onsdag 10. juli 2013

Chỗ Ðặt Phi Lịch Sử Của Một Tác Phẩm Ðiêu Khắc ( Tượng Ðài Nauy )



Tác phẩm điêu khắc "Hoa Biển" được dựng lên tại viện Bảo Tàng Hàng Hải Na Uy (BTHH) trước kỳ nghỉ hè - mặc dù Hội Người Việt Tị Nạn tại Na Uy đã cảnh báo chống lại việc đặt tượng đài ở địa điểm mà những người đóng góp không được phép nêu ra căn cước và nguồn gốc của họ.

Trong giai đoạn quyên góp có tấm bưu phiếu (giro) được ký và phân phát bởi Trưởng ban XDTĐ nhân danh Hội NVTN. Theo tấm bưu phiếu này mục đích XDTĐ là: 

(1)"để tỏ lòng tri ân đất nước Na Uy đã cứu vớt và cưu mang hàng ngàn người VN tị nạn kể từ năm 1975"; 

(2) "Và cũng để tưởng nhớ tới hàng ngàn người đã bỏ mình trên đường tìm tự do". Nhưng sau khi ký kết hợp đồng bí mật với BTHH Trưởng ban XDTĐ đã xóa bỏ mục đích thứ 2, mục đích này rất quan trọng trong văn hóa chúng tôi - tưởng niệm những đồng bào đã mất. Thỏa thuận này đã được giữ bí mật và những người góp tiền không được biết gần hai năm.

Sau khi Hội trưởng Hội NVTN đã liên lạc với ông giám đốc viện BTHH, chúng tôi mới được biết là bảo tàng viện muốn có lập trường "chính trị trung lập" và những buổi tập trung đánh dấu chính trị tại tượng đài không được hoan nghênh. Trên tấm bia người tị nạn chỉ được phép viết "Tri ân Na Uy và thủy thủ đoàn đã cứu giúp họ". Những bối cảnh lịch sử khác như họ đi tị nạn từ đâu và tại sao họ đi tị nạn thì bảo tàng viện không thích thú, theo lời ông giám đốc.

Tại một chỗ tư nhân thì điều này có thể thông cảm được. Nhưng  ở một trong những nước có nền dân chủ cao nhất như Na Uy thì đây là một thảm trạng cho quyền tự do phát biểu. Điều này là một tổn thất lớn cho cả một nhóm dân mà đã trải qua nhiều đau thương và phải liều chết để trốn khỏi chế độ độc tài toàn trị của cộng sản tại VN. Những người sống sót có trách nhiệm đạo đức là tưởng niệm nhiều đồng bào đã hy sinh trên đường vượt biên. Nhưng họ không đươc phép viết lên điều này và cũng không được khắc cờ VNCH trên bia tưởng niệm để nói lên căn cước và biểu tượng của họ.

Một tác phẩm điêu khắc được cao quý hơn khi nó hàm chứa những giá trị nhân bản, như sự cảm thông với những khổ đau của một sắc dân.
 
Tác phẩm "Hoa Biển" đã được đặt ở một chỗ tư nhân mà người tị nạn không được phép viết câu "tưởng niệm những đồng bào đã hy sinh" là không có lịch sử.

Ðinh Nhật. 


Historieløs plassering av en skulptur

Skulpturen Sjøblomst ble reist ved Norsk Maritimt Museum på Bygdøy like før sommerferien - til tross for advarselen fra Det vietnamesiske flyktningeforbundet mot å plassere monumentet på det stedet der bidragsyterne ikke får lov til å vise sin identitet og sin bakgrunn.

I innsamlingsfasen ble giroen undertegnet og delt ut av lederen for byggekomiteen på vegne av Det vietnamesiske flyktningeforbundet. Formålene var ifølge denne giroen: 1. å takke Norge som har reddet og tatt imot tusenvis av vietnamesiske båtflyktninger etter 1975; 2. å minnes over tusenvis av våre landsmenn som døde på havet under flukten. Men etter å ha inngått hemmelig avtale med Norsk Maritimt Museum har lederen for byggekomiteen fjernet formål nr.2, som er svært viktig i vår kultur – å minnes de døde. Denne avtalen ble holdt hemmelig for bidragsyterne i nesten to år.

Etter at lederen for Det vietnamesiske flyktningeforbundet tok kontakt med museets direktør, fikk vi vite at museet ønsker å være «politisk nøytralt» og at politiske minnemarkeringer ved monumentet ikke er velkomne. På minnetavlen får flykningene bare lov til å skrive «takk til Norge og norske sjømenn som har reddet dem». Andre historiske perspektiver, blant annet hvor de flyktet fra og hvorfor de flyktet er uinteressant for museet, ifølge direktøren.

På et privat område er dette forståelig. Men i et av verdens beste demokratier, som Norge, er dette tragisk med tanke på ytringsfriheten. Dette er et stort tap for en hel folkegruppe som hadde mye lidelse og måtte risikere livet ved å flykte fra det totalitære kommunistregimet i Vietnam. Som overlevde har de et moralsk ansvar å minne om sine landsmenn som døde under flukten. Men de får ikke lov til å ha denne teksten og heller ikke det sørvietnamesiske flagget på minnetavlen som viser deres identitet og symbol.

En skulptur er mer verdt dersom den inneholder humanistiske verdier, blant annet empati for et folks lidelser. Skulpturen Sjøblomst ble plassert på et privat område der flyktningene ikke får lov til å skrive «til minne om de døde» på plaketten, er historieløs.

Nhat Dinh.

Ingen kommentarer: