onsdag 28. oktober 2009

Tài Liệu Mật Của CIA

Tài Liệu Mật Của CIA.

Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam. Trong nhiều năm qua, CIA theo luật bắt buộc đã giải mật nhiều tài liệu quan trọng, thí dụ như hơn 1.000 trang phân tích và ước lượng về chiến tranh Việt Nam (Estimative Products on Vietnam, 1948-1975, National Intelligence Council, 2005). Lần đầu tiên trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai sử kể (narrative history), có đầu đuôi, chú thích và quan trọng hơn hết tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho đọc giả. Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để kính tường.

Người điểm sách không biết hai quyển sách trên thật sự được cho in lúc nào (nghĩa là được Center for the Study of Intelligence giải mật cho ra công chúng trong dạng một quyển sách; Center for the Study of Intelligence là nhà in của CIA). Theo lời giới thiệu trong sách, quyển CIA and the Generals (CIA & Generals) được hoàn tất tháng 10-1998; và CIA and the House of Ngo (CIA & Ngo) viết xong tháng 6-2000. Hai quyển này được đưa lên web site của Center for the Study of Intelligence vào đầu tháng 3-2009, với dấu mộc ghi APPROVED FOR RELEASE DATE 19-Feb-2009. (Được Phép Đưa Ra Công Cộng Ngày 19 tháng 2-2009).
CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chánh phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963. Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày di cư và tập kết hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm. Theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission (tác giả Ahern chú thêm, trong các công điện của CIA, Saigon Military Mission đôi khi được ghi là Saign Military Station).

CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.

Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô. Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gởi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu. Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chánh phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Tổng Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc do CIA khoán đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.

Một vài tiết lộ khác trong sách của Ahern: CIA bắt liên lạc được với những nhân vật quan trọng như Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Trần Quốc Bửu. Và ít hay nhiều, CIA có thể nhìn vào nội tình của Nhà Ngô qua những tin tức do những nhân vật trên cung cấp. Trong cuộc tranh chấp rồi sau đó là giao chiến giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chánh trị thành lập để hổ trợ chánh phủ Diệm, nhận tài chánh và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật đôi khi trái phép của ông Cẩn, thì ông Nhu đưa hai tay lên trời với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được. Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hạch để lọai trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chánh phủ Sài Gòn đối với lãnh chúa Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.

Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gởi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale thì ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chánh phủ Ngô Đình Diệm. Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập ngay sau lưng ông Nhu, để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một hăm dọa của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chánh điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chánh phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, màn lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!

Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoạiï, vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu cằn nhằn, to tiếng cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng thay gì phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung.

Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lãnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lãnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng lãnh muốn đảo chánh tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.
CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lãnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa), cũng là một tài liệu tương đối tối mật so với những tài liệu được CIA công bố trước đây. Những sự kiện biên niên trong quyển CIA & Generals (1963-1975) tiếp theo quyển CIA & Ngo (1954-1963), nhưng lại được cho giải mật trước CIA & Ngo. Có lẽ ban kiểm duyệt CIA thận trọng hơn về những chi tiết nằm trong CIA & Ngo. Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chánh 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chánh, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng lãnh đã nghi kỵ, ngờ vực lẩn nhau trước khi đảo chánh. Trước khi đảo chánh tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng lãnh làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh chỉnh lý tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng lãnh nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập. Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chánh ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy. Tướng Khánh rất ngây thơ khi hù tướng Thiệu là Mỹ sẽ chơi ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu! Một chi tiết khá lý thú về tướng Khánh: 25 tháng 2-1965, khi đại sứ Maxwell Taylor và các tướng trẻ hạ bệ và yêu cầu tướng Khánh rời Việt nam. Lúc ra đi vội vã tướng Khánh để quên lại một cặp táp nhiều tài liệu quan trọng. Nhớ lại, tướng Khánh yêu cầu CIA bằng mọi cách phải tìm lại cặp táp. CIA chuộc lại được và gởi qua Mỹ, giao lại cho tướng Khánh. Nhưng, trước khi cặp táp rời Việt Nam, đại sứ Maxwell Taylor yêu cầu cho ông một bản sao của tất cả tài liệu nói trên! Bản sao những tài liệu chắc chắn còn lưu trữ đâu đó trong văn khố chánh phủ Hoa Kỳ.

Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng lãnh VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch kín đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh ngớ ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp. Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn, với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng. Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắng của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chánh phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia và sau cùng người sẽ Mỹ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt. Một lời phát biểu mà tình báo Hoa Kỳ cho là tiên tri. Tình báo Mỹ cũng biết được tánh tình và quá khứ của một số tướng lãnh VNCH qua những lần đối thoại với tướng Trần Thiện Khiêm khi tướng Khiêm bị lưu đày qua Mỹ với cấp bậc đại sứ. Trong một bửa ăn ngày 19 tháng 4-1965 ở nhà hàng Sans Souci (một nhà hàng sang trọng bậc nhất ở Hoa Thịnh Đốn) tướng Khiêm thổ lộ ý nghĩ của ông về tướng Khánh và nhiều nhân vật khác. Qua nhiều chi tiết trong CIA & Genreals, đọc giả có thể suy luận, tướng Khiêm có một liên hệ lâu và thân mật với Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ.

Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định bắt liên lạc với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chánh phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên. Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan thấy Hoa Kỳ sẳn sàng xé lẻ nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ. Nhưng phải thành thật nhận xét, qua những lời úp mở trong sách vì bị kiểm duyệt khá nhiều CIA rất có thể đã xâm nhập hay bắt liên lạc được với Trần Bửu Kiếm hay một nhân vật nào đó trong nội bộ đầu nảo của MTGPMN. Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.

CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chánh và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử. Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi một thân tín của ông Kỳ ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ. Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên là Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiẹu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ. Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chánh phủ! Tổng thống Thiệu tỏ thái độ dè dặt hơn vào cuối năm 1968, khi tổng thống Lyndon Johnson gởi cho ông một lá thư, cho biết có sự hợp tác của VNCH hay không, Hoa Kỳ cũng sẽ đơn phương xúc tiến hoà đàm với Bắc Việt và MTGPMN. Tổng thống Thiệu sau đó cắt đứt liên lạc với CIA hơn một tháng, chỉ cho họ tiếp xúc với phụ tá của ông, trung tướng Đặng Văn Quang. Nhưng khi ông Thiệu càng kín đáo, càng dè dặt, thì CIA lại càng muốn biết được những ý nghĩ của ông Thiệu bằng mọi cách.

Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố trong cao điểm của cuộc tấn công là Bắc Việt sẽ hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân.
Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này (tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Từ tháng 6-1973, liên hệ giữa thủ tướng Khiêm và tổng thống Thiệu trở nên khó khăn. Ông Khiêm nói với Trưởng Sở CIA Saigon, Thomas Polgar, là ông Thiệu đang tập trung quyền lực và càng lúc càng cố vị. Nhưng cũng từ tài liệu CIA, chúng ta đọc biết ông Khiêm thường xuyên liên lạc với các Trưởng Sở CIA, từ Lewis Lepham đến Ted Shackley, đến Polgar. Từ tháng 10-1972 đến ngày ký Hiệp Định Paris 1973, CIA đến gặp thủ tướng Khiêm nhiều lần để tìm hiểu về trạng thái tinh thần của tổng thống Thiệu.

Một ngày trước khi tướng Phạm Văn Phú gặp phái đoàn tổng thống Thiệu ở Cam Ranh (14 tháng 3-1975). đại tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, đã thông báo tin này ra cho CIA. Cho đến lúc đó, CIA và Phòng Tùy Viên Quốc Phòng (Tùy Viên Quân Sự) vẫn chưa biết tổng thống Thiệu quyết định gì về Vùng II. Khi CIA xác nhận tin này vào chiều ngày 14, thì Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đang chuẩn bị di tản. Căn cứ vài tài liệu giải mật này, cho đến ngày hôm nay, CIA vẫn chưa xác định được ông Thiệu ra lệnh gì cho ông Phú trong buổi họp dịnh mệnh ngày 14 tháng 3-1975.

Trong tuần lễ cuối cùng trước ngày ký Hiệp Định Paris, nhân viên của CIA, tòa Đại Sứ, và Phòng Tùy Viên Quốc Phòng cùng nhau làm áp lực với tổng thống Thiệu và các viên chức thân cận chung quanh ông Thiệu. Đại sứ Bunker được lệnh của Kissinger cho ông thiệu coi một số hồ sơ mật của Nixon để hăm dọa ông Thiệu mánh lới đó cũng được lập lại với các ông Hoàng Đúc Nhã. Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang. Trong một cuộc đối thoại với Rodney Landreth, ông Nhã hỏi thẳng, Tại sao Hoa Kỳ làm áp lực với VNCH mà không là Bắc Việt Hoa Kỳđang đi ngược lại những gì họ đã chủ định thực hiện Nhưng câu hỏi của ông Nhã không thành vấn đề vào tuần lễ cuối cùng của tháng giêng, 1973.

Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu đọc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.

Với giới hạn của của ban chủ biên, năm, sáu trang điểm sách chỉ nói lên được một phần của CIA and the House of Ngo: Action in South Vietnam, 1954-1963; và, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam.

Thomas L. Ahern, Jr
Nguyễn Kỳ Phong lược dịch.

Tin Vui Cho Cộng Ðồng

TÂN BỘ TRƯỞNG Y TẾ (CHLB ĐỨC) NGƯỜI VIỆT NAM.

Một ngạc nhiên ngoài dự đoán tại thủ đô Bá Linh: Dr.Philip Roesler, Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) là người Đức gốc Việt, hiện là bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông tiểu bang Niedersachsen, trở thành bộ trưởng y tế trong tân nội các của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Đã từ lâu ông Dr.Philip Roesler vẫn được coi như một ngôi sao nổi bật và là niềm hy vọng của Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP). Trong suốt thời gian hơn 3 tuần lễ thương thảo gắt gao trong việc thành lập tân nội các giữa liên minh CDU/CSU và FDP, đặc biệt về vấn đề y tế, ông Philip Roesler luôn tỏ ra rất thông minh, thực tế, ôn hòa, có tài ứng khẩu, đôi lúc lại khôi hài. Cũng vì thế ông được mọi người kính nể và thán phục trong các cuộc thương thảo. Tuy nhiên ông tỏ ra rất ngạc nhiên khi được cử làm bộ trưởng y tế liên bang và ngay nội bộ đảng FDP cũng xác nhận như thế, một bộ hiện đang đương đầu với nhiều khó khăn.

Sự nghiệp chính trị của Dr.Philip Roesler tiến rất nhanh và được các đảng viên trong đảng quý chuộng. Ông đã trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong tân nội các của thủ tướng Angela Merkel, trẻ hơn cựu bộ trưởng kinh tế Karl-Theodor zu Guttenberg (37 tuổi/CSU) mà trong tân nội các trở thành bộ trưởng quốc phòng, Dr. Wolfgang Schaeuble (CDU) làm bộ trưởng tài chánh. Trong lịch sử nước Đức, vị bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức là bà Claudia Nolte (CDU, 27 tuổi), bộ trưởng bộ gia đình (từ năm 1994 đến 1998) dưới thời thủ tướng Helmut Kohl. Trong khi đó ông Dr. Philip Roesler là bộ trưởng cấp tiểu bang, nay là toàn liên bang đầu tiên không phải người gốc Đức.

Chỉ một ngày trước đó, ông Dr. Philip Roesler đã tuyên bố với báo chí rằng ông "không hề có tham vọng lên đến chính quyền liên bang" và cho biết đã bàn bạc và quả quyết với vợ con rằng "tuyệt đối chỉ ở tiểu bang Niedersachsen mà thôi". Giới truyền thông Đức cho rằng, việc ông Dr. Philip Roesler nhận chức bộ trưởng y tế liên bang là do sức ép của ông Dr. Guido Westerwelle, thủ lãnh đảng FDP. Tuy nhiên, ông Dr. Philip Roesler tỏ ra không quan tâm nhiều đến sự nghiệp chính trị lâu dài của mình khi ông tuyên bố trước khi nhậm chức bộ trưởng kính tế của tiểu bang Niedersachsen rằng, ông sẽ tự rút lui khỏi chính trường vào năm 45 tuổi.

Lý lịch cá nhân của ông được ghi trong văn khố tiểu bang Niedersachsen như sau:

Dr.Philip Roesler sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Việt Nam. Tháng 11 năm 1973 khi còn là một cậu bé 9 tháng, ông đã được một gia đình người Đức tại Bueckeburg (cách thành phố Hannover khoảng 50 cây số) nhận làm con nuôi từ một viện mồ côi tại Khánh Hưng (Nha Trang). Khi lên 4 tuổi, cha mẹ nuôi ly dị và ông về sống với cha nuôi -một quân nhân trong quân đội Đức- tại Hamburg/Harburg. Năm 2002 ông lập gia đình với bà Wiebke Roelser (31 tuổi) và hiện nay có 2 người con gái song sinh tên Grietje và Gesche (1 tuổi).

Năm 1992: gia nhập quân đội Đức với chức vụ dự bị sĩ quan quân y
Năm 1993: đại học y khoa tại Hannover
Năm 1999: đại học y khoa quân đội tại Hamburg
Năm 2001: tốt nghệp bác sĩ nha khoa và sĩ quan quân y trong quân đội Đức
Năm 2002: luận án tiến sĩ y khoa về Tim-Phổi-Mạch Máu

Sự nghiệp chính trị:

Năm 1992: gia nhập Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)
Năm 1994: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Julis) thuộc đảng FDP thành phố Hannover
Năm 1996: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Juliis) toàn tiểu bang Niedersachsen, kiêm thành viên ban chấp hành đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
Năm 2000-2004: tổng thư ký đảng FDP tiểu bang Niedersachsen (không thù lao)
Năm 2001: dân biểu thành phố Hannover, kiêm phó chủ tịch đảng FDP trong hội đồng thành phố
Năm 2003: chủ tịch đảng FDP trong quốc hội tiểu bang Niedersachsen
Năm 2005: thành viên ban chấp hành trung ương đảng FDP toàn quốc
Năm 2006: chủ tịch đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
Từ 18.02.2009: bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Giao thông tiểu bang Niedersachsen

Bây giờ là Bộ Trưởng Y Tế Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Đặc biệt Dr. Philip Rösler đã đến dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tị Nạn Cộng Sản ngày 12.09.2009 tại Hải Cảng Hamburg – Germany. Sau buổi Lễ Khánh Thành, đồng bào đã bày tỏ tình cảm với Dr. Philip Rösler, bằng cách chụp hình chung lưu niệm, cả tiếng đồng hồ sau Dr. Philip Rösler mới dời khỏi nơi hành lễ để về nhà. Cũng cần nói thêm, Tòa Đại Sứ VC tại Berlin đã nhiều lần gọi điện thoại để lung lạc và yêu cầu Dr. Philip Rösler đừng đến dự Lễ Khánh Thành vì lý do chính trị, nhưng Dr. Philip Rösler đã mạnh mẽ trả lời với tòa Đại Sứ VC, Ông ta đến tham dự Lễ Khánh Thành cũng vì lý do chính trị, và Dr. Philip Rösler đã hiện diện tại buổi Lễ với tất cả tình cảm của đồng bào dành cho một người con, người cháu đã làm hãnh diện cho người Việt Tị nạn CS nói riêng tại CHLB Đức.

Tạp Chí Dân Văn, Đức Quốc

Bệnh Dịch Cúm Chết Người BÙNG NỔ

Hãy Chuẩn Bị Tinh Thần
Nếu Bệnh Dịch Cúm Chết Người BÙNG NỔ.

Cơ quan The U.S.. Centers for Disease Control là cơ quan hàng đầu bảo vệ bệnh dịch tại Hoa Kỳ đã tỏ ra lo lắng hiện tượng bệnh dịch đang xảy ra tại Mexico. Bệnh dịch hiện đang lan nhanh chóng, cho tới giờ phút nầy đã có trên 1.000 người lây bệnh ... Đây là một loại bệnh tương tự như bệnh Flu và nhiều khoa học gia trên thế giới nghi ngờ là một loại vi trùng mới được biến thể từ vi trùng cúm gia cầm và bây giờ có thể lây từ người sang người.
Ông giám đốc Dr. Richard Besser thuộc The U.S. Centers for Disease Control cho biết là hiện nay cơ quan bảo vệ y tế CDC của Hoa Kỳ đang chú tâm và hợp tác với cơ quan Y Tế Thế Giới để truy tìm loại vi trùng gây dịch nầy.
Những câu hỏi được đặt ra là:

(1) Đây có phải là loại Vi Trùng Mới ?
(2) Vi Trùng nầy gây nên Tử Vong ?
(3) Vi Trùng nầy lây từ người sang người ?

Nếu 3 câu hỏi nầy được trả lời là YES thì thế giới sẽ trở nên thời kỳ không khác gì thế chiến thứ 3. Giới khoa học gia tại Mexico nghi ngờ là 3 câu hỏi trên đã trở thành sự thật và e rằng chúng ta đã quá muộn để ngăn nó.
Ông giám đốc Dr. Richard Besser cho biết dân chúng nước Mỹ nên chuẩn bị tinh thần nếu cơn dịch nầy trở nên Bùng Phát (OUTBREAK).

Cộng Đồng Người Việt Tại Hải Ngoại nhất là tại California và Texas nên chuẩn bị một ít thực phẩm và nước uống, đèn pin, đài radio nhỏ để trong nhà và trong xe.
Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì trong vài ngày nữa chúng ta sẽ được các cơ quan Y Tế Thông Báo.

Nếu Chúng ta chờ tới lúc thông báo thì e rằng đã quá muộn chăng !!!.
Trong Lúc Nầy Xin Cộng Đồng Theo Dõi Thường Xuyên Trang mạng: http:/www.pandemicflu.gov/

Thành Phố Mexico Báo Động Đỏ; Vi Trùng Cúm Lan Nhanh, Mexico Đóng Cửa Trường Học, Công Sở.

Chính phủ Mễ vừa ra lệnh đóng cửa trường học, thư viện, rạp hát và cấm tụ họp đông người trong thời gian nầy .. Chính phủ Mễ đã báo động tại thủ đô Mexico City với các phương tiện truyền thông, TV, đài phát thanh đã phát sóng liên tục loan tin về bệnh dịch nguy hiểm đã làm tử vong 60 người và hiện nay đã lây lan trên 800 người khác . Cơ quan World Health Organisation (WHO) cảnh báo những người bị dịch có triệu chứng tương tự bệnh Cúm. Bộ trưởng Y Tế Mễ Tây Cơ, ông José Ángel Córdova cho biết chính quyền phải áp dụng nhanh chóng lệnh đóng cửa các cơ sở công cộng và khuyến khích các cơ sở Tư Nhân tại thủ đô nên cho công nhân nghỉ việc tạm thời trong tuần nầy.
Nhiều nhân chứng cho biết một lực lượng Y Tế hùng hậu với khẩu trang và áo Y Tế phủ kín đã túc trực ngăn những người bị dịch tiếp xúc với người khác. Tại Phi Trường, các trạm xe lửa đã có những nhân viên Y Tế lập lên những nơi khám khẩn cấp. Những hành khách buộc phải khai báo bệnh trạng, chính quyền và các hãng hàng không khuyến khích những người bị dịch không nên đi máy bay.
Mexico rơi vào tình trạng Báo Động Đỏ, đường phố vắng dần. Tại những nơi tụ tập đông người, các nhà hàng, vũ trường đêm thứ sáu đã vắng khách. Nhiều người đã đeo khẩu trang khi ra đường. Các trẻ em được cha mẹ bắt ở trong nhà cho tới khi chính phủ thông báo kế tiếp.
Các đài phát thanh khuyến khích mọi người không nên tới chổ đông người, chỉ đi tới ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Bệnh dịch tại Thành Phố Mexico được chính phủ Mễ quan tâm hàng đầu.
Hiện nay cơ quan World Health Organisation (WHO) đang mở đường dây nóng, túc trực liên lạc với chính phủ các nước Mexico, U.S, và Canada .
Báo Động Vi Trùng Cúm Nguy Hiểm Đang Xảy Ra ...

Bs Nguyễn Thuỳ Trang MD cho biết, hiện nay đang xảy ra dịch tại Mễ Tây Cơ một loại vi trùng cúm mới A(H1N1) đã làm ít nhất 60 người chết, 20 người chết vì bệnh cúm do tiếp xúc loại vi trùng mới và 40 người khác chết vì liên quan tới bệnh cúm nầy.
Các nhà khoa học gia trên thế giới hiện đang họp khẩn về sự việc nầy. Loại vi trùng cúm mới nầy được nghi ngờ biến dạng DNA từ loại cúm gia cầm phối hợp với DNA của loại vi trùng cúm người để trở thành loại vi trùng nguy hiểm có thể lây từ người sang người . Hiện tại vi trùng mới nầy đã lây sang Hoa Kỳ và làm cho 8 người bị cúm nhưng hiện nay chưa có người tử vong.
Chúng ta nên tránh đi du lịch, tham quan Mễ Tây Cơ, nơi có bệnh dịch cúm nầy đang lây lan. Những người Việt chúng ta sống gần biên giới Mễ như San Diego, El Paso Texas nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với những người bị Flu trong lúc nầy.

Câu Hỏi: Làm sao để biết người bị cúm (Flu)?
Trả Lời: Người bị cúm sẽ bị nóng sốt, nôn mửa, tiêu chảy và có thể bị ho, gương mặt họ mệt mỏi, mắt có thể đỏ nhừ ... Khi người trong gia đình mình bị những triệu chứng trên thì nên liên lạc ngay với bác sĩ.
Câu Hỏi: Nếu trường hợp biết là bị cúm thì phải làm gì ngay ?
Trả Lời: Trước nhất là cô lập bệnh nhân tránh lây lan tới những thành viên khác trong gia đình. Khi một người bắt đầu bị bệnh cúm thì vi trùng sẽ sinh sản rất nhanh trong cơ thể người đó, trong thời gian sinh sản nầy, vi trùng sẽ ít lây sang người khác nhưng sau một ngày thì vi trùng bắt đầu sinh sản mạnh và sẽ lây sang người khác qua sự tiếp xúc nhất là theo đường nước bọt, vì vậy người bị cúm nên tìm cách đeo khẩu trang và khi ho thì tránh ho vào mặt người khác.
Câu Hỏi: Hiện nay bệnh cúm có thuốc trị không, phải làm gì trong thời gian bị cúm ?
Trả Lời: Hiện nay có loại thuốc chữa cúm tốt nhất là Tamiflu, thuốc nầy có thể mua không cần toa nhưng khi uống loại thuốc nầy nên tham khảo với bác sĩ vì trường hợp những người bị bệnh khó thở (chronic lung disease) như Asthma thì không nên dùng. Tamiflu hay các loại thuốc trị cúm khác chỉ có khả năng làm giảm bệnh chứ không chữa hết bệnh. Uống Tamiflu có hiệu quả tốt nhất là trong thời gian 1-2 ngày lúc bắt đầu bị cúm, sau khi bị cúm nặng thì thuốc Tamiflu không có tác dụng nhiều.
Trong thời gian bị cúm, nếu gia đình mình có trẻ em bị cúm thì phải hết sức cẩn thận đừng cho uống thuốc bừa bãi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc không nên dùng cho trẻ em lúc bị cúm là thuốc Ho (Cough medicine ) và Aspirin. Thuốc Tylenol (Acetaminophen) có thể dùng để giảm sự đau nhức trong lúc cúm nhưng tránh đừng dùng quá lều lượng bác sĩ cho phép.
Uống nước thật nhiều hơn bình thường khi bệnh cúm vì nếu không bệnh nhân sẽ bị thiếu nước đưa tới tử vong. Trong thời gian bệnh cúm nên nằm nghỉ trên giường, tránh đi lại tiếp xúc với người khác.
Câu Hỏi: Có nên đưa con em đi chích ngừa Flu không ?
Trả Lời: Nếu có cơ hội thì nên đưa gia đình đi chích ngừa (Vaccine) bệnh Flu vì thuốc ngừa bắt đầu tác dụng 2 tuần sau khi chích, vì vậy nên chích ngừa càng sớm càng tốt.
Câu Hỏi: Sao vừa chích ngừa hôm qua mà hôm nay lại bị Flu, như vậy có phải thuốc chích ngừa không có công hiệu ?.
Trả Lời: Như đã trình bày trên là thuốc ngừa bệnh Flu sẽ có tác dụng hai tuần sau khi chích, thuốc không có tác dụng ngay liền sau đó.

* Xin quí vị giúp phổ biến rộng thông tin nầy đến với cộng đồng VN trong lúc nầy.


Uyen Phuong Minh Nguyet

søndag 18. oktober 2009

Chuyện Vui: ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ

Chuyện Vui: ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ.


Sau một thời dài Mỹ và Nga hợp tác đã chế tạo một chiếc phi thuyền. Muốn thử nghiệm sản phẩm mới, hai anh Mỹ và Nga đưa ra chương trình để bay một vòng quỹ đạo. Cũng là khoe tài năng của mình, nên hai anh Mỹ và Nga cần tìm thêm người để mời cùng tham gia. Phải mất gần một tháng trời, hai anh Mỹ và Nga mới chọn được người tham gia đó là đỉnh cao loài khỉ rừng xanh tức cán ngố CSVN cùng bay khai trương và thử nghiệm.
Từ kúc khởi hành không được bao lâu thì phi thuyền gặp sự trở ngại về kỹ thuật, anh Nga hớp 1 ngụm cô-nhắc, rồi lao vào phòng máy để sửa chữa, 3 giờ sau thì đi ra, phi thuyền hoạt động được 10 phút lại bị trở ngại. Anh Mỹ nhìn anh Nga lắc đầu, hít 1 hơi xì gà, lao vào phòng máy, cũng khoảng 3 giờ sau đi ra, phi thuyền chạy được 15 phút lại bị trở ngại tiếp tục. Tên cán ngố CSVN mĩm cười, lấy điếu cày làm một hơi phung khói mịt mù phòng lái, ung dung viết gửi một mail về cho Bắc Bộ Phủ xin ý kiến, nhận được mail mấy con khỉ già ở Bắc Bộ Phủ trả lời ngay lập tức. Sau khi nhận được mail hồi báo, tên cán ngố CSVN vội chạy vào phòng máy, chỉ 5 phút sau thì đi ra, phi thuyền bay một vòng quỹ đạo và một mạch về trái đất an toàn. Làm cho 2 anh Mỹ và Nga phục muốn té ngữa, không biết tên đỉnh cao loài khỉ này chơi chiêu gì hay như vậy ? Nên phái điệp viên tìm mọi cách khai thác nội dung đoạn mail của Bắc Bộ Phủ từ Hà Nội gửi lại cho tên các ngố đỉnh cao loài khỉ này, sau đó tìm thấy kết quả chỉ vỏn vẹn một dòng chữ như sau: "MÀY VỪA CHÔM CÁI GÌ? GẮN LẠI NGAY! con bà mày tánh nào tật đó"

TSL

Đảng CSVN: Là Đảng Cướp - Hồ Chí Minh: Là Hồ Tặc

Tại Sao Dân VIỆT Gọi
Đảng CSVN: Là Đảng Cướp - Hồ Chí Minh: Là Hồ Tặc.

Nếu “Một đảng chính trị là của những đảng viên họ đồng ý với nhau về mục tiêu giành lấy quyền hành để cai trị theo chủ trương của họ.” Dĩ nhiên cái chủ trương ấy là một cái chủ trương mà mọi đảng viên của họ cho là tốt đẹp và được nhiều người dân ủng hộ thì họ mới giành được quyền hành. Cũng như một chính trị gia, muốn thành công không những phải là người có khả năng ăn nói mà ngay cả những chương trình tranh cử của người ấy cũng phải thu hút được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng, Vì thế, ngay cả đảng Cộng Sản Việt Nam, là một đảng duy nhất nắm quyền cai trị, nhưng trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như những chính sách mà chúng đem ra áp dụng cũng phải dựa vào lòng dân với những chủ trương tốt đẹp như: Cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng ruộng đất, xã hội tự do, nam nữ bình quyền, v.v…trong cương lĩnh của đảng CSVN vào năm 1930 lừa bịp đã dùng khẩu hiệu: xã hội công bằng, do nhân dân làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân v.v…
Ấy vậy mà tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam lại bị gọi là đảng cướp? Tại sao Hồ Chí Minh, người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam lại bị nhân dân Việt Nam gọi là Hồ Tặc ( Hồ Tướng Cướp) ?
Mặc dầu chữ “Cướp chính quyền” không những đã được nhân dân Việt Nam dùng khi đảng Cộng Sản Việt Nam núp dưới hai chữ Việt Minh để đoạt chính quyền vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội mà chính đảng Cộng Sản Việt Nam cũng dùng mấy chữ này trong các sách vở và tài liệu. Mặc dầu trong chiến dịch cải cách ruộng đất 1954, đảng Cộng Sản Việt Nam đã cướp của ( tài sản và đất đai) của các điền chủ và chính bọn chúng đã giết chết hơn 170 ngàn người dân vô tội chỉ vì có vài mẫu ruộng hay vài chục mẫu ruộng. Tết Mậu Thân năm 1968, chỉ vì không cướp được miền Nam, đảng Cộng Sản VN đã hạ lệnh giết chết trên 5 ngàn người vô tội ở Huế. Cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân Việt Nam vẫn chưa ai gọi đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng Cướp là tại sao ? Bởi vì bọn Cộng Sản Việt Nam trước năm 1954 dưới chiêu bài “Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc” và sau này, trước năm 1975, với chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước”, vẫn che dấu được cái bộ mặt tay sai của Cộng Sản Quốt Tế là Liên Sô và Trung Quốc, vẫn bịp bợm và lừa gạt được nhân dân Việt Nam là chỉ có chúng mới là người có công giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì thế nhiều người vẫn tưởng rằng chúng có chính nghĩa và những tội cướp của giết người mà bọn chúng chúng làm là đúng.
Nhưng sau tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã cướp 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam đem về bắc chia nhau. Với những chính sách đổi tiền, mỗi gia đình chỉ được phép đổi có 100 ngàn đồng tiền VNCH để lấy 200 đồng tiền VC cũng như chính sách đánh tư sản mại bản, chính sách kinh tế mới, đảng Cộng Sản VN đã cướp trắng trợn không biết là bao nhiêu tiền bạc, của cải, nhà cửa của đồng bào miền Nam và cũng kể từ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam đã được nhân dân miền Nam gọi là đảng Cướp, thật không sai chút nào. Ngày nay chúng còn cướp cả đất đai của các tôn giáo như Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành v.v…và đất đai của nhân dân cả hai miền Nam, Bắc vì thế mới có những vụ giáo dân xứ Thái Hà biểu tình phản đối ở Hà Nội, giáo dân Tam Tòa cầu nguyện ở Vinh, vụ dân oan khiếu kiện ở Saigon v.v…
Trên đây chỉ là mấy vụ điển hình, nhưng hành vi cướp của, giết người của đảng CSVN rõ ràng và có ghi vào sử sách. Ngoài ra còn không biết bao nhiêu những vụ cướp của, giết người khác mà đảng CSVN đã thi hành một cách dấu diếm như thủ tiêu, thanh toán hoặc đổ cho người quốc gia hoặc đảng phái đối lập. Ngay cả những người đã nghe theo lời dụ dỗ của bọn chúng, đem tiền về làm ăn, chúng cũng không tha, nhiều người còn bị chúng bỏ tù trước khi cướp hết tài sản. Vụ gần đây nhất là vụ Bát Nhã Làng Mai ở Lâm Đồng..
Qua những sự kiện trên, đảng CSVN đã lộ nguyên hình là một đảng Cuớp không những đúng nghĩa là một đảng cướp, mà còn là một đảng cướp dã man và tàn bạo nhất thế giới. Thực vậy, các đảng cướp, thường chỉ cướp của, ít khi chúng giết người, trừ trường hợp bất khả kháng. Nhưng đảng CSVN, sau khi cướp của, nếu chúng không giết thì cũng bỏ tù.
Khi một đảng được gọi là đảng cướp, thì thủ lãnh của đảng cướp phải là một tướng cướp. Bởi thế đảng CSVN đã là một đảng cướp, thì thủ lãnh của đảng CSVN, tức Hồ Chí Minh phải là một tướng cướp. Do đó người dân Việt Nam thường gọi Hồ Chí Minh là Hồ Tặc, nhiều người còn gọi Hồ là Dâm Tặc. Điều này thật cũng không có gì là quá đáng vì chính Hồ Chí Minh cũng đã từng cướp của giết người. Thực vậy, năm 1945, sau khi cướp được chính quyền, Hồ tặc tổ chức một tuần lễ vàng, lấy lý do là để mua khí giới. Nhưng Hồ tặc đã cướp đi số vàng này đem hối lộ tướng Tầu là Lữ Hán để y không cung cấp vũ khi cho các đảng phái Quốc Gia. Ngoài vụ cướp số vàng này, số vàng của nhân dân cúng để mua vũ khí chống Pháp, Hồ tặc còn phạm tội giết người, đó là giết Nông Thị Xuân, một người làm của Hồ tặc để che dấu tội lợi dụng quyền hành để hãm hiếp người làm tới có con.

Không những cướp của, giết người, Hồ tặc còn cướp cả vợ của đàn em là Nguyễn Thị Minh Khai, vợ của Lê Hồng Phong và cướp cả trinh tiết của không biết bao nhiêu cháu bé cái gọi là cháu ngoan Hồ tặc. Trong bài “Lần gặp bác Hồ, tôi bị mất trinh”, chị Huỳnh Thị Thanh Xuân ở Quảng Nam cho biết, năm 1964, chị và một số các em thiếu nhi tuổi vào khoảng 14, 15 được cơ quan và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cho ra Bắc. Khi gặp Hồ tặc, đã ôm hôn mỗi ngưới một cái. Riêng chị, Hồ tặc không những đã hôn môi chị mà lưỡi của Hồ tặc còn ngoáy ngoáy trong miệng của chị. Sau chị đã được Hồ tặc dẫn tới phòng chiếu phim để coi phim cùng mọi người. Chị ngồi cạnh Hồ tặc. Một tay Hồ tặc choàng lên vai chị còn tay kia xoa lên bộ ngực mới lớn của chị và tối hôm đó, chị đã bị đưa tới phòng riêng của Hồ tặc. Gặp chị, Hồ tặc như con hổ đói và ã cướp đi mất cái trong trắng quí giá nhất của đời người con gái của chị.
Tóm lại, đảng CSVN đúng là một đảng Cướp và Hồ Chí Minh đúng là Hồ Tặc. Trong lịch sử thế giới, nói chung, lịch sử Việt Nam, nói riêng, chưa hề có một đảng chính trị nào bị gọi là đảng cướp và cũng chưa hề có một vị Vua nào hay một vị Tổng Thống nào bị chính dân của mình gọi Tặc trừ đảng Cộng Sản Việt Nam và tên Hồ Chí Minh. Không những thế, ngày nay, nhiều người còn gọi thẳng Hồ Chí Minh là Thằng, thằng Hồ Chí Minh và coi tên Hồ Chí Minh như cái bộ phận sinh dục của người đàn ông như trong bài thơ sau:

Một năm hai thước vải thô,
Nếu đem may váy thằng Hồ ló ra.
May yếm thì hở lá đa,
Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ.
Vội đem cất ảnh cáo Hồ,
Sợ rằng Hồ thấy tô hô lại the`m.

Vậy mà bọn Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn luôn hô hào phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, và phải noi theo đạo đức Hồ Chí Minh. Thảo nào bọn Cộng Sản VN càng học tập tư tưởng của Hồ Chí Minh bao nhiêu và noi gương đạo đức Hồ Chí Minh bao nhiêu thì bọn chúng lại càng tham nhũng, gian ác, dối trá, tồi bại và hủ hoá bây nhiêu.

Lê Duy San

Cô Gái Có Bàn Chân “Nhả” Ngọc

Cô Gái Có Bàn Chân “Nhả” Ngọc.

Cô gái 23 tuổi người Malaysia - Siti đã lâm vào một trường hợp vô cùng oái oăm khi phần da dưới kẽ móng chân của cô liên tục nứt ra những hạt ngọc ngũ sắc cứng và sáng lấp lánh.
Ngay sau khi sự kiện xảy ra, Siti đã trở nên nổi tiếng và gia đình cô ngày nào cũng chật kín bởi những cuộc viếng thăm của đông đảo người dân hiếu kì trong vùng cũng như các phóng viên báo chí và truyền hình.
Tất cả các bác sĩ đều bó tay trước căn bệnh kì quặc này và cảm thấy vô cùng li kì trước những biểu hiện của Siti. Sở dĩ gọi việc bàn chân “nhả” ngọc này là một căn bệnh vì trước mỗi lần xuất hiện những hạt ngọc dưới kẽ móng chân thì Siti lại có một loạt những biểu hiện khó chịu, đau răng, cảm giác buồn nôn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường nhật của cô. Khi được biết trường hợp kì lạ này, chính phủ, địa phương đã rất quan tâm và quyết định sẽ trợ cấp mọi chi phí thuốc thang chữa bệnh cho Siti.
Theo nguồn tin của báo giới Anh, kể từ sau khi đài truyền hình đưa tin về khả năng huyền bí của Siti, đông đảo công chúng đã tỏ ra rất quan tâm và thậm chí còn có người đưa ra giá cao để mua lại những viên ngọc ngũ sắc đặc biệt này. Mẹ Siti phát biểu: “Mọi người đều muốn biết bằng cách nào mà những viên ngọc có thể "chui" ra từ dưới kẽ móng chân con gái tôi. Chúng tôi thực sự không muốn nổi tiếng một cách “bất đắc dĩ” như thế này. Chúng tôi chỉ muốn nghiên cứu và tìm ra được biện pháp chữa trị hiệu quả cho Siti”.
Bà còn cho biết, lớp da dưới kẽ chân của Siti bị nứt ra và tiếp sau đó là tuôn ra những viên ngọc ngũ sắc màu sắc đẹp mắt, trong vắt như thủy tinh và thường mỗi lần “nhả” được khoảng 5 viên ngọc. Ngay sau đó, lớp da lại tự động liền lại như bình thường. Lần đầu tiên Siti xuất hiện tình trạng này, cô đã “nhả” được 1 viên đá màu trắng, trông giống như mã não. Và lần sau nữa, là 2 viên to như hạt ngọc trai,1 viên màu xanh nhạt và 1 viên màu trắng đục.
Thông thường, trước khi “nhả” ngọc 10 phút, Siti phải trải qua một loạt những triệu chứng khó chịu buồn nôn, đau răng. Siti cho biết: “Những lúc đó, tôi chỉ mong sao cho những viên ngọc nhanh nhanh ra ngoài để cảm thấy dễ chịu hơn. Những viên ngọc chui ra hoàn toàn không có quy luật; có những lúc ngay cả khi tôi đang say ngủ và có những viên ngọc “quá khổ” khiến tôi phải dùng dụng cụ đưa nó ra ngoài". Thế nhưng, trong những tấm phim X-quang được chụp vẫn không hề phát hiện ra những biểu hiện khác thường gì.
Bác sĩ điều trị cho Siti cho hay, trường hợp của Siti vô cùng kì lạ và trong y khoa cũng như sinh vật học thì đây là hiện tượng hoàn toàn “không tưởng”. Chân, ngón chân chỉ có thể phát triển xương. Nhưng mà xương thì không thể rơi ra, tách rời với cơ thể được. Cơ thể con người có thể sinh ra những khối u hay kết sứ (phần thịt thừa) nhưng việc cơ thể có ra sản sinh và “nhả” ra được những viên ngọc màu sắc như Siti hoàn toàn chỉ có trong truyền thuyết”. Và cho đến nay thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích cho hiện tượng này.

Hoàng Châu

Tội: Chính Trị - Phản Ðộng - Tuyên Truyền

Tội: Chính Trị - Phản Ðộng - Tuyên Truyền.

Thượng tọa Thích Viên Định phản đối Công an VC kết án bừa bãi người hiền lương và vạch trần tính chất phản động của Đảng Cộng sản VN :
Vừa qua, Công an Sài gòn đã mời tôi đến trụ sở làm việc, hạch xách việc tôi đọc bản Thôn Điệp Phật Đản 2553 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) trong Lễ Phật Đản tại chùa Giác Hoa. Công an cho rằng, trong bản Thông Điệp đó có lồng vào một đoạn “Lời Kêu Gọi Bất Tuân Dân Sự Bảo vệ Tổ Quốc” của Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, mà nội dung “Lời kêu Gọi” có tính cách chính trị, Thông Bạch Phật Đản không được dính vào chuyện thời sự đất nước...
Nghe Công an nói rằng - Lời Kêu Gọi có tính cách chính trị. Tôi rất bất ngờ, nên hỏi lại : - Tại sao các anh cho rằng Lời kêu Gọi Bất Tuân Dân Sự, Bảo Vệ Tổ Quốc của GHPGVNTN là chính trị ? Trung cộng sợ mất miếng mồi, nên nói xấu, xuyên tạc Lời Kêu Gọi của GHPGVNTN đã đành, chứ các anh là người Việt nam mà cũng nói như vậy à ? Theo ý tôi, việc lập đảng phái, tranh cử, giành chính quyền, điều hành đất nước, mới là làm chính trị, còn việc biểu tình, chống xâm lăng, bảo vệ đất nước của người dân, sao các anh lại cho là làm chính trị ? Đất nước đã bị Trung cộng bành trướng, xâm chiếm biên giới phía Bắc và các hải đảo Trường sa, Hoàng sa ở biển Đông, nay lại bày chuyện khai thác bau-xít, âm mưu chiếm cứ Tây nguyên của Việt nam, các anh không thấy hay sao ? Vừa qua, tôi nói tiếp : - Các tướng lãnh, các nhà trí thức cũng đã lên tiếng phản đối việc Nhà cầm quyền Việt Nam cho Trung cộng vào Tây nguyên khai thác bau-xít, gây ra nhiều nguy hại về môi trường, văn hóa, xã hội, không có lợi về kinh tế, và nhất là rất nguy hiểm cho quốc phòng. - Các Dân biểu họp Quốc Hội cũng cho rằng, nhà nước “lách luật” để khỏi phải hỏi ý kiến Quốc Hội, trong việc cho Trung cộng khai thác bau-xít ở Tây nguyên. - Các anh không thấy hay sao ? Công an trả lời rằng : - Trung cộng chiếm Hoàng sa, Trường sa thì có, chứ Tây nguyên thì chưa, nhưng Trường sa thì Việt nam vẫn còn giữ một số… vài ba hòn đảo, còn việc khai thác Bau-xit là chính sách của Đảng và Nhà nước, tôn giáo không nên dính vào việc này….
Tôi giải thích cho họ biết rằng, Phật giáo Việt nam có truyền thống từ hai nghìn năm nay, lúc nào cũng gắn liền với vận mạng thịnh suy của dân tộc. Phật giáo Việt nam tuy không ra tranh giành quyền lực thế gian, nhưng không vì vậy mà chỉ lo tu hành cho riêng cá nhân mình, chỉ lo cho đạo giáo mình, mà bỏ mặc, không lo lắng đến sự tồn vong của dân tộc, đến sự đau khổ của dân sinh. Trái lại, Phật giáo luôn sát cánh cùng dân tộc trong việc dựng nước và giữ nước, cùng gánh vác, trang trải mọi sự thịnh suy, thăng trầm với dân tộc.
Trong Thư Chúc Xuân Ất Dậu, năm 2005, gửi đến quí vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào, Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã minh định : “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cương vị Tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lý nền tảng của đạo Phật, là cứu chúng sinh ra khỏi mọi nạn ách, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ. Hẳn nhiên thái độ ấy tùy thuộc các chính sách của Nhà nước có phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân hay không”. Hòa thượng nhấn mạnh thêm : “Tuy không làm chính trị, nhưng Giáo hội ủng hộ mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống, âu lo cho mỗi con người được sống đời no ấm, tự do, được hưởng trọn các quyền ghi trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết tại LHQ từ năm 1982”. Trái lại, giới “nam nữ Cư sĩ Phật tử tại gia sống giữa xã hội có toàn quyền tham gia và đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, chính trị, v.v... với tinh thần lợi tha bình đẳng”.
Gần đây, cá nhân tôi, cũng như nhiều Ban Đại Diện GHPGVNTN các tỉnh, thành trong toàn quốc, đã phúc trình về, cho thấy rằng, công an thường đem các tội “chính trị”, “phản động”, “nói xấu, tuyên truyền chống xã hội chủ nghĩa” để gán ghép, đe dọa các thành viên, các Phật tử, tín đồ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Các đảng phái, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên học sinh, những người biểu tình chống Trung cộng xâm lăng, những người vận động cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam cũng thường bị kết các bản án như vậy.
Ở Việt Nam, ai bị kết vào các tội “chính trị”, “phản động”, “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”, bị bản án rất nặng. Từ khi Cộng sản nắm chính quyền, người dân trong nước, ai ai cũng khiếp sợ các bản án quái ác này.
Nhưng, tội “chính trị”, “phản động”, “tuyên truyền chống xã hội chủ nghĩa” là gì mà lại bị kết án nặng ?
Người dân Việt Nam vốn mang nặng tình đồng bào, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đa số dân Việt lại là Phật tử, với lòng từ bi thương xót, cứu giúp chúng sanh, không thụ động ai lo phần nấy, bỏ mặc nhân sinh, bỏ mặc dân tộc, an phận riêng mình. Đó cũng là tinh thần Lục Độ Tập Kinh : “Bồ tát thấy dân kêu ca nên xông vào chốn lửa dữ để cứu chúng sanh thoát khỏi ách nạn lầm than”.

Thích Viên Định

lørdag 17. oktober 2009

“Ðỉnh Cao Trí Tuệ”

Văn phong của những người sống trong xã hội “đỉnh cao trí tuệ”:
Ngôn ngữ “Giao hợp”

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:

- Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:

- Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.

Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

- Các cô cậu đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

- Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi, còn “điều kinh” là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.

Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt. Đã nhiều lần “đúc kinh”, chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết “chủ động phòng tránh” dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”. Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì ngoan ngoãn và cố gắng!

Quý anh chi,

Thật chán cho một lũ người luôn tự hào và hãnh diện là "đỉnh cao trí tuệ". Trong một xã hội đầy đẫy những "băng huyết" (băng hoại huyết thống) trên mọi phương diện, và "lẹo dối" (lươn lẹo và dối trá) ở mọi lãnh vực, thì làm sao tìm được "lương thật" (lương tâm thật thà) nhưng chỉ thấy rặt một lũ "dương vật" (xiển dương vật chất) (promotion of materials). Chúng nó chỉ nằm hưởng thụ những "đại tiện" (vĩ đại của tiện nghi) mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc "bảo lãnh" (bảo vệ lãnh thổ) cho thế hệ mai sau. Chưa bao giờ chúng biết "ân ái" (ân cần và bác ái) với những người nghèo khổ mà chỉ biết "lột quần" (bóc lột quần chúng) mà thôi.

Đó là một xã hội "rắm thối" (rối rắm và thối nát) từ trên xuống dưới. Cả một lũ "lưu linh" (lưu manh và vô linh hồn) đang nắm vận mệnh nước nhà. Chúng nó đều là những tên "thất tiết" (thất học và không tiết tháo) thì làm sao đất nước "cường dương" (hùng cường và xiển dương) được. Ngày nào chúng nó còn "lãnh đồ" (lãnh đạo tiền đồ) ngày đó đồng bào chúng ta còn "khốn nạn" (khốn khổ là nạn nhân).

Thôi, chúng ta đành phải "xây nhà cầu" (xây dựng nước nhà và cầu nguyện) vậy.

Sưu Tầm

Đối Chiếu Từ Ngữ

Đối Chiếu Từ Ngữ.

Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hòan tòan khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài gon cũ (VNCH)đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình,trong thánh lễ nhà thờ, trong kinh lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của vi xi (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...) Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồ. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt ti nạn CS;Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khỏang năm 1950 là họ khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của vi xi thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa va Hòang sa của Việt Nam).
Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiếu bài viết của nhiều tác gỉa và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).
T.V.G.
TỪ NGỮ VC - TỪ NGỮ VNCH
Ấn tượng - Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ - Bác sĩ / Ca sĩ
Bang - Tiểu bang (State)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ - Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo - Thưa trình, nói, kể
Bảo quản - Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói - Diễn văn
Bảo hiểm (mũ) - An tòan (mũ)
Bèo - Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) - Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bồi dưỡng (hối lộ?) - Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá - Túc cầu
Bức xúc - Dồn nén, bực tức
Bất ngờ - Ngạc nhiên (surprised)
Bổ sung - Thêm, bổ túc
Cách ly - Cô lập
Cảnh báo - Báo động, phải chú ý
Cái A-lô - Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài - Radio, máy phát thanh
Căn hộ - Căn nhà
Căng (lắm) - Căng thẳng (intense)
Cầu lông - Vũ cầu
Chảnh - Kiêu ngạo, làm tàng
Chất lượng - Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)
Chất xám - Trí tuệ, sự thông minh
Chế độ - Quy chế
Chỉ đạo - Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu - Định suất
Chủ nhiệm – Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì - Chủ tọa
Chữa cháy - Cứu hỏa
Chiêu đãi - Thết đãi
Chui - Lén lút
Chuyên chở - Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ - Dịch
Chứng minh nhân dân - Thẻ Căn cuớc
Chủ đạo - Chính
Co cụm - Thu hẹp
Công đoàn - Nghiệp đoàn
Công nghiệp - Kỹ nghệ
Công trình - Công tác
Cơ bản - Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!) - Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở - Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu - Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ - Nhóm chữ
Cứu hộ - Cứu cấp
Diện - Thành phần
Dự kiến - Phỏng định
Đại học mở - ???
Đào tị - Tị nạn
Đầu ra / Đầu vào - Xuất lượng / Nhập lượng
Đại táo / Tiểu táo - Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà - Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo - Bảo đảm
Đăng ký - Ghi danh, ghi tên
Đáp án - Kết quả, trả lời
Đề xuất - Đề nghị
Đội ngũ - Hàng ngũ
Động não - Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Đồng bào dân tộc - Đồng bào sắc tộc
Động thái - Động lực
Động viên - Khuyến khích
Đột xuất- Bất ngờ
Đường băng - Phi đạo
Đường cao tốc - Xa lộ
Gia công - Làm ăn công
Giải phóng - Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giải phóng mặt bằng - Ủi cho đất bằng
Giản đơn - Đơn giản
Giao lưu - Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán - Kế toán
Hải quan - Quan Thuế
Hàng không dân dụng - Hàng không dân sự
Hát đôi - Song ca
Hát tốp - Hợp ca
Hạt nhân (vũ khí) - Nguyên tử
Hậu cần - Tiếp liệu
Học vị - Bằng cấp
Hệ quả - Hậu quả
Hiện đại - Tối tân
Hộ Nhà - Gia đình
Hộ chiếu - Sổ Thông hành
Hồ hởi - Phấn khởi
Hộ khẩu - Tờ khai gia đình
Hội chữ thập đỏ - Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn - Kích động, vui sướng
Hữu hảo - Tốt đẹp
Hữu nghị - Thân hữu
Huyện - Quận
Kênh - Băng tần (Channel)
Khả năng (có) - Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương - Nhanh lên
Khâu - Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiều hối - Ngoại tệ
Kiệt suất - Giỏi, xuất sắc
Kinh qua - Trải qua
Làm gái - Làm điếm
Làm việc - Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng - Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Liên hoan - Đại hội, ăn mừng
Liên hệ - Liên lạc (contact)
Linh tinh - Vớ vẩn
Lính gái - Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ - Thủy quân lục chiến
Lợi nhuận - Lợi tức
Lược tóm - Tóm lược
Lý giải - Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng - Trực thăng
Múa đôi - Khiêu vũ
Mĩ – Mỹ (Hoa kỳ -USA)
Nắm bắt - Nắm vững
Nâng cấp - Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ - Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân - Thợ, nghệ sĩ
Nghệ danh - Tên (nghệ sĩ - stage name) dùng ngoài tên thật
Nghĩa vụ quân sự - Đi quân dịch
Nghiêm túc - Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư - Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Nhà khách - Khách sạn
Nhất trí - Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán - Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài - Ngoại kiều
Nỗi niềm (tĩnh từ!) - Vẻ suy tư
Phần cứng - Cương liệu
Phần mềm - Nhu liệu
Phản ánh - Phản ảnh
Phản hồi - Trả lời, hồi âm
Phát sóng - Phát thanh
Phó Tiến Sĩ - Cao Học
Phi khẩu - Phi trường, phi cảng
Phi vụ - Một vụ trao đổi thương mại (a business deal - thương vụ)
Phục hồi nhân phẩm - Hoàn lương
Phương án - Kế hoạch
Quá tải - Quá sức, quá mức
Quán triệt - Hiểu rõ
Quản lý - Quản trị
Quảng trường - Công trường
Quân hàm - Cấp bực
Quy hoạch - Kế hoạch
Quy trình - Tiến trình
Sốc (“shocked)” - Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sơ tán - Tản cư
Sư - Sư đoàn
Sức khỏe công dân – Y tế công cộng
Sự cố - Trở ngại
Tập đòan / Doanh nghiệp - Công ty
Tên lửa - Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) - Lưu hành
Tham quan - Thăm viếng
Thanh lý - Thanh toán, chứng minh
Thân thương - Thân mến
Thi công - Làm
Thị phần - Thị trường
Thu nhập - Lợi tức
Thư giãn - Tỉnh táo, giải trí
Thuyết phục (tính) - Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiên tiến - Xuất sắc
Tiến công - Tấn công
Tiếp thu - Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng - Tiêu thụ
Tổ lái - Phi hành đòan
Tờ rơi - Truyền đơn
Tranh thủ - Cố gắng
Trí tuệ - Kiến thức
Triển khai - Khai triển
Tư duy - Suy nghĩ
Tư liệu - Tài liệu
Từ - Tiếng, chữ
Ùn tắc - Tắt nghẽn
Vấn nạn - Vấn đề
Vận động viên - Lực sĩ
Viện Ung Bướu – Viện Ung Thư
Vô tư - Tự nhiên
Xác tín - Chính xác
Xe con - Xe du lịch
Xe khách - Xe đò
Xử lý - Giải quyết, thi hành
(… còn tiếp)
* Quý vị nào thấy có thêm những chữ lọai này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để bổ túc (không phải bồ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải là hoàn chỉnh) và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) tham khảo.
Đa tạ

Trần Văn Giang

Hố Chôn Người Ám Ảnh

Hố Chôn Người Ám Ảnh

“… sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng Việt Cộng chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc …”

Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn, nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời kêu gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15.
Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

... Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

Tôi quát:

- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.

Mấy ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

- Anh ơi! đây là lệnh.

- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!

- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!

Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi giật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:

- Ai bắn đấy?

- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm trộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ ngụy ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:

- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!

- Không lo, có tôi đi cùng!

Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:

- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.

Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ: “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc? Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”

Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buồn rầu nói với tôi:

- Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.

- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
*
Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân huy chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau này chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả nút.

Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ Hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...

Thời gian trôi, tôi từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói . Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4

Tai Ương & Từ Thiện

Tai Ương & Từ Thiện.

Cái đau của người Việt ly hương mỗi lần tai ương ập đến quê nhà là: không thể tự nhiên đóng góp như những người thuộc các sắc tộc khác, không thể nhắm mắt tổ chức lạc quyên, lần này như người bạn Phi Luật Tân, Indonesia, Samoa v.v, không thể làm thay “job” cho CSVN trong nước và ngoài nước đang lạnh nhạt nhìn những con thiêu thân tốt bụng lăn xả vào những việc từ thiện để CSVN được rảnh tay. Đau đớn lắm, nhức nhối lắm!

Bọn CSVN khát máu vô thần kia không những lạnh nhạt nhìn "những con thiêu thân tốt bụng" làm việc từ thiện thay thế cho chúng, mà chúng còn khoái trá thò bàn tay gian ác, ăn chặn, ăn cướp cơm viện trợ của những người dân Việt khốn cùng.

Ngoài ra chúng còn dùng số tiền cứu trợ kia để trả lương hậu hĩ cho đàn, lũ "chó săn, bò vàng" nhe nanh múa vuốt giam giữ, hãm hại, giết lần mòn những hiền tài, anh hùng liệt nữ của đất nước Việt Nam như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, chị Lê Thị Công Nhân, luật sư Lê Trần Luật, Lê Công Định...cùng biết bao nhiêu người vô tội khác dám can đảm đứng lên nói Sự Thật, chống lại chúng!

Những ai đang làm lợi cho cộng sản là những kẻ đang tiếp tay giết chết sinh lực của nòi giống Việt Nam, giết chết Mẹ Việt Nam! Xin những người này hãy mau thức tỉnh trước khi Lòng Trời ra tay tru diệt bọn quỷ đỏ Tàu cộng và Việt cộng.

Cứ mỗi lần tai ương ập đến một miền nào đó tại Việt Nam, lòng người Việt Nam tha hương se lại. Bao nhiêu câu hỏi dằn vặt trong lòng. Giúp thì có đến tay dân lành không? Hay là sẽ bị VSVN tinh vi chặn lại như đã xẩy ra bao lần trong quá khứ ? Gương Hòa Thượng Thích Quảng Độ đi cứu trợ bị chặn lại vẫn còn sờ sờ ra đó.
Mỗi lần có thiên tai thì bọn to đầu CSVN lại mừng hơn ai hết. Chúng có dịp để ăn chặn những món tiền cứu trợ trong khi những nạn nhân thiên tai thì khổ vẫn hoàn khổ !

Chúng ta có quyền cảm tưởng rằng những hội từ thiện của người Việt hải ngoại đang làm làm công việc của bộ Xã Hội Việt Cộng trong lúc bọn chúng vẫn phè phỡn trên sự đau khổ của người dân .

Hãy bỏ ra ngoài những "hội từ thiện" dỏm; còn những vị trong các hội từ thiện chân chính, có bao giờ quí vị nghĩ rằng chính các vị là những người đang tiếp sức cho bọn CSVN hành hạ dân lành không nhỉ ?

Minh Cảnh

Chuẩn Bị Cho Chuyến Ði Xa

Chuẩn Bị Cho Chuyến Ði Xa.

Thiệt tình mà nói: Người Việt mình chăm về thăm nhà, năm một lần. Năm nào cũng về. Có khi 6 tháng hay 3 tháng "có việc" là bay, USA-Saigon, như đi chợ. Nhưng không bao giờ quan tâm tới Sức Khỏe. Bay 20 tiếng. Tiền để dành bao nhiêu đốt hết; áo gấm về làng !!

Rất nhiều "bà con" đồng hương VN của chúng ta chết trong hay ngay sau những chuyến bay Mỹ - Việt Nam, chết vì bị Pulmonary Emboli.

Không tiện nói tên những ai, ở state nào, thành phố nào. Không được phép nói vì đây là nghĩa vụ nghề nghiệp. Nhưng con số thì nhiều lắm,

Cũng có 1 ông BS cardiac surgeon giỏi, 46 tuổi, người Ấn, quen thân. Ông BS này khỏe mạnh, Golfer, hàng năm khám xét kỹ càng.

Hai năm trước ổng về thăm nhà. Máy bay đáp xuống phi trường Calcutta thì ông lên cơn đau ngực. Chết liền trên máy bay. Massive Embolus.

Thành ra, nghề ngỗng cũng chết vì PE nhiều lắm.
Năm ngoái anh Mai có một loạt bài về Pneumionia và PE rồi.

Trên thực tế thì nên tóm tắt:

1. Không bay lâu hay ngồi bất động bay lâu. Trên xe, trên ghe, .. cũng bị PE dễ dàng
2. Cần cử động trên hành trình. Ngồi quá 1 giờ rồi thì, nên đứng dậy
3. Uống nước nhiều trước và trong chuyến bay dài
4. Tránh alcoholic beverages
5. Ăn ít CHO, ăn mặn ít, ngọt cũng ít, trước và trong chuyến bay.

Rất nhiều đường bay, nhân viên phi hành luôn đem nước lã mời uống. Uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, .. giúp tránh nghẹt tĩnh và động mạch. Họ nói rõ như vậy.

Không cần phải bay xa thì giới hạn lại, đừng bay để giải trí nếu có thể thu xếp bằng các cách truyền thông khác.

Quá nhiều Đồng hương chết khi bay về Việt Nam. Đau ngực, nghẹt thở và chết rất mau hoặc chết khi về tới nhà một vài ngày. BS ở VN cũng chẳng cho biết lý do chết. Phần lớn gia đình bịnh nhân nói là trúng gió mà chết. Hầu hết gia đình giấu biến khi có tin buồn, mắc cở về bất cứ chuyện gì không vui.

Văn-hóa của mình khác hẳn các nhóm người văn-minh khác. Người Việt mình thì tốt khoe ra, xấu thì đậy cho kín. Kín quá, không cho ai trao đổi và học hỏi.

Nguyễn Ðức Liên

Vài Suy Nghĩ Từ ‘Vụ Bát Nhã’

Vài Suy Nghĩ Từ ‘Vụ Bát Nhã’.

1. Tôn giáo chân chính không thể làm bạn với cộng sản vô thần

Việc 400 Tăng Ni Phật bị những “kẻ lạ mặt” dùng vũ lực cưỡng xuất ra khỏi tu viện Bát Nhã - Lâm Đồng hôm 27/9 giữa mưa bão, nhớ lại thời gian này năm ngoái, tu viện Thái Hà cũng từng phải hứng chịu những cơn khủng bố, bị đập phá giữa tiếng la hét đòi giết tổng giám mục Kiệt và cha Phụng, chúng ta thấy cả hai vụ có điểm giống nhau là đều xảy ra giữa đêm hôm khuya khoắt, vắng bóng dân chúng nhưng lại có rất đông công an và chỉ để… khoanh tay đứng nhìn!

Rồi hôm tháng 8 vừa qua, giáo xứ Loan Lý (Huế) vừa bị cướp trắng ngôi trường trong hoàn cảnh đêm tối y hệt vậy. Gần đây hơn, lợi dụng cơn bão số 9 đang hoành hành trường Khiết Tâm của giáo xứ An Hải (Đà Nẵng) bị đã cho xe ủi đến kéo sập cũng trong đêm tối.

Tất cả các trường hợp bạo hành tôn giáo nêu trên, mặc dù xảy ra ở ba miền Bắc Trung Nam khác nhau, hoàn cảnh, nguyên nhân từng vụ cũng khác nhau. Nhưng qua cách giải quyết giống nhau của các điạ phương cho chúng ta thấy, có vẻ như từ sau vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, CSVN đã chỉ thị ngầm cho phép các tỉnh thành dùng vũ lực để giải quyết mọi rắc rối về tranh chấp tài sản liên quan đến tôn giáo nếu thấy tình hình trở nên căng thẳng. Thậm chí có thể còn có cả lời khuyên ‘hãy hành động về đêm’ cũng không chừng!?

Việc lâm nạn của tu viện Bát Nhã không phải là công giáo còn cho thấy mong ước được đóng góp cho quê hương đất nước, được ‘đồng hành với dân tộc’ vẫn mãi là chuyện ngoài tầm tay đối với mọi tôn giáo chân chính một khi đảng cộng sản còn cai trị. Bởi kẻ núp bóng hai chữ ‘dân tộc’ ấy lại chính là đảng CSVN. Bằng chứng là khi các Tăng lữ Làng Mai chẳng còn có thể đồng hành với họ, thì liền lập tức có ngay người đến làm khó tu viện Bát Nhã, trong lúc 700 tờ báo “của dân, do dân và vì dân” đều nín khe!

2. Cần sự chia sẻ…

‘Sóng gió Bát Nhã’ với những gì chúng ta biết, đây là đoạn kết của một ‘cuộc hôn nhân’ bất cân xứng giữa cô dâu tử tế Làng Mai và chú rể ‘đểu cáng’ CSVN đã bắt đầu từ những năm qua. Tất nhiên, câu chuyện còn có những tình tiết ‘éo le’ liên quan đến hai nhân vật phụ không kém quan trọng khác, đó là các Giáo hội Phật giáo Quốc doanh và Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đang cùng tồn tại, nhưng từ lâu đã ‘đường ai nấy đi’.

Sự đểu cáng nay đã lộ rõ nguyên hình hôm khi CSVN chỉ đạo cho tỉnh Lâm Đồng đá trái banh trách nhiệm sang sân Phật giáo bằng tuyên bố đây là “tranh chấp nội bộ giữa phật tử Tu viện Bát Nhã do Thượng tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ và số người tu theo pháp môn Làng Mai” . (BBC, 07/10) nhằm phủi tay trước áp lực của dư luận, như đòi hỏi của nhiều nhân sĩ trí thức trên trang bauxitevietnam.info. Trong lúc ai cũng biết trước đây sư Thích Nhất Hạnh từng được Nguyễn Minh Triết ân cần mời gọi về Việt Nam hành đạo.

Tuy nhiên câu chuyện vì không liên quan đến công giáo nên chẳng dám lạm bàn mà chỉ quan tâm nhiều hơn đến chuyện tu viện bị cướp phá trắng trợn, tu sĩ bị đánh đập dã man bởi những kẻ mạnh hơn ỷ cậy thế chính quyền. Số nạn nhân ấy dù thuộc bất cứ đạo giáo nào, trước hết họ cũng là người Việt Nam, là đồng bào ruột thịt của hơn 80 triệu dân đang cùng nhau sinh sống trên mảnh đất chữ S này, do bạo quyền CSVN bưng bít thông tin quá kỹ, nếu dân chúng mà biết chuyện chắc không ai có thể ngoảnh mặt làm ngơ.

Thư Hiệp Thông của các Quí cha Dòng Chúa Cứu Thế cũng như một số bài viết trên Vietcatholic gần đây hẳn cũng đã xuất phát từ những lời răn dạy như thế. Và chúng ta cũng còn tin rằng, đây phải là suy nghĩ chung của tất cả những ai cho mình là yêu nước thương nòi đang phải thấy bao cảnh bạo ngược đang xảy ra khắp nơi trong xã hội Việt Nam hôm nay.

Bởi vì quốc gia là một tập thể bao gồm hàng triệu cá nhân và gia đình. Mà trong mỗi gia đình, sự tử tế, ăn ngay ở lành của ông bà cha mẹ quan trọng đối với tương lai cháu con ra sao, thì ắt ở tầm vóc vĩ mô là quốc gia, việc hành xử chính / tà của những lãnh đạo bắt buộc cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức xã hội, sự hưng thịnh, thậm chí cả sự tồn vong của dân tộc.

Tương lai của một đất nước, một dân tộc làm sao có thể tốt đẹp với những tên lãnh đạo chủ trương giải quyết mâu thuẫn và bất đồng trong xã hội bằng bạo lực, bất chấp cả luân thường đạo lý?

3. Cảm kích tình “đồng đạo”

Vụ Bát Nhã tuy chưa gây ‘ồn ào’ nhiều bằng vụ Thái Hà nhưng thật ra những gì xảy ra ở nơi này hôm 27/9 là hết sức tàn nhẫn. Tàn nhẫn ở chỗ, chuyện tu hành của 400 tăng ni đã bị bạo quyền CSVN tước đoạt một cách hết sức hết bất hợp pháp với việc họ bị cướp mất cả chốn tu hành. Đó là chưa nói đến chuyện “đẩy những tu sinh vô tội ra ngoài trời mưa gió bão, đói rét, rồi lăng mạ, chửi rủa, kể cả những hành động tồi bại nhất họ cũng không chừa”.

Chùa chiền từ ngàn xưa đã có một chỗ đứng rất trang trọng và vững chắc trong văn hóa dân tộc Việt Nan hơn nhà thờ của đạo công giáo chúng ta nhiều lần. Khi còn bé mọi học sinh miền Nam trước 1975 đều được nhà trường dạy dỗ như vậy, nên ngay cả trong thời chiến, quân đội cũng như thường dân chẳng hề có bất kỳ ai, kể cả những phường vô lại cũng không hề dám xâm phạm đến chùa chiền.

Ngôi chùa với người tu hành có khác gì ngôi nhà thân thương của mỗi mái gia đình người Việt chúng ta. Mất chốn ‘an cư’, từ nay làm sao ‘nghiệp’ của các Tăng, Ni có thể an lạc? Ấy vậy mà cái điều bất nhân bất nghĩa ấy lại xảy ra dưới chế độ XHCN hôm nay, khiến có người phải thốt lên đây là “chuyện chưa từng có trong lịch sử!”

Nếu quả thật tên Hồ Chí Minh có những mặt tốt nào đó đáng để được CSVN gọi là “đạo đức HCM” thì chắc chắn “đạo đức” ấy không thể khác biệt với chuẩn mực đạo lý của cha ông đã có từ ngàn xưa đến mức cho phép công an, bạo quyền nhúng tay vào việc chà đạp nhân phẩm con người nặng nề tại tu viện Bát Nhã như vậy.

Qua theo dõi tin tức vụ Bát Nhã có hai điều khiến chúng tôi hết sức cảm phục:

1./ Trước hết đó là khả năng kềm chế thật trọn vẹn của hàng trăm con người, không những họ bị dồn vào đường cùng mà còn bị khiêu khích bởi các thế lực đen tối đang chực chờ. Chỉ cần vài giây nóng giận gây ra những sơ hở trong lúc phản ứng, bạp quyền CSVN sẽ chụp cho họ cái tội ‘gây rối nơi công cộng’ như 8 giáo dân Thái Hà từng bị.

Tưởng cũng cần lưu ý thêm trước khi xảy ra biến cố 27/9, tu viện Bát Nhã đã bị phong tỏa suốt ba tháng liền từ Tháng 6, mà việc làm này rất có thể nằm trong âm mưu gây ức chế cho các Tăng Ni. Thế nhưng cho đến nay những toan tính này đều tỏ ra thất bại.

2./ Thứ đến, là bức “HUYẾT THƯ của Tăng – Ni trẻ tỉnh Lâm Đồng” phổ biến hôm 30/9 có đoạn kết: “Đây là huyết thư, với động lực duy nhất là tình Linh Sơn cốt nhục, tuyệt đối không xuất phát từ những ý thức chính trị, đảng phái hay hệ phái, giáo hội nào. Nếu không thực hiện được thì Tăng – Ni trẻ chúng tôi thật hổ thẹn với liệt tổ, liệt tông. Chính vì vậy, nếu các cấp bạo quyền gây thêm bất kỳ một áp lực nào như đã làm, chúng tôi báo trước là sẽ quyết tử vì tình đồng đạo, hậu quả là không thể lường được”.

Có thể nói đây là điều mà ngay đạo công giáo, được tiếng là tổ chức tốt nhưng khi xảy ra vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa lâm vào tình cảnh khốn khó, cũng chưa ai dám nói lời ‘liều chết vì đồng đạo’ như vậy. Trong lúc quí vị chưa phải hổ thẹn, có khi cần xem phải mình. Vì rất có thể nhờ có bức huyết thư với lời lẽ mạnh mẽ như vậy mà CSVN đã chẳng còn dám đụng đến số tăng ni đang được chùa Phước Huệ cưu mang như họ hăm dọa sẽ thực hiện lúc ban đầu.

4. Cái nhìn toàn cục

Như chúng ta đã từng dự báo với Ban Biên Tập của VietCatholic ngay hồi đầu năm về khả năng ‘lộng hành’ của CSVN đối với tôn giáo cũng như với các nhà đấu tranh sẽ gia tăng trong năm 2009. Do sự gia tăng đầu tư ào ạt, CSVN đang nắm được cái thóp chính phủ các nước EU do có quá nhiều nhà đầu tư của họ bỏ tiền vào thị trường VN. Còn với Mỹ đó là nhu cầu quay trở lại Châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh nơi này đang bị đe dọa bởi TQ đang rất cần các đồng minh quân sự, VN lại ở ngay cửa ngõ phía Nam với TQ.

Với những lợi thế như vậy, Hà Nội có thừa khả năng làm tê liệt mọi ý định làm khó của những quốc gia này trước việc họ công khai vi phạm nhân quyền. Cái thế của CSVN nhất là với nước Mỹ bây giờ không còn giống như mấy năm trước, khi họ chưa vào WTO.

Mặc dù suy đoán vậy nhưng chúng ta cũng không hề mong đúng. Nhưng khốn thay cái điều chẳng ai trong chúng ta mong đợi ấy đã trở thành hiện thực, như những sự bất thường đã xảy ra liên tiếp mấy tháng qua gây ngỡ ngàng cho nhiều người.

Ngay cả đến một việc tưởng chừng là tất yếu phải xảy ra đó là việc nhiều dân biểu Mỹ đòi đưa VN trở lại danh sách CPC, tức những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo, rầm rộ hồi giữa năm là thế, vậy mà bây giờ có vẻ như mọi chuyện đâu đó đã được an bài. Tình hình cho thấy từ nay đến ngày sụp đổ sẽ rất khó có chuyện CSVN bị đưa trở lại danh sách đen này thêm lần nữa.

5. Trước thực tế bi đát ấy, chẳng nhẽ chúng ta mãi ‘ta thán’ với nhau trên mạng?

Vài suy nghĩ vụn vặt trên mong rằng sẽ góp phần chia sẻ nỗi khổ với các Tăng – Ni Bát Nhã và cũng hy vọng giải thích cho những sự ‘bất thường’ đang xảy ra ở VN, mà cách hành xử táng tận lương tâm của nhà cầm quyền qua vụ Bát Nhã đã chứng tỏ cho chúng ta thấy họ sẽ tiếp tục không từ nan bất cứ hình thức bạo lực nào thời gian sắp tới đây, bắt bớ, bỏ tù bất cứ cá nhân tổ chức nào có tiếng nói ngược chiều với chế độ.

Trong tình hình ấy, liệu còn danh chính ngôn thuận để lên tiếng và liên kết lại với nhau chống lại họ hơn là chính các nạn nhân, gồm dân oan, giáo oan, trí thức oan v.v… đang sống trong nước như chúng ta?

Sự bất mãn chế độ nay đã ngày càng gia tăng nhanh chóng từ thành thị cho đến thôn quê vì tham nhũng cùng bao thứ xấu xa tệ hại mỗi lúc một phơi bày ra nhiều hơn trong xã hội.

Yếu tố quan trọng bậc nhất cho mọi cuộc đổi thay là sự bất mãn ai cũng thấy, đang có thừa trong lòng dân chúng khắp nơi. Đi đâu bây giờ cũng nghe những lời ta thán mà không còn sợ hãi như xưa. Cái thiếu duy nhất hiện nay là ai / tổ chức nào trong nước có đủ uy tín khả năng đứng ra tập hợp mọi thành phần yêu nước lại với nhau sao cho có đủ trọng lượng để ‘nói chuyện’ với đảng Csvn, buộc họ phải đặt lợi ích đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi đảng?

Liệu những địa chỉ emails từ các cuộc vận động chống bauxite vừa qua của các cha DCCT và các giáo sư ở mạng bauxitevietnam.info có giúp ích gì cho việc chuẩn bị hình thành nên một tổ chức như vậy?

Câu trả lời xin dành cho hết thảy những ai đang ngày đêm quan tâm đến vận mạng đất nước và dân tộc, nhất là các bậc sĩ phu trí thức có nhiều uy tín đang sống trong nước.

Hoàng Gia Bảo

Mất Trọn “Vật Chất - Niềm Tin”

Mất Trọn “Vật Chất - Niềm Tin”.

Trong thời gian gần đây, chuyện các tăng sinh chùa Bát Nhã Làng Mai mà sư Thích Nhất Hạnh bỏ ra xây dựng bị đuổi đi là rõ ràng. Nhưng sự việc diễn ra thì khó hiểu, người theo rõi cũng khó biết đâu là thật đâu là giả. Đầu tiên, sau khi đại hội Phật Đảng Vesak 2008 tổ chức xong thì các tăng sinh Làng Mai được lệnh rời tu viện, mà hạn chót là ngày 2 tháng 9/2009. Tin cho biết là thượng toạ quốc doanh Thích Đức Nghi đệ tử của sư Thích Nhất Hạnh đã đòi như thế vì những tăng sinh Làng Mai đã không theo đúng quy định. Các tăng sinh đã bị người đến vất đồ đạc, đuổi ra ngoài có sự hiện diện của công an. Tu viện Bát Nhã bị cắt điện nước, bị đập phá. Sự việc ồn lên một thời gian rồi ngưng, sau những điều đình giữa các sư quốc doanh, các sư Làng Mai và thẩm quyền tỉnh Lâm Ðồng. Cho tới gần ngày hạn chót 2 tháng 9/2009, lại có tin côn đồ đập phá, vất đồ tăng sinh ra đường và ném phân cũng như dùng gậy hành hung. Tin cũng cho biết rằng ban trị sự của Phật giáo Việt Nam đến tư viện Bát Nhã Làng Mai xem xét sự việc thì cũng bị tấn công.

Cho tới gần đây, tin nói các tăng sinh tổng số là 400 người. Nhưng thực sự thì khi có rắc rồi các tăng thân Làng Mai, tức là gốc ở hải ngoại đã rút về bên Pháp hết, chỉ còn lại những tăng sinh trong nước, mà đa số tuổi từ 13 đến 35. Một số này đã trở về nguyên quán, chỉ còn 194 tăng sinh đang cư ngụ tại chùa Phước Huệ dưới sự bao vây của công an cảnh sát. Sư Pháp Cao đã nói với đài BBC là “họ không có đâu để mà đi”. Một tin của đài RFA cho biết rằng một số các tăng sinh trẻ đã viết một huyết thư cho đảng CSVN quyết tâm tử vì đạo nếu mà sự việc không đuợc giải quyết thỏa đáng.

Phát ngôn nhân tỉnh Lâm Đồng ra tuyên bố rằng sự việc xẩy ra là do tranh chấp tài sản giữa các tăng ni trong giáo phái làng Mai, "địa phương không can thiệp". Bộ Ngoại Giao Việt Cộng cũng phủ nhận “không có cái gọi là Việt Nam ép bốn trăm người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã,” và thông tin “đã xảy ra đụng độ giữa các “sư thầy” “sư cô” tại tu viện Bát Nhã và làm một số người bị thương và nhiều người bị bắt là hoàn toàn sai sự thật”.

Những ngưồn tin của bạo quyền CSVN ngang ngược, nói sai sự thật thì chẳng bàn đến làm gì, vì đó là truyền thống của CSVN từ trước tới nay, trong mọi việc từ to tới nhỏ. Nhưng sự việc diễn ra rút lại là: sư quốc doanh Đức Nghi bảo lãnh cho các tăng sinh đến tu ở Bác Nhã Làng Mai rồi trở mặt đuổi đi, rồi công an đến trông chừng cho những hành động côn đồ, rồi chùa quốc doanh Phước Huệ cho tạm trú vân vân… Thế mà sao sư Thích Nhất Hạnh chỉ im lặng một thời gian dài rồi mới viết một lá thư gửi cho các đệ tử tăng sinh, ca tụng họ và ca tụng mình, đừng lo cho nhau, và bênh vực cho sư Đức Nghi, đề ngày 20 tháng 7/2009. Và dùng bút danh giáo sư Nguyễn Lang ít người biết trong một thư ngắn đề ngày 2 tháng 10 gởi cho trí thức và nhân sĩ trong và ngoài nước kêu gọi sự lên tiếng che chở cho tăng sinh. Lá thư này được ký tên bởi Bùi Tín và Vũ Thư Hiên cộng với những thành phần kỳ cựu còn sống thuộc các hội Việt Kiều Yêu Quái, một số văn công của chế độ, và một số tên tuổi vô danh trong nước. Trước đó ngày 30 tháng 9 sư Nhất Hạnh cũng đã viết thư ngỏ khiếu nại gởi cho Nguyễn Minh Triết xin can thiệp, với lý do không biết chủ tịch nước ở dâu. Và đài BBC lấy đó mà suy đoán rằng “hai bên không có liên lạc với nhau”, trong khi chỉ nghĩ một chút là phải thấy câu mở đầu hơi kỳ kỳ vì thư gửi cho chủ tịch nước chỉ cần đề điạ chỉ của phủ chủ tịch là phải đến nơi!

Rõ ràng là mọi sự lung tung linh tinh, chẳng còn biết trong ba nhân tố chính liên quan là sư Nhất Hạnh và các tăng thân tăng sinh, đệ tử quốc doanh Đức Nghi và các sư quốc doanh trong vùng, từ Lâm đồng đến Hà nội, ai lúc nào nói phải, ai lúc nào nói trái, ai lúc nào nói thật ai lúc nào nói gian ?

Vậy thì sự thật nằm ở đâu ?

Sự thật nằm ở chỗ trong tình hình Cộng sản biến thái, với cả một cái đảng từ trên xuống dưới như loài thú giành giật nhau từng miếng ngon béo bở trên cơ thể Việt Nam thì nó là như thế, với cái tinh thần “đồng đổ cho bóng, bóng đổ cho đồng”.

Kết quả như thế nào thì như lời của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng muốn rằng tất cả các tăng thân tăng sinh làng Mai phải rời Lâm Đồng trở về nguyên quán, và lời nhắn nhủ khoả lấp của sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy biết các con của thầy không lo lắng, và các con biết là thầy cũng không lo lắng. Các con chỉ cần ngồi thật yên bên đó, cũng như thầy và các anh chị em chỉ cần ngồi thật yên bên này, thì thế nào sấm cũng lặng, mây cũng tan.” Đúng thế, sư Nhất Hạnh, lãnh đạo đảng các cấp sẽ tiếp tục cái gọi là “đối thoại trong tương kính và yêu thương không chút oán thù”. Sự mất mát và đau đớn nếu có, chỉ đến với những người đã tin tưởng, lỡ bán tài sản, đầu tư trọn vẹn “vật chất và niềm tin” vào việc xây dựng tu viện Bát Nhã, như một ni cô đã từng phát biểu.

Thụy Ái

Giải Nobel Lạ Lùng

Giải Nobel Lạ Lùng.

Ông Norman E. Borlaug mới qua đời tháng trước. Ông là người Mỹ được tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1970, sau Mục Sư Martin Luther King Jr. (1964) và một chục người Mỹ khác. Borlaug là một cậu bé nhà nông ở vùng Trung Tây (Midwest), lúc lớn lên được bố dẫn đi thăm thành phố Minneapolis cậu ngạc nhiên vì lần đầu tiên trông thấy người đói, những người Mỹ đói đang đi xin ăn. Từ đó Borlaug bị ám ảnh, cứ nghĩ phải làm sao giúp người ta khỏi đói. Cậu học về thực vật, nông nghiệp và cố gắng gây giống từ những loại lúa mì khác nhau để tạo những giống lúa mới, có hiệu năng cao hơn và tự chống lại được sâu, rầy.

Năm 1944, sau khi đã làm công việc khảo cứu trong hãng DuPont để phục vụ quân đội trong thời chiến, Borlaug đã bỏ công ty lớn này ra đi, từ chối món lương tăng gấp đôi, để sang Mexico làm công việc nghiên cứu tìm giống lúa mì mới. Tại đây, ông làm việc 12 tiếng một ngày dưới thời tiết nóng và khô. Mexico đang bị nạn đói liên tiếp nhiều năm trước vì sâu rầy phá hại mùa màng. Borlaug không chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà đích thân ra ngoài ruộng, ông cầy, bừa, gieo hạt, tưới bón, theo dõi hạt nẩy mầm, chờ lúa lớn lên, thí nghiệm các thứ phân bón khác nhau. Sau mấy năm chính ông đem trồng thứ lúa mới có kết quả rõ ràng, một thửa ruộng có thể gặt được nhiều lúa hơn giống lúa cũ, Borlaug mới thuyết phục các nông dân Mexico dùng thử các hạt giống mới. Mấy năm sau, Mexico không còn nạn đói mà trở thành một quốc gia xuất cảng lúa mì. Borlaug vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu ở Ấn Ðộ và Pakistan, ngay trong lúc hai quốc gia này đang đánh nhau. Ông nói rằng loài người không thể nào có hòa bình nếu người ta còn đói, và dần dần nông dân hai nước này cũng bắt đầu trồng những giống lúa mới và không bị đói nữa - tuy nhiên họ vẫn tiếp tục đánh nhau vài lần nữa! Ông mất vào ngày 14 Tháng Chín vừa qua, chắc ít có ai nghe báo đài loan tin!

Sau một đời cần cù làm việc, Norman E. Borlaug đã cứu hàng trăm ngàn người khỏi chết đói và hàng tỷ người thoát cảnh đói khổ. Ông xứng đáng được trao giải Nobel Hòa Bình, mặc dù người lập ra giải này không có ý tặng cho những người có công cứu đói như ông. Trong di chúc viết năm 1895, Alfred Nobel yêu cầu giải này đem tặng cho “người nào đã làm nhiều nhất hay việc tốt nhất để xây dựng tình huynh đệ giữa các quốc gia, hoặc giải trừ hay giảm bớt quân lực và xây dựng, phát triển sự tiến bộ của hòa bình.” Các ủy ban tuyển lựa giải Nobel Hòa Bình đã mở rộng thêm tiêu chuẩn ra ngoài những điều ghi trong di chúc trên và tặng giải cho cả những người như ông Norman E. Borlaug hoặc ông Al Gore (2006) một cựu phó tổng thống Mỹ đã góp công vận động cho phong trào bảo vệ môi trường sống. Những nhà tranh đấu cho dân chủ tự do và nhân quyền cũng được trao giải, vì khi thế giới chắc sẽ hòa bình hơn khi quyền làm người, quyền công dân được các chính quyền tôn trọng. Mẹ Theresa được trao giải năm 1979 vì những công cuộc bác ái bà đã theo đuổi suốt đời. Tiêu chuẩn lựa chọn càng ngày càng được mở rộng thêm.

Nhưng khi nghe tin giải Nobel Hòa Bình năm 2009 được trao cho Tổng Thống Mỹ Barack Obama thì hầu hết mọi người phải ngạc nhiên, kể cả ông Obama như ông công khai thú nhận.

Ông Michael Steele, chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia đảng Cộng Hòa nói, “Câu hỏi mà người Mỹ đang đặt ra là Tổng Thống Obama đã thực hiện được những gì mà được trao giải?” Cựu Tổng Thống Ba Lan Lech Walesa đồng ý, “Sao mau vậy? Còn sớm quá. Ông ấy đã đóng góp được gì đâu? Ông ấy mới bước lên sân khấu, mới bắt đầu hành động!” Lech Walesa đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1983, mà thường một người đã lãnh giải ít khi tỏ ý nghi ngờ việc phát giải cho người sau mình. Tuy nhiên Walesa vẫn được tiếng là người chất phác, bộc trực, tính nết một công nhân thợ điện.

Walesa là một thí dụ cho thấy ủy ban tuyển chọn giải Nobel Hòa Bình thường tìm cách dùng giải này gây tác động trên chính trị quốc tế. Ông được trao giải trong lúc đang lãnh đạo công đoàn độc lập Solidarnos đối đầu với đảng Cộng Sản Ba Lan. Mọi người hiểu việc trao giải cho ông là một lời tán thưởng gửi tới một nhà tranh đấu cho tự do dân chủ. Ðó cũng là một lý do khiến trong những năm qua nhiều người đã đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ để tặng giải Nobel Hòa Bình. Bà Aung San Suu Kyi được tặng giải năm 1991 cũng vì bà lãnh đạo công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ ở Myanmar, Miến Ðiện và đến giờ vẫn bị tù.

Năm 1975, giải được trao cho nhà bác học Andrei Shakarow, người đã lên tiếng chống chế độ độc tài Cộng Sản ở Liên Xô mà vì thế bị tù đầy. Năm sau, giải được trao cho hai phụ nữ đã vận động hòa bình ở Ái Nhĩ Lan, tìm cách chấm dứt cuộc nội chiến ở vùng miền Bắc nước này. Năm 1984, Giám Mục Desmond Tutu ở Nam Phi được tặng giải vì công trình tranh đấu bất bạo động của ông cùng dân da đen ở đây để thay đổi chế độ kỳ thị chủng tộc. Năm 1989, ngay sau khi đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu các sinh viên, công nhân biểu tình ở Thiên An Môn, giải Nobel Hòa Bình được tặng cho Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, một cử chỉ gián tiếp lên án chế độ độc tài ở Bắc Kinh. Năm 1990, giải Nobel Hòa Bình cũng được tặng cho ông Mikail Gorbachev, chủ tịch đảng Cộng Sản Liên Xô, để tán thưởng ông đã không đưa quân qua các nước Ðông Âu ngăn cản phong trào tự do dân chủ bùng lên ở đó trong năm 1989, như những người lãnh đạo Liên Xô đã làm trong những năm 1956 ở Hungary và 1968 ở Tiệp Khắc.

Walesa cho rằng việc trao giải cho Tổng Thống Obama chắc có ý “khuyến khích” ông tiến tới các hành động cụ thể sau này. Trong quá khứ mục tiêu “khuyến khích” cũng thường được sử dụng. Nhưng hành động khuyến khích của quý vị trong ủy ban tuyển chọn ở Oslo không biết có công hiệu hay không! Năm 1971, giải Hòa Bình được tặng cho Thủ Tướng Ðức Willy Brandt, vì ông là người lãnh đạo đầu tiên ở Tây Ðức đã lên tiếng kêu gọi hòa giải với Ðông Ðức và cả khối Cộng Sản ở Ðông Âu. Chính sách Phương Ðông (OstPolitick) của ông đi trước các quốc gia Tây phương khác, có thể đã tác động trên công luận đưa tới các biến cố ở Ðông Âu sau đó hàng chục năm. Năm 1978, thủ tướng Israel, Menachem Begin và Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat được trao giải Hòa Bình sau khi hai nước ký một hòa ước chấm dứt những cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm; đây là một cử chỉ khuyến khích các nước Á Rập khác làm theo, nhưng không thành công. Năm 1994, các thủ tướng Shimon Peres và Ytzhak Rabin của Israel cùng lãnh tụ Palestine ông Yasir Arafat được tặng giải để khuyến khích hai dân tộc tiến đến hòa bình; nhưng tới nay viễn ảnh đó vẫn còn xa vời.

Không có năm nào mà giải Nobel Hòa Bình bị chỉ trích mạnh như năm 1973 khi ủy ban ở Oslo, thủ đô Na Uy, trao giải cho hai ông Henry Kissinger và Lê Ðức Thọ, hai người đã đàm phán trong mấy năm đưa tới Hiệp Ðịnh Paris kết thúc chiến tranh Việt Nam. Người chủ trương chấm dứt chiến tranh Việt Nam là Tổng Thống Nixon còn Kissinger chỉ làm theo lệnh. Còn mọi người đều biết Lê Ðức Thọ ăn gian nói dối khi khẳng định rằng quân đội Bắc Việt không có mặt ở miền Nam! Kissinger đi lãnh giải nhưng Lê Ðức Thọ từ chối vì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục chiến tranh cho đến khi chiếm được miền Nam Việt Nam mới thôi.

Việc trao giải Nobel Hòa Bình cho Tổng Thống Mỹ Barack Obama cũng là một cử chỉ mang tính cách chính trị. Nhiều người coi đây là một cách bầy tỏ thái độ với cựu Tổng Thống Mỹ Gorges W. Bush, một thái độ không thân thiện của người Âu Châu. Ủy ban tuyển chọn gồm 5 người do Quốc Hội Na Uy cử ra, mà Quốc Hội Na Uy hiện nay do các đảng tả phái chiếm đa số. Họ muốn chứng tỏ ý hoan nghênh ông Obama khi ông thay đổi triết lý ngoại giao của nước Mỹ, từ xung đột chuyển sang hòa hoãn.

Nhưng nếu chỉ tuyên bố những lời hòa hoãn và đọc những bãi diễn văn kêu gọi hòa bình mà được giải Nobel, trước khi đạt được những thành tựu cụ thể, thì việc trao giải cho ông Obama sẽ hạ thấp giá trị cả định chế quốc tế xưa nay vẫn được tôn trọng này. Chính ông Obama đã thú nhận ông cảm thấy “không đáng” được trao giải. Ông có thể từ chối lãnh giải (như Lê Ðức Thọ) được không? Việc từ chối sẽ gây bất lợi cho cả nước Mỹ! Khi vị tổng thống Mỹ từ chối một giải Hòa Bình thì cả thế giới sẽ đặt câu hỏi không biết nước Mỹ đang toan tính gây chiến với ai mà ông ta lại sợ không đi lãnh giải? Ủy ban tuyển chọn ở Oslo đã đặt ông Obama vào một tình thế lưỡng nan. Có lẽ chưa có ai được trao giải thưởng mà lại trở thành một nạn nhân của giải đó như ông Obama.

Và việc trao giải chắc chắn sẽ không ích lợi gì cho ông Obama trong các cuộc đấu tranh chính trị nội bộ ở Mỹ. Dân Mỹ có thể bất mãn vì thấy “người Âu Châu” có ý gây ảnh hưởng trên chính trị nước Mỹ. Năm 1919 Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson được tặng giải Nobel Hòa Bình sau khi ông đề nghị lập Hội Quốc Liên để cho các nước gặp gỡ thường xuyên, tránh gây thêm chiến tranh. Nhưng sau đó Thượng Viện Mỹ nhất định không phê chuẩn việc gia nhập tổ chức quốc tế này, để sau này tổ chức đó tan rã.

Bây giờ Tổng Thống Obama sẽ bị cả nước Mỹ và cả thế giới nhìn vào và thẩm lượng, không phải với tư cách một trong nước Mỹ không thôi mà còn tư cách một người lãnh giải Nobel Hòa Bình. Nếu ông tỏ ra cứng rắn trong trường ngoại giao, thí dụ đưa thêm 40,000 quân sang Afghanistan như đang được yêu cầu, thì người ta sẽ chỉ trích là hiếu chiến. Còn nếu ông tỏ ra mềm mỏng, với Iran hay Cuba thì ông sẽ bị chỉ trích là không làm đúng trách nhiệm của một vị tổng thống mà chỉ lo bảo vệ danh tiếng con người lãnh Giải Nobel Hòa Bình! Ông Obama ăn nói rất giỏi. Ðến ngày sang Oslo lãnh giải chắc ông sẽ tìm cách nói sao cho mọi người đừng trông đợi ở ông nhiều quá! Có thể ông sẽ nhắc đến một câu tục ngữ La tinh để làm vừa lòng cả diều hâu lẫn bồ câu: Muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh!

Ngô Nhân Dụng