mandag 22. november 2010
Ðòi Hỏi Dân Chủ
Thành Viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Cộng Ðòi Hỏi Dân Chủ.
Ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân không nhân nhượng với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, dân tộc.
Ông Lê Hiếu Đằng là luật gia, cựu quan chức cao cấp Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tại TP Sài Gòn vừa công bố hai bài viết kêu gọi đấu tranh cho dân chủ và yêu cầu công bố rộng rãi cho toàn dân kiến nghị của các trí thức, nhân sỹ đòi dừng dự án Bauxite Tây Nguyên gây nhiều tranh cãi.
"Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục như thế này," trên trang mạng Bấm Bauxite Việt Nam, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận TQVN nhận định về tâm lý chung trong quần chúng.
"Đảng Cộng sản phải nhận rõ vấn đề để chủ động chuyển đổi thể chế chính trị phù hợp với tình hình mới," ông Đằng lên tiếng trong bài viết có tựa đề "Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước" khởi đăng trên trang mạng không chính thức trong nước, hôm 15/11.
Sau khi nêu dẫn chứng về việc 'cải cách để dân chủ hóa xã hội,' người hiện đang giữ chức Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương MTTQVN, nhận định:
Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội, đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.
"Tuy nhiên, toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi," ông Đằng viết.
"Trong đời hoạt động của mình, tôi luôn được dạy rằng: không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình."
"Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh."
Đánh giá rằng việc đấu tranh mà không phá vỡ 'sự ổn định chính trị' là một bài toán phải giải quyết, tuy nhiên ông Đằng khẳng định: "Nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ."
Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận.
Ông cũng đánh giá những tín hiệu xã hội mà ông cho là đáng mừng về điều mà ông gọi là sự 'nâng cao ý thức dân chủ' của người dân.
Ông Đằng trích dẫn các trường hợp người dân khởi kiện các cơ quan nhà nước vì xâm phạm lợi ích của họ như một người dân ở Sài Gòn kiện ngành giao thông, người dân huyện Bình Chánh kiện điện lực thành phố và người dân tỉnh Quảng Nam kiện thủy điện xả lũ.
"Thời gian qua đã có những dấu hiệu đáng mừng về nâng cao ý thức dân chủ của người dân: những vấn đề lớn của đất nước người dân không còn để mặc nhà nước tự quyết định như thói quen từ trước đến nay...,".
"Hơn thế nữa, người dân đã bắt đầu dám đứng lên thực hiện một quyền được pháp luật cho phép mà không ai có thể chụp mũ này nọ: quyền kiện các cơ quan nhà nước xâm phạm lợi ích công dân."
Trong khi trong nước đang rộ lên dư luận về các vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến hoặc có ý kiến phản biện, phản bác công khai Đảng Cộng sản và nhà nước, có khả năng tiếp tục sau vụ luật gia Cù Huy Hà Vũ bị bắt mới đây, cũng như một số trang blog cá nhân về thời sự, nghị luận chính trị xã hội, có thể bị 'tấn công' hoặc 'xóa sổ', tác giả bài bài báo viết:
"Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ..."
"Mà tại sao chúng ta phải sợ ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận."
Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc.
Còn trong bài viết thứ hai với tựa đề "Phải công bố bản kiến nghị về bauxite," ông Lê Hiếu Đằng trên trang mạng Bauxite Việt Nam 'nhờ' trang này nhắn nhủ một thông điệp tới các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước vốn là cựu đồng chí của ông trong thời gian chiến tranh.
"Nhân đây, tôi cũng xin qua mạng Bấm Bauxite Việt Nam để nhắn chủ những đồng chí từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Sài Gòn - Gia Định, các chiến trường miền Đông Nam Bộ, ven Sài Gòn," ông Đằng viết:
"Mong các đồng chí lên tiếng đấu tranh để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên."
Sau khi đề nghị Quốc hội công bố rộng rãi bản kiến nghị trước toàn dân về dự án tranh cãi Bauxite, đồng thời yêu cầu cơ quan lập pháp này 'tập trung làm rõ' hai vấn đề trên, tránh 'để bị lạc hướng vì những chuyện khác', luật gia Lê Hiếu Đằng kêu gọi:
"Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc."
"Chúng ta không có gì phải sợ, vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp."
Theo Tin Từ BBC.
Chiều Tàn Trên Sông Vàm Cỏ
Chiều Tàn Trên Sông Vàm Cỏ.
Vào những ngày đầu tháng tư, mặt trận miền Trung đã vỡ, làn sóng người di tản tràn ngập Sài Gòn. Vùng 4 tương đối vẫn còn yên tĩnh. Sài Gòn mất chỉ còn là vấn đề thời gian. Có tin chính phủ sẽ triệt thoái về Vùng 4 để cố thủ. Có tin sắp đảo chánh vv...
Ðô Ðốc Cang với tầm nhìn xa của một vị tướng đã thấy rõ vấn đề, phải di tản Hạm Ðội, không thể nào để Hạm Ðội lọt vào tay giặc, dù Chính Phủ có rút về Vùng 4 hay không. Bằng mọi giá Hạm Ðội phải ra khơi vào giờ phút thích hợp nhất. Muốn ra khơi êm đẹp, bảo tồn được Hạm Ðội thì thủy lộ Soài Rạp và Lòng Tào phải tốt. ( Sông Lòng Tào và Soài Rạp là 2 thủy lộ chính từ Sài Gòn ra Vũng Tàu. Sông Lòng Tào rất hẹp,quanh co nhưng khá sâu là thủy trình chính của thương thuyền và chiến hạm, trong khi đó sông Soài Rạp lớn hơn nhưng khá cạn, do đó chỉ sử dụng khi cần thiết.)
Ðô Ðốc Cang liền ra lệnh thành lập ngay Lực Lượng Ðặc nhiệm 99, lấy tàu từ nhũng đơn vị tinh nhuệ của sông ngòi. Người chỉ huy? Còn ai nữa! Ðánh giặc “tới” nhất trong hải quân ai cũng biết là Huỳnh Duy Thiệp và Lê Hữu Dõng. Ông Thiệp thì đã biệt phái qua làm giám đốc Thương cảng Ðà Nẵng và đang bị kẹt ngoài đó, sống chết chưa biết, chỉ còn lại ông Dõng, tên thật xứng với người !!! Ðô Ðốc Cang nói với chánh văn phòng: “Gọi ngay Ðại Tá Dõng về gặp tôi gấp, nội trong ngày hôm nay.”
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99 được thành lập. Trong khẩn cấp, các đơn vị sau đây đã được lấy về:
- Giang đoàn 42 ngăn chận
- Giang đoàn 59 tuần thám
- Ðại đội hải kích
- Ðịa phương quân
- Một số giang đĩnh lấy ra từ những giang đoàn Thủy bộ, Xung phong gồm tất cả 62 chiến đĩnh, một mũi xung kích mạnh mẹ nhất của HQVNCH lúc đó.
Nhiệm vụ:
- Lực lượng sẽ là đơn vị hậu vệ nặng để bảo vệ Chính phủ rút về Miền tây khi tình hình xấu.
- Bảo vệ an ninh thủy trình Soài Rạp và Lòng Tào trong trường hợp phải di tản.
- Bảo vệ Bộ Tư Lịnh Hải Quân nếu có đảo chánh
- Nhận lệnh trực tiếp từ Tư Lệnh Hải Quân.
Tầm hoạt động:
- Không giới hạn.
- Tùy theo tình hình.
Bàn cờ đã đến hồi chung cuộc. Ðô Ðốc Cang còn làm gì hơn được ?? !!! Bảo toàn cho Hạm đội di tản an toàn, cho Hải quân, cho đồng bào vào những ngày bi thảm cuối cùng của cuộc chiến đó là điều cuối cùng mà Ðô Ðốc Cang có thể làm đươc trong tầm tay của mình. Và Ðô Ðốc Cang đã chọn lưỡi kiếm bén nhất, tấm khiêng chắc nhất trao vào tay người đàn em lì lợm, chịu chơi nhất của ông: HQ Ðại tá Lê Hữu Dõng.
Sau khi Khmer Ðỏ xâm chiếm Cao Miên, Cộng sản Bắc việt kéo quân ào ạt qua biên giới Miên Việt đông như kiến, hung hãn với ý đồ cắt đứt quốc lộ 4,tràn ngập Sài Gòn theo hướng tây nam, khóa chặc thủy lộ Lòng Tào Soài Rạp, bắt sống Hạm đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, tịch thu toàn bộ làm chiến lợi phẩm. Kế hoạch chắc ăn như bắp, miếng mồi ngon như miếng mỡ. Nhưng khi kéo quân ào ạt đến bờ Tây sông Vàm Cỏ thì Bắc quân đành phải khựng lại.
Tới đây Bắc quân đã đụng ngay một bức trường thành thép và lửa do Ðô Ðốc Cang dựng nên: Tướng trấn ải là Hải quân Ðại tá Lê Hữu Dõng, vị đại tá trẻ và đánh giặc chì nhất của hải quân VNCH. Trong tay Ð/Tá Dõng có hơn 60 giang đĩnh đủ loại thuộc các giang đoàn Xung phong, Thủy bộ Ngăn chận, và một đại đội hải kích đủ sức đốt cháy những tham vọng điên cuồng nhất của địch quân.
Bắc quân đành phải ém quân thật kỷ lại bên bờ tây sông Vàm Cỏ chờ cơ hội vượt sông. Nhưng cơ hội đó không bao giờ tới. Họ đã trể một bước. Trên sông Vàm Cỏ, ngày cũng như đêm, bao giờ cũng có hơn chục chiến đĩnh tuần tiểu tới lui, sóng cuộn cả một vùng sông nước mênh mông.
Bảy ngày đêm trôi qua, Tướng Việt cộng Lê đức Anh như ngồi trên đống lửa, cả 3 công trường 5, 7 và 9 dưới quyền của ông ta đều hoàn toàn bị vô hiệu hoá, không tiến được một buớc, mũi nhọn của mặt giáp công phía Tây Nam đã bị cùng. Ðau thật, mang tiếng là quân đội nhân dân bách chiến bách thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng mà phải bó gối ngồi đây, ho một tiếng lớn cũng không dám. Nhục thật !!! Ðành phải nướng quân thôi. bất kể giá nào. Dù phải đẩy bao nhiêu lính vào tử địa cũng phải làm, mạng người đâu có sá gì so với sự nghiệp của “Bác vá Ðảng”. Bộ tư lệnh Bắc quân quyết định “dụ địch vào trận địa pháo, tiêu diệt gọn các tàu địch, tạo điều kiện vượt sông, giải phóng Sài Gòn vây chặt hạm đội địch vào rọ.”
Vào ngày 16 tháng 4, Ðại tá Dõng đẫn đại bộ phận Lưc Lượng Ðặc Nhiệm 99 đi giải tỏa áp lục địch trên kinh Thủ Thừa. Ông chọn những chiến đĩnh có hỏa lực mạnh nhất, những chiếc còn lại vẫn thay phiên nhau tuần tiểu trên sông Vàm Cỏ. Ðôi hình vẫn như thường lệ. Toán tiền phong gồm những giang đĩnh gọn, nhanh, hỏa lực mạnh. Soái Ðĩnh đi giữa sau đó là những quân vận đĩnh, pháo đĩnh đi đoạn hậu v.v... Ðoàn tàu đi thật sát bờ, càng sát càng tốt, kinh nghiệm chiến đấu bao nhiêu năm trên sông dạy cho ông như vậy. Ðoàn giang đĩnh di chuyển đúng đội hình, giữ khoảng cách đều đặn, truyền tin liên lạc tốt như đang diễn tập. Ð/Tá Dõng mĩm cười hài lòng. Ông không biết là ông đang dẫn đoàn tàu đi vào trận địa pháo đang dương sẳn.
Cách Thủ Thừa chừng 5 cây số về hướng Nam, ngay rạch Cần Ðốt, khoảng một đại đội Việt cộng đang tắm sông với nhiệm vụ la lối, đùa giỡn càng lớn càng tốt. Trên bờ trận địa pháo đã hờm sẳn, thuyền ghe trưng dụng của dân đã xong. B40, súng chống chiến xa, đại liên, trung liên đã sẳn sàng.
Trên soái đĩnh, Thượng sĩ Hiếu, một đàn em thân tín nhất của Ð/Tá Dõng, đã theo ông từ thuở ban đầu, thời ông còn Trung úy, đặt ống dòm quan sát bên kia bờ, thấy nước bắn lên tung toé, đầu người lố nhố. Lạ thật, đâu mà nhiều người tắm thế trên một khúc sông không một xóm nhà này. Thôi chết rồi, Việt cộng. Thượng sĩ Hiếu chỉ tay về phía ấy và trình báo với Ð/Tá Dõng: “Ông Thầy, Việt cộng đang tắm.
Ð/Tá Dõng quan sát thật kỹ, sau một giây suy nghĩ, ra lệnh: “Ủi vào tấn công !” Các chiến đĩnh quay mũi về bên kia bờ sông, dàn hàng ngang, dồn tất cả hỏa lực vào địch, súng lớn, súng nhỏ trên các giang đĩnh nhả đạn như mưa. Trong khi ấy, pháo địch bắt đầu rơi lỏm tỏm xuống sông tạo thành những cột nước tung toé. Pháo địch càng lúc càng dày. Vài chiến đĩnh đã bị trúng đạn, quay mũi chạy về bờ đông nơi đó có một Quân vận đĩnh (LCM) đã được cải biến để làm bệnh viện dã chiến như kế hoạch đã vạch. Những chiếc khác vẫn lầm lũi tiến vào bờ vừa đi vừa khạc đạn.. Ðoàn chiến đĩnh càng lúc càng đâm gần bờ 200 thước 100 thước. Pháo và súng địch bắn ra xối xả. Các chiến sĩ giang đoàn không một chút nao núng, vẫn ủi tàu vào vị trí địch. Ðoàn tàu càng tiếng gần, pháo địch càng vô hiệu vì tầm bắn quá ngắn 80 thước 70 thước 50 thước 40 thước.
Súng lớn súng nhỏ vẫn nổ vang trời. Bắc quân vẫn lì lợm chống trả, không tháo chạy. Ð/Tá Dõng ra một đường gươm thật hiểm: Hai chiếc phóng hỏa đĩnh nhào đến, phóng 2 luồng lửa kinh khiếp, độ nóng thép cũng phải chảy, đừng nói chi đến da thịt con người.
Bắc quân tháo chạy, chiến trường từ từ dịu lại rồi im bặt. Ð/Tá Dõng ra lệnh đổ bộ, thu dọn chiến trường. Xác bắc quân nằm la liệt. Vũ khí tịch thu: AK, súng trường nhiều như củi mục, 12 khẩu B40, 2 khẩu 12 ly 8, 4 khẩu 82 ly. Lực Lượng Ðặc nhiệm 99 chỉ có 2 chiến đĩnh bị hư hại nhe và một số nhỏ chiến sĩ bị thương. Trận địa pháo của Bắc quân đã biến thành trận “Tẩu pháo”. Chúng đã ôm đầu máu vất súng mà chạy vì đã không đánh giá đúng hoả lực và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ giang đoàn trong Lưc Lương Ðặc Nhiệm 99 dưới tài chỉ huy của Hải Quân Ðại Tá Lê Hữu Dõng.
Bắc quân điên tiết sau cuộc thảm bại hôm trước. Họ kéo quân đông hơn đến Rạch Cầu Ðót, hỏa lực cũng mạnh hơn. LLÐN 99 lại đụng địch nặng nề ở đó. Chiếc pháo đĩnh chỉ huy của giang đoàn Ngăn Chận trúng 82 ly không giật trực xạ. Chỉ huy trưởng, Thiếu tá Phạm Ngọc Lộ thuộc khóa 12 và 3 nhân viên bị thương. Nhờ đi sát bờ nên chiến đĩnh đã kịp thời ủi bãi, không chìm dù tàu bị thủng lỗ. Ð/Tá Dõng cũng bị thương nhưng ông vẫn ở lại trên Soái đĩnh cho đến khi tàn cuộc.
Những ngày sau đó, Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99 đụng địch liên tục. Bắc quân vẫn không tiến được bước nào và cũng không gây thiệt hại nào đáng kể cho Lực Lượng nên chúng đổi chiến thuật, tạm ngưng giao chiến trên bờ. Ðêm đêm, Bắc quân tung từng đợt người Nhái, lợi dụng lúc tối trời, tấn công các giang đĩnh nhưng với sự phòng thủ chặc chẻ và đôi khi người Nhái ta phải cận chiến bằng dao găm. Người Nhái địch đã bị hạ sát nhiều.
Ngày 23 tháng 4, trong tuyệt vọng, Bắc quân tung ra một cuộc tấn công “Thí chốt bắt xe” cuối cùng. Cấp chỉ huy của Bắc quân bắt đầu xài sinh mạng binh lính dưới quyền như xài bạc giả. Họ trưng dụng tất cả ghe thuyền của dân, chất đầy lính, ào ạt nhào ra tấn công, tính dùng chiến thuật “biển thuyền” để tràn ngập và triệt hạ LLÐN 99. Nhưng họ đã lầm, các chiến đĩnh đã hờm sẳn, phản pháo bằng tất cả các súng cơ hửu. Xác người lả tả. Ghe thuyền, chiếc thì lật úp, chiếc thì không người lái chạy ngổn ngang trên sông. Nhưng chết lớp này, lớp khác vẫn tiếp tục xông ra, nhiều như lá tre trong mùa bão lụt. Súng lớn, súng nhỏ của lực lượng bắn không xuể. Ð/Tá Dõng ra lệnh cho 2 chiếc Zippo, súng phóng hỏa đã nạp đầy xăng đặc, 4 pháo đĩnh hộ tống, ủi thẳng vào vị trí địch và phun lửa. Lưởi lửa phun ra dài cả trăm thước. Trong nháy mắt tất cả ghe thuyền địch đều bốc cháy, cả một vùng cây xanh gần bờ từ gốc tới ngọn cũng cháy rực, gãy đổ, lửa bốc cao, khét lẹt. Từng lớp địch quân ở sát bờ sông ngã như sung rụng, dày đặc cả mặt nước. Lính trên bờ vẫn đầy nghẹt, kêu thét, chạy tán loạn. Phòng tuyến địch vỡ. Cuộc tấn công tự sát thất bại. Bắc quân đã nướng bao nhiêu quân vào trận này. Ðó là điều bí mật, chỉ có họ mới biết.
Vài ngày sau, xác người cháy xém vẫn còn trôi nổi đen đặc trên mặt nước sông Vàm Cỏ. Những chiếc thuyền ma vẫn bập bềnh theo con nước lên xuống. Tất cả Lực Lượng 99 từ sĩ quan, hạ sĩ quan cho đến đoàn viên thủy thủ, ngay cả những người vui tính nhất đều trở nên trầm ngâm ít nói. Cuộc chiến thật quá dã man và đau lòng. Ð/Tá Dõng nhìn theo, lòng vừa buồn vừa giận. Buồn vì bao nhiêu sinh mạng phải tiêu tan chỉ vì một cái bánh vẽ thật lớn “Thiên đường Cộng sản”, giận vì cấp chỉ huy địch đã quá tàn nhẩn xem sinh mạng của thuộc cấp không bằng cỏ rác. Ông chiến thắng mà lòng ông đau xót. Cùng là người Việt Nam da vàng máu đỏ, ai gây chi cảnh huynh đệ tương tàn. Ông và lực lượng 99 chỉ là người tự vệ. Ta đánh ngươi vì ngươi đánh ta. Chỉ có vậy thôi.
Từ đó, hai con sông Vàm Cỏ Ðông và Vàm Cỏ Tây trở nên yên tĩnh. Có lẽ Bắc quân sau những lần thất bại, hết ý chí tấn công, đã kéo quân đi hướng khác hay vì tình hình biến chuyển quá nhanh, họ vẫn ém quân chờ.
Dù gì đi nữa, lực lượng Ðặc Nhiệm 99 cũng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc cho đến giờ thứ 25 của cuộc chiến kéo dài trên 20 năm. Ð/Tá Dõng với tư cách là tư lệnh LLÐN 99 đã có thể xác nhận với Ðô Ðốc Cang một cách tự tin “An ninh tốt” khi được hỏi về an ninh thủy lộ Lòng Tào, Soài Rạp trước giờ Hạm đội ra khơi di tản.
Kình ngư nhỏ lệ:
- 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương văn Minh kêu gọi quân nhân các cấp buông súng.
- 11 giờ, xe tăng Cộng Sản ủi sập cổng chánh Dinh Ðộc Lập.
- 4 giờ chiều cùng ngày, trên ngả ba sông Vàm Cỏ, Ðại tá Dõng ra một lệnh cuối cùng, tập họp tất cả các sĩ quan, thuyền trưởng lại, trên Soái Ðỉnh chỉ huy để nhận chỉ thị. Xa xa các chiến đỉnh vẫn như những con kình ngư dũng mãnh đang rẽ sóng thi hành công tác tuần tiểu, ngăn chận không cho Cộng quân vượt sông uy hiếp thủy lộ Soài Rạp, Lòng Tào.
Cũng vào lúc đó chiến hạm cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, chiếc HQ-402 bắt đầu khập khiễng hải hành ra cửa Soài Rạp.
Bằng một giọng nghẹn ngào, Ðại tá Dõng nói với các cấp thuộc hạ “ Tất cả đã hết, chúng ta đã thua, miền Nam đã mất vào tay CS. Bây giờ là lúc chúng ta phải tan hàng, anh em nào muốn đi theo hạm đội thì theo tôi, anh em nào muốn ở lại với gia đình thì cứ đem tàu về. Trên đường về, cộng quân chận lại cứ xả súng bắn, kiếm một chổ nào an toàn thay đồ dân sự, rồi về với gia đình. Xin từ giã anh em. Hẹn gặp lại...”
Những lời cuối cùng chỉ có thế, tính ông vẫn vậy, nói ít, nhất là trong giờ phút này, chính trong thâm tâm ông, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Ðối diện ông là khuôn mặt của những thuộc hạ thân yêu đã cùng ông vào sinh ra tử trong trận đánh cuối cùng khóc liệt này. Những khuôn mặt hốc hác vì chiến đấu quên ăn, thiếu ngủ, râu ria tua tủa ấy đang nhìn ông, những cập mắt đỏ ngầu vì xúc động đang nhìn ông, không ai thốt được lời nào.
Giây phút này như kéo dài vô tận, Ðại úy Hải ngập ngừng hỏi:“ Commandant dự tính sẽ đi đâu ? ” Ð/Tá Dõng trả lời: “ Có lẽ một hòn đảo nào đó trên Thái Bình Dương, tao cũng không biết nữa, còn mày ?”. Ông vẫn có thói quen gọi cấp dưới bằng “mày, tao” một cách thân mật như anh em thâm tình. Ðại úy Hải trả lời : “Chắc tôi về Bến Tre đi tu với mẹ tôi quá”.
Ð/Tá Dõng bùi ngùi nói lời từ giã cuối cùng: “ Chúc anh em may mắn. Hẹn gặp lại...”. Lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, một giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt ông. Rồi ông đáp tàu lên HQ-402. Ánh chiều cũng bắt đầu thoi thóp tàn dần trên sông Vàm Cỏ. Ráng chiều để lại trên mặt sông mênh mông những vệt đỏ như máu.
Do những quốc tế sắp đặt cộng thêm với những yếu kém, sai sót của chính mình đã để miền Nam thất bại. Miền Nam lại không được cái may mắn như đất nước Ðài Loan còn có được một hòn đảo nhỏ để dung thân, để tự tu sửa, học hỏi, xây dựng từ những lỗi lầm cũ.
Mỗi quốc gia đều có một số phận. Và số phận Việt Nam mới chua xót, cay nghiệt và mai mĩa làm sao !!! Anh em trong cùng một nước đánh giết nhau, máu thành sông, xương thành núi trên 20 năm. Kẻ thắng trận, sau hơn 3 thập niên thử nghiệm thất bại về cái gọi là xã hội chủ nghĩa lại chuyển hướng 180 độ, tập tểnh đi vào con đường kinh tế thị trường, con đường mà miền Nam đã đi cách nay 40 năm. Ðúng là đi cho lắm lại trở về chốn cũ. Bao nhiêu xương máu đã xài phí một cách vô ích.
Ông Dõng năm nay đã ngoài 65, đã về hưu sau 26 năm làm việc trả nợ áo cơm cho người bạn đồng minh bạc bẽo. Mỗi khi một mình trong đên vắng, ông không khỏi ngậm ngùi nghĩ đến cuộc chiến cũ. Những tiếng khóc la đau đớn, kinh hải “Trời ơi” của chiến binh cộng sản vẫn ám ảnh, quấy động trong giấc ngủ của ông, sau đó ông thường chập chờn đến sáng. Phải chi những tiếng kêu la đó là những tiếng kêu la của bọn ngoại xâm không cùng dòng máu, không cùng tiếng nói chắc lòng ông thanh thản hơn nhiều... Rồi những khuôn mặt bạn bè, những thuộc hạ cũ thân yêu hiện về, kẻ còn, kéo lê kiếp sống tha hương trên đất lạ hoặc sống nghèo khổ không tương lai trên chính đất nước mình, người mất, mồ đã xanh cỏ. Ông nghĩ đến họ, nước mắt lại tuôn trào ra. Rồi ông lại nghĩ đến dân tộc đau khổ, bất hạnh của mình, kể cả những người cầm súng phía bên kia đã từng đối địch với ông. Nghĩ cho cùng, tất cả đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Ông đã không thù hận họ như họ đã thù hận ông một cách điên cuồng, vì trong thâm tâm, ông vẫn nghĩ đa số họ là những người nông dân hiền lành, thật thà, chất phát đã bị bọn cầm quyền Cộng sản cấy vào những độc tố thù hận giai cấp đấu tranh v.v.. Trên 26năm lưu lạc xứ người, ông luôn mang một tâm trạng buồn chán, lạc lõng, không thể nào hội nhập vào xã hội mới. Ông cũng không nghĩ đến chuyện gia nhập Quốc tịch Mỹ, không màng đến chuyện an cư lập nghiệp, tậu nhà, mua đất.
Ông chỉ là người tạm cư trên đất nước vĩ đại và lạnh lẽo này.
Ông mãi mãi là người Việt Nam.
Hoàng Xuân Bái
Kỹ Nghệ Ẩm Thực Ở Việt Nam
Kỹ Nghệ Ẩm Thực Ở Việt Nam.
Từ hồi Việt Cộng tung cái chiêu gọi là Mở Cửa, kỹ nghệ ăn uống phát triển lạ thường. Các hàng ăn, quán nhậu mọc lên như nấm. Từ các nhà hàng cao cấp ở các khu phố sang trọng, phục vụ cho các đại gia lắm bạc nhiều tiền, cho tới những quán nhậu bình dân trong hang cùng ngõ hẻm mua vui cho giới bình dân, yếu địa. Mồi nhậu tại đây chỉ là vài con khô cá sặc, đĩa tôm khô củ kiệu, hoặc là mấy cái hột vịt lộn đơn sơ, thế mà khách cũng lai rai với xị đế cho tới gần khuya mới chịu về nhà. Người ta nhậu nhẹt bất kể đầu tuần hay cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Du khách về VN ngẩn ngơ trước sự vô tư, thảnh thơi của các đấng mày râu trong nước, làm như họ không cần bận tâm gì tới chuyện gia đình.
Theo đúng câu châm ngôn “thực vi tiên”, người ta khai thác thú ẩm thực theo chiều dọc, theo chiều ngang, và theo cả chiều hướng dị thường.
Ở miền Bắc nổi tiếng có “cơm mắng, cháo chửi”. Bà chủ tiệm chửi mắng khách ăn như chửi mắng con ở. Vì thức ăn của bà ngon, giá lại rẻ, nên khách tới ăn nườm nượp, và nghe chửi mắng mãi, riết cũng thành quen. Nhiều cô, nhiều cậu còn cố tình chọc cho bà chửi để cho cả quán cùng rú lên cười. Có khách ăn chờ lâu, lên tiếng dục dã, thì bà chủ cất giọng quang quác: “Này, đây chỉ có 2 tay thôi nhé. Chờ không được thì xéo”. Có khách hàng lên tiếng góp ý, thì bà chủ rống lên: “Chị kia, ngậm miệng mà ăn nhé. Không ai cần ý kiến của chị đâu, đừng nói điếc tai !” Nhiều người bảo nhau: hôm nào vắng tiếng chửi của bà chủ quán là ăn mất ngon.
Các tiệm ăn vùng Hòa Lạc, Trấn Vũ, Hồ Trúc Bạch, Tống Duy Tân có cách đón khách thực lạ đời! Người ta gọi các khu phố này là “Phố Vẫy”. Khách lái xe gắn máy qua khu phố này, lập tức có một thanh niên từ cột đèn lao ra trước mũi xe để chặn xe lại. Anh ta đứng dạng 2 chân ra 2 bên bánh xe, tỳ một tay lên ghi đông, còn một tay tự động tắt chìa khóa điện. “Thợ Vẫy” nhe răng cười, mời khách vào quán với điệu bộ “nửa bạn, nửa thù”. Khi khách ngoan ngoãn đồng ý, thì thợ vẫy dắt xe dùm, rồi ba hoa chích chòe quảng cáo những món ăn đặc biệt trong quán. Khi khách nằng nặc từ chối, thì “thợ vẫy” trở mặt, hầm hầm, níu kéo xe, dấu chìa khóa. Làm thợ vẫy, lương tháng 1 triệu rưỡi, không phải dễ. Chủ quán phải lựa những thanh niên nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, biết ăn nói, biết ứng xử. Người ta nói, vì ở các khu phố này, cửa hàng ăn san sát bên nhau, nếu không có thợ vẫy thì không có khách.
Ở VN ngày nay, các món ăn nhậu cũng vô cùng… sáng tạo. Ngày xưa, chỉ miền Bắc mới ăn thịt chó. Dân miền Nam vẫn thường đem chuyện ăn thịt chó và rau muống của dân Bắc Kỳ ra làm đề tài tiếu lâm. Thế mà sau khi VN đổi chủ, các cửa hàng thịt chó ở miền Nam cũng phát triển không thua gì miền Bắc. Không những ăn thịt chó, mà người ta còn ăn thịt chuột, thịt trăn, thịt rắn, thịt dơi, thịt mãng xà. Đánh tiết canh vịt, tiết canh dê, tiết canh chó. Nuốt mật gấu, nuốt mắt đại bàng để mong được sáng mắt. Người ta còn bồi dưỡng “dương lực” bằng cách uống rượu pha với máu rắn, máu dơi.
Cách giết thú vật để làm đồ nhậu thực vô cùng tàn ác và man rợ. Khách nhậu bước vào quán là được chủ nhân dẫn đi coi một cũi chứa đầy những chú chó con. Các con chó chừng 2, 3 tuổi, hiền hòa, mũm mĩm này, thấy khách lạ thì vẫy đuôi một cách vô tư, miệng “gừ.. gừ” như muốn chào hỏi. Sau khi được khách hàng lựa chọn, thì chủ quán thò tay vào cũi bắt ngay chú chó vô phúc ra ngoài. Chó được cột chặt 4 chân, rồi nhổ lông và cắt tiết. Máu chó được hứng vào một chậu nhỏ để làm tiết canh. Chú chó con bị cắt cổ, còn đang đau đớn, kêu ằng ặc, dẫy dụa, thì được ném ngay vào chảo nước đang xôi sùng sục trên bếp. Và tiếp đến là làm lông, sẻ thịt làm món nhậu.
Các con dơi thì được nắm 2 cánh kéo ra khỏi lồng. Lập tức, hai tay dơi chắp lại như van xin. Nhưng chẳng ai bận tâm tới phản xa tự nhiên của con vật. Người ta đặt ngay đầu con dơi lên cái thớt, rồi thẳng tay dùng dao chặt cái “phụp”. Đầu dơi văng ra, máu ở cổ dơi vọt thành vòi được hứng vào ly rượu đã chờ sẵn. Mọi người hoan hỉ, ngửa cổ uống ừng ực, quên mất con dơi vừa bị “xử trảm”một cách tàn bạo để thỏa mãn đòi hỏi của đám khách có tiền.
Ai có tới các tiệm rượu đều được mục kích các chai rượu rắn, rượu kỳ đà, rượu kỳ nhông chưng bày thực đẹp mắt. Trong chai, các con vật khốn khổ nằm chật chội trong lớp rượu màu hổ phách. Nếu ai có tò mò hỏi ông chủ tiệm, bằng cách nào ông cho con vật chui qua được cái cổ chai nhỏ hẹp, thì ông chủ giải thích rằng, ông dùng đáy chai cho các con vật vào trước, rồi mới đổ rượu và hàn đáy chai lại. Ông còn nói thêm rằng các con vật khi cho vào chai đều còn sống. Sự ngộp thở và dãy dụa của con vật, sẽ làm tiết ra những chất bổ ích cho sức khỏe con người.
Theo đà cải tiến của nghệ thuật ẩm thực, các quán “cà phê nằm” được triển khai tấp nập tại Quận Bình Thạnh. Bây giờ ở Saigon, giới trẻ, nam cũng như nữ, không thích “cà phê ngồi” mà chỉ ưa tụ tập ở các quán cà phê “nằm”. Khách tới đây, sau khi uống ly cà phê, nhâm nhi khúc bành mì thịt, thì có thể thoải mái hạ chiếc ghế “lưng cao” đang ngồi để ngả lưng thoải mái làm một giấc. Chủ tiệm cà phê “Gió” quảng cáo: “giá một ly cà phê nằm chỉ từ 15.000, tới 30.000 không cao bao nhiêu so với cà phê ngồi. Thế mà khách còn được một giấc ngủ thoải mái với nhạc êm dịu và máy điều hòa nhiệt độ.”
Le Petit Café ở số 189 Hai Ba Trưng còn đi xa hơn nữa, lập 1 phòng VIP trên lầu, có cả dẫy giường êm ái với các gối ôm bông gòn. Dưới sàn trải thảm, là những túi nằm hạt xốp để vừa lòng những khách hàng khó ngủ. Trần nhà được sơn màu đen, có gắn những bóng đèn li ti để gây ảo giác của một đêm sao sáng. Khách ngủ tại đây quên tỉnh dậy để về nhà là chuyện thường. Bởi vậy, trong menu có ghi thêm khoản: “ Lưu lại quá 3 giờ, trả thêm phí phục vụ”.
Ẩm thực ở VN ngày nay, không còn là nghệ thuật với phong cách thanh cao như ngày trước. Ăn uống bây giờ là một kỹ nghệ phát huy theo thị hiếu của người có tiền, và hoàn toàn mang mục đích thương mại. Hình ảnh của giới ăn chơi tàn sát thú vật, của các bà chủ quán phát ngôn với lời lẽ hỗn hào, hay là của các cô gái trẻ nằm ngủ ngả nghiêng bên nam giới, trong các tiệm cà phê, là những hình ảnh phản mỹ quan, khó chấp nhận trong văn hóa và phong tục VN. Tuy nhiên, đó lại chính là những nét đặc thù của chế độ CS hôm nay.
Trương Vĩnh Khôi.
Từ hồi Việt Cộng tung cái chiêu gọi là Mở Cửa, kỹ nghệ ăn uống phát triển lạ thường. Các hàng ăn, quán nhậu mọc lên như nấm. Từ các nhà hàng cao cấp ở các khu phố sang trọng, phục vụ cho các đại gia lắm bạc nhiều tiền, cho tới những quán nhậu bình dân trong hang cùng ngõ hẻm mua vui cho giới bình dân, yếu địa. Mồi nhậu tại đây chỉ là vài con khô cá sặc, đĩa tôm khô củ kiệu, hoặc là mấy cái hột vịt lộn đơn sơ, thế mà khách cũng lai rai với xị đế cho tới gần khuya mới chịu về nhà. Người ta nhậu nhẹt bất kể đầu tuần hay cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Du khách về VN ngẩn ngơ trước sự vô tư, thảnh thơi của các đấng mày râu trong nước, làm như họ không cần bận tâm gì tới chuyện gia đình.
Theo đúng câu châm ngôn “thực vi tiên”, người ta khai thác thú ẩm thực theo chiều dọc, theo chiều ngang, và theo cả chiều hướng dị thường.
Ở miền Bắc nổi tiếng có “cơm mắng, cháo chửi”. Bà chủ tiệm chửi mắng khách ăn như chửi mắng con ở. Vì thức ăn của bà ngon, giá lại rẻ, nên khách tới ăn nườm nượp, và nghe chửi mắng mãi, riết cũng thành quen. Nhiều cô, nhiều cậu còn cố tình chọc cho bà chửi để cho cả quán cùng rú lên cười. Có khách ăn chờ lâu, lên tiếng dục dã, thì bà chủ cất giọng quang quác: “Này, đây chỉ có 2 tay thôi nhé. Chờ không được thì xéo”. Có khách hàng lên tiếng góp ý, thì bà chủ rống lên: “Chị kia, ngậm miệng mà ăn nhé. Không ai cần ý kiến của chị đâu, đừng nói điếc tai !” Nhiều người bảo nhau: hôm nào vắng tiếng chửi của bà chủ quán là ăn mất ngon.
Các tiệm ăn vùng Hòa Lạc, Trấn Vũ, Hồ Trúc Bạch, Tống Duy Tân có cách đón khách thực lạ đời! Người ta gọi các khu phố này là “Phố Vẫy”. Khách lái xe gắn máy qua khu phố này, lập tức có một thanh niên từ cột đèn lao ra trước mũi xe để chặn xe lại. Anh ta đứng dạng 2 chân ra 2 bên bánh xe, tỳ một tay lên ghi đông, còn một tay tự động tắt chìa khóa điện. “Thợ Vẫy” nhe răng cười, mời khách vào quán với điệu bộ “nửa bạn, nửa thù”. Khi khách ngoan ngoãn đồng ý, thì thợ vẫy dắt xe dùm, rồi ba hoa chích chòe quảng cáo những món ăn đặc biệt trong quán. Khi khách nằng nặc từ chối, thì “thợ vẫy” trở mặt, hầm hầm, níu kéo xe, dấu chìa khóa. Làm thợ vẫy, lương tháng 1 triệu rưỡi, không phải dễ. Chủ quán phải lựa những thanh niên nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, biết ăn nói, biết ứng xử. Người ta nói, vì ở các khu phố này, cửa hàng ăn san sát bên nhau, nếu không có thợ vẫy thì không có khách.
Ở VN ngày nay, các món ăn nhậu cũng vô cùng… sáng tạo. Ngày xưa, chỉ miền Bắc mới ăn thịt chó. Dân miền Nam vẫn thường đem chuyện ăn thịt chó và rau muống của dân Bắc Kỳ ra làm đề tài tiếu lâm. Thế mà sau khi VN đổi chủ, các cửa hàng thịt chó ở miền Nam cũng phát triển không thua gì miền Bắc. Không những ăn thịt chó, mà người ta còn ăn thịt chuột, thịt trăn, thịt rắn, thịt dơi, thịt mãng xà. Đánh tiết canh vịt, tiết canh dê, tiết canh chó. Nuốt mật gấu, nuốt mắt đại bàng để mong được sáng mắt. Người ta còn bồi dưỡng “dương lực” bằng cách uống rượu pha với máu rắn, máu dơi.
Cách giết thú vật để làm đồ nhậu thực vô cùng tàn ác và man rợ. Khách nhậu bước vào quán là được chủ nhân dẫn đi coi một cũi chứa đầy những chú chó con. Các con chó chừng 2, 3 tuổi, hiền hòa, mũm mĩm này, thấy khách lạ thì vẫy đuôi một cách vô tư, miệng “gừ.. gừ” như muốn chào hỏi. Sau khi được khách hàng lựa chọn, thì chủ quán thò tay vào cũi bắt ngay chú chó vô phúc ra ngoài. Chó được cột chặt 4 chân, rồi nhổ lông và cắt tiết. Máu chó được hứng vào một chậu nhỏ để làm tiết canh. Chú chó con bị cắt cổ, còn đang đau đớn, kêu ằng ặc, dẫy dụa, thì được ném ngay vào chảo nước đang xôi sùng sục trên bếp. Và tiếp đến là làm lông, sẻ thịt làm món nhậu.
Các con dơi thì được nắm 2 cánh kéo ra khỏi lồng. Lập tức, hai tay dơi chắp lại như van xin. Nhưng chẳng ai bận tâm tới phản xa tự nhiên của con vật. Người ta đặt ngay đầu con dơi lên cái thớt, rồi thẳng tay dùng dao chặt cái “phụp”. Đầu dơi văng ra, máu ở cổ dơi vọt thành vòi được hứng vào ly rượu đã chờ sẵn. Mọi người hoan hỉ, ngửa cổ uống ừng ực, quên mất con dơi vừa bị “xử trảm”một cách tàn bạo để thỏa mãn đòi hỏi của đám khách có tiền.
Ai có tới các tiệm rượu đều được mục kích các chai rượu rắn, rượu kỳ đà, rượu kỳ nhông chưng bày thực đẹp mắt. Trong chai, các con vật khốn khổ nằm chật chội trong lớp rượu màu hổ phách. Nếu ai có tò mò hỏi ông chủ tiệm, bằng cách nào ông cho con vật chui qua được cái cổ chai nhỏ hẹp, thì ông chủ giải thích rằng, ông dùng đáy chai cho các con vật vào trước, rồi mới đổ rượu và hàn đáy chai lại. Ông còn nói thêm rằng các con vật khi cho vào chai đều còn sống. Sự ngộp thở và dãy dụa của con vật, sẽ làm tiết ra những chất bổ ích cho sức khỏe con người.
Theo đà cải tiến của nghệ thuật ẩm thực, các quán “cà phê nằm” được triển khai tấp nập tại Quận Bình Thạnh. Bây giờ ở Saigon, giới trẻ, nam cũng như nữ, không thích “cà phê ngồi” mà chỉ ưa tụ tập ở các quán cà phê “nằm”. Khách tới đây, sau khi uống ly cà phê, nhâm nhi khúc bành mì thịt, thì có thể thoải mái hạ chiếc ghế “lưng cao” đang ngồi để ngả lưng thoải mái làm một giấc. Chủ tiệm cà phê “Gió” quảng cáo: “giá một ly cà phê nằm chỉ từ 15.000, tới 30.000 không cao bao nhiêu so với cà phê ngồi. Thế mà khách còn được một giấc ngủ thoải mái với nhạc êm dịu và máy điều hòa nhiệt độ.”
Le Petit Café ở số 189 Hai Ba Trưng còn đi xa hơn nữa, lập 1 phòng VIP trên lầu, có cả dẫy giường êm ái với các gối ôm bông gòn. Dưới sàn trải thảm, là những túi nằm hạt xốp để vừa lòng những khách hàng khó ngủ. Trần nhà được sơn màu đen, có gắn những bóng đèn li ti để gây ảo giác của một đêm sao sáng. Khách ngủ tại đây quên tỉnh dậy để về nhà là chuyện thường. Bởi vậy, trong menu có ghi thêm khoản: “ Lưu lại quá 3 giờ, trả thêm phí phục vụ”.
Ẩm thực ở VN ngày nay, không còn là nghệ thuật với phong cách thanh cao như ngày trước. Ăn uống bây giờ là một kỹ nghệ phát huy theo thị hiếu của người có tiền, và hoàn toàn mang mục đích thương mại. Hình ảnh của giới ăn chơi tàn sát thú vật, của các bà chủ quán phát ngôn với lời lẽ hỗn hào, hay là của các cô gái trẻ nằm ngủ ngả nghiêng bên nam giới, trong các tiệm cà phê, là những hình ảnh phản mỹ quan, khó chấp nhận trong văn hóa và phong tục VN. Tuy nhiên, đó lại chính là những nét đặc thù của chế độ CS hôm nay.
Trương Vĩnh Khôi.
Thông Báo Về Giải Nobel 2010
Giải Nobel Ðược Trao Tặng Cho Liu Xiaobo ( Lưu Hiểu Ba).
Kính quý đồng hương.
Như quý vị đã biết năm nay giải Nobel được trao cho Liu Xiaobo ( Lưu Hiểu Ba), nhà tranh đấu cho nhân quyền ở Trung Quốc. Ông đã hy sinh làm việc cho nhân quyền của người dân trong 20 năm. Bị án tù và đọa đày vì lý tưởng cao đẹp. Ông không được trả tự do để nhận giải và thân nhân cũng không được đại diện qua Nauy. Cộng Sản Viêt Nam và Trung Quốc ở Nauy kêu gọi nhiều hội đoàn và cơ quan Nauy tẩy chay buổi lễ trao giải này.
Nobel Komite sẽ để ghế trống trong giờ trao giải ngày 10 tháng 12 lúc 13 giờ. Mục đích chắc là để thế giới thấy sự độc tài của chính phủ Trung Quốc. Sau đó 18 giờ Amnesty International sẽ cùng nhiều hội đoàn khác đi FAKKELTOG.
Người việt tỵ nạn như chúng ta không chấp nhận chính sách Cộng Sản và càng không chấp nhận chính sách độc tài của chính phủ Trung Quốc.
Cá nhân người tàu có thể là anh em rất tốt của chúng ta.
Lý tưởng của ông Liu Xiobo (Lưu Hiểu Ba) hoà hợp với lý tưởng của mọi người trong cộng đồng chúng ta.
Thưa quý vị, chúng ta cần trực tiếp ủng hộ việc làm của ông Liu Xiobo và đồng thời ủng hộ và tán thành việc trao giải Nobel cho ông. Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy yêu cầu quý vị hợp ý cùng đi FAKKELTOG ( Tuần hành ), ngày 10 tháng 12, để "nói lên tiếng nói " của cộng đồng Việt Nam.
Kính mời quý đồng hương tham dự buổi Fakkeltog ( Tuần hành )do HNVTN tổ chức.
Kính mời
Nguyễn Đức Hoá
TM BCH-HNVTN tại Nauy.
Kunngjøring
Den Norske Nobelkomite
Nobels Fredspris 2010
Den Norske Nobelkomite har bestemt at Nobels fredspris for 2010 skal tildeles Liu Xiaobo for hans lange og ikke-voldelige kamp for sentrale menneskerettigheter i Kina. Den Norske Nobelkomite har lenge ment at det er en nær sammenheng mellom menneskerettigheter og fred. Disse rettighetene er en forutsetning for den "folkenes forbrødring" Alfred Nobel omtaler i sitt testamente.
I de siste tiår har Kina hatt en økonomisk framgang som det knapt finnes maken til i historien. Landet har nå verdens nest største økonomi; hundrevis av millioner mennesker er blitt løftet ut av fattigdom. Mulighetene til politisk deltakelse har også økt. Med Kinas nye status må det følge økt ansvar. Kina bryter flere internasjonale avtaler landet har undertegnet og bryter også egne bestemmelser om politiske rettigheter. Artikkel 35 i Kinas grunnlov slår fast at "Borgere i Folkerepublikken Kina skal nyte godt av talefrihet, pressefrihet, forsamlings- og møtefrihet, prosesjons- og demonstrasjonsfrihet." I praksis har det vist seg at disse frihetene er klart begrenset for Kinas innbyggere.
Liu Xiaobo har i mer enn to tiår vært en sterk talsmann for at grunnleggende menneskerettigheter skal gjelde også i Kina. Han deltok i Tiananmen-protestene i 1989; han var en ledende forfatter bak Charter 08, det manifest for slike rettigheter i Kina som ble offentliggjort på 60-årsdagen for FNs verdenserklæring om menneskerettighetene 10. desember 2008. Året etter ble Liu dømt til elleve års fengsel og to års tap av politiske rettigheter for "oppfordring til undergraving av statens makt." Liu har konsekvent hevdet at dommen bryter både med Kinas egen grunnlov og med sentrale menneskerettigheter.
Kampen for at de universelle menneskerettighetene skal omfatte også Kina blir ført av mange kinesere, både i Kina selv og i utlandet. Gjennom den strenge straff han har fått, har Liu blitt det fremste symbol på denne brede kampen for menneskerettigheter i Kina.
Oslo, 8. oktober 2010
Kính quý đồng hương.
Như quý vị đã biết năm nay giải Nobel được trao cho Liu Xiaobo ( Lưu Hiểu Ba), nhà tranh đấu cho nhân quyền ở Trung Quốc. Ông đã hy sinh làm việc cho nhân quyền của người dân trong 20 năm. Bị án tù và đọa đày vì lý tưởng cao đẹp. Ông không được trả tự do để nhận giải và thân nhân cũng không được đại diện qua Nauy. Cộng Sản Viêt Nam và Trung Quốc ở Nauy kêu gọi nhiều hội đoàn và cơ quan Nauy tẩy chay buổi lễ trao giải này.
Nobel Komite sẽ để ghế trống trong giờ trao giải ngày 10 tháng 12 lúc 13 giờ. Mục đích chắc là để thế giới thấy sự độc tài của chính phủ Trung Quốc. Sau đó 18 giờ Amnesty International sẽ cùng nhiều hội đoàn khác đi FAKKELTOG.
Người việt tỵ nạn như chúng ta không chấp nhận chính sách Cộng Sản và càng không chấp nhận chính sách độc tài của chính phủ Trung Quốc.
Cá nhân người tàu có thể là anh em rất tốt của chúng ta.
Lý tưởng của ông Liu Xiobo (Lưu Hiểu Ba) hoà hợp với lý tưởng của mọi người trong cộng đồng chúng ta.
Thưa quý vị, chúng ta cần trực tiếp ủng hộ việc làm của ông Liu Xiobo và đồng thời ủng hộ và tán thành việc trao giải Nobel cho ông. Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy yêu cầu quý vị hợp ý cùng đi FAKKELTOG ( Tuần hành ), ngày 10 tháng 12, để "nói lên tiếng nói " của cộng đồng Việt Nam.
Kính mời quý đồng hương tham dự buổi Fakkeltog ( Tuần hành )do HNVTN tổ chức.
Kính mời
Nguyễn Đức Hoá
TM BCH-HNVTN tại Nauy.
Kunngjøring
Den Norske Nobelkomite
Nobels Fredspris 2010
Den Norske Nobelkomite har bestemt at Nobels fredspris for 2010 skal tildeles Liu Xiaobo for hans lange og ikke-voldelige kamp for sentrale menneskerettigheter i Kina. Den Norske Nobelkomite har lenge ment at det er en nær sammenheng mellom menneskerettigheter og fred. Disse rettighetene er en forutsetning for den "folkenes forbrødring" Alfred Nobel omtaler i sitt testamente.
I de siste tiår har Kina hatt en økonomisk framgang som det knapt finnes maken til i historien. Landet har nå verdens nest største økonomi; hundrevis av millioner mennesker er blitt løftet ut av fattigdom. Mulighetene til politisk deltakelse har også økt. Med Kinas nye status må det følge økt ansvar. Kina bryter flere internasjonale avtaler landet har undertegnet og bryter også egne bestemmelser om politiske rettigheter. Artikkel 35 i Kinas grunnlov slår fast at "Borgere i Folkerepublikken Kina skal nyte godt av talefrihet, pressefrihet, forsamlings- og møtefrihet, prosesjons- og demonstrasjonsfrihet." I praksis har det vist seg at disse frihetene er klart begrenset for Kinas innbyggere.
Liu Xiaobo har i mer enn to tiår vært en sterk talsmann for at grunnleggende menneskerettigheter skal gjelde også i Kina. Han deltok i Tiananmen-protestene i 1989; han var en ledende forfatter bak Charter 08, det manifest for slike rettigheter i Kina som ble offentliggjort på 60-årsdagen for FNs verdenserklæring om menneskerettighetene 10. desember 2008. Året etter ble Liu dømt til elleve års fengsel og to års tap av politiske rettigheter for "oppfordring til undergraving av statens makt." Liu har konsekvent hevdet at dommen bryter både med Kinas egen grunnlov og med sentrale menneskerettigheter.
Kampen for at de universelle menneskerettighetene skal omfatte også Kina blir ført av mange kinesere, både i Kina selv og i utlandet. Gjennom den strenge straff han har fått, har Liu blitt det fremste symbol på denne brede kampen for menneskerettigheter i Kina.
Oslo, 8. oktober 2010
Đảng Thú Vật
Đảng Thú Vật.
Nếu đoạn video clip này không được đưa lên mạng INTERNET thì làm sao chúng ta biết được những lời nói mất dạy, thái độ vô giáo dục, cử chỉ khốn nạn của những thằng gọi là công an ? chỉ biết cắm đầu tuân lệnh đảng và nhà nước một cách nhục hèn, không biết hổ thẹn với danh dự và lương tâm của một con người nhất lại là một trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, phải có danh gì với núi sông. Nhưng lại hống hách, xấc xược, độc ác với người dân cùng khổ đáng thương. Những hạng này muôn đời cũng chỉ là lũ chó săn, tay sai cho cái đảng đốn mạt CSVN mà thôi. Bởi vậy mới có ca dao: Bố la mẹ quở con à ! Sao không chịu học cứ mà ham chơi. Thằng con mất dạy trả lời: Nhỏ mà không học lớn làm công an !?!..
*
Tai biến não bọn tà quyền cộng sản
Chúng điên cuồng dãy dụa lúc tàn hơi
Lộ mặt ra trò đểu cũng khoe đời
Đảng điếm thúi toàn một bầy bọn vẹm
*
Chụp mua dâm tà quyền không biết thẹn
Tròng dân oan tội chống đối nô TẦU
Lũ lâu la trong ngõ cụt lo âu
Chẳng gỡ được mối blogger triệt buộc
*
Đám thủ lãnh mộng hão huyền bắc thuộc
Tổng bí thư theo lề phải ma vương
Nhân dân ta hùng khí vẫn quật cường
Há sa chước bọn côn đồ bành trướng
*
Đảng cầm đầu hình như thằng thủ tướng
Dưới trướng ngu cả một lũ nịnh thần
Tội lỗi gì bô xít đỏ ngàn thu
Con dân VIỆT lỡ mù thêm câm điếc
*
Bầy thảo khấu dưới lá cờ nhơ nhuốc
Con cò NGA bôi bác đạo đức HỒ
Dù nhiều thằng trung ương đảng tô hô
Vẫn múa mép chó lai MINH đại vỹ
Tâm Thanh.
Thịt Da Ai Chẳng Là Người ?
Thịt Da Ai Chẳng Là Người ?
Cư dân mạng mấy ngày nay xôn xao bàn tán về một đọan video clip liên quan đến cảnh bắt tại trận một hành động được Công An ( trong nước ) cho là mua bán dâm. Chỉ với vài từ khóa đánh vào ổ tìm kiếm của Google, người quan tâm sẽ nhận được cơ man những kết quả dẫn đến cùng một nội dung. Đó là cảnh hai cô gái không mảnh vải che thân bị những người đàn ông được gọi là nhân viên công lực bắt đứng lên , giơ hai tay ra để họ chụp hình quay phim ( làm bằng chứng ) cùng với những lời lẽ quát tháo rất thiếu văn minh. Bên cạnh đó, người đàn ông ( liên quan đến hành vi mua bán dâm với hai cô gái ) tuy ở trần để lộ ra những hình xăm trổ trên ngực, nhưng vẫn được mặc quần đùi để che đi bộ phận kín đáo cần được che đậy nhất của mình. Đọan Video nói trên còn cho thấy một người đàn ông khác , rất lặng lẽ và vô tư, chăm chú làm công việc ghi chép ( biên bản ), mà hình như cô gái trước mặt, tuy không một mảnh vải che thân, vẫn không làm cho ông ta tỏ ra xao lãng.
Thiết tưởng, mô tả những gì trong đọan video clip ấy đến đây là đủ, không chỉ vì hầu như mọi người – tất cả những ai có khả năng và có thì giờ lướt mạng hàng ngày, từ trong nước ra đến ngòai nước, – đều đã có cơ hội được xem, có thể không chỉ một lần. Và vì còn lý do khác, lớn hơn. Mô tả thêm nữa, chỉ chứng tỏ người viết có tâm địa độc ác không thua gì những người gọi là nhân viên công lực trong đọan video và làm đau lòng thêm những nạn nhân trong cuộc.
Đọan Video Clip dài chỉ hơn 1 phút ấy nói với chúng ta những gì ?
Hãy thử tưởng tượng mình ở vai trò hai cô gái tội nghiệp ấy ,bị bắt buộc phô bày thân thể cho những người đàn ông xa lạ trong một hòan cảnh vô cùng nhục nhã. May mà lúc ấy họ không biết được rằng, rồi đây những hình ảnh trơ trẽn ấy sẽ bị một trong những người đang đứng trước mặt phát tán lên hệ thống mạng để cho cả thế giới chứng kiến sự nhục nhã của mình, trong đó có gia đình, cha mẹ anh chị em, bạn bè, và có thể cả người yêu nữa.
Ngày nay, thiếu gì những cô gái trẻ đẹp hơn thế nhiều, vui vẻ tung hình khỏa thân của mình lên thế giới ảo với mục đích để cho nhiều người cùng chiêm ngưỡng. Vả lại, đã đi làm cái nghề hạ tiện ấy thì còn biết gì là xấu hổ khi phải trần như nhộng trước mặt bao đàn ông lạ.
Nhận xét trên không ngoa chút nào. Nhưng ở mỗi một cá nhân, mỗi một con người có xương có thịt, vẫn khác. Việc những cô gái trẻ đẹp vui vẻ tung hê hình ảnh lồ lộ của mình cho mọi người xem xuất phát từ tính tự giác, tự nguyện của họ. Họ không bị bắt buộc. Một khi tự nguyện, họ sẽ tìm thấy sự thỏa mãn cá nhân ( niềm vui, sự nổi tiếng, hoặc có thể kèm theo là một cảm giác đại lọai như khóai cảm tự sướng v..v.. ). Nhưng trong trường hợp của hai cô gái nói đến ở đây, lại không phải vậy. Họ bị bắt buộc trong một hòan cảnh rất khó để biện minh với gia đình, bạn bè, người thân kẻ thuộc. Ở hòan cảnh này, chỉ có cảm giác nhục nhã, uất ức. Một cô đã bật khóc khi bị bắt đứng lên phô bày chỗ nhạy cảm nhất. Sự trần truồng, thường chỉ cảm thấy thỏai mái trong những chỗ kín đáo, dù là với người lạ để bán dâm. Khi không ở chỗ kín đáo, thì bộ quần áo che thân mang lại một cảm giác tự bảo vệ rất lớn, thứ cảm giác mà chỉ khi người ta bị buộc lột trần truồng trước mặt người lạ ở một nơi không kín đáo, người ta mới nhận ra được. Điều này đúng không chỉ với người phụ nữ Á châu vốn coi trọng sự kín đáo thể xác, mà còn cả với nam giới, với cả người già da thịt nhăn nheo nữa.
Mặt khác, sự lựa chọn cái nghề cổ xưa nhất thế giới, không hề đồng nghĩa với ý thức tự lột bỏ hết chút giá trị về nhân phẩm của một con người. Sự lựa chọn ấy, chỉ cho thấy một hình thức cố ý vi phạm luật pháp ( nếu luật pháp nơi người đó cư ngụ không cho phép xã hội có nghề bán dâm ). Trong đời sống một con người, ai dám bảo mình chưa một lần vi phạm luật pháp. Thí dụ như khai không đúng về lợi tức thu nhập được trong năm để trả thuế ít, chạy xe vượt tốc độ quy định v..v.. Đó cũng là những hành vi phạm luật. Về mặt đạo đức xã hội, không thể chối cãi rằng những người chọn nghề bán dâm đã tự dễ dãi với mình, thay vì chấp nhận làm những việc vất vả cực khổ hơn để kiếm sống, đã chọn thứ nghề dùng chính thân thể mình làm vốn liếng. Nhưng đó không phải là lý do chính đáng để người ta có thể phán xét rằng những người hành nghề bán dâm là những người hạ tiện, không có nhân phẩm.
Vấn đề cần được nhìn xa hơn cái quan niệm hẹp hòi ấy.
Ngay từ thời nguyên thủy, khi con người nhờ bản năng hợp quần, đã biết tụ họp nhau lại đổi chác, mua bán để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình, nghề được gọi là hạ tiện ấy đã xuất hiện. Người phụ nữ, do thể chất không được mạnh mẽ như người đàn ông để ra khỏi hang động kiếm mồi, đã chọn việc trao thân xác cho anh đàn ông nào mang đến cho mình bữa ăn trong ngày, trên căn bản anh đàn ông ấy muốn ngủ với mình. Sự trao đổi ấy là hình thức sơ khai nhất của định luật cung cầu trứ danh trong lãnh vực kinh tế học.
Trước hết, phải có Cầu. Cầu sẽ đương nhiên kích thích Cung họat động. Nếu anh đàn ông không có nhu cầu ( cấp thiết ) “ thẩm nhập “ vào người nữ, thì hẳn người đàn bà yếu đuối ( và lười biếng ) kia sẽ không còn lựa chọn nào khác ngòai việc phải đứng dậy ra ngòai kiếm cái gì bỏ vào mồm nếu không muốn chết đói. Nhưng bản năng người nữ lúc nào cũng nhậy bén. Và họ biết món hàng mình đang có rất được giá để trao đổi.
Dần dà, xã hội phát triển, con người trở nên bớt hoang dã, để hình thành nên những xã hội tiền văn minh như Cổ Hy lạp, chẳng hạn, nơi khai sinh ra những nàng Pornae ( từ gốc chữ Pornae mà tiếng Anh có chữ Porno và Pornography ngày nay ) được xã hội đàn ông chăm sóc, chiều chuộng.
Ngày nay, có những quốc gia hợp pháp hóa nghề bán dâm, có những quốc gia đặt nghề ấy ngòai vòng pháp luật, nhưng không ai chối cãi được tính chất cung cầu rất đặc thù trong sự tồn tại dai dẳng của nghề này.
Nói cách khác, nếu không có anh đàn ông với bộ ngực xăm trổ trong câu chuyện của chúng ta, chắc chắn sẽ không có hai cô gái tội nghiệp, và tất nhiên cũng không có cái đọan phim đau lòng đang là đầu đề cho mọi cư dân mạng bàn tán xôn xao. Vì thế, nếu bảo rằng hai cô gái ấy sao lại đi làm cái nghề hạ tiện ấy làm chi cho đau đớn nhục nhã như thế này thì chúng ta sẽ nói sao về anh đàn ông mặc quần đùi ngồi cúi mặt trên giường ? Anh ta có “ hạ tiện “ không ?
Tôi e rằng, đến đây thì câu hỏi sẽ rơi vào khỏang im lặng đáng sợ từ phía những người đàn ông ( trong đó có tôi ). Đã từ lâu, phe đàn ông đã mặc nhiên thụ hưởng tiêu chuẩn đôi ( double-standard ), có nghĩa là xếp vai vế thứ bậc trong xã hội ( và trong cả lịch sử ) người đàn ông luôn ở trên người phụ nữ. Lý do đầu tiên là vì người đàn ông có sức mạnh ( thể xác ), có quyền lực. Kẻ có quyền lực là kẻ làm chủ, là kẻ có quyền sở hữu. Và người phụ nữ, trong nhiều ngàn năm, đã là “ vật “ sở hữu của người đàn ông. Điều này là tất yếu trong xã hội mà tôn ti trật tự đặt trên căn bản quyền lực .
Đọan Video nói trên là sự minh họa rõ nét nhất cho sự tồn tại của quan hệ chủ-tớ trong xã hội kém văn minh, nếu có thể nói như thế, ở Việt nam hiện nay.
Cả ba người đều liên hệ vào một hành vi phạm pháp ( bán và mua dâm ), nhưng anh đàn ông được che đậy ( mặc quần ), có nghĩa là được bảo vệ, còn hai cô gái thì không. Có thể là do vì thân xác con gái lồ lộ khiến các tên “ chức năng “ muốn ngắm nghía hơn thân hình xương xẩu của anh đàn ông kia, nhưng đó không phải là lý do để anh đàn ông được mặc quần.
Kế đến là thái độ hống hách, giọng nói cửa quyền ( và mất dạy ), và sự vô cảm của các tên “ chức năng “. Dưới mắt các đàn ông được đào tạo từ một nền giáo dục lấy ý thức hệ, lấy đấu tranh giai cấp chứ không phải đạo đức con người làm nền tảng ấy, thì hai cô gái, ngòai việc là tội phạm ( vốn đã chẳng có giá trị xã hội gì ) mà còn là đàn bà hạ tiện, thì dù có lấy búa bửa đầu mấy tên chức năng ấy ra để nhét mấy chữ “ hãy tôn trọng nhân phẩm “ vào cũng vô ích mà thôi. Dù rằng, tôi tin rằng, cũng có những lúc các tên chức năng ấy ruợu ngà ngà say đi mua dâm, ôm ấp, hôn hít những “ con đàn bà hạ tiện “ tương tự như hai cô gái các tên “ chức năng “. đang hành hạ với một sự sướng khóai bịnh họan.
Xem đọan Video Clip, không ai không thấy là các tên chức năng ấy có quyền lực và vô cùng nhuần nhuyễn trong việc sử dụng hình thức man rợ nhất để chứng tỏ quyền lực của mình. Đã từng nhiều năm dùi mài cầy cuốc trong nhiều trường đại-hộc-máu ở miền Bắc, tôi không lạ gì cung cách “ đầy chức năng “của cán bộ công an, cũng không xa lạ gì với giọng nói hách dịch ( và mất dạy ) ấy ( đến độ dù là người sinh trưởng ở miền Bắc – cha mẹ tôi gốc nhà quê Đào lâm, Hải Dương -, tôi sợ hãi cái thổ âm nghe như có máu đổ thịt rơi trong đọan Video ngắn ngủi.). Tôi chỉ hụt hẫng vì nghĩ rằng mấy chục năm rồi, ít nhất thì con người trong một xã hội không đến nỗi khép kín như ngày xưa nữa, cũng phải khá hơn lên một chút chứ.
Các giới hữu trách trong nước lên tiếng rằng họ sẽ điều tra để làm rõ vụ việc và kẻ sai phạm sẽ bị pháp luật trừng trị. Trừng trị hay không và trừng trị đến đâu thì chuyện đó của tương lai. Và dù cho có đem mấy tên Công An đó bỏ tù muôn năm thì ngay bây giờ đây, sự việc đã xẩy ra, chúng ta đang có hai con người ( đúng ra là ba, kể cả anh đàn ông mặc quần đùi ) dở sống dở chết. Ám ảnh này, với họ, biết đến bao giờ sẽ nguôi ngoai ?
T.Vấn.
onsdag 17. november 2010
Quét Sạch Chúng Đi
Quét Sạch Chúng Đi.
Theo tin báo trong nước, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội vừa thông báo, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học này, tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 sẽ được học nếp sống thanh lịch, văn minh dựa theo bộ tài liệu mà Sở vừa biên soạn.
Bản tin này nói lên điều gì? Và nó có liên quan đến những chê trách phê bình của dư luận trước những tác phong của người dân Hà Nội trong những năm gần đây hay không? Có phải đến bây giờ khi không còn thi hành được chính sách ngăn sông cấm chợ nữa, giới lãnh đạo CSVN biến thái mới thấy được cái kết quả của xây dựng con người xã hội chủ nghĩa của “bác và đảng” trong môi trường bế quan toả cảng đã đưa tới những tai họa lớn lao cho nếp sống dân tộc như thế nào cho nên mới vội vàng chữa cháy ?
Hỏi tức là trả lời. Cái chính sách ngu dân, đấu tranh giai cấp hơn nửa thế kỷ bắt đầu từ thập niên 50 đã thay đổi toàn bộ cốt cách của nhiều thế hệ Việt Nam. Nó đã xóa sạch đi sự chất phác của người nông dân Việt nam, sự hiếu khách kiểu cách của người dân trung lưu hiểu biết thành thị mà CS gọi là tiểu tư sản, để thay vào đó là sự hung dữ, thô bạo của giai cấp mới vô sản, vô học được tuyên xưng là thành phần tiền phong của chế độ, nhưng thực ra chỉ là những công cụ bạo lực được dùng để bảo vệ chế độ gồm một nhóm lãnh đạo quỷ quyệt, đứng đầu là Hồ chí Minh.
Sức mạnh bạo lực dựa trên căm thù giai cấp áp dụng một cách không khoan nhượng trong mục tiêu gọi là xây dựng chuyên chính vô sản này đã trấn áp tất cả mọi thành phần không phải là công nông. Tất cả, muốn tồn tại thì phải yên lặng, nói trắng thành đen, và tàn nhẫn. Cái tác phong tư thái này đã khiến cho con người lớn lên trong môi trường đó trở thành vô cảm. Chỉ cần một cơn giận, một lời khích bác là có thể đánh đập hay giết người một cách vô lý. Không cần lý do chính đáng, mạng sống của một con người bất cứ lúc nào, bất kể nơi đâu cũng có thể bị lấy đi một cách thản nhiên, vô tư, bởi những người mà đa số là những thanh niên rất trẻ.
Đọc những câu chuyện trên báo Việt Nam mà thấy rùng mình. Một cụ già đi ngang thấy một tốp thanh niên tụ tập chuẩn bị đi đánh người, cụ can ngăn thì bị những thanh niên này đánh cho tới chết. Sinh viên vì muốn cướp tài sản, đã cắt đầu người yêu và lóc các ngón tay xác chết để phi tang dấu tích, rồi cho thả đầu và các đầu lóng tay trôi sông. Cô gái xinh đẹp sau khi trải qua đêm với người yêu, đã dùng dao đâm người tình liên tục cho đến chết vì ghen tuông. Người cha hay say sưa về nhà đánh vợ con, đã bị con truyền điện giật cho tới chết. Em chặt đầu anh vì bị anh đánh. Bà chủ quán thịt rừng rút guốc đánh và chửi rửa tục tằn người phóng viên nước ngoài đã đến thâu phim quán hàng của bà ta.
Người dân đi xem hội chợ hoa Nhật Bản triển lãm đã vít cành bẽ gẫy những bông hoa xinh đẹp, phá nát vườn hoa Anh Đào. Dân chúng Hà Nội đi xem chợ hoa ngày Tết đã bê các cây cảnh trưng bầy đem về nhà. Qua các clip video gần đây tung lên mạng, người ta chứng kiến các nữ sinh đánh nhau một cách dữ dội, hung bạo: nắm tóc, tát vào mặt, lên gối, thọi vào ngực, đạp lên đầu, lột áo, bắt đối phương quỳ lậy, vân vân… Sự hung dữ này của gái Hà nội đã được uốn nắn lại để mô tả trong bài viết quảng cáo Hà nội nhân dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long của cô xướng ngôn viên Hồng Hạnh đài PHTH Hà Nội 2 là “đằm thắm, nhẹ nhàng nhưng lại vừa có gì đó mãnh liệt,” "êm dịu và mỏng mềm như ngọn lửa, vừa nấu chín cơm vừa có thể đốt cháy rừng".
Những hiện tượng nữ sinh hung bạo này không phải là lẻ tẻ. Bởi vì khảo sát hiện tượng nữ sinh đánh nhau tại Hà Nội, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội đã cho thấy rằng có tới 64% các nữ sinh Hà Nội thừa nhận đã từng đánh nhau với các bạn khác.
Hồ Chí Minh cho đàn em giết vợ mình, giết người ơn, hại đồng chí để thiết lâp chuyên chính vô sản. Đảng CSVN thời toàn trị làm chư hầu cho Liên Xô Trung quốc. Lãnh đạo CS biến thái bây giờ dâng biên giới miền Bắc và các đảo biển Đông cho Tầu, còn các cán bộ quyền lực điạ phương xẻ từng mảnh đất mảnh rừng hiến cho tài phiệt ngoại quốc, nhân danh đầu tư khai thác. “Bác và Đảng” đã như thế, thì những con người mới xã hội chủ nghĩa được thúc đẩy sống và học tập theo gương đạo đức và tư tưởng bác Hồ dưới sự lãnh đạo của đảng làm sao khác được ?
Với thực trạng như vậy thì làm sao có thể gọi là “tiếp cận để thay đổi”, “để canh tân” như mấy nhà chính trị thời cơ chạy hiệu ? Những hô hào kiến nghị đóng góp ý kiến cho lãnh đạo, tức là những thành phần chủ chốt điều hành cái guồng máy thống trị bệnh hoạn đó phải chăng chỉ là để biểu lộ sự chấp nhận uy quyền của cơ chế? Người đầu óc bình thường chỉ còn thấy có một giải pháp, là quét sạch chúng đi!
Thụy Ái.
Theo tin báo trong nước, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội vừa thông báo, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học này, tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 sẽ được học nếp sống thanh lịch, văn minh dựa theo bộ tài liệu mà Sở vừa biên soạn.
Bản tin này nói lên điều gì? Và nó có liên quan đến những chê trách phê bình của dư luận trước những tác phong của người dân Hà Nội trong những năm gần đây hay không? Có phải đến bây giờ khi không còn thi hành được chính sách ngăn sông cấm chợ nữa, giới lãnh đạo CSVN biến thái mới thấy được cái kết quả của xây dựng con người xã hội chủ nghĩa của “bác và đảng” trong môi trường bế quan toả cảng đã đưa tới những tai họa lớn lao cho nếp sống dân tộc như thế nào cho nên mới vội vàng chữa cháy ?
Hỏi tức là trả lời. Cái chính sách ngu dân, đấu tranh giai cấp hơn nửa thế kỷ bắt đầu từ thập niên 50 đã thay đổi toàn bộ cốt cách của nhiều thế hệ Việt Nam. Nó đã xóa sạch đi sự chất phác của người nông dân Việt nam, sự hiếu khách kiểu cách của người dân trung lưu hiểu biết thành thị mà CS gọi là tiểu tư sản, để thay vào đó là sự hung dữ, thô bạo của giai cấp mới vô sản, vô học được tuyên xưng là thành phần tiền phong của chế độ, nhưng thực ra chỉ là những công cụ bạo lực được dùng để bảo vệ chế độ gồm một nhóm lãnh đạo quỷ quyệt, đứng đầu là Hồ chí Minh.
Sức mạnh bạo lực dựa trên căm thù giai cấp áp dụng một cách không khoan nhượng trong mục tiêu gọi là xây dựng chuyên chính vô sản này đã trấn áp tất cả mọi thành phần không phải là công nông. Tất cả, muốn tồn tại thì phải yên lặng, nói trắng thành đen, và tàn nhẫn. Cái tác phong tư thái này đã khiến cho con người lớn lên trong môi trường đó trở thành vô cảm. Chỉ cần một cơn giận, một lời khích bác là có thể đánh đập hay giết người một cách vô lý. Không cần lý do chính đáng, mạng sống của một con người bất cứ lúc nào, bất kể nơi đâu cũng có thể bị lấy đi một cách thản nhiên, vô tư, bởi những người mà đa số là những thanh niên rất trẻ.
Đọc những câu chuyện trên báo Việt Nam mà thấy rùng mình. Một cụ già đi ngang thấy một tốp thanh niên tụ tập chuẩn bị đi đánh người, cụ can ngăn thì bị những thanh niên này đánh cho tới chết. Sinh viên vì muốn cướp tài sản, đã cắt đầu người yêu và lóc các ngón tay xác chết để phi tang dấu tích, rồi cho thả đầu và các đầu lóng tay trôi sông. Cô gái xinh đẹp sau khi trải qua đêm với người yêu, đã dùng dao đâm người tình liên tục cho đến chết vì ghen tuông. Người cha hay say sưa về nhà đánh vợ con, đã bị con truyền điện giật cho tới chết. Em chặt đầu anh vì bị anh đánh. Bà chủ quán thịt rừng rút guốc đánh và chửi rửa tục tằn người phóng viên nước ngoài đã đến thâu phim quán hàng của bà ta.
Người dân đi xem hội chợ hoa Nhật Bản triển lãm đã vít cành bẽ gẫy những bông hoa xinh đẹp, phá nát vườn hoa Anh Đào. Dân chúng Hà Nội đi xem chợ hoa ngày Tết đã bê các cây cảnh trưng bầy đem về nhà. Qua các clip video gần đây tung lên mạng, người ta chứng kiến các nữ sinh đánh nhau một cách dữ dội, hung bạo: nắm tóc, tát vào mặt, lên gối, thọi vào ngực, đạp lên đầu, lột áo, bắt đối phương quỳ lậy, vân vân… Sự hung dữ này của gái Hà nội đã được uốn nắn lại để mô tả trong bài viết quảng cáo Hà nội nhân dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long của cô xướng ngôn viên Hồng Hạnh đài PHTH Hà Nội 2 là “đằm thắm, nhẹ nhàng nhưng lại vừa có gì đó mãnh liệt,” "êm dịu và mỏng mềm như ngọn lửa, vừa nấu chín cơm vừa có thể đốt cháy rừng".
Những hiện tượng nữ sinh hung bạo này không phải là lẻ tẻ. Bởi vì khảo sát hiện tượng nữ sinh đánh nhau tại Hà Nội, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội đã cho thấy rằng có tới 64% các nữ sinh Hà Nội thừa nhận đã từng đánh nhau với các bạn khác.
Hồ Chí Minh cho đàn em giết vợ mình, giết người ơn, hại đồng chí để thiết lâp chuyên chính vô sản. Đảng CSVN thời toàn trị làm chư hầu cho Liên Xô Trung quốc. Lãnh đạo CS biến thái bây giờ dâng biên giới miền Bắc và các đảo biển Đông cho Tầu, còn các cán bộ quyền lực điạ phương xẻ từng mảnh đất mảnh rừng hiến cho tài phiệt ngoại quốc, nhân danh đầu tư khai thác. “Bác và Đảng” đã như thế, thì những con người mới xã hội chủ nghĩa được thúc đẩy sống và học tập theo gương đạo đức và tư tưởng bác Hồ dưới sự lãnh đạo của đảng làm sao khác được ?
Với thực trạng như vậy thì làm sao có thể gọi là “tiếp cận để thay đổi”, “để canh tân” như mấy nhà chính trị thời cơ chạy hiệu ? Những hô hào kiến nghị đóng góp ý kiến cho lãnh đạo, tức là những thành phần chủ chốt điều hành cái guồng máy thống trị bệnh hoạn đó phải chăng chỉ là để biểu lộ sự chấp nhận uy quyền của cơ chế? Người đầu óc bình thường chỉ còn thấy có một giải pháp, là quét sạch chúng đi!
Thụy Ái.
Tâm Thư Của Tập thể TPB Quê Nhà
Tâm Thư Của Tập thể TPB Quê Nhà.
Kính gởi: Người Việt Cộng Đồng Tự Do Hải Ngoại .
Kính gởi: Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại NAUY
Trong chương trình “ VÀNG THU ÁO LÍNH “ cứu giúp TPB / VNCH.
Đồng thân gởi các Em các Cháu Hoa Tình Thương tại BERGEN (NAUY)
Quý vị kính mến: Trong niềm hân hoan phấn chấn, đầy lòng cảm kích, chúng tôi một tập TPB/VNCH tại quê hương hướng đến quý vị với chân tình quý mến mong muốn được bày tỏ tâm tư xuyên qua lá thư này.
Lời đầu tiên nơi trang thư luôn là sự mong ước của chúng tôi mong sức khỏe tốt và bình yên nơi cuộc sống, cùng mọi thuận lợi trong công việc luôn đến với quý vị và quý quyến .
Thưa quý vị: 30/4/1975 ngày tủi nhục đau thương, từ biến cố đen đúa này đã làm thay đổi biết bao nhiêu điều tại VN, tại cuôc sống của đồng bào, nhưng có một điều không bao giờ thay đổi được, chính điều không thể đổi thay này đã làm thay đổi tốt đẹp, đầy ý nghĩa, nhiều an vui cho TPB/VNCH về cuộc sống, về tâm hồn và sự vươn dậy cuộc đời trong tin yêu hy vọng. Điều không thay đổi là gì ? Tập thể TPB quê nhà không bao giờ quên và chúng tôi muốn nói đến TÌNH THƯƠNG. Vâng ! Chính tình thương của kẻ ra đi , dành cho người ở lại, chinh tình thương nơi quý vị đã dành cho các chiến binh tàn phế vì cuộc chiến cho nền Công Lý Tự Do, theo dòng thời gian biến chuyển, vạn sự đổi thay, nhưng tình thương nơi quý vị không bao giờ thay đổi và từ đây, do đây đã có biết bao nhiêu là sự giúp đỡ từ hải ngoại xa xôi tìm về quê hương, đến từng người TPB, đến với trăm, ngàn, vạn hoàn cảnh khốn khổ, kiệt quệ của những chiến binh không còn nguyên vẹn hình hài đến để cứu và giúp, liên tục nâng đỡ suốt nhiều chục năm qua và nhờ đó chúng tôi được thay đổi.
Qúy vị kính mến! Một điều làm chúng tôi hết sức vui mừng khi biết được rằng nơi hải ngoại tình thương được kết nối tình thương giữa đồng bào cùng quý anh chị em cựu quân nhân VNCH và tình thương lại được tương tục, tiếp chuyền đến giới trẻ, thuộc thế hệ thứ 2, các em, các cháu vẫn không quên chúng tôi, và đã tiếp nối bước sống tình thương cứu giúp TPB khổ nạn tại quê hương. Thời gian qua …hơn 4 năm rồi, tại NAUY đã diễn ra nhiều chương trình thiện nguyện, nhiều công cuộc vận động giúp TPB do Mũ Đỏ, TRẦN VĂN DŨNG khởi xướng và được sự giúp đỡ tận tình của Hội Người Việt tỵ nạn NAUY chính đây đã đón nhận được biết bao tấm lòng của giới trẻ thuộc thế hệ thứ 2,đã góp sức tích cực bằng những phần tiền dành dụm được làm ra từ công sức khó nhọc của các em, các cháu Mùa Noel sắp đến trong lúc tại NAUY đã và đang diễn ra chương trình “ VÀNG THU ÁO LÍNH “ quyên góp tiền giúp TPB quê nhà thì tại VN cũng đang diễn ra những sự chuyển biến tốt đẹp nơi cảnh sống của nhiều TPB khốn khổ, do đồng tiền của các em, các cháu trong nhóm Hoa tình thương tại BERGEN đã về VN đã mang đến nhiều an ủi, xoa dịu nỗi thống khổ cho nhiều anh em trong chúng tôi, đã gieo đến niềm vui và sự an lành cho nhiều gia đình TPB trong cảnh túng thiếu.
#.. Như ngọn lửa ấm bùng lên trong đêm đông giá rét
#.. Như dòng nước mát tuôn chảy đến thấm nhuần mảnh đất khô cằn
#.. Như viên thuốc tốt đến với kẻ bệnh đau
#.. Như miếng ăn ngon đến với người đang đói
#.. Đúng là những tấm lòng của các em, các cháu Hoa tình thương BERGEN đến với TPB tại quê nhà và đêm đen khổ đau tan biến khi Ánh Sáng tình thương đến.
Còn gì vui và ý nghĩa cho bằng việc được Nhận và được Cho. Từ chương trình “ VÀNG THU ÁO LÍNH “ tại NAUY, nhiều TPB tại quê nhà vừa đã được nhận tình thương và họ đã được dịp cho, chia sẻ tình thương với những người thân gia đình trong mùa Noel sắp đến.
Xin chân thành cám ơn chương trình “ VÀNG THU ÁO LÍNH “ và rất là cám ơn cộng đồng Hội Người Việt tỵ nạn ở NAUY cùng các em, các cháu Hoa tình thương tại BERGEN.
Với tất cả tấm lòng đầy cảm kích, tập thể TPB quê nhà hướng đến quý vị, chúng tôi kính cầu chúc quý vị luôn được dồi dào sức khỏe, được tràn đầy niềm vui trong mùa Noel và cùng quý quyến được hòa hợp trong tình thương thuận đồng tâm đắc.
Saigon ngày 5 tháng 11 năm 2010.
Tập thể TPB quê nhà.
Phải Trả Lại Sự Công Bằng
Phải Trả Lại Sự Công Bằng.
Bây giờ thì không một ai còn nghi ngờ nữa: VNCH còn là còn tất cả! VNCH mất là mất tất cả! Chúng ta đòi hỏi lịch sử và nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc-gia. Trong nội bộ người Việt, yêu cầu những kẻ vô ý thức hay bị CS tuyên truyền tẩy não trong 35 năm qua hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bắng cách gọi các vị lãnh đạo Quốc-gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cái cuộc “đổi đời” năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG” nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị Marxist trong đó “trí thức không bằng cục phân” (lời Mao Trạch Đông.) Thang giá trị (échelle des valeurs) của một xã hội Việt Nam văn minh đạo đức truyền thống phải được tái lập để làm nền tảng cho một nước Việt Nam hậu Cộng-sản.
Sau tháng 4 năm 1975, nhiều tướng lãnh liêm sĩ Hoa Kỳ đã viết lại hồi ký công nhận tinh thần dũng cảm và khã năng chiến đấu xuất sắc của QL/VNCH. Chúng ta không cần lặp lại ở đây. Còn nếu nói: vì tham nhũng mà chánh quyền VNCH sụp đỗ thì cứ hỏi chả lẽ nhà nước CHXHCN hiện nay ở VN ít tham nhũng hơn VNCH ngày trước? Thế tại sao nó còn nguyên đó hơn 35 năm nay? Cũng trong cùng thời gian với VNCH ai cũng biết ở các lân bang như Thái Lan, Phi Luât Tân, Nam Dương tình trạng tham nhũng trầm trọng hơn cả chục lần, nhưng có nước nào sụp đổ đâu!
Tóm lại, các chánh khách thiển cận, mù quáng của nước Mỹ lúc bấy giờ đã “hy sinh” quyền lợi của đồng minh VNCH với ảo tưởng đổi lấy một thị trường béo bỡ của nước Tàu. Nhưng sự thật phủ phàng hôm nay là chính cái nước Tàu mà nước Mỹ vỗ béo đó đã đang quay lại ăn thịt nước Mỹ để giành ngôi vị đệ nhứt cường quốc trên thế giới. Và nước Mỹ ngày nay đã tỉnh ngộ, đang trở lại làm y chang cái công việc mà Quân Dân VNCH đã làm trước 1975, tức là chiến đấu chống đế quốc CS Trung quốc. Thế thì VNCH đã bị bức tử một cách oan uổng. Nhờ giương cao ngọn cờ chống lại bá quyền Trung cộng, bảo đảm an ninh và tự do cho khu vực nên hiện nay Hoa Kỳ đang được nghênh đón trở lại Việt Nam như là môt “hiệp-sĩ.” Như vậy bọn CSVN không còn coi Hoa Kỳ là “đế-quốc xâm lược” nữa. Trái lại chúng coi Hoa Kỳ là vị cứu-tinh, và trả lại danh dự cho nước Mỹ.
Thế còn công lao hy sinh chiến đấu của Quân Dân Miền Nam để ngăn chận làn sóng đỏ của Nga, Tàu trong hơn 50 năm thì sao?
Vì thế, Quân Dân VNCH đòi hỏi nước Mỹ và thế giới phải trả lại danh dự cho họ vì họ đã hi sinh chiến đấu cho Tự do và An ninh của cả thế giới mà đã bị đối xử bất công bằng sự phản bội và bức tử oan uổng năm 1975.
Trên thực tế thì nhân dân Việt Nam trong nước đã làm việc nầy từ khi bọn cái gọi là “cách mạng” đặt chân vào Miền Nam vì, đối với mọi người dân trong nước thì cái gì của “ngụy” cũng tốt hơn “cách mạng”: bác sĩ “ngụy” cũng giỏi hơn, nhạc “ngụy” cũng hay hơn, nhân bản hơn, nếp sống “ngụy” cũng văn minh hơn, người dân “ngụy” cũng ấm no, hạnh-phúc hơn, v v...
Cuối cùng, sau khi chiếc mặt nạ của đảng CSVN kể công đánh ngoại xâm Pháp, Mỹ để giành độc lập bị rơi xuống đất, để lộ cái mặt thật của những kẻ bán nước đem tổ quốc dâng cho Tàu thì cái chính nghĩa bảo quốc của Quân Dân VHCN, của Người Việt Quốc-gia càng sáng tỏ hơn bao giờ hết. Bây giờ thì không một ai còn nghi ngờ nữa:
VNCH còn là còn tất cả!
VNCH mất là mất tất cả!
Chúng ta đòi hỏi lịch sử và nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc Gia. Trong nội bộ người Việt, yêu cầu những kẻ vô ý thức hay bị CS tuyên truyền tẩy não trong 35 năm qua hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bắng cách gọi các vị lãnh đạo Quốc Gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cái cuộc “đổi đời” năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG” nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị Marxist trong đó “trí thức không bằng cục phân” (lời Mao Trạch Đông.) Thang giá trị của một xã hội Việt Nam văn minh đạo đức truyền thống phải được tái lập để làm nền tảng cho một nước Việt Nam hậu Cộng-sản.
Lê Thành Nhân.
Bây giờ thì không một ai còn nghi ngờ nữa: VNCH còn là còn tất cả! VNCH mất là mất tất cả! Chúng ta đòi hỏi lịch sử và nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc-gia. Trong nội bộ người Việt, yêu cầu những kẻ vô ý thức hay bị CS tuyên truyền tẩy não trong 35 năm qua hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bắng cách gọi các vị lãnh đạo Quốc-gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cái cuộc “đổi đời” năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG” nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị Marxist trong đó “trí thức không bằng cục phân” (lời Mao Trạch Đông.) Thang giá trị (échelle des valeurs) của một xã hội Việt Nam văn minh đạo đức truyền thống phải được tái lập để làm nền tảng cho một nước Việt Nam hậu Cộng-sản.
Sau tháng 4 năm 1975, nhiều tướng lãnh liêm sĩ Hoa Kỳ đã viết lại hồi ký công nhận tinh thần dũng cảm và khã năng chiến đấu xuất sắc của QL/VNCH. Chúng ta không cần lặp lại ở đây. Còn nếu nói: vì tham nhũng mà chánh quyền VNCH sụp đỗ thì cứ hỏi chả lẽ nhà nước CHXHCN hiện nay ở VN ít tham nhũng hơn VNCH ngày trước? Thế tại sao nó còn nguyên đó hơn 35 năm nay? Cũng trong cùng thời gian với VNCH ai cũng biết ở các lân bang như Thái Lan, Phi Luât Tân, Nam Dương tình trạng tham nhũng trầm trọng hơn cả chục lần, nhưng có nước nào sụp đổ đâu!
Tóm lại, các chánh khách thiển cận, mù quáng của nước Mỹ lúc bấy giờ đã “hy sinh” quyền lợi của đồng minh VNCH với ảo tưởng đổi lấy một thị trường béo bỡ của nước Tàu. Nhưng sự thật phủ phàng hôm nay là chính cái nước Tàu mà nước Mỹ vỗ béo đó đã đang quay lại ăn thịt nước Mỹ để giành ngôi vị đệ nhứt cường quốc trên thế giới. Và nước Mỹ ngày nay đã tỉnh ngộ, đang trở lại làm y chang cái công việc mà Quân Dân VNCH đã làm trước 1975, tức là chiến đấu chống đế quốc CS Trung quốc. Thế thì VNCH đã bị bức tử một cách oan uổng. Nhờ giương cao ngọn cờ chống lại bá quyền Trung cộng, bảo đảm an ninh và tự do cho khu vực nên hiện nay Hoa Kỳ đang được nghênh đón trở lại Việt Nam như là môt “hiệp-sĩ.” Như vậy bọn CSVN không còn coi Hoa Kỳ là “đế-quốc xâm lược” nữa. Trái lại chúng coi Hoa Kỳ là vị cứu-tinh, và trả lại danh dự cho nước Mỹ.
Thế còn công lao hy sinh chiến đấu của Quân Dân Miền Nam để ngăn chận làn sóng đỏ của Nga, Tàu trong hơn 50 năm thì sao?
Vì thế, Quân Dân VNCH đòi hỏi nước Mỹ và thế giới phải trả lại danh dự cho họ vì họ đã hi sinh chiến đấu cho Tự do và An ninh của cả thế giới mà đã bị đối xử bất công bằng sự phản bội và bức tử oan uổng năm 1975.
Trên thực tế thì nhân dân Việt Nam trong nước đã làm việc nầy từ khi bọn cái gọi là “cách mạng” đặt chân vào Miền Nam vì, đối với mọi người dân trong nước thì cái gì của “ngụy” cũng tốt hơn “cách mạng”: bác sĩ “ngụy” cũng giỏi hơn, nhạc “ngụy” cũng hay hơn, nhân bản hơn, nếp sống “ngụy” cũng văn minh hơn, người dân “ngụy” cũng ấm no, hạnh-phúc hơn, v v...
Cuối cùng, sau khi chiếc mặt nạ của đảng CSVN kể công đánh ngoại xâm Pháp, Mỹ để giành độc lập bị rơi xuống đất, để lộ cái mặt thật của những kẻ bán nước đem tổ quốc dâng cho Tàu thì cái chính nghĩa bảo quốc của Quân Dân VHCN, của Người Việt Quốc-gia càng sáng tỏ hơn bao giờ hết. Bây giờ thì không một ai còn nghi ngờ nữa:
VNCH còn là còn tất cả!
VNCH mất là mất tất cả!
Chúng ta đòi hỏi lịch sử và nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc Gia. Trong nội bộ người Việt, yêu cầu những kẻ vô ý thức hay bị CS tuyên truyền tẩy não trong 35 năm qua hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bắng cách gọi các vị lãnh đạo Quốc Gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cái cuộc “đổi đời” năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG” nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị Marxist trong đó “trí thức không bằng cục phân” (lời Mao Trạch Đông.) Thang giá trị của một xã hội Việt Nam văn minh đạo đức truyền thống phải được tái lập để làm nền tảng cho một nước Việt Nam hậu Cộng-sản.
Lê Thành Nhân.
Ðối Diện Với Những Khó Khăn
Ðối Diện Với Những Khó Khăn.
Những người tham gia ký tên vào thư thỉnh nguyện không khai thác bauxite tại Việt Nam đã bắt đầu đối diện với những khó khăn do lực lượng công an Cộng sản Việt Nam gây nên. Liên tiếp trong nhiều ngày các tin nhắn từ giới chống Trung Cộng và khai thác bauxite cho thấy một nội dung chung là đòn phản công hèn hạ và im lặng của giới công an đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong nước.
Dựa vào danh sách những người tham gia ký tên vào thư thỉnh nguyện chống khai thác bauxite, đăng trên các trang web boxitvn, công an đã triệu tập các thành phần như kỹ sư, sinh viên, nhà giáo, văn nghệ sĩ để thẩm vấn và bắt họ viết tường trình với 2 lý do là vì sao lại chống khai thác bauxite, cũng như phải nói rõ là hiểu biết về sự kiện này từ đâu để xảy ra hành động này.
Bên cạnh đó, hàng loạt các trang web, blog và địa chỉ email của những người này đã bị tin tặc xâm nhập tấn công, phát tán virus khắp nơi. Cũng cần nói thêm sự kiện lá thư thỉnh nguyện do nhóm giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, cùng các trí thức khác như nhà văn Nguyên Ngọc, tiến sĩ Nguyễn Quang A soạn ra, nhằm kêu gọi Nguyễn Tấn Dũng hãy ngừng việc cho Trung Cộng khai thác bauxite ở cao nguyên Việt Nam, đã được hàng ngàn người cùng ký tên tham gia, trong đó có rất nhiều các quan chức cấp cao của Ðảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Ðứng đầu trong các biện pháp tấn công giới trí thức, sinh viên, tỏ thái độ chống đối trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng, là sử dụng hàng loạt các tin tặc để tấn công các trang blog cá nhân và email. Mặc dù phát ngôn viên của Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phương Nga đã lên tiếng phủ nhận các sự kiện này có liên quan đến nhà nước Cộng sản Việt Nam, nhưng các điều tra viên của các hãng tin học lớn trên thế giới lại chứng minh rõ rằng chính các tin tặc của công an đã làm điều này.
Các chuyên gia điện toán Hoa Kỳ nói giới blogger chính trị ở Việt Nam đang đối diện làn sóng tấn công mới của tin tặc nhằm đánh sập website của họ và dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến. Hãng thông tấn Associated Press trích nguồn một phân tích mới của hãng an ninh mạng SecureWorks nói hơn 15.000 máy tính chứa virus đã tham gia tấn công một số website bị cho là bât đồng chính kiến ở Viêt Nam và môt nhóm thanh niên đã nhận là từng tổ chức tấn công tin tăc trong quá khứ.
Ngay trong đợt tấn công tin tặc mới nhất này, cũng đươc phân tích và cho thấy là trùng hợp với làn sóng trấn áp các blogger hay chỉ trích Cộng Sản Viêt Nam, đặc biệt là về vấn đề cho phép Trung Cộng khai thác bauxite tại Việt Nam.
Công Phạm.
Ánh Mắt
Ánh Mắt.
Tôi và cô em gái đang háo hức thu xếp hành trang để làm một chuyến du lịch qua xứ Chùa Tháp thì chợt có tiếng chuông điện thoại reo. Tôi nói:
- Chắc là chị Ðiềm gọi. Ðể chị ra nói chuyện với chị ấy.
Nói xong tôi đứng dậy vươn vai vì nãy giờ ngồi lâu cũng thấy mỏi. Chị Ðiềm là chị cả của ông xã tôi. Chị về VN trước tôi 2 tuần. Chúng tôi đã hẹn nhau đi Campuchea chung, và nhờ đứa cháu chồng của chị ấy đặt vé giùm. Thuận, em gái tôi sẽ đi cùng với chúng tôi.
Nhưng người gọi điện thoại không phải là chị Ðiềm mà chính là ”Xếp” của tôi từ Na-Uy. Nghe tiếng tôi ở đầu dây, anh vui mừng nói:
- Hên quá, hôm nay lại từ bi ở nhà chứ không đi chơi rong à! Chừng nào thì em đi Campuchea?
- Ba ngày nữa mới đi, ngày mốt lên Sàigòn ngủ để sáng dậy đi cho sớm. Nhưng nhỏ Thuận nói phải sắp xếp đồ đạc từ bữa nay kẻo bị chụp rụp rồi quên nọ quên kia mất công.
- Nó nói đúng đó. Nhưng mà sáng mai lên Sàigòn đi, anh có chuyện cần nhờ.
- Nhờ gì nữa đây? Hảo nó hẹn em với Thuận trưa mai tới nhà nó ăn bún riêu cua đó.
- Thôi dẹp cái vụ bún riêu đi, bữa khác ăn. Thằng Hân nó nhờ em đi kiếm mấy người thương binh, em cho mượn tiền tặng cho họ mỗi người 5 chục. Thấy em không đủ thì giờ nên anh chỉ nhận 2 địa chỉ.
Anh Phạm Bá Hân là một người bạn học hồi xưa của nhà tôi. Anh ấy đang hoạt động trong một Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa nơi xứ Cờ Hoa. Tôi nổi tính tò mò:
- Mấy người đó là bạn của anh Hân hả anh?
- Không! Ðó là số tiền của Hội Thương Phế Binh tặng cho họ. Thằng Hân chỉ có nhiệm vụ chuyển giao số tiền đó đến tay họ thôi. Khi gặp em hãy nói với họ như vậy. Tên và địa chỉ người nhận anh viết trong email đó, mở ra đọc rồi kêu Hải in ra, đem đi để tìm cho dễ.
Việc gì chứ đi tìm gặp những người thương binh của những ngày tháng cũ thì tôi không thể, và cũng không muốn từ chối chút nào. Họ đã hy sinh một phần thân thể của mình trên một chiến trường cay đắng. Nghe ra thì có vẻ như sự hy sinh đó là vô ích khi cuối cùng rồi đất nước cũng rơi vào tay Cộng Sản. Nhưng những người dân sống yên bình trong thị thành, những người như tôi vào thời gian đó được cắp sách tới trường, được học hỏi thế nào là hai chữ Dân Chủ, sống một cuộc sống vô tư, hít thở không khí tự do thì phải nói là đã chịu ơn họ rất nhiều. Nhứt là một người con của một cựu quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như tôi thì cảm giác gần gũi đó lại càng mãnh liệt hơn nữa. Vì thế, tôi nhận lời với một xúc cảm khó tả và trong lòng lan man một nỗi đau buồn.
Thế là sáng hôm sau, hai chị em dậy thật sớm để ra đón xe đò lên Sàigòn. Chúng tôi phải đi sớm vì lo lắng sợ không tìm ra nhà trước khi trời tối. Chúng tôi dự định đến nhà ông Bùi Phương trước vì ông ở quận Tân Bình, là nơi gần nhứt. Nhưng việc đầu tiên là phải vô Cư xá Ðô thành, mượn cái xe Honda của thằng cháu kêu tôi bằng dì ruột để dùng làm chân chạy. Tuy đã được trang bị khá kỹ lưỡng bằng một cái nón rộng vành, một cặp kiếng râm to che gần hết nửa khuôn mặt và cái khẩu trang bịt kín từ dưới mắt trở xuống coi giống xã hội đen hết sức, vậy mà tôi vẫn bị mùi khói xe làm nước mắt chảy ràn rụa và lợm giọng gần như muốn ói. Sàigòn bây giờ người đông nghìn nghịt, xe cộ chen chúc nhau nhả khói mù trời và ngoài tiếng động cơ rền rĩ thì hai người ngồi chung một xe cũng khó nghe nhau nói gì nếu không hét cho thiệt lớn.
Cuối cùng rồi chị em tôi cũng đến được quận Tân Bình. Tôi mừng quá sức! Cứ nghĩ là sẽ tìm ra nhà tới nơi. Nhưng tôi đã lầm! Tới được Tân Bình là chuyện nhỏ, còn kiếm cho ra nhà mới là chuyện lớn! Cô em gái tôi đã qua mấy năm học đại học ở Sàigòn nên khá rành rẽ về đường đi nước bước. Cô ta nói vanh vách những tên đường ngày xưa bây giờ bị đổi lại thành đường gì. Vậy mà cứ loanh quanh luẩn quẩn kiếm hoài không ra. Cho chắc ăn, chúng tôi tìm mấy ông xe ôm đang ngồi chờ khách để hỏi. Họ cũng trả lời giống y như em gái tôi đã biết: Con đường mà chúng tôi muốn kiếm nằm ở cạnh đường nào! Vậy thì tại sao lại kiếm không ra? Có khi chúng tôi đã tới đúng con đường rồi nhưng lại không tìm ra số nhà! Trời đã về chiều làm chúng tôi càng thêm bồn chồn.
Mãi tới khi đã đi tới cuối con đường hẻm bên cạnh có cùng một số nhà cho cả mấy chục căn kế tiếp nhau, nhưng có thêm dấu “xẹc”, tôi bỗng hiểu ra một “chân lý”! Ðó là biết đâu căn nhà của ông Bùi Phương cũng giống như những căn nhà kia, tức là thuộc loại “nhà mới cất” trong một khu hoàn toàn mới?! Nếu không tại sao lại đẻ ra những tên đường chỉ có những số “xẹc” như những căn nhà này? Ðể giải quyết vấn đề, tôi bèn tìm một người lái xe ôm, đưa cho ông ta địa chỉ nhà rồi đề nghị ông ta đi trước dẫn đường. Thì ra những căn nhà cũng mang tên đường Hiệp Nhất nhưng thuộc loại “xẹc” lại nằm bên hông một con đường khác, tuy không xa mấy nhưng coi chẳng có sự liên hệ nào với con đường Hiệp Nhất chính cả, nếu không có ông xe ôm, thổ công của vùng này, thì không biết chị em tôi tới khi nào mới tìm ra được nhà của ông Bùi Phương?
Cũng chính vì vậy, đã đứng trước cửa nhà, chúng tôi vẫn còn e dè không biết đây có thật là nơi mà chúng tôi đã mất biết bao nhiêu là thời giờ và mồ hôi để tìm cho ra hay không! Sau khi đã hỏi hai người hàng xóm cho chắc ăn, chúng tôi mới yên tâm gõ cửa. Nhưng cái cửa này nó lùng phùng, ọp ẹp chẳng ra cửa, cũng như căn nhà gọi là nhà cho sang thôi chứ thật ra nó chỉ là một cái chái của căn nhà chính có mang địa chỉ là một tên đường khác, được vây kín lại bằng những lá tôn cũ xì. Vào mùa nắng như thế này, cứ tưởng tượng ra cái nóng hầm hập được gói trong những lá tôn đó cũng đủ có cảm tưởng như bị nướng huống hồ sống từ ngày này qua ngày khác! Có lẽ vì tiếng ồn ào từ ngoài đường nên trong nhà không ai nghe thấy tiếng gõ cửa của chúng tôi.
Một cô bé hàng xóm đang đút cơm cho đứa em nhỏ đã giúp chúng tôi bằng cách thò miệng vô cửa sổ, kêu mãi mới có một thanh niên chạy ra mở cửa cho chúng tôi vào. Tôi chào cậu ta rồi hỏi.
- Xin lỗi, chúng tôi muốn gặp ông Bùi Phương. Ông ấy sống ở đây phải không cậu?
- Dạ đúng rồi, bác và cô có chuyện chi muốn gặp cậu của con?
- À... Có hội Cựu Quân Nhân ở bên Mỹ họ nhờ tôi tới thăm ông ấy.
Tôi nói vậy và tự hỏi tại sao tôi lại không thể dùng tiếng Cựu Quân Nhân để gọi những người cựu chiến binh này chứ? Họ là anh hùng của chúng ta kia mà! Ba tiếng Thương Phế Binh nghe sao mà đau lòng, chua xót quá!
Ông Bùi Phương được đặt nằm trên một cái ghế bố đặt ở phần trong cùng của căn phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Có một người đàn bà cỡ tuổi tôi hoặc trẻ hơn chút ít đang ngồi trên một cái võng ở góc nhà. Bà ta khẽ gật đầu chào, ánh mắt lộ vẻ thắc mắc khi chúng tôi được người thanh niên đưa đi qua nhưng không nói gì hết. Ðến nơi, chúng tôi cất tiếng chào và được ông Bùi Phương chào lại. Ông tỏ vẻ dửng dưng trước cuộc thăm viếng này, dường như biết bao nhiêu bất thường trong cuộc đời đã xảy đến khiến ông có thái độ thản nhiên đón chờ những việc sẽ tới! Ông nhìn chị em tôi như chờ đợi điều gì sẽ xảy đến cho mình.
Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, ông mời chúng tôi ngồi trên hai chiếc ghế bên cạnh chiếc bàn nhỏ kê gần phía tay phải của ông, trên mặt bàn có đặt một chiếc quạt máy nhỏ đang quay vù vù nhưng đối với sức nóng khủng khiếp trong nhà thì nó chẳng thấm vào đâu.
Khi nghe chúng tôi tự giới thiệu về mình, tôi mới nhận thấy nỗi vui mừng bừng lên trong đôi mắt. Ông nói bằng giọng nghẹn ngào:
- Các anh em bên nước ngoài vẫn còn nhớ tới chúng em... Họ không quên chúng em... Em cảm động quá! Em xin cám ơn mọi người.
Phải nói là tôi thực sự xúc động khi chứng kiến một thân xác tội nghiệp như vậy! Ông gầy ốm tới độ thân người mỏng tanh không hơn gì một lớp vải mỏng phủ trên bề mặt của chiếc ghế bố. Tấm vải đó hầu như chỉ để chứng minh cho người ta biết rằng phía dưới đó là thân xác một con người. Có một cái ống để rút phân và nước tiểu nhô ra bên ngoài. Có lẽ nhận thấy ánh mắt kinh hoàng của tôi nên ông giải thích rằng toàn bộ phần xương mông của ông đã bị “bay mất” khi bị trọng thương. Ðược cái là nơi ông nằm rất sạch sẽ, không có mùi ô uế nào, chứng tỏ ông được chăm sóc rất chu đáo. Khi em gái tôi hỏi thì ông cho hay sống được tới giờ này là nhờ tình thương của người chị ruột. Bà đã nuôi nấng và săn sóc ông rất chu đáo. Hầu như chỉ có em gái tôi nói chuyện với ông, còn tôi thì chỉ có khóc vì xúc động!
Tôi đưa mắt nhìn về phía người đàn bà ngồi trên võng thì thấy bà đang cúi đầu xuống và đưa tay quẹt mắt. Có lẽ trong lòng bà cũng đang rào rạt một mối thương tâm. Tôi thầm cám ơn trong lòng với người chị đã cưu mang cho đứa em xấu số! Tuy khuôn mặt có vẻ lam lũ, khắc khổ, nhưng coi bà ta có vẻ trẻ hơn tôi đến mấy tuổi. Rồi tôi nghĩ tới thời gian kinh hoàng đó! Khi người em tàn phế bị tống cổ ra khỏi Quân Y Viện năm 75 thì người chị kia còn trong lứa tuổi thanh xuân. Hỡi ôi! Một cô gái trẻ đã can đảm quên tuổi xuân của mình để khoác lên vai gánh nặng là một người em trai hoàn toàn phải trông cậy vào sự giúp đỡ từ tất cả mọi mặt như thế này.
Tự nhiên tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng! Trong thời gian dầu sôi, lửa bỏng, những người lính anh hùng của Quân Ðội Việt Nam Cộng hòa, có người còn trẻ tuổi hơn tôi như người lính đang nằm trước mặt tôi kia, họ phải xả thân ngoài chiến trận, đem mạng sống của mình để bảo vệ quê hương, và không biết sự bất hạnh sẽ ụp xuống đầu họ vào lúc nào thì tôi và chúng bạn vô tư chân sáo tới trường. Chúng tôi cười đùa giỡn hớt với nhau, nắn nót viết từng trang nhật ký đầy những mộng mơ của tuổi học trò mà không quan tâm tới những gì đang xảy ra quanh mình. Quả thật bây giờ ngồi đây, trước một thể xác tả tơi, còm cõi, và một người chị tiều tụy, khô gầy, tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi, vô dụng!
Em gái tôi khẽ nhắc đã tới giờ về vì còn phải tới thăm một người nữa. Tôi lấy ra 50 USD là số tiền được dặn sẽ trao cho ông Bùi Phương và bùi ngùi đặt thêm 200 ngàn đồng VN lên bàn, tặng ông thêm một chai dầu gió Singapore. Tôi lí nhí chúc ông ở lại mạnh giỏi rồi đứng lên để ra về. Ông nhìn chị em tôi bằng một cái nhìn cảm kích và biểu lộ một tia hy vọng xen lẫn nỗi buồn rầu. Ông rưng rưng nói:
- Em nhờ các chị chuyển lời cám ơn đến các ân nhân, và em cám ơn hai chị đã có lòng đến thăm em.
Tôi cúi xuống nắm lấy tay ông và nghẹn ngào nói:
- Thật ra tôi mới là người phải cám ơn anh.
Tôi chào mọi người trong nhà và bước ra cửa. Lòng nặng trĩu. Tôi nghe loáng thoáng những người hàng xóm nói với nhau:
- Mấy người lính cũ họ tốt vậy đó. Mấy chục năm mà còn đi kiếm để giúp đỡ Thương Phế Binh của họ chớ hổng có quên. Thiệt là tốt hết sức!
Tôi cũng cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được đứng chung chiến tuyến với những người lính Cộng Hòa đầy ắp tình người.
Trời đã về chiều, tuy không khí đã dịu lại một chút nhưng cái nóng vẫn phả xuống hầm hập. Chúng tôi lên Bình Thạnh để đi tìm nhà ông Nguyễn Kim Lăng. Ðường Bùi Hữu Nghĩa không xa lạ gì. Nhưng mới trải qua kinh nghiệm tìm nhà ông Bùi Phương nên hai chị em chuẩn bị tinh thần kỹ càng. Ai ngờ trái với dự đoán của chúng tôi, chẳng bao lâu chúng tôi đã đứng trước một ngôi nhà khá khang trang với bức tường xây kiên cố. Thuận và tôi nhìn nhau, ngập ngừng mãi vì chỉ sợ lầm nhà. Sau cùng, tôi đánh bạo giơ tay nhấn chuông cửa.
Một cô bé xinh xắn khoảng chừng 14, 15 tuổi ra mở cổng. Cô chỉ thò đầu ra như e ngại những người lạ mặt sẽ xông vô nhà. Tôi hỏi đây có phải là nhà ông Nguyễn Kim Lăng không và được cô trả lời là ông Lăng chỉ ở đây để làm nghề sửa xe, còn nhà ông thì ở phía sau. Tôi vui mừng nói rằng muốn tìm gặp ông có công chuyện. Vừa lúc đó thì người mẹ của cô bé đi chợ về. Sau khi nghe con kể lại, bà ta quay sang hỏi chúng tôi muốn gặp ông ấy có chuyện gì. Ðược cho biết nguyên nhân của cuộc tìm kiếm, người đàn bà lộ vẻ vui mừng ra mặt. Bà nói bằng giọng tiếc rẻ:
- Trời đất ơi! Phải chi hai chị tới sớm một chút thì đỡ biết mấy! Ông ấy sửa xe ở trước cửa nhà tôi, mới dọn dẹp để ra chở rau cho bà vợ ngồi bán ở chợ.
- Ổng sắp về tới chưa hả chị?
- Chưa đâu! Ổng còn ngồi bán phụ với bả, chắc tới tối hù tối hì mới về tới nhà, vì còn phải phụ vợ dọn hàng về nữa chứ. Hai chị đợi không nổi đâu. Thôi ngày mai hai chị tới sớm hơn thì mới gặp. Ðể rồi tôi sẽ kể cho ông ấy mừng. Ðược đồng đội còn nhớ tới, chắc ông ấy cảm động lắm. Hoàn cảnh của vợ chồng thấy cũng tội nghiệp lắm nên tôi mới cho sửa xe trong sân nhà tôi đó. Những người Thương Phế Binh ngày xưa rất đáng cho mình giúp đỡ phải không các chị? Các chị về bên ấy làm ơn kêu gọi lòng từ tâm giúp đỡ những người như ông ấy với nhé.
Chúng tôi cảm thấy thất vọng, nhưng đành phải ra về vì không thể làm cách nào khác hơn!
Ngày hôm sau, chúng tôi lại đi sớm, mong làm xong việc để còn trở về Mỹ Tho. Ðồ đạc còn liệng bừa bãi ra nhà, mà sáng mai đã phải lên đường.
Lúc hai chị em tới thì ông Lăng không có mặt ở đó, người đàn bà mà tôi đã gặp hôm qua phải chạy ra sau nhà, là nơi ở của vợ chồng ông để báo tin. Ông Lăng khập khiễng đi ra, tay chống chiếc nạng. Vì đã được bà chủ nhà báo tin trước nên ông không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông lịch sự kéo ghế mời chúng tôi ngồi và hỏi han vài câu xã giao. Khi tôi nói mục đích chuyến viếng thăm, ông cúi đầu lắng nghe. Sau đó, ông cũng nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến hội Thương Phế Binh đã có lòng nghĩ tới ông. Khi nhận số tiền 50USD từ tay tôi, mặt ông lộ vẻ xúc động, và nơi khóe mắt của ông, hai hàng lệ rưng rưng. Tôi quên chưa kể với quý vị là ngoài cái chân mang thương tật, ông Nguyễn Kim Lăng còn bị hư mất một con mắt.
Khi chống nạng tiễn chúng tôi ra cổng, ông ngập ngừng hỏi:
- Không biết những người Mỹ họ lo cho chúng tôi đến đâu rồi hả chị?
Tôi quay mặt đi vì không nỡ nhìn thấy sự thất vọng của ông. Tôi đáp nho nhỏ mà cảm thấy chua xót trong lòng:
- Anh đừng hy vọng những chuyện đó làm gì. Chỉ là những đồng đội của các anh nghĩ về các anh thôi chứ không có người Mỹ nào đâu.
Trên đường về, tôi cứ miên man suy nghĩ về câu thắc mắc của ông Nguyễn Kim Lăng và câu trả lời của tôi và tự hỏi không biết mình có quá chủ quan khi nói như vậy hay không? Trong lòng tôi thầm cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với những người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong cuộc chiến đã qua, họ đã đóng góp một phần máu xương trên mảnh đất đau khổ, khốn cùng này,
Và tôi chợt nhớ đến ánh mắt! Ánh mắt buồn rầu có bừng lên một tia hy vọng! Ánh mắt của ông Bùi Phương! Làm cách nào tôi có thể truyền đạt ánh mắt đó tới các đồng đội của ông đây ? Hỡi Trời?!?.
Nguyễn Phạm Thỵ Hảo
(Na Uy)
Ghi chú: Ðịa chỉ
TPB Bùi Phương,
1051 Hiệp Nhất - Phường 4
Quận Tân Bình - Saigon
Số phone nhà cuả BP là 08-38424608
Email: buiphuong18@gmail.com
Nếu có thể được xin các bạn email để động viên tinh thần .
Tôi và cô em gái đang háo hức thu xếp hành trang để làm một chuyến du lịch qua xứ Chùa Tháp thì chợt có tiếng chuông điện thoại reo. Tôi nói:
- Chắc là chị Ðiềm gọi. Ðể chị ra nói chuyện với chị ấy.
Nói xong tôi đứng dậy vươn vai vì nãy giờ ngồi lâu cũng thấy mỏi. Chị Ðiềm là chị cả của ông xã tôi. Chị về VN trước tôi 2 tuần. Chúng tôi đã hẹn nhau đi Campuchea chung, và nhờ đứa cháu chồng của chị ấy đặt vé giùm. Thuận, em gái tôi sẽ đi cùng với chúng tôi.
Nhưng người gọi điện thoại không phải là chị Ðiềm mà chính là ”Xếp” của tôi từ Na-Uy. Nghe tiếng tôi ở đầu dây, anh vui mừng nói:
- Hên quá, hôm nay lại từ bi ở nhà chứ không đi chơi rong à! Chừng nào thì em đi Campuchea?
- Ba ngày nữa mới đi, ngày mốt lên Sàigòn ngủ để sáng dậy đi cho sớm. Nhưng nhỏ Thuận nói phải sắp xếp đồ đạc từ bữa nay kẻo bị chụp rụp rồi quên nọ quên kia mất công.
- Nó nói đúng đó. Nhưng mà sáng mai lên Sàigòn đi, anh có chuyện cần nhờ.
- Nhờ gì nữa đây? Hảo nó hẹn em với Thuận trưa mai tới nhà nó ăn bún riêu cua đó.
- Thôi dẹp cái vụ bún riêu đi, bữa khác ăn. Thằng Hân nó nhờ em đi kiếm mấy người thương binh, em cho mượn tiền tặng cho họ mỗi người 5 chục. Thấy em không đủ thì giờ nên anh chỉ nhận 2 địa chỉ.
Anh Phạm Bá Hân là một người bạn học hồi xưa của nhà tôi. Anh ấy đang hoạt động trong một Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa nơi xứ Cờ Hoa. Tôi nổi tính tò mò:
- Mấy người đó là bạn của anh Hân hả anh?
- Không! Ðó là số tiền của Hội Thương Phế Binh tặng cho họ. Thằng Hân chỉ có nhiệm vụ chuyển giao số tiền đó đến tay họ thôi. Khi gặp em hãy nói với họ như vậy. Tên và địa chỉ người nhận anh viết trong email đó, mở ra đọc rồi kêu Hải in ra, đem đi để tìm cho dễ.
Việc gì chứ đi tìm gặp những người thương binh của những ngày tháng cũ thì tôi không thể, và cũng không muốn từ chối chút nào. Họ đã hy sinh một phần thân thể của mình trên một chiến trường cay đắng. Nghe ra thì có vẻ như sự hy sinh đó là vô ích khi cuối cùng rồi đất nước cũng rơi vào tay Cộng Sản. Nhưng những người dân sống yên bình trong thị thành, những người như tôi vào thời gian đó được cắp sách tới trường, được học hỏi thế nào là hai chữ Dân Chủ, sống một cuộc sống vô tư, hít thở không khí tự do thì phải nói là đã chịu ơn họ rất nhiều. Nhứt là một người con của một cựu quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như tôi thì cảm giác gần gũi đó lại càng mãnh liệt hơn nữa. Vì thế, tôi nhận lời với một xúc cảm khó tả và trong lòng lan man một nỗi đau buồn.
Thế là sáng hôm sau, hai chị em dậy thật sớm để ra đón xe đò lên Sàigòn. Chúng tôi phải đi sớm vì lo lắng sợ không tìm ra nhà trước khi trời tối. Chúng tôi dự định đến nhà ông Bùi Phương trước vì ông ở quận Tân Bình, là nơi gần nhứt. Nhưng việc đầu tiên là phải vô Cư xá Ðô thành, mượn cái xe Honda của thằng cháu kêu tôi bằng dì ruột để dùng làm chân chạy. Tuy đã được trang bị khá kỹ lưỡng bằng một cái nón rộng vành, một cặp kiếng râm to che gần hết nửa khuôn mặt và cái khẩu trang bịt kín từ dưới mắt trở xuống coi giống xã hội đen hết sức, vậy mà tôi vẫn bị mùi khói xe làm nước mắt chảy ràn rụa và lợm giọng gần như muốn ói. Sàigòn bây giờ người đông nghìn nghịt, xe cộ chen chúc nhau nhả khói mù trời và ngoài tiếng động cơ rền rĩ thì hai người ngồi chung một xe cũng khó nghe nhau nói gì nếu không hét cho thiệt lớn.
Cuối cùng rồi chị em tôi cũng đến được quận Tân Bình. Tôi mừng quá sức! Cứ nghĩ là sẽ tìm ra nhà tới nơi. Nhưng tôi đã lầm! Tới được Tân Bình là chuyện nhỏ, còn kiếm cho ra nhà mới là chuyện lớn! Cô em gái tôi đã qua mấy năm học đại học ở Sàigòn nên khá rành rẽ về đường đi nước bước. Cô ta nói vanh vách những tên đường ngày xưa bây giờ bị đổi lại thành đường gì. Vậy mà cứ loanh quanh luẩn quẩn kiếm hoài không ra. Cho chắc ăn, chúng tôi tìm mấy ông xe ôm đang ngồi chờ khách để hỏi. Họ cũng trả lời giống y như em gái tôi đã biết: Con đường mà chúng tôi muốn kiếm nằm ở cạnh đường nào! Vậy thì tại sao lại kiếm không ra? Có khi chúng tôi đã tới đúng con đường rồi nhưng lại không tìm ra số nhà! Trời đã về chiều làm chúng tôi càng thêm bồn chồn.
Mãi tới khi đã đi tới cuối con đường hẻm bên cạnh có cùng một số nhà cho cả mấy chục căn kế tiếp nhau, nhưng có thêm dấu “xẹc”, tôi bỗng hiểu ra một “chân lý”! Ðó là biết đâu căn nhà của ông Bùi Phương cũng giống như những căn nhà kia, tức là thuộc loại “nhà mới cất” trong một khu hoàn toàn mới?! Nếu không tại sao lại đẻ ra những tên đường chỉ có những số “xẹc” như những căn nhà này? Ðể giải quyết vấn đề, tôi bèn tìm một người lái xe ôm, đưa cho ông ta địa chỉ nhà rồi đề nghị ông ta đi trước dẫn đường. Thì ra những căn nhà cũng mang tên đường Hiệp Nhất nhưng thuộc loại “xẹc” lại nằm bên hông một con đường khác, tuy không xa mấy nhưng coi chẳng có sự liên hệ nào với con đường Hiệp Nhất chính cả, nếu không có ông xe ôm, thổ công của vùng này, thì không biết chị em tôi tới khi nào mới tìm ra được nhà của ông Bùi Phương?
Cũng chính vì vậy, đã đứng trước cửa nhà, chúng tôi vẫn còn e dè không biết đây có thật là nơi mà chúng tôi đã mất biết bao nhiêu là thời giờ và mồ hôi để tìm cho ra hay không! Sau khi đã hỏi hai người hàng xóm cho chắc ăn, chúng tôi mới yên tâm gõ cửa. Nhưng cái cửa này nó lùng phùng, ọp ẹp chẳng ra cửa, cũng như căn nhà gọi là nhà cho sang thôi chứ thật ra nó chỉ là một cái chái của căn nhà chính có mang địa chỉ là một tên đường khác, được vây kín lại bằng những lá tôn cũ xì. Vào mùa nắng như thế này, cứ tưởng tượng ra cái nóng hầm hập được gói trong những lá tôn đó cũng đủ có cảm tưởng như bị nướng huống hồ sống từ ngày này qua ngày khác! Có lẽ vì tiếng ồn ào từ ngoài đường nên trong nhà không ai nghe thấy tiếng gõ cửa của chúng tôi.
Một cô bé hàng xóm đang đút cơm cho đứa em nhỏ đã giúp chúng tôi bằng cách thò miệng vô cửa sổ, kêu mãi mới có một thanh niên chạy ra mở cửa cho chúng tôi vào. Tôi chào cậu ta rồi hỏi.
- Xin lỗi, chúng tôi muốn gặp ông Bùi Phương. Ông ấy sống ở đây phải không cậu?
- Dạ đúng rồi, bác và cô có chuyện chi muốn gặp cậu của con?
- À... Có hội Cựu Quân Nhân ở bên Mỹ họ nhờ tôi tới thăm ông ấy.
Tôi nói vậy và tự hỏi tại sao tôi lại không thể dùng tiếng Cựu Quân Nhân để gọi những người cựu chiến binh này chứ? Họ là anh hùng của chúng ta kia mà! Ba tiếng Thương Phế Binh nghe sao mà đau lòng, chua xót quá!
Ông Bùi Phương được đặt nằm trên một cái ghế bố đặt ở phần trong cùng của căn phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Có một người đàn bà cỡ tuổi tôi hoặc trẻ hơn chút ít đang ngồi trên một cái võng ở góc nhà. Bà ta khẽ gật đầu chào, ánh mắt lộ vẻ thắc mắc khi chúng tôi được người thanh niên đưa đi qua nhưng không nói gì hết. Ðến nơi, chúng tôi cất tiếng chào và được ông Bùi Phương chào lại. Ông tỏ vẻ dửng dưng trước cuộc thăm viếng này, dường như biết bao nhiêu bất thường trong cuộc đời đã xảy đến khiến ông có thái độ thản nhiên đón chờ những việc sẽ tới! Ông nhìn chị em tôi như chờ đợi điều gì sẽ xảy đến cho mình.
Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, ông mời chúng tôi ngồi trên hai chiếc ghế bên cạnh chiếc bàn nhỏ kê gần phía tay phải của ông, trên mặt bàn có đặt một chiếc quạt máy nhỏ đang quay vù vù nhưng đối với sức nóng khủng khiếp trong nhà thì nó chẳng thấm vào đâu.
Khi nghe chúng tôi tự giới thiệu về mình, tôi mới nhận thấy nỗi vui mừng bừng lên trong đôi mắt. Ông nói bằng giọng nghẹn ngào:
- Các anh em bên nước ngoài vẫn còn nhớ tới chúng em... Họ không quên chúng em... Em cảm động quá! Em xin cám ơn mọi người.
Phải nói là tôi thực sự xúc động khi chứng kiến một thân xác tội nghiệp như vậy! Ông gầy ốm tới độ thân người mỏng tanh không hơn gì một lớp vải mỏng phủ trên bề mặt của chiếc ghế bố. Tấm vải đó hầu như chỉ để chứng minh cho người ta biết rằng phía dưới đó là thân xác một con người. Có một cái ống để rút phân và nước tiểu nhô ra bên ngoài. Có lẽ nhận thấy ánh mắt kinh hoàng của tôi nên ông giải thích rằng toàn bộ phần xương mông của ông đã bị “bay mất” khi bị trọng thương. Ðược cái là nơi ông nằm rất sạch sẽ, không có mùi ô uế nào, chứng tỏ ông được chăm sóc rất chu đáo. Khi em gái tôi hỏi thì ông cho hay sống được tới giờ này là nhờ tình thương của người chị ruột. Bà đã nuôi nấng và săn sóc ông rất chu đáo. Hầu như chỉ có em gái tôi nói chuyện với ông, còn tôi thì chỉ có khóc vì xúc động!
Tôi đưa mắt nhìn về phía người đàn bà ngồi trên võng thì thấy bà đang cúi đầu xuống và đưa tay quẹt mắt. Có lẽ trong lòng bà cũng đang rào rạt một mối thương tâm. Tôi thầm cám ơn trong lòng với người chị đã cưu mang cho đứa em xấu số! Tuy khuôn mặt có vẻ lam lũ, khắc khổ, nhưng coi bà ta có vẻ trẻ hơn tôi đến mấy tuổi. Rồi tôi nghĩ tới thời gian kinh hoàng đó! Khi người em tàn phế bị tống cổ ra khỏi Quân Y Viện năm 75 thì người chị kia còn trong lứa tuổi thanh xuân. Hỡi ôi! Một cô gái trẻ đã can đảm quên tuổi xuân của mình để khoác lên vai gánh nặng là một người em trai hoàn toàn phải trông cậy vào sự giúp đỡ từ tất cả mọi mặt như thế này.
Tự nhiên tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng! Trong thời gian dầu sôi, lửa bỏng, những người lính anh hùng của Quân Ðội Việt Nam Cộng hòa, có người còn trẻ tuổi hơn tôi như người lính đang nằm trước mặt tôi kia, họ phải xả thân ngoài chiến trận, đem mạng sống của mình để bảo vệ quê hương, và không biết sự bất hạnh sẽ ụp xuống đầu họ vào lúc nào thì tôi và chúng bạn vô tư chân sáo tới trường. Chúng tôi cười đùa giỡn hớt với nhau, nắn nót viết từng trang nhật ký đầy những mộng mơ của tuổi học trò mà không quan tâm tới những gì đang xảy ra quanh mình. Quả thật bây giờ ngồi đây, trước một thể xác tả tơi, còm cõi, và một người chị tiều tụy, khô gầy, tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi, vô dụng!
Em gái tôi khẽ nhắc đã tới giờ về vì còn phải tới thăm một người nữa. Tôi lấy ra 50 USD là số tiền được dặn sẽ trao cho ông Bùi Phương và bùi ngùi đặt thêm 200 ngàn đồng VN lên bàn, tặng ông thêm một chai dầu gió Singapore. Tôi lí nhí chúc ông ở lại mạnh giỏi rồi đứng lên để ra về. Ông nhìn chị em tôi bằng một cái nhìn cảm kích và biểu lộ một tia hy vọng xen lẫn nỗi buồn rầu. Ông rưng rưng nói:
- Em nhờ các chị chuyển lời cám ơn đến các ân nhân, và em cám ơn hai chị đã có lòng đến thăm em.
Tôi cúi xuống nắm lấy tay ông và nghẹn ngào nói:
- Thật ra tôi mới là người phải cám ơn anh.
Tôi chào mọi người trong nhà và bước ra cửa. Lòng nặng trĩu. Tôi nghe loáng thoáng những người hàng xóm nói với nhau:
- Mấy người lính cũ họ tốt vậy đó. Mấy chục năm mà còn đi kiếm để giúp đỡ Thương Phế Binh của họ chớ hổng có quên. Thiệt là tốt hết sức!
Tôi cũng cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được đứng chung chiến tuyến với những người lính Cộng Hòa đầy ắp tình người.
Trời đã về chiều, tuy không khí đã dịu lại một chút nhưng cái nóng vẫn phả xuống hầm hập. Chúng tôi lên Bình Thạnh để đi tìm nhà ông Nguyễn Kim Lăng. Ðường Bùi Hữu Nghĩa không xa lạ gì. Nhưng mới trải qua kinh nghiệm tìm nhà ông Bùi Phương nên hai chị em chuẩn bị tinh thần kỹ càng. Ai ngờ trái với dự đoán của chúng tôi, chẳng bao lâu chúng tôi đã đứng trước một ngôi nhà khá khang trang với bức tường xây kiên cố. Thuận và tôi nhìn nhau, ngập ngừng mãi vì chỉ sợ lầm nhà. Sau cùng, tôi đánh bạo giơ tay nhấn chuông cửa.
Một cô bé xinh xắn khoảng chừng 14, 15 tuổi ra mở cổng. Cô chỉ thò đầu ra như e ngại những người lạ mặt sẽ xông vô nhà. Tôi hỏi đây có phải là nhà ông Nguyễn Kim Lăng không và được cô trả lời là ông Lăng chỉ ở đây để làm nghề sửa xe, còn nhà ông thì ở phía sau. Tôi vui mừng nói rằng muốn tìm gặp ông có công chuyện. Vừa lúc đó thì người mẹ của cô bé đi chợ về. Sau khi nghe con kể lại, bà ta quay sang hỏi chúng tôi muốn gặp ông ấy có chuyện gì. Ðược cho biết nguyên nhân của cuộc tìm kiếm, người đàn bà lộ vẻ vui mừng ra mặt. Bà nói bằng giọng tiếc rẻ:
- Trời đất ơi! Phải chi hai chị tới sớm một chút thì đỡ biết mấy! Ông ấy sửa xe ở trước cửa nhà tôi, mới dọn dẹp để ra chở rau cho bà vợ ngồi bán ở chợ.
- Ổng sắp về tới chưa hả chị?
- Chưa đâu! Ổng còn ngồi bán phụ với bả, chắc tới tối hù tối hì mới về tới nhà, vì còn phải phụ vợ dọn hàng về nữa chứ. Hai chị đợi không nổi đâu. Thôi ngày mai hai chị tới sớm hơn thì mới gặp. Ðể rồi tôi sẽ kể cho ông ấy mừng. Ðược đồng đội còn nhớ tới, chắc ông ấy cảm động lắm. Hoàn cảnh của vợ chồng thấy cũng tội nghiệp lắm nên tôi mới cho sửa xe trong sân nhà tôi đó. Những người Thương Phế Binh ngày xưa rất đáng cho mình giúp đỡ phải không các chị? Các chị về bên ấy làm ơn kêu gọi lòng từ tâm giúp đỡ những người như ông ấy với nhé.
Chúng tôi cảm thấy thất vọng, nhưng đành phải ra về vì không thể làm cách nào khác hơn!
Ngày hôm sau, chúng tôi lại đi sớm, mong làm xong việc để còn trở về Mỹ Tho. Ðồ đạc còn liệng bừa bãi ra nhà, mà sáng mai đã phải lên đường.
Lúc hai chị em tới thì ông Lăng không có mặt ở đó, người đàn bà mà tôi đã gặp hôm qua phải chạy ra sau nhà, là nơi ở của vợ chồng ông để báo tin. Ông Lăng khập khiễng đi ra, tay chống chiếc nạng. Vì đã được bà chủ nhà báo tin trước nên ông không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông lịch sự kéo ghế mời chúng tôi ngồi và hỏi han vài câu xã giao. Khi tôi nói mục đích chuyến viếng thăm, ông cúi đầu lắng nghe. Sau đó, ông cũng nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến hội Thương Phế Binh đã có lòng nghĩ tới ông. Khi nhận số tiền 50USD từ tay tôi, mặt ông lộ vẻ xúc động, và nơi khóe mắt của ông, hai hàng lệ rưng rưng. Tôi quên chưa kể với quý vị là ngoài cái chân mang thương tật, ông Nguyễn Kim Lăng còn bị hư mất một con mắt.
Khi chống nạng tiễn chúng tôi ra cổng, ông ngập ngừng hỏi:
- Không biết những người Mỹ họ lo cho chúng tôi đến đâu rồi hả chị?
Tôi quay mặt đi vì không nỡ nhìn thấy sự thất vọng của ông. Tôi đáp nho nhỏ mà cảm thấy chua xót trong lòng:
- Anh đừng hy vọng những chuyện đó làm gì. Chỉ là những đồng đội của các anh nghĩ về các anh thôi chứ không có người Mỹ nào đâu.
Trên đường về, tôi cứ miên man suy nghĩ về câu thắc mắc của ông Nguyễn Kim Lăng và câu trả lời của tôi và tự hỏi không biết mình có quá chủ quan khi nói như vậy hay không? Trong lòng tôi thầm cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với những người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong cuộc chiến đã qua, họ đã đóng góp một phần máu xương trên mảnh đất đau khổ, khốn cùng này,
Và tôi chợt nhớ đến ánh mắt! Ánh mắt buồn rầu có bừng lên một tia hy vọng! Ánh mắt của ông Bùi Phương! Làm cách nào tôi có thể truyền đạt ánh mắt đó tới các đồng đội của ông đây ? Hỡi Trời?!?.
Nguyễn Phạm Thỵ Hảo
(Na Uy)
Ghi chú: Ðịa chỉ
TPB Bùi Phương,
1051 Hiệp Nhất - Phường 4
Quận Tân Bình - Saigon
Số phone nhà cuả BP là 08-38424608
Email: buiphuong18@gmail.com
Nếu có thể được xin các bạn email để động viên tinh thần .
Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bão Lửa
Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bão Lửa.
Mùa hè Cali có những cơn mưa bất chợt. Riêng buổi chiều nay dù ngoài trời chói chang nắng hạ nhưng trong lòng tôi mơ hồ như đang ngập những cơn mưa. Trước mặt tôi hôm nay là những cánh đại bàng đã phải trải qua một cơn bão lửa. Cái hình ảnh bi tráng ấy thực sự đã gây trong tôi bao điều cảm xúc.
Tôi được một người đàn anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước, mời đến tham dự Buổi Họp Mặt Khóa Võ Bị Đà Lạt của anh. Buổi họp măt được đặt tên: Bảy Mươi Tuổi Đời Năm Mươi Tuổi Lính. Chỉ mới nghe qua cái tên thôi, cũng đủ cảm thấy ngậm ngùi. Bởi ở tuổi bảy mươi, liệu các anh còn được gặp lại nhau bao nhiêu lần nữa, để cùng nhắc nhớ một thời trẻ trung, trận mạc. Thời mà hầu hết các anh đã từng là những cánh chim đại bàng xoải cánh trên các trận chiến hào hùng, oanh liệt nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận một kết cuộc tức tưởi, oan khiên.
Cách đây vừa đúng năm mươi năm. Buổi sáng ngày 11.11.1960, hai trăm mười người trai trẻ, xếp bút nghiên chọn đời binh nghiệp, nhập học Khóa 17 VBQGVN. Vì nhu cầu chiến trường, họ đã ra trường sớm hơn dự định. Chỉ sau các niên trưởng Khóa 16 ba tháng. Ngày 30.3.1963, đúng một trăm tám mươi Tân Thiếu Úy tốt nghiệp, hành trang văn võ song toàn, như những cánh chim non rời tổ với đôi cánh sẵn sàng thử thách trước phong ba, theo những mũi tên từ chiếc cung của vị thủ khoa Vĩnh Nhi, bay đi khắp bốn phương trời lửa đạn.
Hôm nay, sau bao vinh nhục, thăng trầm, những chàng trai trẻ ấy giờ đã trên dưới bảy mươi. Từ khắp nơi qui tụ về đây với những mái đầu đã bạc. Nếu không phải vì cái tình đồng môn Võ Bị, có lẽ hầu hết đều đang sống lặng lẽ ở đâu đó, như những cánh đại bàng sau cơn bão lửa, xếp mảnh tàn y giữ lấy cho mình một chút hào khí ngày xưa, dư âm của một thời tung hoành ngang dọc, sống chết cùng đồng đội anh em, để tạm quên bớt phần nào đau đớn từ những vết thương không lành được trong lòng.
Gặp lại nhau, gọi tên nhau mừng rỡ. Ngỡ mình như những chàng sinh viên sĩ quan trai trẻ, ngày nào đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời. Nhưng rồi sau khi hướng về lá Quốc Kỳ cùng hát bài Quốc Ca năm xưa, tất cả đều thấy lòng chùng xuống. Bởi còn có một điều gì đó làm họ đau đớn hơn vết thương trong lòng họ: Quê Hương và Bạn Bè đã mất. Chương Trình được bắt đầu bằng Buổi Lể Tưởng Niệm Truyền Thống Võ Bị, tưởng nhớ và tạ tội cùng Núi Sông, đồng đội, đặc biệt những đồng môn Võ Bị đã hy sinh, mà họ đã chưa trả được món nợ máu xương này. Những mái đầu bạc lại cúi xuống ngậm ngùi, thổn thức theo từng lời bi hùng như phảng phất đâu đây bao oan hồn tử sĩ, của bài truy điệu mà tác giả là vị Chị Huy Trưởng lỗi lạc vang tiếng một thời:
"Lúc bấy giờ...
Nơi cánh đồng chiêm Bắc Việt
Bên con rạch nhỏ Cà Mau
Trong cánh rừng sâu Trung Việt
Phút chốc... Liệt vị... đã trở nên người thiên cổ
Ôi! sự nghiệp đan tâm đeo đuổi
Nay phải đành gián đoạn nửa chừng
................
Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến
Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y...
...................
Chí tuy còn mong hăm hở
Nhưng sức không kham nổi đoạn đường."
Trên bàn thờ, tám mươi hai ngọn nến được thắp lên, tượng trưng cho tám mươi hai vị đồng môn đã lần lượt hy sinh lẫm liệt ngoài chiến trường, hay bị giết dã man trong các trại tù Cộng Sản.
Con chim đầu tiên gãy cánh, Thiếu úy Phan Tất Trí, chỉ mới bảy ngày sau khi trình diện Sư Đoàn 2 BB, đã anh dũng hy sinh. Thiếu úy Đặng Ngọc Khiết, trưởng toán Biệt Kích Delta, nhảy xuống miền Bắc, sa vào tay giặc, bị xử tử tại chợ Ninh Bình năm 1964. Vị thủ khoa Vĩnh Nhi, với biết bao hào quang đón chờ trước mặt, cũng đã bỏ mình bên bờ sông Bảo Định, Mỹ Tho, vào buổi chiều mồng ba Tết Mậu Thân. Người mang cấp bậc cao nhất, Đại Tá Võ Toàn, vị Trung Đoàn Trưởng nổi danh của SĐ1BB, đã mất theo cùng vận nước vào ngày cuối cùng của Quân Đoàn I. Xác thân ông nằm lại ở một nơi nào đó trên quê nhà. Và người tử trận cuối cùng, vào giờ thứ 25 cuộc chiến: Trung Tá BĐQ Đoàn Đình Thiệu, hy sinh vào lúc 10 giờ sáng ngày 30.4.75 tại Mặt Trận Phú Lâm, khi quyết tử chiến cản đường địch quân tiến chiếm Sài Gòn.
Sau ngày cuộc chiến kết thúc trong tức tưởi, Trung Tá Võ Vàng, một cấp chỉ huy nổi danh ngay từ lúc còn là Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, bị bọn CS giết một cách man rợ và hèn mạt tại trại tù Kỳ Sơn, Quảng Nam. Trung Tá Huỳnh văn Lượm, vị Lữ Đoàn Phó của binh chủng TQLC hào hùng, cũng đã chết một cách đau lòng trong trại tù Z30A Xuân Lôc. Tôi cũng thấy đau nhói trong lòng khi được nghe các anh kể lại một đồng môn tài ba, sống anh hùng và chết hiên ngang: Trung tá Phan ngọc Lương, một tiểu đoàn trưởng nổi danh ở SD 1 BB bị trọng thương, cụt chân và phải giải ngũ năm 1972.
Sau đó anh làm quân ủy trung ương của đảng Đại Việt, được Tướng Ngô Quang Trưởng mời làm cố vấn chính trị cho Ông. Sau ngày miền Trung mất vào tay giặc, anh tổ chức và tham gia hoạt động quân sự chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Không may, anh cùng một số chiến hữu lãnh đạo sa lưới và bị tử hình vào ngày 9 tháng 9 năm 1979. Đúng vào một ngày gió mưa tầm tã. Cái chết oai hùng của anh gây rất nhiều xúc động cho nhân dân thành phố Huế.
Hôm nay, cũng có mặt bà quả phụ Võ Vàng và cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, đến họp mặt cùng với những đồng môn của phu quân, thân phụ, mang theo nỗi niềm cùng ánh mắt u uẩn của người thân đã mất. Tiếng chiêng trống cùng âm vang não nùng của bài truy điệu làm nhiều người rơi lệ, dẫu nước mắt của họ có lẽ đã khô cằn cạn kiệt. Trong hội trường, hầu hết những vị đã từng là Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh, Liên Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, Liên Đoàn Phó Biệt Cách Nhảy Dù, Phi Đoàn Trưởng Không Quân và một số vị Tiểu Đoàn Trưởng nổi danh trên trận mạc.
Tôi hình dung tới những cánh đại bàng từng một thời oai phong lẫm liệt trên khắp các chiến trường mịt mù lửa đạn. Sau ngày mất nước, hầu hết đều bị kẻ thù giam cầm hành hạ hơn 13, 14 năm trong các trại tù Nam-Bắc. Ngày trở về, cũng có bao gia đình chia lìa tan tác. Vậy mà trong gần hai ngày được ở bên cạnh họ, tôi không hề nghe một ai tự ngợi ca thành tích, chiến công, hay có một lời oán trách các vị chỉ huy, những Tướng Lãnh đã bỏ họ ra đi trong giờ phút tử sinh.
Đứng trước họ, tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi. Thoáng xấu hổ về những chiến công, tù tội, cùng sự mất mát đã từng kể lể với bạn bè. Tôi cũng đã từng bị thương tích trong chiến tranh, tù đày ở các trại tù Nam- Bắc. Cha tôi cũng đã bị chết trong một trại tù khi ở tuổi 70. Vợ con tôi cũng đã phải sống cảnh nheo nhóc khốn cùng sau ngày mất nước. Nhưng so với họ, các điều ấy trở nên quá đỗi bé nhỏ, tầm thường. Ngày xưa, tôi đã từng ngưỡng mộ họ, khi họ là những con đại bàng lẫm liệt tung cánh trên khắp miền trận mạc, thì hôm nay, tôi vô cùng cảm phục, dẫu cung kiếm không còn, họ chỉ là những con đại bàng thương tích, mỏi mòn với năm tháng tha hương. Nhưng ở đâu đó trong họ, tôi vẫn bắt gặp hào khí của người lính chiến, lòng vị tha và nhất là tư cách của một cấp chỉ huy.
Tôi lại nhớ tới cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi nghiệp cho điều mong ước và những dự tính của của Ông đã phải đứt đoạn nửa đường. Khi quyết định thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia, Ông luôn kỳ vọng vào những sĩ quan trẻ tuổi, xuất thân với đầy đủ khả năng văn võ để trở thành những vị Tướng Lãnh liêm khiết tài ba, lãnh đạo Quân Đội, Đất Nước sau này. Tiếc là vận nước điêu linh quá sớm. Chỉ cần vài ba năm nữa, trong số những người đứng trước mặt tôi hôm nay, sẽ có nhiều vị Tư Lệnh tài đức vẹn toàn, giữ vững được giang sơn.
Khóa 17 được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt tên Lê Lai. Có lẽ cái tên này đã quyện vào số mệnh của họ. Dù tài ba thao lược đến đâu, cuối cùng họ cũng chỉ là những Lê Lai, mà không bao giờ có thể trở thành Lê Lợi được.
Người đàn anh của tôi hôm nay, cũng từng là một vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi, thao lược can trường. Chiến thắng Kontum và giữ vững được Cao Nguyên trong Mùa Hè Đỏ Lửa , anh đã góp một phần không nhỏ. Ngày 13.03.75, khi cùng toán quân đầu tiên của Trung Đoàn từ Hàm Rồng, Pleiku đổ xuống Phước An, biết tình hình không thể nào cứu vãn được Ban Mê Thuột, nơi có vợ con mình ẩn trốn trong trại gia binh, anh vẫn hiên ngang đi đầu cùng những người lính khinh binh. Từng đoàn xe tăng T 54 và đại quân Cộng Sản theo QL 21 tràn xuống Khánh Dương, bao vây Bộ Chỉ Huy nhẹ của anh trên đỉnh đèo Chu Cúc, anh cùng vị Sĩ Quan Hành Quân thoát được vòng vây.
Nhưng đó cũng chính là lúc anh cảm thấy tuyệt vọng nhất trong suốt cả đoạn đời binh nghiệp. Bị tù đày hơn 13 năm. Sang Mỹ muộn màng theo diện HO, nhờ trình độ Anh Văn khá, anh kiếm được việc làm sớm đủ để lo lắng cho các con ăn học. Bây giờ anh sống lặng lẽ cùng với gia đình ở ngoại ô thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm và nghiên cứu về Thiền Học. Gặp lại anh em đồng đội cũ, anh luôn dang rộng hai tay như muốn ôm lấy hết cái tình huynh đệ, một thời cùng sống chết bên nhau. Và chỉ có những lúc ấy, chúng tôi mới nhìn thấy đôi mắt anh sáng lên cùng với nụ cười rạng rỡ.
Nếu trong sách sử, có những trang từng ca tụng những người lính chiến bại, thì hôm nay, tôi xin được viết thêm những dòng nhỏ nhoi này để xin ca ngợi các anh, những cánh đại bàng hào hùng sau một cơn bão lửa, vẫn luôn giữ được hào khí và cung cách của mình. Cho dù, đối với các anh, bất cứ một lời ca tụng nào cũng đã trở thành phù phiếm, thừa thải tự lâu rồi.
Đất nước đang ngày một tan tác điêu linh trong tay của đám người bất lương chiến thắng. Nhất định có lúc, dân tộc sẽ viết lại những bản hùng ca dành cho những người bại trận oan khiên tức tưởi năm xưa.
Phạm Tín An Ninh.
Mùa hè Cali có những cơn mưa bất chợt. Riêng buổi chiều nay dù ngoài trời chói chang nắng hạ nhưng trong lòng tôi mơ hồ như đang ngập những cơn mưa. Trước mặt tôi hôm nay là những cánh đại bàng đã phải trải qua một cơn bão lửa. Cái hình ảnh bi tráng ấy thực sự đã gây trong tôi bao điều cảm xúc.
Tôi được một người đàn anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước, mời đến tham dự Buổi Họp Mặt Khóa Võ Bị Đà Lạt của anh. Buổi họp măt được đặt tên: Bảy Mươi Tuổi Đời Năm Mươi Tuổi Lính. Chỉ mới nghe qua cái tên thôi, cũng đủ cảm thấy ngậm ngùi. Bởi ở tuổi bảy mươi, liệu các anh còn được gặp lại nhau bao nhiêu lần nữa, để cùng nhắc nhớ một thời trẻ trung, trận mạc. Thời mà hầu hết các anh đã từng là những cánh chim đại bàng xoải cánh trên các trận chiến hào hùng, oanh liệt nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận một kết cuộc tức tưởi, oan khiên.
Cách đây vừa đúng năm mươi năm. Buổi sáng ngày 11.11.1960, hai trăm mười người trai trẻ, xếp bút nghiên chọn đời binh nghiệp, nhập học Khóa 17 VBQGVN. Vì nhu cầu chiến trường, họ đã ra trường sớm hơn dự định. Chỉ sau các niên trưởng Khóa 16 ba tháng. Ngày 30.3.1963, đúng một trăm tám mươi Tân Thiếu Úy tốt nghiệp, hành trang văn võ song toàn, như những cánh chim non rời tổ với đôi cánh sẵn sàng thử thách trước phong ba, theo những mũi tên từ chiếc cung của vị thủ khoa Vĩnh Nhi, bay đi khắp bốn phương trời lửa đạn.
Hôm nay, sau bao vinh nhục, thăng trầm, những chàng trai trẻ ấy giờ đã trên dưới bảy mươi. Từ khắp nơi qui tụ về đây với những mái đầu đã bạc. Nếu không phải vì cái tình đồng môn Võ Bị, có lẽ hầu hết đều đang sống lặng lẽ ở đâu đó, như những cánh đại bàng sau cơn bão lửa, xếp mảnh tàn y giữ lấy cho mình một chút hào khí ngày xưa, dư âm của một thời tung hoành ngang dọc, sống chết cùng đồng đội anh em, để tạm quên bớt phần nào đau đớn từ những vết thương không lành được trong lòng.
Gặp lại nhau, gọi tên nhau mừng rỡ. Ngỡ mình như những chàng sinh viên sĩ quan trai trẻ, ngày nào đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời. Nhưng rồi sau khi hướng về lá Quốc Kỳ cùng hát bài Quốc Ca năm xưa, tất cả đều thấy lòng chùng xuống. Bởi còn có một điều gì đó làm họ đau đớn hơn vết thương trong lòng họ: Quê Hương và Bạn Bè đã mất. Chương Trình được bắt đầu bằng Buổi Lể Tưởng Niệm Truyền Thống Võ Bị, tưởng nhớ và tạ tội cùng Núi Sông, đồng đội, đặc biệt những đồng môn Võ Bị đã hy sinh, mà họ đã chưa trả được món nợ máu xương này. Những mái đầu bạc lại cúi xuống ngậm ngùi, thổn thức theo từng lời bi hùng như phảng phất đâu đây bao oan hồn tử sĩ, của bài truy điệu mà tác giả là vị Chị Huy Trưởng lỗi lạc vang tiếng một thời:
"Lúc bấy giờ...
Nơi cánh đồng chiêm Bắc Việt
Bên con rạch nhỏ Cà Mau
Trong cánh rừng sâu Trung Việt
Phút chốc... Liệt vị... đã trở nên người thiên cổ
Ôi! sự nghiệp đan tâm đeo đuổi
Nay phải đành gián đoạn nửa chừng
................
Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến
Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y...
...................
Chí tuy còn mong hăm hở
Nhưng sức không kham nổi đoạn đường."
Trên bàn thờ, tám mươi hai ngọn nến được thắp lên, tượng trưng cho tám mươi hai vị đồng môn đã lần lượt hy sinh lẫm liệt ngoài chiến trường, hay bị giết dã man trong các trại tù Cộng Sản.
Con chim đầu tiên gãy cánh, Thiếu úy Phan Tất Trí, chỉ mới bảy ngày sau khi trình diện Sư Đoàn 2 BB, đã anh dũng hy sinh. Thiếu úy Đặng Ngọc Khiết, trưởng toán Biệt Kích Delta, nhảy xuống miền Bắc, sa vào tay giặc, bị xử tử tại chợ Ninh Bình năm 1964. Vị thủ khoa Vĩnh Nhi, với biết bao hào quang đón chờ trước mặt, cũng đã bỏ mình bên bờ sông Bảo Định, Mỹ Tho, vào buổi chiều mồng ba Tết Mậu Thân. Người mang cấp bậc cao nhất, Đại Tá Võ Toàn, vị Trung Đoàn Trưởng nổi danh của SĐ1BB, đã mất theo cùng vận nước vào ngày cuối cùng của Quân Đoàn I. Xác thân ông nằm lại ở một nơi nào đó trên quê nhà. Và người tử trận cuối cùng, vào giờ thứ 25 cuộc chiến: Trung Tá BĐQ Đoàn Đình Thiệu, hy sinh vào lúc 10 giờ sáng ngày 30.4.75 tại Mặt Trận Phú Lâm, khi quyết tử chiến cản đường địch quân tiến chiếm Sài Gòn.
Sau ngày cuộc chiến kết thúc trong tức tưởi, Trung Tá Võ Vàng, một cấp chỉ huy nổi danh ngay từ lúc còn là Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, bị bọn CS giết một cách man rợ và hèn mạt tại trại tù Kỳ Sơn, Quảng Nam. Trung Tá Huỳnh văn Lượm, vị Lữ Đoàn Phó của binh chủng TQLC hào hùng, cũng đã chết một cách đau lòng trong trại tù Z30A Xuân Lôc. Tôi cũng thấy đau nhói trong lòng khi được nghe các anh kể lại một đồng môn tài ba, sống anh hùng và chết hiên ngang: Trung tá Phan ngọc Lương, một tiểu đoàn trưởng nổi danh ở SD 1 BB bị trọng thương, cụt chân và phải giải ngũ năm 1972.
Sau đó anh làm quân ủy trung ương của đảng Đại Việt, được Tướng Ngô Quang Trưởng mời làm cố vấn chính trị cho Ông. Sau ngày miền Trung mất vào tay giặc, anh tổ chức và tham gia hoạt động quân sự chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Không may, anh cùng một số chiến hữu lãnh đạo sa lưới và bị tử hình vào ngày 9 tháng 9 năm 1979. Đúng vào một ngày gió mưa tầm tã. Cái chết oai hùng của anh gây rất nhiều xúc động cho nhân dân thành phố Huế.
Hôm nay, cũng có mặt bà quả phụ Võ Vàng và cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, đến họp mặt cùng với những đồng môn của phu quân, thân phụ, mang theo nỗi niềm cùng ánh mắt u uẩn của người thân đã mất. Tiếng chiêng trống cùng âm vang não nùng của bài truy điệu làm nhiều người rơi lệ, dẫu nước mắt của họ có lẽ đã khô cằn cạn kiệt. Trong hội trường, hầu hết những vị đã từng là Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh, Liên Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, Liên Đoàn Phó Biệt Cách Nhảy Dù, Phi Đoàn Trưởng Không Quân và một số vị Tiểu Đoàn Trưởng nổi danh trên trận mạc.
Tôi hình dung tới những cánh đại bàng từng một thời oai phong lẫm liệt trên khắp các chiến trường mịt mù lửa đạn. Sau ngày mất nước, hầu hết đều bị kẻ thù giam cầm hành hạ hơn 13, 14 năm trong các trại tù Nam-Bắc. Ngày trở về, cũng có bao gia đình chia lìa tan tác. Vậy mà trong gần hai ngày được ở bên cạnh họ, tôi không hề nghe một ai tự ngợi ca thành tích, chiến công, hay có một lời oán trách các vị chỉ huy, những Tướng Lãnh đã bỏ họ ra đi trong giờ phút tử sinh.
Đứng trước họ, tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi. Thoáng xấu hổ về những chiến công, tù tội, cùng sự mất mát đã từng kể lể với bạn bè. Tôi cũng đã từng bị thương tích trong chiến tranh, tù đày ở các trại tù Nam- Bắc. Cha tôi cũng đã bị chết trong một trại tù khi ở tuổi 70. Vợ con tôi cũng đã phải sống cảnh nheo nhóc khốn cùng sau ngày mất nước. Nhưng so với họ, các điều ấy trở nên quá đỗi bé nhỏ, tầm thường. Ngày xưa, tôi đã từng ngưỡng mộ họ, khi họ là những con đại bàng lẫm liệt tung cánh trên khắp miền trận mạc, thì hôm nay, tôi vô cùng cảm phục, dẫu cung kiếm không còn, họ chỉ là những con đại bàng thương tích, mỏi mòn với năm tháng tha hương. Nhưng ở đâu đó trong họ, tôi vẫn bắt gặp hào khí của người lính chiến, lòng vị tha và nhất là tư cách của một cấp chỉ huy.
Tôi lại nhớ tới cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi nghiệp cho điều mong ước và những dự tính của của Ông đã phải đứt đoạn nửa đường. Khi quyết định thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia, Ông luôn kỳ vọng vào những sĩ quan trẻ tuổi, xuất thân với đầy đủ khả năng văn võ để trở thành những vị Tướng Lãnh liêm khiết tài ba, lãnh đạo Quân Đội, Đất Nước sau này. Tiếc là vận nước điêu linh quá sớm. Chỉ cần vài ba năm nữa, trong số những người đứng trước mặt tôi hôm nay, sẽ có nhiều vị Tư Lệnh tài đức vẹn toàn, giữ vững được giang sơn.
Khóa 17 được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt tên Lê Lai. Có lẽ cái tên này đã quyện vào số mệnh của họ. Dù tài ba thao lược đến đâu, cuối cùng họ cũng chỉ là những Lê Lai, mà không bao giờ có thể trở thành Lê Lợi được.
Người đàn anh của tôi hôm nay, cũng từng là một vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi, thao lược can trường. Chiến thắng Kontum và giữ vững được Cao Nguyên trong Mùa Hè Đỏ Lửa , anh đã góp một phần không nhỏ. Ngày 13.03.75, khi cùng toán quân đầu tiên của Trung Đoàn từ Hàm Rồng, Pleiku đổ xuống Phước An, biết tình hình không thể nào cứu vãn được Ban Mê Thuột, nơi có vợ con mình ẩn trốn trong trại gia binh, anh vẫn hiên ngang đi đầu cùng những người lính khinh binh. Từng đoàn xe tăng T 54 và đại quân Cộng Sản theo QL 21 tràn xuống Khánh Dương, bao vây Bộ Chỉ Huy nhẹ của anh trên đỉnh đèo Chu Cúc, anh cùng vị Sĩ Quan Hành Quân thoát được vòng vây.
Nhưng đó cũng chính là lúc anh cảm thấy tuyệt vọng nhất trong suốt cả đoạn đời binh nghiệp. Bị tù đày hơn 13 năm. Sang Mỹ muộn màng theo diện HO, nhờ trình độ Anh Văn khá, anh kiếm được việc làm sớm đủ để lo lắng cho các con ăn học. Bây giờ anh sống lặng lẽ cùng với gia đình ở ngoại ô thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm và nghiên cứu về Thiền Học. Gặp lại anh em đồng đội cũ, anh luôn dang rộng hai tay như muốn ôm lấy hết cái tình huynh đệ, một thời cùng sống chết bên nhau. Và chỉ có những lúc ấy, chúng tôi mới nhìn thấy đôi mắt anh sáng lên cùng với nụ cười rạng rỡ.
Nếu trong sách sử, có những trang từng ca tụng những người lính chiến bại, thì hôm nay, tôi xin được viết thêm những dòng nhỏ nhoi này để xin ca ngợi các anh, những cánh đại bàng hào hùng sau một cơn bão lửa, vẫn luôn giữ được hào khí và cung cách của mình. Cho dù, đối với các anh, bất cứ một lời ca tụng nào cũng đã trở thành phù phiếm, thừa thải tự lâu rồi.
Đất nước đang ngày một tan tác điêu linh trong tay của đám người bất lương chiến thắng. Nhất định có lúc, dân tộc sẽ viết lại những bản hùng ca dành cho những người bại trận oan khiên tức tưởi năm xưa.
Phạm Tín An Ninh.
Sự Thật Sau Cái Chết Của Ông Ngô Đình Cẩn
Sự Thật Sau Cái Chết Của Ông Ngô Đình Cẩn.
Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì ông Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ "quốc phục" Việt Nam. Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế.
Ngày hôm sau, đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã được chuyển đến tướng Dương Văn Minh là Quốc trưởng. Rồi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá cho tử tội Ngô Đình Cẩn với lý do là Cẩn đang bị bệnh rất nặng, ngày sống chỉ đếm được trên đầu ngón tay cho nên không cần thiết phải hành quyết Cẩn. Nhưng tất cả đều bị Dương Văn Minh bác thẳng thừng. Tòa án báo cho thân nhân của gia đình Ngô Đình Cẩn là bà Ngô Đình Thị Hiệp, bà Ngô Đình Thị Hoàng (thường gọi là bà cả Lễ...) là đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã bị Quốc trưởng bác bỏ. Ngô Đình Cẩn sẽ bị hành quyết vào lúc 17h ngày 9/5/1964 tại Khám Chí Hòa.
Trước làn sóng phản đối việc kết án tử hình Ngô Đình Cẩn ngày càng lan rộng trong giáo dân, chính quyền Dương Văn Minh - Nguyễn Khánh quyết thi hành án sớm.
Tại Sài Gòn, ngày giờ xử bắn Ngô Đình Cẩn được giữ rất kín. Có hai người được biết trước là luật sư Võ Văn Quan và linh mục Jean Baptiste Lê Văn Thí.
Ngày 8/5, linh mục Thí được vào gặp Ngô Đình Cẩn để làm lễ rước mình Thánh Chúa an ủi người sắp chết. Khi ông Thí vừa vào, chào hỏi xong thì Ngô Đình Cẩn đã hỏi ngay: "Ngày mai, họ đem con đi bắn phải không cha?". Linh mục Thí im lặng và khẽ gật đầu rồi hỏi lại: "Cậu có sợ không?". Ngô Đình Cẩn gượng cười, trả lời khá bình thản: "Con không sợ chút mô hết cha à!".
Linh mục Thí hỏi tiếp: "Cậu có tha thứ cho những người đã làm khổ cậu và gia đình cậu không?". Ngô Đình Cẩn nói lớn, và rành rẽ: "Con tha thứ". Rồi Cẩn nói tiếp: "Con cũng mang tên Thánh là Jean Baptiste và cha cũng mang tên Thánh Jean Baptiste. Xin cha nhớ cầu nguyện cho con sớm lên Thiên đàng chầu Chúa và xin mọi người có đạo chứng kiến con chịu chết, xin đọc cho con một kinh lạy cha "Xin cho chúng tôi hàng ngày đủ dùng và tha tội cho chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi".
(Ngô Đình Cẩn là con út trong nhà nên hay được gọi là cậu Cẩn. Sau này khi TT Ngô Đình Diệm giành được quyền lực thì Ngô Đình Cẩn cũng được coi là nhân vật cực kỳ thế lực ở khu vực miền Trung, cho nên ai đến với Cẩn cũng không dám gọi tên mà chỉ gọi là ông Cậu).
Hôm sau, 10h trưa ngày 9/5, luật sư Võ Văn Quan vào thăm Ngô Đình Cẩn lần cuối cùng. Sau này, ông Quan kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: "Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết".
Khi gặp luật sư Quan, ông Cẩn cũng vẫn tỏ thái độ bình thản. Ông Quan cũng không hề biết là chính Ngô Đình Cẩn cũng đã biết rõ ngày giờ thi hành án. Lúc đầu, hai bên chỉ nói chuyện có tính chất xã giao nhưng rồi đột nhiên ông Cẩn tâm sự về thân thế của ông và tiết lộ một số câu chuyện bí mật. Lời nói của ông như là một sự trăng trối khiến luật sư Quan giật mình và thầm nghĩ: "Có lẽ ông Cẩn biết rồi".
Rồi Ngô Đình Cẩn chuyển sang giãi bày những thủ đoạn chính trị của mình với giọng hùng hồn, hoạt bát, mạch lạc. Ngô Đình Cẩn cũng nhắc lại những cuộc tàn sát đẫm máu đối với những người Cộng sản khi Ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, và khẳng định làm chính trị thì phải chấp nhận thế thôi. Khi nói đến việc đàn áp những người Cộng sản, Ngô Đình Cẩn ngẩng cao đầu, mắt sáng long lanh, mặt đỏ bừng và nói như đếm từng tiếng.
Nhìn đồng hồ đã thấy gần 12h trưa, Ngô Đình Cẩn bảo: "Luật sư đưa cho tôi cái danh thiếp của ông". Ông Quan ngạc nhiên không hiểu lúc này Ngô Đình Cẩn còn muốn có danh thiếp của mình để làm gì. Nhưng chiều ý, ông vẫn lấy danh thiếp đưa cho Ngô Đình Cẩn.
Ông Cẩn lấy bút viết vào phía sau danh thiếp: "Xin hết lòng đa tạ" và viết tên Ngô Đình Cẩn. Đưa lại danh thiếp cho luật sư, Ngô Đình Cẩn dịu giọng nói: "Tôi xin gửi lại chút này để cám ơn luật sư đã hết lòng biện hộ cho tôi". Luật sư Quan bối rối: "Thật sự tôi có giúp được gì cho ông đâu, họ vẫn xử tối đa". Ông Cẩn khẽ lắc đầu, gượng cười: "Vấn đề không phải ở đó. Viết mấy chữ này, tôi muốn tỏ lòng tri ân đối với người luật sư không từng quen biết, nhưng đã tận tình và can đảm nói lên giữa phiên tòa những gì tôi muốn nói".
Rồi Ngô Đình Cẩn lại bình tĩnh trò chuyện, lấy giấy cuốn thuốc lá theo kiểu sâu kèn, phì phèo hút, rồi lại têm trầu nhàn nhã nhai bỏm bẻm. Ông Quan đứng dậy cáo từ cố giữ nét mặt bình thường. Ngô Đình Cẩn bắt tay luật sư Quan rất chặt và rất lâu, đồng thời luồn bàn tay trái xuống gầm bàn, nhìn xuống đó ra hiệu. Ông Quan thấy bàn tay trái của Ngô Đình Cẩn xòe ra 5 ngón như thể báo hiệu rằng chiều nay vào lúc 5h ông sẽ bị hành quyết.
Sau này, mỗi khi nhớ lại vụ hành quyết Ngô Đình Cẩn, luật sư Quan vẫn tỏ thái độ kính trọng, khâm phục một con người biết cái chết đang đến với mình từng giờ, từng phút mà vẫn ngồi nói chuyện bình tĩnh hàng tiếng đồng hồ.
Cũng phải nói thêm rằng, sau ngày Ngô Đình Cẩn bị hành quyết đã có nhiều tin đồn rằng Ngô Đình Cẩn khi chết đi để lại rất nhiều của cải cho nhiều người thừa hưởng. Ngay chuyện Ngô Đình Cẩn bảo đại úy Nguyễn Văn Minh giao số vàng, đôla, kim loại quý cho tướng Đỗ Cao Trí giữ là "2 bao"... nhưng thực chất đó cũng chỉ là những lời đồn thổi vì chính đại úy Minh cũng không biết có bao nhiêu vàng và tướng Trí khi nhận túi vàng, valy tiền cũng không kiểm đếm.
Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà báo về sau thì số bất động sản do Ngô Đình Cẩn giao cho người khác đứng tên không phải là ít. Năm 1989, tướng ngụy quyền Trần Văn Đôn có viết cuốn hồi ký "Việt Nam nhân chứng", và khi nói về cái chết của Ngô Đình Cẩn, ông ta viết như sau: "Vài tháng sau ngày chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có phái đại tá Lâm Văn Phát thông qua bà Trần Trung Dung và nhờ chuyển lời nói với ông Cẩn rằng, hãy chuyển số tiền 6 triệu USD mà ông Cẩn có trong một ngân hàng Thụy Sĩ cho tướng Nguyễn Khánh. Đổi lại tướng Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ đưa ông Cẩn đi Singapore. Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng ghi âm khi bà ấy vào khám hỏi ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, Ngô Đình Cẩn không chịu giao số tiền đó cho ông Khánh, rồi hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao cho. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy ngày sau, nhân dịp một vị linh mục vào làm lễ cho ông Cẩn, ông đã ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Giấy ủy quyền được để trong một cuốn kinh Thánh...".
Như vậy, xem ra sự kiện Ngô Đình Cẩn có mấy triệu đôla là có thể tin được. Nhưng thực sự chuyện Ngô Đình Cẩn chuyển 6 triệu đôla cho nhà thờ cũng có thể rất khó xảy ra, bởi lẽ với một số tiền lớn như vậy không thể cầm tờ giấy ủy quyền có mấy chữ rồi ký tên cho người khác đi lĩnh, đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngay linh mục Lê Văn Thí cũng khẳng định là chẳng làm gì có số tiền đó.
Sáng 9/5, các nhà báo sau khi dự buổi hành quyết Phan Quang Đông tại Huế thì vội vàng ra máy bay về Sài Gòn. Buổi tử hình Phan Quang Đông diễn ra rất ghê rợn. Vợ Phan Quang Đông đang bụng mang dạ chửa sắp đến tháng đẻ, đã ngất lịm ngay tại pháp trường khi chứng kiến cảnh chồng bị trói vào cọc...
Sau khi làm các thủ tục về giấy tờ, Các nhà báo có mặt ở Bộ Thông tin từ lúc 14h. Và được đưa tất cả lên chiếc xe 18 chỗ đi vào Khám Chí Hòa. Tới cổng khám, ở trạm gác thứ nhất, nhân viên yêu cầu khám xét hành lý và thu giữ lại tất cả máy ảnh. Chụp ảnh buổi hành quyết chỉ có 3 người của Bộ Thông tin và nhân viên của an ninh quân đội. Sau đó các nhà báo được dẫn ra một sân rộng đầy cỏ cây hoang dại và có chôn sẵn một chiếc cột gỗ và trường bắn nằm gần một ngôi chùa nhỏ.
5h chiều, các thủ tục cho buổi hành quyết Ngô Đình Cẩn được bắt đầu tại phòng làm việc của trung tá Phạm Văn Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa. Những người có mặt tại đây là đại tá Trang Văn Chính, Giám đốc cảnh sát đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn; thiếu tá Nguyễn Văn Đức, Chưởng lý Tòa án quân sự; bà cả Lễ là chị ruột Ngô Đình Cẩn; luật sư Võ Văn Quan và một số người khác nữa. Đoàn người đến thẳng phòng giam của Ngô Đình Cẩn và lặng lẽ bước vào.
Nghe tiếng giày, Ngô Đình Cẩn đang nằm trên giường hé mắt nhìn rồi khép lại, miệng lầm rầm cầu nguyện cùng với một vị linh mục đứng cạnh giường đọc kinh. Bóng đèn điện từ trên trần nhà tỏa sáng một màu ánh sáng vàng vọt, thê lương. Thiếu tá Đức đến bên giường, đọc bản bác đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn. Khi Nguyễn Văn Đức đọc xong, luật sư Quan đến bên ông Cẩn nắm lấy hai bàn tay. Tay Ngô Đình Cẩn nóng hổi, mặt ửng hồng và rõ ràng đang sốt rất cao.
Luật sư Quan cố gượng nói: "Thôi ông cố vấn đừng quá đau buồn. Trên cõi đời này dù sớm hay muộn rồi ai cũng phải ra đi”. Ngô Đình Cẩn điềm tĩnh: "Luật sư đừng có buồn cho tôi. Tôi đi theo mấy ông anh của tôi. Tôi trở về với Chúa. Tôi không sợ chết đâu. Nhưng tôi lo cho luật sư, lúc cãi cho tôi, luật sư có đụng chạm tới họ. Không biết luật sư ở lại có bị họ làm khó dễ hay không". Luật sư Quan ứa nước mắt: "Không sao đâu, ông cố vấn đừng lo cho tôi. Xin cầu chúc ông cố vấn được vào nước Chúa".
Thủ tục tiếp theo là vị linh mục làm lễ và cầu nguyện cùng ông Cẩn. Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ "quốc phục" Việt Nam (ngày ấy chính quyền Ngô Đình Diệm quy định "quốc phục" của Việt Nam Cộng hòa là quần trắng, áo dài đen, đội khăn xếp). Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế. Rồi cho ông cũng nói với mọi người là ông tha thứ những người đã giết ông.
Yêu cầu của Ngô Đình Cẩn được đáp ứng, những viên cai ngục giúp ông thay quần áo. Rồi thiếu tá Nguyễn Văn Đức ra lệnh cho 2 nhân viên xốc nách dìu ông Cẩn ra khỏi phòng giam và xuống cầu thang. Vì Ngô Đình Cẩn không thể đi được, nên người ta phải đặt ông lên một chiếc băng ca và đẩy đi suốt hành lang này qua hành lang khác. Ra khỏi khu "lò bát quái", Ngô Đình Cẩn được chuyển sang một băng ca khác do 4 người cai ngục khiêng, chiếc băng ca được khiêng ra giữa sân có cắm một chiếc cọc thì cả đoàn người dừng lại...
Thiếu tá Đức ra lệnh cho đám cai tù xốc nách đỡ Ngô Đình Cẩn dậy, dìu ra cột. Khi Cẩn được dìu tới cột gỗ thì một người lính trong đội hành quyết nói nhỏ với Cẩn là xin phép được trói hai tay ra đằng sau, hai tay được đặt lên một thanh ngang giống như cây thánh giá mục đích là để người bị tử hình không tụt được xuống. Một người lính cai ngục lấy chiếc khăn đen bịt mắt tử tội thì Ngô Đình Cẩn lắc đầu liên tục và nói: "Tôi không chịu bịt mắt. Tôi không sợ chết". Nhưng người ta vẫn buộc khăn vào một cách vụng về, vì vậy không chỉ bịt mắt mà bịt gần hết khuôn mặt ông Cẩn.
Đội hành quyết có 10 người và đội mũ lính quân cảnh có in 2 chữ MP, chia làm 2 hàng. Hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Trong 10 người thì có 1 người được sử dụng khẩu súng mà trong đó lắp 1 viên đạn mã tử (không có đầu đạn mà chỉ bịt giấy). Đúng 18h20, phút hành quyết đã tới, Nguyễn Văn Đức giơ tay ra lệnh thi hành. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết hô lớn: “Bắn!". Một loạt súng nổ, Ngô Đình Cẩn giũ người xuống ngay lập tức. Máu từ trên ngực chảy loang xuống chiếc quần trắng. Ngay sau đó viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu súng colt 12 ly vào tai Ngô Đình Cẩn và bắn phát ân huệ. Bác sĩ pháp y chạy ra dùng ống nghe gí vào ngực Ngô Đình Cẩn nghe ngóng, vạch mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu ra ý là Ngô Đình Cẩn đã chết.
Trung tá Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa ra lệnh cho mấy viên cai ngục cởi trói hạ xác Ngô Đình Cẩn đặt vào băng ca rồi khiêng vào Khám Chí Hòa để khâm liệm và cho thân nhân nhận xác mang về chôn cất. Xác Ngô Đình Cẩn được đưa về an táng tại nghĩa trang chùa Phổ Quang, tức nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế gần sân bay Tân Sân Nhất.
Sở sĩ gia đình an táng Ngô Đình Cẩn tại đây là vì Thượng tọa Thích Chí Dũng là người thân quen với gia đình họ Ngô. Sau năm 1975, khi quy hoạch lại nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế ở chùa Phổ Quang được di dời về Lái Thiêu. Mộ Ngô Đình Cẩn cũng được đưa về đó nằm cạnh mộ của thân mẫu và 2 người anh là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
Như Phong.
Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì ông Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ "quốc phục" Việt Nam. Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế.
Ngày hôm sau, đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã được chuyển đến tướng Dương Văn Minh là Quốc trưởng. Rồi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá cho tử tội Ngô Đình Cẩn với lý do là Cẩn đang bị bệnh rất nặng, ngày sống chỉ đếm được trên đầu ngón tay cho nên không cần thiết phải hành quyết Cẩn. Nhưng tất cả đều bị Dương Văn Minh bác thẳng thừng. Tòa án báo cho thân nhân của gia đình Ngô Đình Cẩn là bà Ngô Đình Thị Hiệp, bà Ngô Đình Thị Hoàng (thường gọi là bà cả Lễ...) là đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã bị Quốc trưởng bác bỏ. Ngô Đình Cẩn sẽ bị hành quyết vào lúc 17h ngày 9/5/1964 tại Khám Chí Hòa.
Trước làn sóng phản đối việc kết án tử hình Ngô Đình Cẩn ngày càng lan rộng trong giáo dân, chính quyền Dương Văn Minh - Nguyễn Khánh quyết thi hành án sớm.
Tại Sài Gòn, ngày giờ xử bắn Ngô Đình Cẩn được giữ rất kín. Có hai người được biết trước là luật sư Võ Văn Quan và linh mục Jean Baptiste Lê Văn Thí.
Ngày 8/5, linh mục Thí được vào gặp Ngô Đình Cẩn để làm lễ rước mình Thánh Chúa an ủi người sắp chết. Khi ông Thí vừa vào, chào hỏi xong thì Ngô Đình Cẩn đã hỏi ngay: "Ngày mai, họ đem con đi bắn phải không cha?". Linh mục Thí im lặng và khẽ gật đầu rồi hỏi lại: "Cậu có sợ không?". Ngô Đình Cẩn gượng cười, trả lời khá bình thản: "Con không sợ chút mô hết cha à!".
Linh mục Thí hỏi tiếp: "Cậu có tha thứ cho những người đã làm khổ cậu và gia đình cậu không?". Ngô Đình Cẩn nói lớn, và rành rẽ: "Con tha thứ". Rồi Cẩn nói tiếp: "Con cũng mang tên Thánh là Jean Baptiste và cha cũng mang tên Thánh Jean Baptiste. Xin cha nhớ cầu nguyện cho con sớm lên Thiên đàng chầu Chúa và xin mọi người có đạo chứng kiến con chịu chết, xin đọc cho con một kinh lạy cha "Xin cho chúng tôi hàng ngày đủ dùng và tha tội cho chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi".
(Ngô Đình Cẩn là con út trong nhà nên hay được gọi là cậu Cẩn. Sau này khi TT Ngô Đình Diệm giành được quyền lực thì Ngô Đình Cẩn cũng được coi là nhân vật cực kỳ thế lực ở khu vực miền Trung, cho nên ai đến với Cẩn cũng không dám gọi tên mà chỉ gọi là ông Cậu).
Hôm sau, 10h trưa ngày 9/5, luật sư Võ Văn Quan vào thăm Ngô Đình Cẩn lần cuối cùng. Sau này, ông Quan kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: "Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết".
Khi gặp luật sư Quan, ông Cẩn cũng vẫn tỏ thái độ bình thản. Ông Quan cũng không hề biết là chính Ngô Đình Cẩn cũng đã biết rõ ngày giờ thi hành án. Lúc đầu, hai bên chỉ nói chuyện có tính chất xã giao nhưng rồi đột nhiên ông Cẩn tâm sự về thân thế của ông và tiết lộ một số câu chuyện bí mật. Lời nói của ông như là một sự trăng trối khiến luật sư Quan giật mình và thầm nghĩ: "Có lẽ ông Cẩn biết rồi".
Rồi Ngô Đình Cẩn chuyển sang giãi bày những thủ đoạn chính trị của mình với giọng hùng hồn, hoạt bát, mạch lạc. Ngô Đình Cẩn cũng nhắc lại những cuộc tàn sát đẫm máu đối với những người Cộng sản khi Ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, và khẳng định làm chính trị thì phải chấp nhận thế thôi. Khi nói đến việc đàn áp những người Cộng sản, Ngô Đình Cẩn ngẩng cao đầu, mắt sáng long lanh, mặt đỏ bừng và nói như đếm từng tiếng.
Nhìn đồng hồ đã thấy gần 12h trưa, Ngô Đình Cẩn bảo: "Luật sư đưa cho tôi cái danh thiếp của ông". Ông Quan ngạc nhiên không hiểu lúc này Ngô Đình Cẩn còn muốn có danh thiếp của mình để làm gì. Nhưng chiều ý, ông vẫn lấy danh thiếp đưa cho Ngô Đình Cẩn.
Ông Cẩn lấy bút viết vào phía sau danh thiếp: "Xin hết lòng đa tạ" và viết tên Ngô Đình Cẩn. Đưa lại danh thiếp cho luật sư, Ngô Đình Cẩn dịu giọng nói: "Tôi xin gửi lại chút này để cám ơn luật sư đã hết lòng biện hộ cho tôi". Luật sư Quan bối rối: "Thật sự tôi có giúp được gì cho ông đâu, họ vẫn xử tối đa". Ông Cẩn khẽ lắc đầu, gượng cười: "Vấn đề không phải ở đó. Viết mấy chữ này, tôi muốn tỏ lòng tri ân đối với người luật sư không từng quen biết, nhưng đã tận tình và can đảm nói lên giữa phiên tòa những gì tôi muốn nói".
Rồi Ngô Đình Cẩn lại bình tĩnh trò chuyện, lấy giấy cuốn thuốc lá theo kiểu sâu kèn, phì phèo hút, rồi lại têm trầu nhàn nhã nhai bỏm bẻm. Ông Quan đứng dậy cáo từ cố giữ nét mặt bình thường. Ngô Đình Cẩn bắt tay luật sư Quan rất chặt và rất lâu, đồng thời luồn bàn tay trái xuống gầm bàn, nhìn xuống đó ra hiệu. Ông Quan thấy bàn tay trái của Ngô Đình Cẩn xòe ra 5 ngón như thể báo hiệu rằng chiều nay vào lúc 5h ông sẽ bị hành quyết.
Sau này, mỗi khi nhớ lại vụ hành quyết Ngô Đình Cẩn, luật sư Quan vẫn tỏ thái độ kính trọng, khâm phục một con người biết cái chết đang đến với mình từng giờ, từng phút mà vẫn ngồi nói chuyện bình tĩnh hàng tiếng đồng hồ.
Cũng phải nói thêm rằng, sau ngày Ngô Đình Cẩn bị hành quyết đã có nhiều tin đồn rằng Ngô Đình Cẩn khi chết đi để lại rất nhiều của cải cho nhiều người thừa hưởng. Ngay chuyện Ngô Đình Cẩn bảo đại úy Nguyễn Văn Minh giao số vàng, đôla, kim loại quý cho tướng Đỗ Cao Trí giữ là "2 bao"... nhưng thực chất đó cũng chỉ là những lời đồn thổi vì chính đại úy Minh cũng không biết có bao nhiêu vàng và tướng Trí khi nhận túi vàng, valy tiền cũng không kiểm đếm.
Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà báo về sau thì số bất động sản do Ngô Đình Cẩn giao cho người khác đứng tên không phải là ít. Năm 1989, tướng ngụy quyền Trần Văn Đôn có viết cuốn hồi ký "Việt Nam nhân chứng", và khi nói về cái chết của Ngô Đình Cẩn, ông ta viết như sau: "Vài tháng sau ngày chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có phái đại tá Lâm Văn Phát thông qua bà Trần Trung Dung và nhờ chuyển lời nói với ông Cẩn rằng, hãy chuyển số tiền 6 triệu USD mà ông Cẩn có trong một ngân hàng Thụy Sĩ cho tướng Nguyễn Khánh. Đổi lại tướng Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ đưa ông Cẩn đi Singapore. Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng ghi âm khi bà ấy vào khám hỏi ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, Ngô Đình Cẩn không chịu giao số tiền đó cho ông Khánh, rồi hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao cho. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy ngày sau, nhân dịp một vị linh mục vào làm lễ cho ông Cẩn, ông đã ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Giấy ủy quyền được để trong một cuốn kinh Thánh...".
Như vậy, xem ra sự kiện Ngô Đình Cẩn có mấy triệu đôla là có thể tin được. Nhưng thực sự chuyện Ngô Đình Cẩn chuyển 6 triệu đôla cho nhà thờ cũng có thể rất khó xảy ra, bởi lẽ với một số tiền lớn như vậy không thể cầm tờ giấy ủy quyền có mấy chữ rồi ký tên cho người khác đi lĩnh, đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngay linh mục Lê Văn Thí cũng khẳng định là chẳng làm gì có số tiền đó.
Sáng 9/5, các nhà báo sau khi dự buổi hành quyết Phan Quang Đông tại Huế thì vội vàng ra máy bay về Sài Gòn. Buổi tử hình Phan Quang Đông diễn ra rất ghê rợn. Vợ Phan Quang Đông đang bụng mang dạ chửa sắp đến tháng đẻ, đã ngất lịm ngay tại pháp trường khi chứng kiến cảnh chồng bị trói vào cọc...
Sau khi làm các thủ tục về giấy tờ, Các nhà báo có mặt ở Bộ Thông tin từ lúc 14h. Và được đưa tất cả lên chiếc xe 18 chỗ đi vào Khám Chí Hòa. Tới cổng khám, ở trạm gác thứ nhất, nhân viên yêu cầu khám xét hành lý và thu giữ lại tất cả máy ảnh. Chụp ảnh buổi hành quyết chỉ có 3 người của Bộ Thông tin và nhân viên của an ninh quân đội. Sau đó các nhà báo được dẫn ra một sân rộng đầy cỏ cây hoang dại và có chôn sẵn một chiếc cột gỗ và trường bắn nằm gần một ngôi chùa nhỏ.
5h chiều, các thủ tục cho buổi hành quyết Ngô Đình Cẩn được bắt đầu tại phòng làm việc của trung tá Phạm Văn Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa. Những người có mặt tại đây là đại tá Trang Văn Chính, Giám đốc cảnh sát đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn; thiếu tá Nguyễn Văn Đức, Chưởng lý Tòa án quân sự; bà cả Lễ là chị ruột Ngô Đình Cẩn; luật sư Võ Văn Quan và một số người khác nữa. Đoàn người đến thẳng phòng giam của Ngô Đình Cẩn và lặng lẽ bước vào.
Nghe tiếng giày, Ngô Đình Cẩn đang nằm trên giường hé mắt nhìn rồi khép lại, miệng lầm rầm cầu nguyện cùng với một vị linh mục đứng cạnh giường đọc kinh. Bóng đèn điện từ trên trần nhà tỏa sáng một màu ánh sáng vàng vọt, thê lương. Thiếu tá Đức đến bên giường, đọc bản bác đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn. Khi Nguyễn Văn Đức đọc xong, luật sư Quan đến bên ông Cẩn nắm lấy hai bàn tay. Tay Ngô Đình Cẩn nóng hổi, mặt ửng hồng và rõ ràng đang sốt rất cao.
Luật sư Quan cố gượng nói: "Thôi ông cố vấn đừng quá đau buồn. Trên cõi đời này dù sớm hay muộn rồi ai cũng phải ra đi”. Ngô Đình Cẩn điềm tĩnh: "Luật sư đừng có buồn cho tôi. Tôi đi theo mấy ông anh của tôi. Tôi trở về với Chúa. Tôi không sợ chết đâu. Nhưng tôi lo cho luật sư, lúc cãi cho tôi, luật sư có đụng chạm tới họ. Không biết luật sư ở lại có bị họ làm khó dễ hay không". Luật sư Quan ứa nước mắt: "Không sao đâu, ông cố vấn đừng lo cho tôi. Xin cầu chúc ông cố vấn được vào nước Chúa".
Thủ tục tiếp theo là vị linh mục làm lễ và cầu nguyện cùng ông Cẩn. Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ "quốc phục" Việt Nam (ngày ấy chính quyền Ngô Đình Diệm quy định "quốc phục" của Việt Nam Cộng hòa là quần trắng, áo dài đen, đội khăn xếp). Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế. Rồi cho ông cũng nói với mọi người là ông tha thứ những người đã giết ông.
Yêu cầu của Ngô Đình Cẩn được đáp ứng, những viên cai ngục giúp ông thay quần áo. Rồi thiếu tá Nguyễn Văn Đức ra lệnh cho 2 nhân viên xốc nách dìu ông Cẩn ra khỏi phòng giam và xuống cầu thang. Vì Ngô Đình Cẩn không thể đi được, nên người ta phải đặt ông lên một chiếc băng ca và đẩy đi suốt hành lang này qua hành lang khác. Ra khỏi khu "lò bát quái", Ngô Đình Cẩn được chuyển sang một băng ca khác do 4 người cai ngục khiêng, chiếc băng ca được khiêng ra giữa sân có cắm một chiếc cọc thì cả đoàn người dừng lại...
Thiếu tá Đức ra lệnh cho đám cai tù xốc nách đỡ Ngô Đình Cẩn dậy, dìu ra cột. Khi Cẩn được dìu tới cột gỗ thì một người lính trong đội hành quyết nói nhỏ với Cẩn là xin phép được trói hai tay ra đằng sau, hai tay được đặt lên một thanh ngang giống như cây thánh giá mục đích là để người bị tử hình không tụt được xuống. Một người lính cai ngục lấy chiếc khăn đen bịt mắt tử tội thì Ngô Đình Cẩn lắc đầu liên tục và nói: "Tôi không chịu bịt mắt. Tôi không sợ chết". Nhưng người ta vẫn buộc khăn vào một cách vụng về, vì vậy không chỉ bịt mắt mà bịt gần hết khuôn mặt ông Cẩn.
Đội hành quyết có 10 người và đội mũ lính quân cảnh có in 2 chữ MP, chia làm 2 hàng. Hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Trong 10 người thì có 1 người được sử dụng khẩu súng mà trong đó lắp 1 viên đạn mã tử (không có đầu đạn mà chỉ bịt giấy). Đúng 18h20, phút hành quyết đã tới, Nguyễn Văn Đức giơ tay ra lệnh thi hành. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết hô lớn: “Bắn!". Một loạt súng nổ, Ngô Đình Cẩn giũ người xuống ngay lập tức. Máu từ trên ngực chảy loang xuống chiếc quần trắng. Ngay sau đó viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu súng colt 12 ly vào tai Ngô Đình Cẩn và bắn phát ân huệ. Bác sĩ pháp y chạy ra dùng ống nghe gí vào ngực Ngô Đình Cẩn nghe ngóng, vạch mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu ra ý là Ngô Đình Cẩn đã chết.
Trung tá Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa ra lệnh cho mấy viên cai ngục cởi trói hạ xác Ngô Đình Cẩn đặt vào băng ca rồi khiêng vào Khám Chí Hòa để khâm liệm và cho thân nhân nhận xác mang về chôn cất. Xác Ngô Đình Cẩn được đưa về an táng tại nghĩa trang chùa Phổ Quang, tức nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế gần sân bay Tân Sân Nhất.
Sở sĩ gia đình an táng Ngô Đình Cẩn tại đây là vì Thượng tọa Thích Chí Dũng là người thân quen với gia đình họ Ngô. Sau năm 1975, khi quy hoạch lại nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế ở chùa Phổ Quang được di dời về Lái Thiêu. Mộ Ngô Đình Cẩn cũng được đưa về đó nằm cạnh mộ của thân mẫu và 2 người anh là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
Như Phong.
Tang Mẹ Trong Tù
Tang Mẹ Trong Tù.
Vắng con rồi cửa nhà hiu quạnh
Mắt mẹ già mòn mỏi buồn trông
Bao năm trấn thủ miền biên ải
Áo trận phai màu nặng chiến công
Ngày cuối xuân lệnh buông tay súng
Là ngày xích đỏ còng đôi tay
Không trở về bên vòng tay mẹ
Mà về nơi rừng rú khổ sai
Năm tháng dài mây đen bao phủ
Bến tương lai lơ lửng trời xanh
Lối đi về vực sâu hố thẳm
Gót chân mòn xiềng xích quây quanh
Bỗng một hôm được tin tang mẹ
Nén thương đau nuốt lệ biệt ly
Đêm vắng lạnh hương lòng nghi ngút
Lưng chén cơm tù kính mẹ yêu
Đây chiếc khăn tang lòng trắng lạnh
Tiễn mẹ hiền vĩnh biệt ngàn thu !
Vivi.
(Viết cho bạn tù 75)
Vắng con rồi cửa nhà hiu quạnh
Mắt mẹ già mòn mỏi buồn trông
Bao năm trấn thủ miền biên ải
Áo trận phai màu nặng chiến công
Ngày cuối xuân lệnh buông tay súng
Là ngày xích đỏ còng đôi tay
Không trở về bên vòng tay mẹ
Mà về nơi rừng rú khổ sai
Năm tháng dài mây đen bao phủ
Bến tương lai lơ lửng trời xanh
Lối đi về vực sâu hố thẳm
Gót chân mòn xiềng xích quây quanh
Bỗng một hôm được tin tang mẹ
Nén thương đau nuốt lệ biệt ly
Đêm vắng lạnh hương lòng nghi ngút
Lưng chén cơm tù kính mẹ yêu
Đây chiếc khăn tang lòng trắng lạnh
Tiễn mẹ hiền vĩnh biệt ngàn thu !
Vivi.
(Viết cho bạn tù 75)
Trong Một Xã Hội Ðộc Tài
'Trong Một Xã Hội Ðộc Tài Thì Anh Phải Chết Thôi!'
“Trong một xã hội độc tài thì anh phải chết thôi!” Luật Sư Trần Ðình Triển, người nhận bào chữa cho TS. Cù Huy Hà Vũ, nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn của chương trình Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010.
TS. Luật Cù Huy Hà Vũ được Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) gọi là người “trực ngôn,” biểu lộ một người dũng cảm, có khí phách, đòi chế độ Hà Nội phải trả tự do cho ông tức khắc. Luật Sư Trần Ðình Triển nhận lời bào chữa cho ông Vũ theo lời yêu cầu của bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ.
Trong bài trả lời phỏng vấn của đài VOA, ông Triển cũng tỏ ra trực ngôn, khí phách không kém khi chấp nhận đứng ra bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông Cù Huy Hà Vũ dù biết rằng, trong hoàn cảnh xã hội độc tài đảng trị như Việt Nam, ông không có cơ hội thành công.
Tại sao? Ông cho biết lý do rất dễ hiểu: “Pháp luật không phải là pháp luật mà trong quyền uy của kẻ đang được đảng và nhà nước giao cho họ.”
Dẫn một chứng cứ rất nhỏ, ông cho biết, theo luật, sau khi ông nộp đơn đứng làm luật sư cho thân chủ Cù Huy Hà Vũ thì nội trong 3 ngày, cơ quan tư pháp CSVN phải trả lời cho ông. Nếu từ chối phải cho biết lý do cũng trong khung thời hạn này.
Nhưng khi trả lời phỏng vấn của Ðài VOA, tức 4 ngày sau khi nộp đơn, ông vẫn không nhận được hồi âm.
“3, 5 hoặc 10 ngày đối với họ chả là gì cả.” Ông Triển nói.
Luật Sư Triển nói thêm: “Khi một đất nước chưa có nhà nước pháp quyền và chưa có xã hội công dân, pháp luật chưa trở thành tối thượng” thì người dân vẫn bị vu cho tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” theo Ðiều 88 của Bộ Luật Hình Sự, theo lời cáo buộc của tướng công an, Hoàng Kông Tư, trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 11, 2010 sau khi bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ ở Sài Gòn.
Việc bắt giam, bỏ tù ông Vũ vào thời điểm sắp diễn ra đại hội Ðảng CSVN được nhiều người nhìn thấy liên quan đến sự khủng bố hay bắt giam một số người khác trong thời gian gần đây, được dư luận trong ngoài nước nhìn ra dễ dàng. Nhưng khi dàn dựng kịch bản kiểm tra hành chính với các bản tin bôi nhọ danh dự và nhân phẩm cá nhân của ông Cù Huy Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh, làm cớ hạ nhân phẩm để biện minh cho hành động bắt giam và khám xét nhà ông Vũ ngày hôm sau.
Luật Sư Triển nhận xét về việc an ninh Việt Cộng bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ là “một trò mèo” và “đầy tính dã man.”
Luật Sư Triển nói: “Theo tôi, pháp luật phải rõ ràng. Nếu anh Vũ chống lại nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có đủ tài liệu, thì khởi tố, bắt giam. Ðừng mở ra trò mèo, “đạo diễn” đó, tự dưng giết chết luôn cả danh dự của một phụ nữ khác. Họ giết được một người thì sẽ giết được hơn 80 triệu người của dân tộc Việt Nam này. Ðấy là tính dã man.”
Trong cuộc phỏng vấn, Luật Sư Triển đã nhìn thấy trước là dù ông có cãi hay cách mấy, biện luận đâu ra đấy, chứng minh ông Vũ không phạm luật mà chính các cơ quan “bảo vệ pháp luật” của chế độ Hà Nội phạm luật, thì ông vẫn thua.
“Không thành công một điểm nào cả. Về mặt lý trí, pháp luật, về mặt Tổ quốc, đảng và nhà nước, thì tôi thắng 100%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì tôi thua tất cả.” Ông Triển nói. Bởi vì “phiên tòa xử kín, thì lời bào chữa của tôi hay nghìn lần thì cũng chỉ trong 4 bức tường thôi.”
Lần đầu tiên, người ta thấy một luật sư can đảm nói thẳng cho một sự thật không thể chối cãi về cái hệ thống pháp lý Cộng Sản ở Việt Nam. Nó không phải là một cơ quan độc lập, xét xử công minh theo đúng các điều luật mà chỉ là công cụ của kẻ cầm quyền muốn vo tròn, bóp méo thế nào thì tùy tiện.
Ðó là lý do tại sao những người đấu tranh đòi dân chủ hóa ở Việt Nam vẫn bị khủng bố, vẫn bị bỏ tù từ năm này sang năm khác.
Trong một cuộc đối thoại nhân quyền với chế độ Hà Nội, một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ từng nhận xét đối thoại nhân quyền với Hà Nội là “đối thoại với người điếc.”
Ngoài việc nhận bảo vệ pháp lý cho ông Cù Huy Hà Vũ, LS Triển cũng đã nhận lời đứng đại diện pháp lý cho bà Hồ Lê Như Quỳnh kiện báo chí CSVN đã bôi nhọ nhân phẩm của bà.
HÀ NỘI (NV).
“Trong một xã hội độc tài thì anh phải chết thôi!” Luật Sư Trần Ðình Triển, người nhận bào chữa cho TS. Cù Huy Hà Vũ, nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn của chương trình Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010.
TS. Luật Cù Huy Hà Vũ được Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) gọi là người “trực ngôn,” biểu lộ một người dũng cảm, có khí phách, đòi chế độ Hà Nội phải trả tự do cho ông tức khắc. Luật Sư Trần Ðình Triển nhận lời bào chữa cho ông Vũ theo lời yêu cầu của bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ.
Trong bài trả lời phỏng vấn của đài VOA, ông Triển cũng tỏ ra trực ngôn, khí phách không kém khi chấp nhận đứng ra bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông Cù Huy Hà Vũ dù biết rằng, trong hoàn cảnh xã hội độc tài đảng trị như Việt Nam, ông không có cơ hội thành công.
Tại sao? Ông cho biết lý do rất dễ hiểu: “Pháp luật không phải là pháp luật mà trong quyền uy của kẻ đang được đảng và nhà nước giao cho họ.”
Dẫn một chứng cứ rất nhỏ, ông cho biết, theo luật, sau khi ông nộp đơn đứng làm luật sư cho thân chủ Cù Huy Hà Vũ thì nội trong 3 ngày, cơ quan tư pháp CSVN phải trả lời cho ông. Nếu từ chối phải cho biết lý do cũng trong khung thời hạn này.
Nhưng khi trả lời phỏng vấn của Ðài VOA, tức 4 ngày sau khi nộp đơn, ông vẫn không nhận được hồi âm.
“3, 5 hoặc 10 ngày đối với họ chả là gì cả.” Ông Triển nói.
Luật Sư Triển nói thêm: “Khi một đất nước chưa có nhà nước pháp quyền và chưa có xã hội công dân, pháp luật chưa trở thành tối thượng” thì người dân vẫn bị vu cho tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” theo Ðiều 88 của Bộ Luật Hình Sự, theo lời cáo buộc của tướng công an, Hoàng Kông Tư, trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 11, 2010 sau khi bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ ở Sài Gòn.
Việc bắt giam, bỏ tù ông Vũ vào thời điểm sắp diễn ra đại hội Ðảng CSVN được nhiều người nhìn thấy liên quan đến sự khủng bố hay bắt giam một số người khác trong thời gian gần đây, được dư luận trong ngoài nước nhìn ra dễ dàng. Nhưng khi dàn dựng kịch bản kiểm tra hành chính với các bản tin bôi nhọ danh dự và nhân phẩm cá nhân của ông Cù Huy Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh, làm cớ hạ nhân phẩm để biện minh cho hành động bắt giam và khám xét nhà ông Vũ ngày hôm sau.
Luật Sư Triển nhận xét về việc an ninh Việt Cộng bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ là “một trò mèo” và “đầy tính dã man.”
Luật Sư Triển nói: “Theo tôi, pháp luật phải rõ ràng. Nếu anh Vũ chống lại nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có đủ tài liệu, thì khởi tố, bắt giam. Ðừng mở ra trò mèo, “đạo diễn” đó, tự dưng giết chết luôn cả danh dự của một phụ nữ khác. Họ giết được một người thì sẽ giết được hơn 80 triệu người của dân tộc Việt Nam này. Ðấy là tính dã man.”
Trong cuộc phỏng vấn, Luật Sư Triển đã nhìn thấy trước là dù ông có cãi hay cách mấy, biện luận đâu ra đấy, chứng minh ông Vũ không phạm luật mà chính các cơ quan “bảo vệ pháp luật” của chế độ Hà Nội phạm luật, thì ông vẫn thua.
“Không thành công một điểm nào cả. Về mặt lý trí, pháp luật, về mặt Tổ quốc, đảng và nhà nước, thì tôi thắng 100%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì tôi thua tất cả.” Ông Triển nói. Bởi vì “phiên tòa xử kín, thì lời bào chữa của tôi hay nghìn lần thì cũng chỉ trong 4 bức tường thôi.”
Lần đầu tiên, người ta thấy một luật sư can đảm nói thẳng cho một sự thật không thể chối cãi về cái hệ thống pháp lý Cộng Sản ở Việt Nam. Nó không phải là một cơ quan độc lập, xét xử công minh theo đúng các điều luật mà chỉ là công cụ của kẻ cầm quyền muốn vo tròn, bóp méo thế nào thì tùy tiện.
Ðó là lý do tại sao những người đấu tranh đòi dân chủ hóa ở Việt Nam vẫn bị khủng bố, vẫn bị bỏ tù từ năm này sang năm khác.
Trong một cuộc đối thoại nhân quyền với chế độ Hà Nội, một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ từng nhận xét đối thoại nhân quyền với Hà Nội là “đối thoại với người điếc.”
Ngoài việc nhận bảo vệ pháp lý cho ông Cù Huy Hà Vũ, LS Triển cũng đã nhận lời đứng đại diện pháp lý cho bà Hồ Lê Như Quỳnh kiện báo chí CSVN đã bôi nhọ nhân phẩm của bà.
HÀ NỘI (NV).
Abonner på:
Innlegg (Atom)