onsdag 10. juli 2013

Cháu Ngoan Sáng Mắt


 
Khi mới ở tuổi lên mười, tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan bác hồ”.  Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất.  Đó là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”.  Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người.  Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn).  Bà con làng xóm tụ hội rất đông.  Ba tôi cảm động đến phát khóc.  Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía !  Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. 
 
Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh).  Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm.  Trời nóng, chỉ vài hôm, cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi.  Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ.  Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
 
Tôi sang Ba Lan năm 1969.  Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài.  Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết !  Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra !
Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu bác Hồ đến thế !   
Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế !
 
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc.  Lúc này thì tôi đã bật cười ! Cười cả chính mình !  Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết.
 

Họ đã nói những gì ?

Buddha:
Three things cannot be long hidden:  the sun, the moon, and the truth.
Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự-thật.
USA President Abraham LincolnYou can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, bu you cannot fool all of the people all the time.Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.
 
German Chancellor Angela Merkel:
The communists make the people deceitful.
Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.
 
Secretary General Milovan Djilas;
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.
 
Russia President Vladimir Putin:
He who believes the communists has no brain.  He who follows the communists has no heart.
Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu.  Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.
 
Russia President Boris Yeltsi:
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long.
Let's not talk about Communism.  Communism was just an idea, just pie in the sky.
Communists are incurable, they must be eradicated.

Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Đừng nói về chủ nghĩa CS.  CNCS chỉ là một ý kiến, chỉ là cái bánh trên không trung
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải chúng nó.
 
Soviet Secretary General  Mikhail Gorbachev
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá
.
 
USA General Sheridan
The only good communist is a dead communist.
Người Cộng Sản tốt duy nhất là người Cộng Sản chết.
 
USA General William C. Westmoreland:
On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.
 
 
USA President Ronald Reagan:
How do you tell a communist?   - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist?   - It's someone who understands Marx and Lenin.
Làm sao biết ai là CS?  - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng?  - Đó là người hiểu về Marx và Lenin
.
 
Russian writer Alexandre Soljenitsym:
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying.  If you don’t dare to say that he lies, walk away.  If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
Khi thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo.  Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi.  Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.
 
Dalai Lama:
The Communists are 
wild weeds that sprawl on the devastation of war.
The Communists are 
venomous insects that breed on the garbage.Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng Sãn là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
 
George Owell:
All men are enemies.  All animals are Comrades.
Loài người là thù nghịch.  Tất cả súc vật là đồng chí.
 
TT. Nguyễn Văn Thiệu:
Don’t listen to the communists, but take a good look at what they have done.
Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.
Tượng đá của Mao Trạch Đông ở Hải Nam đã bị đập bỏ.  Bọn Việt Cộng đầu bò ngoan cố hãy mở mắt và chôn xác ướp của tên cộng phỉ Hồ chí Minh.
 
Sweden was fed up with the disgusting, cunning, evil Vietnam Communist Party.
They close the Embassy in Ha Noi because of the “political tight budget”
Other governments will too.  Eventually, they come to.
Tell me who your friends are, I will tell who you are.
Sweden now opens a new Embassy in Kampuchea.  A better friend.
Thụy Điển đã chán ngấy đảng Cộng Sản Việt Nam ghê tởm, quỉ quyệt và tàn ác.
Họ đóng cửa Sứ Quán ở Hà Nội vì lý do “thiếu ngân sách chính trị”
Chính phủ khác cũng sẽ đóng theo.  Có lúc, họ giác ngộ.
Cho tôi biết 
bạn của anh là ai, tôi sẽ nói anh là người như thế nào.
Thụy Điển vừa mở Sứ Quán mới ở Kampuchea.  Một người bạn tốt hơn
.
 
Ho Chi Minh licked the heels of Marx, Lenin and Mao.
Ho Chi Minh was merely a dog that was loyal to the Soviet and China.
Ho Chi Minh is a cursed devil.
Hồ Chí Minh liếm gót giầy của Marx, Lenin và Mao.
Hồ Chí Minh chỉ là con chó trung thành với Nga & Hoa.
Hồ Chí Minh là con quỷ bị nguyền rủa
.
 
Lê Diễn Đức.

Đảng Viên CS Sáng Mắt

 
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp vô sản âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
 
XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN.  Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại.Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
 
Nguyễn Hộ người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: "Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN.  Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa.  Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do.  Đó là điều sĩ nhục” (nguồn: Wikipedia)
 
Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: "Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược.  Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được.   
Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời.  Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại"  (Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)
 
Trần Độ, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết: "Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã.  Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”  (Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)
 
Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc.  Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do.  Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân.  Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được".  (nguồn: Wikipedia)
 
Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: "Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân.  Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn.  Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm".
 
Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước...  Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức.  Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống.  Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
 
Nguyễn Khải, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS:
Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ.  Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo.  (tu-tuong va loi-song cua nguoi Viet do tu Chanh Quyen ma ra)...
(1 nguoi co personality & characteristic... Same thing for a government or a country... EACH HAS IT'S VALUE.)
 
Nguyễn Văn Trấn, Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974): "Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết".  
 
Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói: “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”.  Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”.
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú.
 
Võ Văn Kiệt  thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”.
Và còn nhiều trăn trở củaLê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín,Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kimngười anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ ThầnDương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công NhânLê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió …
 
Nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS.  Họ là “trí thức” chứ không là bần nông khố rách ít học.  Họ đã được cộng sản Hà nội trả công khuyển mã của họ cái gì?
 
Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan trong những tạp chí “Đối Diện”, “Thức Tỉnh”.
Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm), Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trời trong Nam).  Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn.  Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá. Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao?   Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi. 
 
Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước.  Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS.  Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!)  Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”.  
Những tay “trí thức” của MTGPMN anh hùng làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975?  
 
Nguyễn Hữu Thọ “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho…” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “bác” rồi. 
 
Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội.  Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”.  

Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái "hàm" "phó" và "thứ" đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị - nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng.  Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm. 
 
Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng.  Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình).  Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.
Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?) 
 
Châu Tâm Luân,  bà (?) Ngô Bá Thành, ông Chu Phạm Ngọc SơnTrần Ngọc Liễng, bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phát chóng mặt. Các tên cố đạo Nguyễn Ngọc LanChân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính cá nhân của mình lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh” (!)
Phụ Chú: Nguyễn Văn Trấn là Bảy Trấn (không phải ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30. Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN).  Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm, đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản.  Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peupleđấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam.  Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ...) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.
 
Châu Tâm Luân người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa Kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp tiến sĩ Kinh Tế (Đại Học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh Tế Nông Thôn” và “Quản Trị Nông Trại” tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN) Sài Gòn (và cũng dậy môn Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh).  Ông Luân đã có lần giữ chức vụ “giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao Đẳng Canh Nông, Cao Đẳng Thủy Lâm và Cao Đẳng Thú Y Sài Gòn) một thời gian ngắn (vào giai đọan mà các chính trị gia mới trổ mã dậy thì. Hùynh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất).  Trong các lớp Kinh Tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên làxã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của việt gian HCM)” mà không hề bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH hỏi thăm (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” vì thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường phóng vấn (đài CBS, NBC, ABC…) Vào những ngày cuối cùng của VNCH,  xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc. Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi).  Sau đó Châu Tâm Luân vượt biên định cư ở Thụy sĩ. Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” này!)
 
Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô bá Thành là tên chồng của bà).  Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dậy học trường Cao Đẳng Canh Nông Sài Gòn.  Kể ra chính phủ VNCH dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dậy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra. Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại Đại Học Columbia (New York) Hoa Kỳ.  Ở Sài Gòn, bà Ngô bá láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt.   
 
Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu Quốc Hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8).  Đến khóa 9 thì bị gạt ra.  Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử một cách dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả? (nên biết, CS chỉ chờ bà này tuyệt thực là tụi nó “cúp” nước luôn thì có mà uống nước tè!)
 
Châu Hiển Lý-Bộ đội tập kết 1954.
.
 
 

Đã Sáng Mắt Chưa ?


 
Ở Việt-Nam:

1. Họ là những bà mẹ quê chất phác.

Nghe lời ngon ngọt của CS, ấp ủ, che đỡ du kích trong nhà, những tưởng khi VC chiếm miền Nam thì họ được ưu đãi lắm! Ai ngờ! họ chỉ được cấp mấy giấy ban khen là mẹ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, huy chương bằng đồng để treo trong nhà cho nó oai, chứ đem ra chợ bán không ai mua. Hổm rồi, họ bị xử ức: đất đai của tổ tiên họ bị cán bộ công an lấy đem bán cho ngoại quốc làm sân golf, họ mang cờ đỏ sao vàng , biểu ngữ, huy chương, bằng khen đi biểu tình khiếu kiện.             
 
Kết quả: Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo, chung với cờ quạt, huy chương, biểu ngữ. Giờ họ đã sáng mắt nhưng đã muộn.     
Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.
 

2. Họ là giới trí thức sống tại miền Nam Việt-Nam.

Họ nghe lời dụ dỗ của bọn CS, họ đọc toàn sách Karl Marx, Engels, Jean Paul Sartre họ mơ tưởng thấy tương lai sán lạng, bầu trời nở hoa, một thế giới đại đồng, không giầu không nghèo, ai cũng như ai, gọi nhau tất cả bằng “đồng chí”.             
 
Vì thế là họ xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH, làm mồi cho tụi VC xâm nhập thành thị phá hoại. Sau ngày 30-4-75, họ ra ứng cử vào QH bù nhìn. Kết quả rớt đài. Họ thấy tất cả mọi sự đều tệ hại hơn ngày xưa nhiều, họ la ó, phản đối. Kết quả họ bị quản chế, họ bị công an thuê xã hội đen đánh đập, gây ra tai nạn. Thế là họ mở mắt trong nhà thương. Rồi họ sáng mắt không kịp nữa khi đã vào nhà xác.
 

3. Họ là những đại diện được dân cử miền Nam.

Trước đây họ bị dụ khị vơi củ cà rốt đỏ tươi là sẽ ở lại làm việc cho thành phần thứ ba, với hoang tưởng là CS Miền Bắc giải thể VNCH và trao cho nhóm thành phần thứ ba thành lập chính phủ miền Nam, chia ghế chung với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ ra sức sử dụng cái tự do dân chủ miền Nam đánh phá VNCH đủ mọi mặt. Khi VNCH bị bạn đồng minh bỏ rơi thì ai ngờ họ bị cho ra rià, chỉ còn ngồi chia với nhau cái “ghế đá công viên”.
 
4. Họ là thành phần du kích miền Nam, tập kết ra Bắc.

Họ đã sống dở chết dở trên dẫy Trường Sơn, trên đường mòn HCM. Họ tin là mai này miền Bắc đánh thắng miền Nam thì họ trở về vinh quang, CS Miền Bắc sẽ để cho họ thống lãnh miền Nam, ít nhất cũng làm quan to. Hỡi ôi! Họ được gì? Tất cả những chức vụ ngon lành đều do cán ngố miến Bắc nắm hết. Họ bị bỏ rơi, uất ức quá họ xin phục viên. Bây giờ họ chỉ còn biết mở mắt và chửi thề từ sáng đến tối mà thôi.
 

5. Họ là thành phần giầu sang phú quý miền Nam.

Nghe lời hứa ngọt như mía lùi, vào bưng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ được rủ sang Paris ngồi vào bàn tròn bàn vuông, dự hội nghị thanh toán miền Nam do Kissinger và Lê Đức Thọ bầy mưu đạo diễn năm 1973. Sau 30-4-75 họ được gì? Ôi chao, Cái MTGPMN sống chưa bao lâu đã bị CS Miền Bắc bóp cổ chết ngắc ngày 2-7-1976.     Bấy giờ họ mới sáng mắt ra thì đã trễ, chỉ còn biết than thân trách phận là mình quá ngu.
 
Tại Hải Ngoại:

Họ là những Việt Kiều đã liều chết vượt biên.

Từ ngày Mỹ nối lại bang giao với Việt-Nam và bỏ cấm vận Việt-Nam, họ đã nghe lời dụ dỗ đường mật của CSVG, về lại Việt-Nam làm ăn:
 
1. Một ông vua chả giò, đem về hàng triệu đôla đầu tư, rồi bị kết án về tội hối lộ (Khổ quá VK nào muốn làm ăn tại VN cho an toàn mà không phải hối lộ cơ chứ, kể cả người dân trong nước cũng phải hối lộ chứ), chỉ vì cán bộ gộc tranh nhau ăn. Kết quả ông vua chả giò bị 11 tháng tù, may mắn quen lớn, quen đến tận ông “Tưởng Thú Khải” nên mới “tái vượt biên bằng đường hàng không” ra khỏi nước. Ông mướn luật sư đoàn ngoại quốc kiện VNCS lấy lại tiền. Ông hú vía và sáng mắt và sẽ chẳng bao giờ về Việt-Nam nữa.
 
2. Một ông bác sĩ tim, bỏ ra cả bạc triệu mua máy móc rất “hiện đại” về Sàigon mở phòng mạch mổ tim mong làm ăn, nhưng rồi bị VC đội cho cái mũ “gián điệp CIA” không đưa ra toà nhưng chỉ xin ông để lại phòng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thế là mất cả chì lẫn chài. Về lại Hoa Kỳ ông tức lắm lập đảng chống, ông định làm cả cái kiềng 3 chân mời ông VC ngồi một chân để hoà hợp hòa giải.
 
3. Một ông giáo sĩ chuyên về truyền thông, đi về VN hơn 10 lần rồi như đi chợ và có cả mấy căn hộ cho thuê. Một ngày đẹp trời xin Visa về VN nữa để thâu tiền, nhưng đến phi trường Tân Sơn Nhất thì hải quan TSN hổng cho ổng vào vì lý do gì đó, đúng ra chỉ vì chúng muốn xiết mấy căn hộ của ông thôi. VK hồi đó chưa được phép mua nhà ở VN, mà tại sao ông lại có mấy căn hộ cho thuê “thế nà nàm sao?”, chắc chúng “điều cha” là ông nhờ người khác đứng tên. Ông tẽn tò trở về Mỹ, nuốt hận, nhưng vẫn cái trò nửa nạc nửa mỡ, vẫn nâng đỡ cho đám quốc doanh trong nước, đăng cả bài chống cờ vàng 3 sọc đỏ của HY đỏ Phạm Minh Mẫn mới đây.
 
4. Trần Trường thu băng lậu , khoái “bác hồ” hết cỡ thợ mộc, nên treo cờ máu và ảnh tên hồ già trong tiệm, bị người Việt hải ngoại giàn chào cả 2 tháng. Ở VN hồi đó ông được CSVG nâng cấp lên thành “anh hùng”. Rồi ông tưởng bở bán nhà bán cửa, thu xếp tiền bạc gia đình vợ con về VN làm ăn. Ông bỏ ra mấy chục ngàn đô (gần 1 tỷ bạc hồ) mua ao thả cá, nuôi tôm kiếm sống. Thu hoạch đang ngon lành, ai ngờ ông bà “anh hùng” bị gọi lên làm việc về tội “quên đóng thuế” cho nhà nước. Bà vợ ông ức quá “anh hùng” mà chả được cư xử như anh hùng tí nào cả, lại còn bắt đóng thuế, nên tự tử may mà không chết.  Mất cả chì lẫn chài, gia đình lại cuốn gói về lại đế quốc Mỹ chả biết ẩn dật tại Tiểu Bang nào.  Bà con ai biết mách giùm nhé.
 
5. Một ông giáo sư dậy điện toán, mua lại một số máy computer rẻ tiền đem về Sàigòn mở trường. Ông đoán đúng mạch dân VN. Thời kỳ tin học, ai mà chẳng muốn học “vi tính – com piu tơ”, cơ sở phất lên như diều gặp gió. Ông làm thêm chi nhánh ở Cần Thơ, ngon trớn ông tiến nhanh tiến mạnh ra Đà Nẵng. Nhưng ông quên một điều là VN có “rừng nào cọp nấy”. Cọp miền Nam khác cọp miền Trung, miền Bắc. Ông quên không xin phép đúng nơi đúng chốn hay vì thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu?) hơi yếu, nên ông bị mời lên Công An làm việc vì có thơ tố cáo ông làm gián điệp cho đảng phái hải ngoại chống phá nhà nước. Họ mời ông và gia đình ra khỏi nước trong vòng 24 tiếng, để lại 2, 3 trường học cho nhà nước quản lý. Ông biết bị ăn cướp nhưng chỉ nhỏ lệ mà ra đi, về hải ngoại ông vẫn im thin thít sợ nói ra bị đồng bào chửi.

6. Chàng là một Việt Kiều bình thường, nhưng có tật “nổ” khi về VN. Chàng đã về nước cả chục lần đâu có làm sao, về lại Hoa Kỳ lần nào cũng khen lấy khen để là “Sàigòn bây giờ đổi mới lắm, làng nướng, quán ăn, bia ôm, càfê cũng ôm luôn, hớt tóc muốn ôm cũng được” . Vì vậy người Việt hải ngại đặt tên mới cho hòn ngọc viễn đông ngày trước, bây giờ là “thành phố ôm”.
Chàng chỉ là một chuyên viên làm Nail, mùa đông ế khách nên về VN du hí. Nhưng VK về nước mà lại khoe là làm nail thì hơi bị quê, nên bèn nổ lớn và tự giới thiệu là kỹ sư “hoá học”. Ngày ngày chàng đụng tới hóa chất (acetone .v.v) hơi nhiều, phải đeo khẩu trang như các nhà bác học trong phòng thí nghiệm thật. Lần này về VN thì sáng ngày hôm sau, có một Công an đến vấn an và gãi đầu gãi tai xin ông Kỹ sư giúp đỡ chút xíu vì nhà đang gặp khó khăn. Chàng kỹ sư mở bóp lấy ra tờ 20 đôla trao cho viên công an. Viên công an tỏ ý hơi thất vọng rồi ra về.
 
Sau chuyến đi chơi Đalạt 3 ngày về thì chàng kỹ sư nhận được một công văn của Công An số 4 Phan đăng Lưu yêu cầu lên làm việc để làm sáng tỏ một vài vấn đề. Ông “kỹ sư” hoang mang nhưng cũng đến trình diện. Viên Đại Uý Công An mời ngồi và nói là ông ta mới nhận được một lá thư từ trong phương xóm nơi chàng tạm cư ngụ, tố cáo ông VK là một nhân viên của một đảng phản động tại hải ngoại lần này có nhiệm vụ về điều nghiên để phá hoại. Anh kỹ sư VK tái mét mặt, hết hồn bèn khai thật là ở bên Mỹ chỉ làm nail chứ đâu có phải kỹ sư gì đâu, về nước để du lịch chứ không có tham gia một đảng phái chính trị nào cả.
 
Viên Đại Uý cười khẩy và nói là ty công an thành phố phải điều tra ra sự thật vì vậy theo luật thì phải giữ anh kỹ sư ở lại bóp vài ba ngày để tiến hành cuộc thẩm vấn. Sau cùng ông Đại úy nhắc khéo là đã liên lạc với hải quan TSN rồi và được biết là anh kỹ sư có khai đem về 5 ngàn đôla kỳ này. Chàng “kỹ sư” được dẫn vào nhà giam ngủ 1 đêm.
Sáng hôm sau tại địa chỉ mà chàng tạm trú, một người ăn mặc complet bảnh bao, tay sách cạc táp đen, đến gõ cửa và tự nhận là luật sư. Ông luật sư vào đề ngay là ông ta “nghe nói” có một VK bị bắt vào ty Công An PĐL. Nếu muốn nhờ ông ta biện hộ hay giải quyết thì đây là giá cả:
-  Muốn khỏi phải ra toà và được thả ngay thì giá là 3 ngàn đô, vì ông ta phải chi tiền chạy chọt.
-  Còn muốn ra toà thì ông ta nhận biện hộ với giá $1,500 USD, ông luật sư thòng một câu là không biết ngày nào ra toà, có thể từ 3, 4 tháng đến 1 năm tuỳ theo. Bị cáo không được rời khỏi VN. Ông ta nói xong để lại danh thiếp với số điện thoại.
Ngày hôm sau ông bạn chạy đến ty CA thành phố xin thăm gặp ông “kỹ sư” nạn nhân, và trình bầy 2 giải pháp của ông Luật sư. Anh “kỹ sư” hốt hoảng nói anh bạn gọi điện thoại và điều đình với ông luật sư chấp thuận giải pháp 1 là trả 3 ngàn đô “cúng cô hồn” để được trả tự do ngay, chứ theo giải pháp thứ 2 rẻ hơn nhưng làm sao mà ở VN lâu như vậy được, còn phải về Mỹ dũa móng chứ .
Chiều hôm sau, chàng “kỹ sư” được trả về nhà, túi bị nhẹ đi mất 24 triệu bạc hồ, một số tiền khá lớn. Hai ngày sau chàng “kỹ sư”, ra hãng máy bay xin đổi vé về lại Mỹ càng sớm càng tốt và hứa là sẽ không bao giờ về thăm chùm khế ngọt nữa.
 
Thanh Vân.

Bố Tôi Và Nước Mỹ


Bố tôi vốn xuất thân nghề giáo, nhưng khi vào lính, ông lại là một trong bốn sĩ quan đầu tiên được gởi đi học ngành thông tin báo chí tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp được chuyển về làm việc tại Trung ương, chuyên lo tiếp xúc và phổ biến tin tức chiến sự cho báo chí trong ngoài nước.

Sau chiến tranh, do quá trình đi Mỹ và cộng tác với người Mỹ, đã đem lại nghiệp quả đưa ông vào trại cải tạo gần 13 năm, trong đó có 5 năm lao động tại chính quê mình, tức trại Ba Sao-Nam Hà, nơi từng giam giữ tù binh Mỹ và hình sự thứ dữ, cách làng bố tôi chừng 30 cây số.

Ra khỏi trại vào thời điểm Hà Nội mở cửa, không khí xã hội có phần dễ thở. Bản thân ông kiếm được một chân súc chai bên quận 5, Sài Gòn, lương khoán đủ ăn nhưng khá vất vả. Tình cờ mẹ tôi có quen một người bạn cũ, cô này nhờ bà kiếm cho một người dạy kèm Anh văn với điều kiện ông này phải là sĩ quan chế độ cũ, đã đi học Mỹ, ngành Không Quân, phi công càng tốt. Bố tôi có phần đắn đo vì từ lâu không ôn tập loại sinh ngữ này. Nhưng từ sau 75, ông có phần “nhẹ ký” trong các quyết định của gia đình, mẹ tôi lại có bí danh “bà Lê Duẩn” vì tính quyết đoán (tên này do cậu em vui tính đặt cho), nên không còn cách nào hơn là nhận đại cho mẹ tôi vui lòng.

Cũng do tiền công được trả bằng ba lần lương súc chai, mỗi tuần chỉ dạy 3 buổi, lại được hứa dạy khá sẽ trả thêm. Vừa có khiếu sư phạm, lại có khả năng Anh ngữ thực dụng, kèm theo cái “bùa” là đã đi Mỹ nên chuyện làm ăn coi như suôn sẻ. Quả là bố tôi có duyên với Mỹ, do đi Mỹ mà thời gian cải tạo kéo dài, nay nhờ đi Mỹ lại biến thành cần câu cơm cho chính bản thân ông. Các đối tượng bố tôi kèm thuộc loại khách “sộp,” đa số là phái nữ thuộc thế hệ trẻ, có việc làm trong các dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch thời mở cửa nên cuộc sống tạm ổn.

Mấy năm sau, ông và cả gia đình được sang Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho các tù cải tạo. Ðúng là sông có khúc, người có lúc, đời ông lại có dịp lên hương. Bố tôi và các chiến hữu sau 75 có thầm trách người Mỹ đã quay lưng lại các ông, nhưng qua chương trình này các gia đình tù cải tạo lại biết ơn nước Mỹ đã tạo cho họ cơ hội không bao giờ ngờ đến.

Sang Mỹ, vốn đã lao động quen, tuổi đời giờ cũng lỡ cỡ, bố tôi nhắm ngay vào các trường học xem có chỗ nào mướn làm custodian (lo vệ sinh quét dọn cho trường). Job này xem ra hợp với ông, có benefits đầy đủ, lại khó bị lay off. Nhưng sức khỏe kém, chậm, khó cạnh tranh nổi với các ông bạn Mễ, nên bố tôi bỏ cuộc. Quay ra đi học lại để kiếm trợ cấp theo diện di dân, chờ ngày có job nào hạp sẽ tính. Cũng may chúng tôi đều lớn, biết tự lo, gia đình không phải lệ thuộc vào bố tôi. Học được vài năm tại đại học cộng đồng, vốn hiểu biết và trình độ Anh ngữ như được khơi lại, ông muốn quay lại nghề dạy trẻ. Mộng ước rất bình thường là kiếm chân Teacher Aid hoặc Tutor là đủ ăn.

Cơ may lại mỉm cười với ông.Vào đầu thập niên 90, chính sách giáo dục của bang Cali dành cho di dân thiểu số rất được ưu đãi. Thậm chí tại quận hạt San Bernardino, nơi gia đình tôi định cư, Sở Học Vụ thành phố đã thực hiện một dự án thí điểm nhằm giúp các học sinh di dân hội nhập nhanh vào dòng chảy giáo dục Mỹ nên đã cấp xe bus đưa đón các học sinh gốc Ðông Dương lứa tuổi mẫu giáo đến lớp 5 tập trung về trường tiểu học Warm Springs.

Rồi mướn thêm các Tutor song ngữ gốc Việt, Miên, Lào để kèm cho các cháu, đặc biệt cho các cháu mới đến trường. Bố tôi là một trong năm người được chọn, tuy già nhất nhưng lại có kinh nghiệm sư phạm từ Việt Nam. Thỏa lòng vì có job như ý, lại được một cô giáo gốc Việt có chồng là cựu sĩ quan Mỹ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam chỉ dẫn tận tình, đặc biệt là nhắc ông khi khen hoặc khích lệ các em nên tránh cử chỉ gần gũi, thân mật theo kiểu người Việt mình.

Làm tutor một kèm một, thường một ngày chạy 3 lớp, bố tôi và các đồng nghiệp trẻ đã giúp nhiều học sinh tí hon gốc Việt tránh được những bỡ ngỡ ban đầu do không nói không hiểu được tiếng Anh vì quen nói tiếng mẹ đẻ cho đến tuổi vào mẫu giáo. Kết quả sáng kiến nâng đỡ của sở, kết hợp với công sức của thầy cô và phụ giáo đã giúp các em chỉ vài ba năm sau đã quen với trường, với lớp, học tập ngang ngửa với các em bản xứ. Thậm chí có em từ lớp 3 trở đi đã được bầu làm trưởng lớp, còn được chọn học sinh xuất sắc trong tháng, trong năm là chuyện bình thường.

Ngày làm tutor, buổi tối ông chịu khó ghi danh học thêm các lớp nghiệp vụ trên Cal State university. Khi lấy được CBEST (chứng chỉ hành nghề giáo viên), bố tôi rời Warm Springs đi làm Substitute Teacher theo sự điều động của sở. Công việc có vất vả hơn, vừa lái xe tới trường theo sự phân công mỗi ngày, vừa phải đứng lớp như một giáo viên thực thụ, trách nhiệm có nặng nề hơn và nhiều thách thức mới cũng đến với bố tôi. Tuy nhiên, nhờ tùy cơ ứng biến, biết sử dụng hiệu quả các helpers (học sinh giúp việc), cộng với óc vui tính hài hước sẵn có, dáng dấp lại giống 'bố' của tài tử Jackie Chan rất được ưa chuộng trong các phim action của Mỹ nên ông thu phục nhanh chóng cảm tình của các học sinh bậc tiểu học dù accent có phần yếu kém so với giáo viên bản địa.

Cũng từ kinh nghiệm đi dạy, bố tôi nhận ra rằng các trẻ em Mỹ bất kể màu da, không giống như các trẻ Việt Nam thuộc thế hệ khi ông dạy học ở quê nhà, thường chịu sự dạy dỗ theo kiểu gia trưởng. Các cháu ở đây có thói quen mà ông gọi là “4 HAY”: hay hỏi, hay chỉ, hay mách, hay nói. Quả đúng vậy, không hiểu là hỏi, đã biết là chỉ (cho người khác), thấy xấu là mách (bất kể thân hay không thân), hăng hái phát biểu kể cả đôi lúc cãi cũng rất hăng. Nói cho ngay, lúc đầu bố tôi có phần khó chịu với lối “4 hay” này, nhưng sau ông phải nhìn nhận cái thói quen dù không được dạy, tự nó đã hình thành và trở thành hữu ích trong tinh thần ganh đua học hỏi, trong xây dựng các mối quan hệ cộng đồng và an ninh khu phố. Nói đến tật hay mách, một giai thoại lý thú là bố tôi cũng có lần bị “méc” vì biểu diễn mấy đường quyền (võ cổ truyền quê tôi) cho các em coi lúc cuối giờ ngày Thứ Sáu. Ðầu tuần sau, bà hiệu phó gọi bố tôi lên khuyên không nên làm như vậy. Từ đó ông quê độ, hễ có em nào hỏi ông biết 'karate' không, ông gật đầu nhưng không dám show off.

Ðến tuổi nghỉ hưu, bố tôi có ý định về dạy cho các cháu. Chuyện tức cười là “bụt nhà không thiêng,” đứa con đầu lòng của bà chị tôi đến tuổi mẫu giáo không chịu cho ông ngoại kèm homework. Có thể do nó nghi ngờ khả năng của ông, phần khác bố mẹ nó lại có học vị cao trong ngành chữa bịnh. Lựa lúc cả nhà đi vắng, ông lục tủ lấy tấm thẻ Teacher ID của ông đem show cho nó. Thằng bé thấy hình ông, tên ông, có chữ Guest Teacher, lại giống cái thẻ cô nó đeo toòng teng trước ngực. Nó bằng lòng cho ông dạy. Từ đó về sau, dù ông đi vắng về trễ nó vẫn không chịu cho bố mẹ nó giúp mà cứ đòi chờ ông về. Các đứa sau, kể cả con tôi, thấy ông dạy hay, không cần show thẻ ông vẫn chinh phục được chúng.

Nghĩ lại ở tuổi bố mẹ tôi, rất vui khi có cháu, càng mừng khi thấy chúng hội nhập không quá khó khăn vào dòng chảy cuộc sống Mỹ. Ðiều đáng quan tâm, như bố tôi thường trăn trở, là không lo các cháu không hội nhập nhanh, mà là các cháu lại... quên nhanh tiếng Việt. Tình trạng này xảy ra trong nhiều gia đình, nhất là bố mẹ phải lo kiếm sống, ít thì giờ chăm sóc trực tiếp các con nhỏ. Lại nữa, hình như không nói ra, có một cái gì đó nghịch lý trong phương pháp dạy dỗ con cái, nên các bậc phụ huynh chúng tôi dù sự kỳ vọng có cao, nhưng vẫn phải chọn lối khuyến dụ (encouragement) thay vì ép buộc (enforcement) cho phù hợp với xu hướng giáo dục Mỹ.

Cũng nhờ rút kinh nghiệm từ gia đình cậu mợ tôi, di tản qua Mỹ từ 75, nuôi dạy các em tôi từ lúc chúng mới chỉ 2, 3 tuổi khi tới Mỹ, nhưng lớn lên dù tốt nghiệp UCLA, USC tiếng Mỹ lưu loát như Mỹ con, ấy vậy mà vẫn nói sõi và viết rành tiếng Việt. Bố mẹ tôi cũng thử áp dụng kinh nghiệm này. Ông thì bỏ công mỗi tuần ít giờ luyện tiếng Việt, bà thì giao hẹn “tụi mày về nhà nói tiếng Việt tao mới làm đồ Việt cho ăn.” Phương pháp này xem ra vẫn còn hiệu nghiệm. Nhờ đi dạy nên các sách giáo khoa ông chọn cùng các chuyện tranh song ngữ đăng trên các báo hải ngoại rất phù hợp và gây thích thú cho tuổi thơ.

Về phần chúng tôi, là các phụ huynh trực tiếp, cũng phụ đạo bằng cách lâu lâu cho chúng “đi thực tế” về quê cũ để tận mắt chúng thấy con trâu đen, cánh đồng lúa, cây trái nhiệt đới, hoặc các cảnh lạ nơi phố cổ Hội An, cảnh sông nước vùng đồng bằng sông Cửu... chưa kể cho chúng làm quen với bà con xóm cũ, năng tiếp xúc với tín hữu hội thánh xưa hay cô bác người thân dưới quê... hầu thấm nhập vào ký ức tuổi thơ nét đẹp đa dạng và tình người chân chất của miền đất cội nguồn nơi ông bà cha mẹ nó đã sinh ra và lớn lên.

Kết thúc câu chuyện duyên nợ của bố tôi với nước Mỹ, ông vẫn xúc động tâm sự với chúng tôi là ông không thể ngờ trái đất xoay vần, số phận đẩy đưa, ông lại có ngày trở lại xứ Mỹ, được cho đi kèm dạy các học trò đủ mọi màu da, trong đó có cả chính con em gốc Việt của mình, để cùng đồng nghiệp vun bồi, chia sẻ những kinh nghiệm phát triển cộng đồng trong quá trình hội nhập, góp phần xây dựng các thế hệ mới tiếp nối trên miền đất luôn mở rộng vòng tay, tạo cơ hội cho mọi người, bất kể xuất xứ, miễn có gan thì giàu có chí thì nên.
 
Ðỗ Mỹ Linh (với sự chấp bút của bố tôi).

Chỗ Ðặt Phi Lịch Sử Của Một Tác Phẩm Ðiêu Khắc ( Tượng Ðài Nauy )



Tác phẩm điêu khắc "Hoa Biển" được dựng lên tại viện Bảo Tàng Hàng Hải Na Uy (BTHH) trước kỳ nghỉ hè - mặc dù Hội Người Việt Tị Nạn tại Na Uy đã cảnh báo chống lại việc đặt tượng đài ở địa điểm mà những người đóng góp không được phép nêu ra căn cước và nguồn gốc của họ.

Trong giai đoạn quyên góp có tấm bưu phiếu (giro) được ký và phân phát bởi Trưởng ban XDTĐ nhân danh Hội NVTN. Theo tấm bưu phiếu này mục đích XDTĐ là: 

(1)"để tỏ lòng tri ân đất nước Na Uy đã cứu vớt và cưu mang hàng ngàn người VN tị nạn kể từ năm 1975"; 

(2) "Và cũng để tưởng nhớ tới hàng ngàn người đã bỏ mình trên đường tìm tự do". Nhưng sau khi ký kết hợp đồng bí mật với BTHH Trưởng ban XDTĐ đã xóa bỏ mục đích thứ 2, mục đích này rất quan trọng trong văn hóa chúng tôi - tưởng niệm những đồng bào đã mất. Thỏa thuận này đã được giữ bí mật và những người góp tiền không được biết gần hai năm.

Sau khi Hội trưởng Hội NVTN đã liên lạc với ông giám đốc viện BTHH, chúng tôi mới được biết là bảo tàng viện muốn có lập trường "chính trị trung lập" và những buổi tập trung đánh dấu chính trị tại tượng đài không được hoan nghênh. Trên tấm bia người tị nạn chỉ được phép viết "Tri ân Na Uy và thủy thủ đoàn đã cứu giúp họ". Những bối cảnh lịch sử khác như họ đi tị nạn từ đâu và tại sao họ đi tị nạn thì bảo tàng viện không thích thú, theo lời ông giám đốc.

Tại một chỗ tư nhân thì điều này có thể thông cảm được. Nhưng  ở một trong những nước có nền dân chủ cao nhất như Na Uy thì đây là một thảm trạng cho quyền tự do phát biểu. Điều này là một tổn thất lớn cho cả một nhóm dân mà đã trải qua nhiều đau thương và phải liều chết để trốn khỏi chế độ độc tài toàn trị của cộng sản tại VN. Những người sống sót có trách nhiệm đạo đức là tưởng niệm nhiều đồng bào đã hy sinh trên đường vượt biên. Nhưng họ không đươc phép viết lên điều này và cũng không được khắc cờ VNCH trên bia tưởng niệm để nói lên căn cước và biểu tượng của họ.

Một tác phẩm điêu khắc được cao quý hơn khi nó hàm chứa những giá trị nhân bản, như sự cảm thông với những khổ đau của một sắc dân.
 
Tác phẩm "Hoa Biển" đã được đặt ở một chỗ tư nhân mà người tị nạn không được phép viết câu "tưởng niệm những đồng bào đã hy sinh" là không có lịch sử.

Ðinh Nhật. 


Historieløs plassering av en skulptur

Skulpturen Sjøblomst ble reist ved Norsk Maritimt Museum på Bygdøy like før sommerferien - til tross for advarselen fra Det vietnamesiske flyktningeforbundet mot å plassere monumentet på det stedet der bidragsyterne ikke får lov til å vise sin identitet og sin bakgrunn.

I innsamlingsfasen ble giroen undertegnet og delt ut av lederen for byggekomiteen på vegne av Det vietnamesiske flyktningeforbundet. Formålene var ifølge denne giroen: 1. å takke Norge som har reddet og tatt imot tusenvis av vietnamesiske båtflyktninger etter 1975; 2. å minnes over tusenvis av våre landsmenn som døde på havet under flukten. Men etter å ha inngått hemmelig avtale med Norsk Maritimt Museum har lederen for byggekomiteen fjernet formål nr.2, som er svært viktig i vår kultur – å minnes de døde. Denne avtalen ble holdt hemmelig for bidragsyterne i nesten to år.

Etter at lederen for Det vietnamesiske flyktningeforbundet tok kontakt med museets direktør, fikk vi vite at museet ønsker å være «politisk nøytralt» og at politiske minnemarkeringer ved monumentet ikke er velkomne. På minnetavlen får flykningene bare lov til å skrive «takk til Norge og norske sjømenn som har reddet dem». Andre historiske perspektiver, blant annet hvor de flyktet fra og hvorfor de flyktet er uinteressant for museet, ifølge direktøren.

På et privat område er dette forståelig. Men i et av verdens beste demokratier, som Norge, er dette tragisk med tanke på ytringsfriheten. Dette er et stort tap for en hel folkegruppe som hadde mye lidelse og måtte risikere livet ved å flykte fra det totalitære kommunistregimet i Vietnam. Som overlevde har de et moralsk ansvar å minne om sine landsmenn som døde under flukten. Men de får ikke lov til å ha denne teksten og heller ikke det sørvietnamesiske flagget på minnetavlen som viser deres identitet og symbol.

En skulptur er mer verdt dersom den inneholder humanistiske verdier, blant annet empati for et folks lidelser. Skulpturen Sjøblomst ble plassert på et privat område der flyktningene ikke får lov til å skrive «til minne om de døde» på plaketten, er historieløs.

Nhat Dinh.

onsdag 3. juli 2013

THUỐC HO GIA TRUYỀN ( Lá Mơ )


Ai đã từng đau khổ vì BỊNH HO... ho liên tu bất tận, ho đến muốn ngộp thở luôn; ho ran cả ngực, rát cổ họng, cái đầu như sắp bị nứt ra vậy !!! Có nhiều toa thuốc Nam chung qui về các món như chanh muối, mật ong và rượu mạnh.

NHƯNG CÓ MỘT MÓN THUỐC TRỊ HO THẬT ĐƠN GIẢN và CÓ HIỆU LỰC THẬT NHANH CHÓNG. Hôm qua còn ho sụ sụ, chiều tối uống thuốc nầy và ngủ một giấc thật thoải mái, sáng hôm sau KHÔNG CÒN HO NỮA , mau chóng khỏi bịnh không ai ngờ.

1- Bốc chừng một nắm LÁ RAU MƠ  - Loại DÂY MƠ nầy người Bắc rất thân quen và dùng làm thức ăn rất ngon miệng. Còn người NAM thì gọi bằng một cái tên nhà quê, thật thà là LÁ THÚI ĐỊT. Rất dễ trồng và người ta hay cho nó leo theo các hàng rào để hữu dụng và vừa làm cảnh nữa.
Mặt trên của lá mơ có màu xanh lá cây và mặt dưới có màu tím và cả 2 mặt đều có lông mịn. Ở Nam Cali có nhiều nhà trồng dây mơ lắm và ở bên Úc lúc đầu tưởng khó tìm, nhưng khi gặp người nầy, người nọ hỏi thăm một chút là có ngay, bao nhiêu cũng có ở Vùng Springvale. Chắc các nơi khác cũng đều có người Việt mình trồng.
2- Giã nát lá mơ trong một cái cối, giã cho nát bấy ra. Sau đó vắt lấy nước cốt, đựng trong một cái chén nhỏ, độ chừng 30 ml thôi (Nếu uống cả chén thì sẽ bị bón đấy). 
 
3- Lấy một muỗng cà phê MẬT ONG, hòa tan vào 30 ml nước cốt lá mơ (VẪN CÒN KẸO, KẸO ; vì mật ong khó tan vào nước lạnh). 
 
4- Đem chén nước mơ và mật ong để trong Microwave, bấm chừng 15 giây (15") - Đem ra thấy ấm ấm và quậy cho mật ong thật hòa tan vào nước mơ.
Uống từ từ cho hết, để cho thuốc thắm vào cổ họng, chừng 1 hay 2 phút sau rồi sẽ uống 1 ngụm nước tráng miệng thôi. Thuốc có mùi nồng nồng khó uống nhưng không làm lợm giọng như vị đắng của thuốc Bắc. 

Chỉ uống 1 lần trước khi đi ngủ và sáng hôm sau là sẽ thấy không còn ho nữa. Nếu còn ho chút ít thì trưa hôm sau uống thêm 1 lần nữa là chấm dứt hẳn ngay. 
 
Nguyễn Cung.

Quê Hương Và Chủ Nghĩa ( Thơ )


Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.
Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. 
Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, 

còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động.  
Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả

Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố

Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa

Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay

Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc

Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống

 
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù

Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu

Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù

 
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !

Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau

Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.

Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang

Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống

 
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó

 
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử


Nguyễn Quốc Chánh.

Vụ Án Trần Quang Trân Ở Trại Tù Tiên Lãnh


Tôi muốn nói lên những đau khổ chất ngất của anh em tù chính trị và quân đội trong ngục tù Tiên Lãnh. Làm y tế trại, tôi được gọi lên phòng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo táp, co rúm, da bọc xương, gò má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết vì đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con dòi bò trong đường cống lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Ðường cống là một cái rảnh dọc theo bờ tường phòng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi ký trại giam Cộng sản đã tả cái dã man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết thì giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Ðảo là thiên đường sánh với kiên giam.

Vụ án Trần Quang Trân là một biến cố đặc biệt của trại Tiên Lãnh, nói lên tinh thần bất khuất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ðây là một tổ chức có mục đích, hệ thống. Một hoạt động dũng cảm, nhiệt tình, có tính cách quy mô rộng lớn, bao gồm trên 100 sĩ quan và tù chính trị. Bởi thế, khi vỡ lỡ, công an điều tra mất vài tháng trước khi đưa nội vụ ra tòa với hai lần xử: phúc thẩm và chung thẩm. Bản án chung thẩm là: Tuyên truyền chống phá cách mạng, tổ chức cướp súng, cướp trại, âm mưu lật đổ chính quyền.

Sau đây là tên họ những người lãnh án phạt và thời gian ở tù thật sự:

-Thiếu úy Trần Quang Trân, án tử hình. Xử tử ngày 19.06.1982.
-Thiếu úy Trần Lân, án chung thân, ở tù 20 năm.
-Trung úy Ngô Văn Thạnh, án 20 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Nguyễn Văn Hưng, án 18 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Ðỗ Ngọc Nuôi, án 12 năm, ở tù 16 năm.
-Xã trưởng Võ Kinh, án 13 năm, ở tù 15 năm.
-Trung úy Ðỗ Văn Sĩ, án 13 năm, ở tù 16 năm.
-Ðại úy Ðinh Văn An, án 10 năm (chết trong tù Hàm Tân năm 1990).
-Trung sĩ Lê Cao Phúc, án 10 năm, ở tù 14 năm.
-Bác sĩ Tôn Thất Sang, án 10 năm, ở tù 15 năm.
-Lê Phò, án 10 năm, ở tù 10 năm.
-Ðại úy Nguyễn Minh, án 5 năm, ở tù 12 năm.
-Thiếu úy Huỳnh Tiến, án 3 năm, ở tù 11 năm.

Ngoài ra có một số bị kiên giam, song không bị án. Trong số những người kiên cường này, phải kể Nguyễn Văn Ngật, Nguyễn Văn Ðiểu, Lê Quang, Lê Xuân Mai, Phạm Lộc, Trần Thao, Châu Văn Mầu, Nguyễn Ngọc Trai, Trương Quang Ðông.. Tóm lại có chừng 75 người xử theo biện pháp hành chánh, nghĩa là tập trung cải tạo vô thời hạn, không biết ngày nào về, trung bình ở tù 10 năm. Trừ hai người ra đi vĩnh viễn là anh Trân và An, số còn lại lãnh 9 thế kỷ tù tội. Chín thế kỷ đau thương triền miên ray rứt. Ðiểm đặc biệt của vụ án là lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những người có án nặng là thiếu úy và trung úy.

Người được anh em mến phục nhất là anh Trần Quang Trân và Ðinh Văn An. Trân, người thon nhỏ, mặt trắng thư sinh. Tính tình bặt thiệp, ưa đùa cợt, làm thơ hay. Rất tiếc là thơ anh không ai ghi chép lại, vì thơ làm trong kiên giam không giấybút. Song anh hơn Nguyễn Chí Thiện ở chỗ là anh đọc thơ cho bọn Cộng sản giam giữ anh nghe. Làm thơ xong, anh đọc sang sảng, rất to, cốt cho trại viên nghe, song cán bộ vội xua đuổi trại viên đi, không cho nghe những lời ca yêu nước, hạch tội bọn Cọng sản vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, gieo rắc khổ đau cho nhân dân Việt Nam.

Trong đêm giao thừa đầu năm 1982, trong kiên giam lạnh lẽo, chờ ngày xử chung thẩm, anh ngâm nga:
Ðón giao thừa giữa bốn bức tường vôi
Xuân lạnh lùng quá mẹ Việt Nam ơi !
Bao giờ dẹp tan loài quỷ đỏ
Mẹ con mình no ấm, rộn niềm vui.

(chưa chắc đã đúng trong nguyên tác, chỉ vì nghe từ đàng xa, và lại thời gian xoi mòn trí nhớ).

Anh Trân thông minh hiếu học. Nếu đến được bến bờ tự do, anh sẽ là một chuyên viên điện tử có hạng. Trong tù, anh không ngừng trao dồi kiến thức, học thêm ngoại ngữ. Ở Kỳ Sơn, anh được điều động lên cơ quan của tổng trại 2 để sửa chữa máy truyền tin và lắp ráp điện đài. Anh đã sửa chữa một máy dò tìm vàng nhãn hiệu Trung cọng, mà nhiều kỹ sư đào tạo ở miền Bắc bó tay. Anh là một chuyên viên điện tử tu nghiệp ở Nhật do tài trợ của hãng Panasonic. Với phương tiện nghèo nàn, anh tái tạo các linh kiện điện tử trong công việc sửa chữa hàng ngày cho cơ quan, và lắp ráp những đài thu thanh nhỏ cầm tay, phân phát cho các trại. Ðể che mắt bọn cán bộ, linh kiện được lắp vào các máy đo điện đã hư. Muốn máy phát động, chỉ cần lắp vào một dây dẫn điện ngắn, và có thể nghe nhiều đài phát thanh ngoại quốc như VOA, BBC v..v.. Nhờ thế, tin tức về cuộc tấn công của Trung Quốc vào miền Bắc, chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ đều được phổ biến bí mật cho trại viên để nuôi dưỡng ý chí quật cường. Trại Kỳ Sơn, với quy chế tù binh, chế độ ăn uống, lao động không khắc nghiệt như trại Tiên Lãnh. Tôi nghĩ rằng quân đội miền Bắc XHCN cũng tự hào về thành tích của họ, song không biết họ có thấy xấu hổ khi đem đồng loại khác chính kiến ra hành hạ, đem bắn lén nhiều sĩ quan như vụ bắn Ðại tá Võ Vàng, bề hội đồng Thiếu úy Huỳnh Tiết, một sĩ quan trẻ miền Nam giỏi võ. Hận thù giai cấp đã làm họ tối mắt, không biết gì đến tinh thần thượng võ và tình thương đồng loại. Chiến thắng lẫy lừng, cuối cùng là để nhốt đồng loại vào trại tập trung hành hạ, còn Mỹ thì cao chạy xa bay rồi.

Cuối năm 1978, sĩ quan trại Kỳ Sơn chuyển qua Tiên Lãnh. Công an là chuyên viên cai quản tù trong XHCN. Những phương thức đàn áp như lao động cưỡng bách, hạn chế dinh dưỡng, nội quy sắt máu, trừng trị tàn bạo, tối đa là truyền thống quy củ trong quần đảo Goulag, nhà tù Trung Cộng, và một loạt nhà tù miền Bắc mà nghe tên ai cũng giật mình. Tất cả những phương thức ấy đều được áp dụng ở trại Tiên Lãnh. Vài tháng sau nhập trại, toàn thể sĩ quan trở nên rách rưới, ốm đói, phờ phạc, hãi hùng. Vài người quá tuyệt vọng đã tự tử chết. Trung tá Bình, Ðại úy Quy trốn trại không thoát. Ðã có lệnh từ trên là bắn chết một người để làm khiếp hãi trại viên. Trên đường áp giải hai người trốn trại, bọn công an đã bắn lén từ phía sau, giết Trung tá Bình và tri hô lên là vì tù nhân chạy trốn. Tôi có khám tử thi, và thấy vết thương có lỗ vào phía sau lưng, đen thuốc súng, chứng tỏ nạn nhân bị bắn rất gần. Thật là một thời kỳ u ám. Nhiều sĩ quan cấp tá bị kiên giam rồi chuyển đi trại Ðồng Mộ. Số người sợ hãi bị chiêu dụ làm ăng-tên tăng lên đáng kể. Soát phòng liên miên. Trại đông người lại có nhiều trại lẻ ở xa, ban giám thị cần một hệ thống liên lạc hữu hiệu, nên anh Trân lại được kêu ra để thiết lập một tổng đài điện thoại, đài liên lạc vô tuyến với Ty Công an. Anh và Trần Lân được ở một căn nhà nhỏ riêng biệt dùng làm xưởng sửa chữa máy móc điện tử. Các cán bộ trong trại cũng nhờ sửa những máy thu thanh cá nhân. Vì là việc làm không công, họ thường bồi dưỡng anh thịt, trứng v..v.. Nhưng anh Trân không vì những ưu đãi ấy mà quên anh em. Anh lặp lại việc đã làm tại trại Kỳ Sơn là lắp một máy thu thanh để nghe lén các đài ngoại quốc. Anh đã thành công ở Kỳ Sơn vì không bị phát hiện, nhưng lần nầy không may. Trong vụ án xử anh và bạn hữu, chỉ có độc nhất một tang chứng là cái máy đo điện trở, trong đó anh có lắp linh kiện điện tử để nghe đài phát thanh. Các người bị kêu án là những người có ký vào bản nhận tội khi công an tra tấn hoặc đe dọa. Có nhiều người giữ nhiệm vụ quan trọng, song một mực chối hết, nên chỉ bị trừng trị bằng biện pháp hành chánh. Có bằng cớ gì đâu, chẳng qua là nói miệng với nhau, chứ đâu có hội họp biên bản gì. Song cuối cùng biện pháp hành chánh cũng giam giữ rất lâu, ít nhất là trên mười năm. Nhiều khi hơn nữa. Xử án chỉ là bày trò hình thức.

Phân tích vụ án ta thấy hai phần rõ rệt: Phần loan truyền tin tức ngoại quốc đem lại hưng phấn cho trại viên, ví dụ như cuộc nổi dậy của nhóm Fulro, cuộc bao vây kinh tế Việt Nam của Tổng thống Mỹ Reagan. Vì oán hận lối đối xử dã man tàn bạo của bọn Cộng sản, ai cũng vui mừng khi nghe những tin bất lợi cho chúng. Chẳng thấy viễn ảnh ngày về, những tin ấy mang lại chút hy vọng mong manh. Ví dụ trường hợp bác sĩ Tôn Thất Sang làm y tế cho trại Na sơn. Sang vào tù vì tội vượt biên. Anh có nói một câu đơn giản mà bị án 10 năm. Nhân Lê Phò, từ trại Na Sơn về trại chính, anh nhắn với Trân là có tin tức gì hay nói cho “mệ” biết với (con cháu vua thường tự xưng là mệ). Sang không có tham gia gì vào tổ chức. Chỉ nghe câu ấy mà không báo cáo với cán bộ, Phò cũng lãnh án 10 năm. Thật là một chuyện không thể tưởng tượng nổi, mà các nhà luật học khi nghe phải sững sờ. Những thiệt hại mà anh Sang phải chịu trong tù đày, cùng những hậu quả dai dẳng trong cuộc sống định cư ở Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm đây ? Các nhà luật học phải có biện pháp đưa bọn Cộng sản Việt Nam ra tòa án quốc tế để trả lời những tội ác đối với hàng triệu người vô tội.

Phần thứ hai của vụ án là tổ chức cướp súng, cướp trại, đánh quận Tiên Phước, liên lạc với cuộc nổi dậy Fulro lập chiến khu v..v..là những tiết lộ của đại úy Nguyễn Văn Hưng. Anh nói: “Hệ thống nầy suốt trong thời gian ở tù và sau này khi còn ở Việt Nam, tôi không hề tiết lộ cho ai. Nhưng nay (anh đã định cư tại Mỹ) theo yêu cầu của một số anh em, chúng tôi xin ghi lại chi tiết”. Anh cho biết anh điều khiển tổ chức trong nhiệm vụ là Tổng thư ký. Trân chỉ là trưởng ban liên lạc ngoại vụ. Trần Lân lo liên lạc với Fulro. Ðinh Văn An (chết trong tù) đại đội trưởng đội xung kích, lo chiếm kho súng của trại. Thiếu tá Lê Quang là trung đoàn trưởng trung đoàn giải phóng Quảng Nam Ðà Nẵng. Anh còn tiết lộ nhiều ủy viên khác. Nói chung, anh em đã có ý chí quật cường, có can đảm chấp nhận hiểm nguy. Tiếp xúc với Fulro là có thật; nhân đi lao động ở Trà Nóc, lúc còn ở trại Kỳ Sơn. Nghiên cứu về khả năng cướp súng là có thật. Ngoài ra những điều khác chỉ nằm trong mơ ước

Phiên tòa dựng lên gọi là “tòa án nhân dân tối cao”, có cán bộ ở Hà Nội vào dự, chỉ là xử cái ước mơ đó, chứ không có một hành động phá hoại nào cụ thể. Trị từ trong tư tưởng. Cái dã man, phi lý và luật rừng là ở đó.

Phiên tòa đúng là một trò hề. Xử trong trại vì sợ dư luận dân chúng. Không có luật sư biện hộ. Chánh án, phụ thẩm .... ăn bận lôi thôi. Bà phụ thẩm có tên là Chát, mặc áo cụt, ăn trầu, ngồi chồm hổm trên ghế , ăn nói thiếu văn hóa. Chỉ có lính công an là mặc đại lễ. Bị can cũng bị bịt mắt dẫn vào, vành móng ngựa là một hàng ghế dài. Trại viên được nghỉ lao động để dự phiên tòa, một biện pháp răn đe. Nói là cho bị can tự biện hộ, song ai nói ra lời nào thì bị chận lại ngay. Phiên tòa chỉ có chánh án, phụ thẩm nói. Phán quyết thìđem ra hỏi trại viên:

-Tên A có phải là phản động không? (Trại viên đuợc các ăng-tên mớm lời)

-Phải.

-Có đáng tử hình không?

-Rất đáng.

Ðúng là một tòa án nhân dân trong cải cách ruộng đất. Phần lớn trại viên trả lời lí nhí. Một số khác im lặng.

Phải nói anh Trân là một người trẻ tuổi nhưng rất chững chạc, đầy lòng vị tha và suy nghĩ. Anh thấy ý định của bọn Cộng sản là phải có một án tử hình trong vụ nầy, anh đứng ra lãnh cái chết cho anh em. Anh chịu nhận tội, và thay mặt anh em, tỏ ra cái khí phách của một sĩ quan có lý tưởng quốc gia. Trước phiên tòa, anh không nói “thưa quan tòa” như ấn định. Anh gọi họ là 'các ông” làm chánh án tức giận đập bàn nhắc lại. Song anh không đổi cách xưng hô. Khi chánh án hỏi anh:

-Các anh đã được chính phủ khoan hồng cho vào đây để học tập cải tạo. Các anh không thành tâm hối lỗi, mà tổ chức chống đối. Ðộng cơ nào thúc đẩy các anh làm việc ấy?

-Các ông không có quyền xử tôi, vì các ông không có tổ quốc, mà chỉ là tay sai đế quốc Cộng sản. Các ông không xứng đáng để tôi đối đáp. Lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ xử các ông. Chế độ các ông là một chế độ phi nhân, tàn khốc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Dân chúng đói khổ lầm than, còn các ông sống phè phỡn. Nhà tù của các ông là địa ngục sống trên trần gian.

Chánh án lại đập bàn bảo anh im, song anh cứ nói cho hết ý. Một công an phải chồm tới, bịt miệng anh lại. Thật là hài hước, chốn công đường mà không có tự do ngôn luận.

Khi tòa tuyên bố bản án tử hình và cho anh nói lời cuối cùng:

-Tôi biết chắc là chế độ phi nhân, tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người của các ông gần đến ngày cáo chung. Chỉ tiếc là tôi không còn sống để phục vụ đất nước.

(Nội dung những lời đối đáp trên đây rất trung thực. Tuy nhiên đây không phải là những lời ghi chép tại chỗ, người nghe chỉ ghi lại theo trí nhớ).

Thái độ hiên ngang bình tỉnh, giọng nói chắc nịch không chút run rẩy của anh làm cho cả hội trường bàng hoàng. Bọn công an, tổ xứ án sạm mặt trước khí thế hùng dũng của anh.

Sau khi xử án, chúng cho anh một thời gian suy nghĩ lại và xin ân xá. Song anh không viết đơn xin ân xá, vì anh biết đó chỉ là một đòn tâm lý để làm giảm nhuệ khí của anh. Thế nào bọn chúng cũng đem anh ra bắn. Xin xỏ chỉ thêm nhục. Bởi thế, trong thời gian chờ đợi, anh làm thơ và đọc to lên, mạt sát chế độ tàn ác của Cọng sản. Sợ gương anh ảnh hưởng đến trại viên khác và làm mất mặt chế độ, chúng đem anh ra bắn trước thời gian dự định.

Ngày 19.06.1982, lúc 12 giờ, chúng bịt mắt anh đẩy anh lên xe đưa ra pháp trường. Toàn thể trại viên bị lùa vào phòng, đóng cửa nhốt lại. Ra đến cổng trại, anh Trân la to:

-Xin vĩnh biệt anh em. Bọn Cộng sản đưa tôi đi bắn đây. “Ðả đảo Hồ Chí Minh!” “Ðả đảo Cộng sản!” “Dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng sản!”.

Anh còn muốn hô nhiều khẩu hiệu nữa, song bọn công an đè anh xuống, nhét chanh vào miệng. Sang bên cơ quan, anh ký tên vào bản án, chấp nhận tử hình. Chúng dọn ra trước mặt anh một mâm cơm thịnh soạn. Anh từ chối không ăn và dặn mang vào phòng giam cho bạn bè đang đói. Ra pháp trường anh không chịu trói và bịt mắt. Anh té nghiêng xuống sau loạt súng đầu. Một tên công an đến bắn phát ân huệ vào thái dương.

Trong tù tôi có lần nói chuyện với Trân. Anh ta cho rằng chừng cuối thế kỷ, chế độ Cộng sản sẽ cáo chung. Anh chết đi và không ngờ là thành trì của XHCN Liên Xô và Ðông Âu tiêu tan 10 năm trước lời tiên đoán. Song chế độ Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dầu biến chất đi nhiều. Lạc quan nay ở trong trận tuyến của ta. Ta chỉ đi lên, bọn chúng chỉ đi xuống. Trang sử đau buồn, đầy phản phúc, nham hiểm, tàn bạo từ 1945 đến nay sắp cáo chung. Cơ hội cho những người muốn đóng góp để xây dựng cho một nước Việt Nam thật sự tiến bộ và dân chủ, một xã hội công bằng và thịnh vượng sắp thành hình. Chỉ tiếc là thiếu mặt anh Trân, như lời nói cuối cùng của anh trước tòa án.

Anh Trân là người anh hùng bất đắc dĩ. Hoàn cảnh đã xô đẩy anh đứng trước một chọn lựa. Anh đã có chọn lựa đầy suy nghĩ và trách nhiệm. Việc phải làm, không đùn lại cho ai, tự mình gánh lấy. Anh chết đi để lại người vợ trẻ và hai con gái. Anh là người có thiện tâm, người tốt nhất trong chúng ta như lời Tổng Thống Kennedy: “Những người tốt nhất trong chúng ta đã chết”.

Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH.