất Phùng Xuân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sản xuất. Đáng lo ngại là thuốc này còn ghi rõ có độc, ăn mòn tay, chân cần tránh tiếp xúc trực tiếp bằng tay, chân.
Ông chủ bán hàng còn khẳng định, thuốc có tác dụng với tất cả các loại quả cần kích thích chín nhanh, không mất nhiều thời gian. Cà chua sau khi thu hoạch cũng được nhúng loại thuốc này và có thể để cả tuần không hỏng, màu sắc vẫn đỏ tươi, nhẵn bóng. Ngay những loại hoa quả như dứa, xoài cũng được giấm chín bằng hóa chất nầy...”
Phóng viên sau đó có đưa hóa chất độc về nhờ Cục Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn phân tích.
Thì được biết, đây là loại thuốc nằm ngoài danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và lưu hành tại Việt Nam.
Báo Công An Nhân Dân kết luận với lời cảnh giác dân chúng:
“...Với cách thức cho hoa quả chín bằng loại hóa chất trên, chắc chắn khi người tiêu dùng ăn phải sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách duy nhất để phân biệt hoa quả chín tự nhiên và hoa quả bị ngâm thuốc là màu sắc, độ cứng và đặc biệt là nên cảnh giác với những loại quả có vỏ bóng nhẵn, không tì vết.”


Duy Tường

Ingen kommentarer: