Chưa bao giờ bức tranh xã hội Việt Nam lại tồi tàn cùng cực như ngày hôm nay! Đó là câu ta thán rất chân thật từ tận đáy lòng của mỗi một người Việt Nam chân chính. Vấn đề được đặt ra là chúng ta không cần phải đào sâu về những nguyên nhân tại sao bởi thiết nghĩ, rất nhiều người đã hiểu mà là chúng ta phải làm sao để chấn chỉnh và cải thiện.
Sự tác hại
Tuy
không quá chi tiết nhưng người bản thân người viết mong được nêu lên
một cách ngắn gọn, cái mà nhiều người thường gọi là “nguyên nhân của
mọi nguyên nhân” mà trong đó ông Hồ là tụ điểm. Từ du nhập một chủ nghĩa
ngoại lai và không
tưởng, để thực thi cái gọi là chủ nghĩa này, điều kiện ắt có và đủ là
phải trải qua nhiều bước cải tạo xã hội mà cải cách ruộng đất là một
trong những bước nghiêm trọng cùng
cái hệ quả to lớn của nó đã đè nặng và ảnh hưởng trầm trọng đến mọi
sinh hoạt trong đời sống xã hội kể cả hai mặt vật chất và tinh thần.
Sự
ảnh hưởng của cuộc cách
mạng long trời lở đất này mà sức bọc phá của nó còn tác hại nhiều hơn
bom nguyên tử. Bom nguyên tử là thứ tác hại chính về thể lực với chỉ số
nhỏ về tinh thần nhưng đấu tố, tác
động cả hai. Sự di hại khủng khiếp của nó cho đến hôm nay và sẽ kéo dài
đến mãi về sau, khi mà đảng thuộc cái thứ chủ nghĩa này vẫn còn tồn
tại.
Phải
đối mặt như thế nào?
Tất nhiên không ai hài lòng và công nhận một xã hội mà đại đa số thành viên sống hoặc phải sống trong sự thờ ơ,
lãnh đạm, ích kỷ, lọc lừa dối trá, vô trách nhiệm, vô đạo đức được. Không thể nào an tâm khi nhiều người được hỏi:
- Anh, chị nghĩ thế nào và có
phản ứng ra sao khi sống trong một xã hội đầy dẫy gian xảo, hà hiếp và toàn trị?.
- Chịu thôi, phải sống với lũ!
- Thế anh, chị có mong
muốn được góp phần tranh đấu để đạp đổ những tiêu cực của xã hội không?
- Muốn lắm chớ nhưng nếu tranh đấu thì ai lo cho gia đình.
- Trước
sự xâm lấn ngày càng rõ nét của Trung cộng, tiến chiếm biển đảo, vịnh thác, đất liền… Anh, chị thấy sao?
- Tôi không biết và tôi cũng chả quan
tâm!
- Thế mục đích cuộc sống của anh, chị là gì?
- Tiền, làm sao có được thật nhiều tiền.
-
Có bao giờ anh, chị từng trăn trở về tiền đồ của Tổ Quốc không?
- Tiền đồ là những gì khá trừu tượng, tiền đô mới là chính!
Vân
vân và vân vân…
Trước những thực thể đau lòng như thế thì thử hỏi tương lai của dân tộc sẽ đi về đâu?. Hỏi là trả lời.
Đối
diện với sự thật và trách nhiệm
Nếu
chỉ với hy vọng mong manh là trước khi rơi vào vực thẳm, con người ta
sẽ tỉnh ngộ. Tốt, nhưng tỉnh ngộ như thế nào để vượt qua sinh tử
trong một thời gian ngắn khi trong tâm thức không có những ý niệm khả
dĩ có thể vượt qua cơn nguy hiểm tột cùng ấy?. Bằng ngược lại, nếu không
tỉnh ngộ thì sao?.
Dân
trí
Để quần chúng có
được những vũ khí tự vệ và có được những con đường thoát khỏi sự nguy
hiểm như nêu trên, thiết nghĩ những người với với đầy
sự tran trở cùng cảm nhận được ý thức trách nhiệm, các nhà đấu tranh,
ngoài việc sẵn sàng hy sinh làm những viên gạch lót đường, còn có những
bổn phận phải bằng mọi cách
truyền bá ý thức trách nhiệm cùng sự đánh động lương tâm tới mọi tầng
lớp trong xã hội.
Thiết thực hơn,
chúng ta đang may mắn hơn người xưa là chúng ta
có được nền tin học hiện đại. Hãy xem đó là một trong những thứ vũ khí
mũi nhọn có thể chọc thủng bất cứ bức màn bưng bít nào trong một thể chế
toàn trị như là Việt Nam.
Trên căn bản vạch rõ toàn bộ sự thật của một bức tranh xã
hội, từ đó, do lòng tự trọng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, họ sẽ cảm thấy
rằng mình đã đang và sẽ bị phỉnh lừa một cách
trắng trợn và tinh vi… và dĩ nhiên con người ta sẽ có phản ứng.
Tư duy chỉ đạo hành động, càng nhiều người phản ứng thì chuỗi dây xích phản ứng sẽ nối kết
mà không có một lực nào có thể phá vỡ được, chuỗi dây xích đó là sức mạnh của toàn thể nhân dân.
Ai
cũng hiểu rằng vạn vật luôn
biến chuyển. Trên đời này, không có gì có thể gọi là vĩnh viễn. Một
cách rõ nét hơn thì cơ chế hiện hành cũng phải bắt buộc rơi vào qui luật
lô-gic ấy.
Cái ngày không vĩnh viễn đó, nó sẽ đến. Nhưng đến nhanh hay
chậm là còn tùy vào cuộc hành trình có nhiều hay ít tham dự viên và
hướng đến đích
có đầy tính khoa học và chính nghĩa hay không mà thôi.
Để kết thúc cho vài ý tưởng ngắn gọn này, tác giả xin được lấy hai câu sau đây
thay lời mình muốn diễn đạt:
Chết một đời để ngàn đời được sống,
Còn hơn sống một đời mà nòi giống tiêu tan.
Nguyên Thạch.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar