Từ xa xưa, các thầy thuốc Y Học Cổ Truyền quan niệm nhiều huyệt vị trên chân có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận trong cơ thể, đồng thời có khả năng điều hòa lục phủ ngũ tạng.
Do đó, kích thích huyệt vị và ngâm chân chính là một cách dưỡng sinh hiệu quả và đơn giản !
Massage chân.
Chỉ riêng lòng bàn chân đã sở hữu tới 66 huyệt vị, trong đó quan trọng hơn cả chính là huyệt Dũng Tuyền. Được mệnh danh là “Ðại Huyệt Trường Thọ”, việc kích thích huyệt vị này có thể mang lại những tác dụng không ngờ.
Để xác định huyệt Dũng Tuyền, chỉ cần co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ lõm xuất hiện ở 1/3 trước gan bàn chân chân chính là vị trí của huyệt.
Dũng Tuyền chính là huyệt trường thọ của con người. Kích thích huyệt vị này mang lại nhiều ích lợi như cố tinh, bổ thận, mắt tinh, tai thính, tinh lực dồi dào…
Bên cạnh đó, xoa bóp huyệt Dũng Tuyền còn đẩy lùi nhiều chứng bệnh như đau đầu, choáng váng, ù tai và viêm thận.
Cách massage huyệt vị trên cũng tương đối đơn giản: Chân trái gác lên chân phải, dùng tay trái giữ cổ chân trái, sau đó tay phải dùng lực xoa bóp dọc lòng bàn chân.
Khi nhiệt độ lòng bàn chân thay đổi, tiếp tục dùng ngón tay cái ấn lên huyệt Dũng Tuyền. Tiếp tục xoa bóp như vậy khoảng 30 lần, sau đó đổi chân và lặp lại quy trình trên.
Massage lòng bàn chân và kích thích huyệt Dũng Tuyền rất có lợi cho thể lực và tinh thần.
Duy trì việc xoa bóp lòng bàn chân mỗi ngày có tác dụng nâng cao thể lực và thư giãn tinh thần.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình dùng tay massage, có thể thay thế bằng phương pháp đơn giản dưới đây: Dùng một chiếc lược tròn bằng gỗ, cầm lược “chải” vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ.
Việc này cũng có công năng tương tự như massage bằng tay, giúp lưu thông khí huyết, kích thích huyệt vị. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dùng lược nhựa để tránh làm tổn thương da chân.
Ngâm chân.
Lòng bàn chân được ví như cửa ngõ của cơ thể. Do đó, nếu bộ phận này bị lạnh, toàn thân chắc chắn sẽ nhiễm lạnh. Ngược lại, nếu lòng bàn chân được giữ ấm, cơ thể cũng tránh được hàn khí xâm nhập.
Để chăm sóc tốt cho vị trí “Cửa Ngõ Của Cơ Thể” này, ngâm chân được xem là một phương pháp vô cùng hữu hiệu.
Khi ngâm chân, thông thường ta sẽ chuẩn bị một chậu nước nóng và thả chân vào. Hình thức đơn giản này có tác dụng khai thông kinh lạc, tĩnh tâm và an thần.
Tuy nhiên ít ai trong chúng ta biết rằng, chỉ cần cho thêm vào nước một số thành phần, công dụng của việc ngâm chân lại có thể tăng lên gấp bội.
Hai cách pha nước ngâm chân dưới đây không những không tốn thời gian mà còn có thể cải thiện sức khỏe.
Cách thứ nhất: Thêm muối vào nước:
Những đôi giày của chúng ta dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh sôi và là nguyên nhân gây ra hôi chân cùng nhiều bệnh lý khác. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giúp chân sạch sẽ, khiến cho cơ thể khoan khoái, thoải mái.
Bên cạnh đó, muối có chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Do đó, ngâm chân vào nước muối có tác dụng xua tan mệt nhọc, khiến cho thần kinh được thả lỏng, có tác dụng tĩnh tâm an thần. Đây là phương pháp thư giãn tốt nhất sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Cách thứ hai: Dùng tinh dầu ngâm chân:
Các loại tinh dầu chứa “hormone thực vật” có tác dụng điều hòa công năng của cơ thể. Bởi vậy, sử dụng tinh dầu ngâm chân cũng là một biện pháp dưỡng sinh hiệu quả.
Trong khi nước muối chỉ có một số công dụng nhất định, tinh dầu nhờ số lượng và chủng loại đa dạng, nên cũng sở hữu nhiều tác dụng phong phú.
Hai loại tinh dầu tốt nhất có thể kể đến là tinh dầu hoa oải hương (Lavendula) và tinh dầu chanh.
Mùi hương thơm mát của oải hưởng có tác dụng an thần, an giấc, giảm bớt mệt mỏi, đồng thời còn có khả năng giảm đau, trị bong gân, thấp khớp. Bên cạnh những tác dụng về tinh thần, tinh dầu oải hương còn rất hữu hiệu trong việc chống khô da.
Tinh dầu chanh có tác dụng sát trùng, giảm nhiệt, giảm đau. Đồng thời, loại tinh dầu này còn có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp da chân sáng đẹp và căng mịn.
Sưu Tầm.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar