Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam.
Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn.
Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 65 năm trên miền Bắc và 35 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy.
Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.
Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay.
Bệnh vô cảm
Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái ác… và trở nên vô cảm dần dần mà không hay.
Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?
Cái xấu, cái ác lên ngôi
Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.
Sự bạc nhược, cầu an
Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.
Sự giả dối
Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.
Hoài nghi và mất lòng tin
Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội, khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế.
Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên.
Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi.
Song Chi
Phải chăng Vận Nước đã đến thời kỳ đen tối nên đất nước mới sản sinh ra một giai cấp lãnh đạo chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, gia đình, đảng phái mà quên đi niềm Tự Hào Dân Tộc, công lao của Tiền Nhân và những hy sinh cao qúy của biết bao Anh Hùng, Liệt Sĩ trong giai đoạn Mở và Dựng Nước.
Đỗ Mười, điển hình cho một trong những lãnh đạo đầy quyền lực của ĐCS đã nói rằng :" Việt Nam trở thành một trong những con rồng ở châu Á thì đâu còn gì CNXH" đã nói lên cái tư tưởng thiển cận, tham quyền cố vị này.
Bài nhận định dưới đây của chị Song Chi, một người đã lớn lên và được đào tạo trong môi trường XHCN, sớm cảnh tỉnh và tỵ nạn tại Na Uy vài năm trở lại đây đã cho chúng ta một số hình ảnh tiêu biểu về xã hội VN dưới sự cai trị của đảng CS.
tirsdag 30. mars 2010
Biết Gì Về Trung Cộng
Biết Gì Về Trung Cộng.
Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Cộng mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cứu chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng với trách nhiệm của một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít ai có cơ hội để “hiểu” Trung Cộng hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải nói ra hôm nay để mọi người cùng biết.
Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời mọi người hay hát “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông / Chung một Biển Đông, thắm tình hữu nghị…”; trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung Quốc.
Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953
Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chịu cảnh máy bay bắn phá. Nhưng, cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cứu sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng gọi bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông ngoại tôi không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tág¡ ơn cứu mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp, mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi… Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.
Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nội nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cụi làm việc đó, mẹ tôi vừa nuôi sống cho gia đình và bản thân, vừa đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo mùa đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may / xào xạc rung cây lá lá bay / một mùa đông bao người đan áo…” chính là nói về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội phụ nữ kháng chiến cứu quốc. Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan áo, sáng kiến xe sợi bông, nhuộm sợi thành các màu xanh, màu nâu, màu cỏ úa rồi đan thành áo gửi ra chiến trường, đã được ca ngợi như một chiến công lớn.
Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết ông Bí thư Q‘ó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải cách bôì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.
Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vội vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vừa đặt chân đến Chợ Chu – Định Hóa – Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt đối với một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay mọi người vẫn còn nhớ.
Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hôì đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên khu 4 được chọn làm điển hình.
Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, mọi người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.
Kỷ niệm thứ hai: Trời phạt
Chưa hết hoang mang về chuyện bức hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát quái” của tháng hữu nghị Việt – Trung – Xô.
Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi lắm, nhưng Trung Cộng thì ở ngay bên cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường dù chưa quen biết là người ta cũng liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hòa bình lập lại, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất hiện rất nhiều chuyên gia Trung Cộng. Còn nhỏ xíu nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, cái quần xanh công nhân cũng rộng thùng thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh như vậy. Tòa dinh thự hoành tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông và các biệt thự kế tiếp trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ quán và khu dành riêng của người Trung Cộng. Mỗi buổi sáng sớm họ đứng kín nửa Vườn hoa Canh nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột Cờ.
Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các Đại sứ quán. Là con bé mới học đến cấp 2, tôi không thể hiểu nổi những chuyện đã xẩy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký. ến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Cộng tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buổi chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ do Chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị – Phủ Tây Hồ.
Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn quàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn và hai người nữa.. Mộ của họ mai táng ở nghĩa trang Bất Bạt huyện Ba Vì..
Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít mà vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới cơn lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Cộng và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nổi thứ tình hữu nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tội nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?
Mấy chục năm sau, để giải tỏa tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu / Dấu nhà Trời ai thấu được đâu / Một dải khăn đào kết một cái cầu / Để hồ thẳm nước sâu / Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.
Là một đứa con gái xuất thân trong một gia đình có nền giáo dục truyền thống ở Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi thứ triết lý cách mạng cho phép học trò đấu tố thầy, hành hạ và sỉ nhục thầy như vậy. Nhận thức về một nước Trung Hoa có truyền thống văn hóa lâu đời, hơi phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi phải chứng kiến hiện tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Rất lâu về sau tôi vẫn không thể hàn gắn được vết thương như những nhát chém trong tim mình, về hình ảnh những Giáo sư đáng kính của chúng tôi bị hành hạ lên bờ xuống ruộng bởi chính những người bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên chúng tôi. Trong số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy, nhưng nếu họ đi ngược lại phong trào chung, thì chính họ bị lôi ra đấu tố.
Trần Thanh Vân
Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Cộng mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cứu chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng với trách nhiệm của một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít ai có cơ hội để “hiểu” Trung Cộng hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải nói ra hôm nay để mọi người cùng biết.
Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời mọi người hay hát “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông / Chung một Biển Đông, thắm tình hữu nghị…”; trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung Quốc.
Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953
Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chịu cảnh máy bay bắn phá. Nhưng, cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cứu sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng gọi bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông ngoại tôi không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tág¡ ơn cứu mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp, mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi… Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.
Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nội nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cụi làm việc đó, mẹ tôi vừa nuôi sống cho gia đình và bản thân, vừa đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo mùa đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may / xào xạc rung cây lá lá bay / một mùa đông bao người đan áo…” chính là nói về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội phụ nữ kháng chiến cứu quốc. Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan áo, sáng kiến xe sợi bông, nhuộm sợi thành các màu xanh, màu nâu, màu cỏ úa rồi đan thành áo gửi ra chiến trường, đã được ca ngợi như một chiến công lớn.
Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết ông Bí thư Q‘ó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải cách bôì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.
Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vội vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vừa đặt chân đến Chợ Chu – Định Hóa – Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt đối với một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay mọi người vẫn còn nhớ.
Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hôì đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên khu 4 được chọn làm điển hình.
Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, mọi người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.
Kỷ niệm thứ hai: Trời phạt
Chưa hết hoang mang về chuyện bức hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát quái” của tháng hữu nghị Việt – Trung – Xô.
Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi lắm, nhưng Trung Cộng thì ở ngay bên cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường dù chưa quen biết là người ta cũng liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hòa bình lập lại, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất hiện rất nhiều chuyên gia Trung Cộng. Còn nhỏ xíu nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn rộng thùng thình dài đến gần đầu gối, cái quần xanh công nhân cũng rộng thùng thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh như vậy. Tòa dinh thự hoành tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông và các biệt thự kế tiếp trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ quán và khu dành riêng của người Trung Cộng. Mỗi buổi sáng sớm họ đứng kín nửa Vườn hoa Canh nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột Cờ.
Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các Đại sứ quán. Là con bé mới học đến cấp 2, tôi không thể hiểu nổi những chuyện đã xẩy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký. ến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Cộng tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buổi chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ do Chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị – Phủ Tây Hồ.
Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn quàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn và hai người nữa.. Mộ của họ mai táng ở nghĩa trang Bất Bạt huyện Ba Vì..
Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít mà vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới cơn lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Cộng và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nổi thứ tình hữu nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tội nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?
Mấy chục năm sau, để giải tỏa tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu / Dấu nhà Trời ai thấu được đâu / Một dải khăn đào kết một cái cầu / Để hồ thẳm nước sâu / Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.
Là một đứa con gái xuất thân trong một gia đình có nền giáo dục truyền thống ở Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi thứ triết lý cách mạng cho phép học trò đấu tố thầy, hành hạ và sỉ nhục thầy như vậy. Nhận thức về một nước Trung Hoa có truyền thống văn hóa lâu đời, hơi phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi phải chứng kiến hiện tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Rất lâu về sau tôi vẫn không thể hàn gắn được vết thương như những nhát chém trong tim mình, về hình ảnh những Giáo sư đáng kính của chúng tôi bị hành hạ lên bờ xuống ruộng bởi chính những người bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên chúng tôi. Trong số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy, nhưng nếu họ đi ngược lại phong trào chung, thì chính họ bị lôi ra đấu tố.
Trần Thanh Vân
Hà Nội khởi xướng cuộc chiến Việt Nam
50 năm trước: Hà Nội khởi xướng cuộc chiến Việt Nam.
Năm 2010 đánh dấu một cộc mốc quan trọng cho người Mỹ gốc Việt. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1.6 triệu và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á Châu lớn thứ hai toàn nước Mỹ (sau người Trung Hoa*).
Ðối với họ, năm 2010 cũng chứa đựng một khía cạnh đau buồn bởi vì là kỷ niệm thứ 50 của một biến cố khiến họ phải bỏ xứ lưu lạc đến bến bờ này. Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gọi tắt là Việt Cộng. Ðiều này đã mở màn cho một cuộc chiến mà hậu quả là nỗi đau đớn chưa nguôi cho hàng chục ngàn người đã từng nếm trải ngục tù cộng sản. Một công trình nghiên cứu y khoa dựa trên nhóm 200 người sống sót đã từng bị hành hạ cho thấy 64% đã biểu lộ những sự hư hại rõ rệt về thần kinh.
Trong khi đó, dư luận Hoa Kỳ không hề nhắc đến số phận của các cựu chiến binh miền Nam Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này. Bây giờ mới rõ ra là họ cũng chịu đựng đau đớn bởi những vết thương vô hình sau khi bị bỏ rơi vào tay bạo ngược. Ðiều này không có gì ngạc nhiên cả. Suốt chiều dài lịch sử, các chiến binh luôn luôn phải gánh chịu hai loại tổn thương - về thể xác gây ra bởi vũ khí và về tinh thần do những ám ảnh đau thương, đặc biệt là nỗi đau bị bỏ rơi ngay tại quê hương của mình.
Hẳn nhiên có nhiều cựu chiến binh miền Nam Việt Nam với những vết thương như vậy trong đám đông nồng nhiệt đầy tiếng pháo đón chào “Năm Canh Dần” vào sáng Chủ Nhật đầu năm. Họ có thể không để lộ ra nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, Bác Sĩ Mollica đã khám phá ra là những vết thương vẫn luôn còn đó.
Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông. Họ cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam. Ðến nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm: đó là Hồ Chí Minh. Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh là một thành viên cốt cán của Cộng Sản Quốc tế (Comintern) với nhiệm vụ rõ rệt là áp dụng chủ thuyết Lê-Nin-Nít vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã theo đuổi không mệt mỏi sứ mạng được giao, ngay cả sau khi Hiệp Ðịnh Geneve 1954 tạm thời chia đôi đất nước với Bắc Việt theo Cộng Sản và miền Nam Việt Nam theo khối Tây Âu.
Những ký ức như vậy không bao giờ phai mờ được, thì làm sao có thể quên được sự chịu đựng của những cựu chiến binh và công chức miền Nam Việt Nam đã trải qua khi đất nước họ bị đồng minh bỏ rơi và lọt vào tay cộng sản. Nhắc lại lần thứ 50 ngày thành lập tổ chức Việt Cộng cũng là dịp để tỏ lòng tri ân những người đồng minh cũ của Hoa Kỳ, những người đã bỏ mình ngoài biển cả trốn chạy chế độ cộng sản, và đồng thời cho những người đã không ngừng làm kinh ngạc người Mỹ với sự siêng năng, cần cù và lòng trung thành với đất nước này.
Ðã từng chịu đựng sự chế nhạo, nay họ xứng đáng được kính trọng và nhớ ơn sâu sắc. Rất mong năm Canh Dần này sẽ là một năm hạnh phúc và thành công cho tất cả những “Sài Gòn nhỏ” trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Duy Anh
Năm 2010 đánh dấu một cộc mốc quan trọng cho người Mỹ gốc Việt. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1.6 triệu và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á Châu lớn thứ hai toàn nước Mỹ (sau người Trung Hoa*).
Ðối với họ, năm 2010 cũng chứa đựng một khía cạnh đau buồn bởi vì là kỷ niệm thứ 50 của một biến cố khiến họ phải bỏ xứ lưu lạc đến bến bờ này. Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gọi tắt là Việt Cộng. Ðiều này đã mở màn cho một cuộc chiến mà hậu quả là nỗi đau đớn chưa nguôi cho hàng chục ngàn người đã từng nếm trải ngục tù cộng sản. Một công trình nghiên cứu y khoa dựa trên nhóm 200 người sống sót đã từng bị hành hạ cho thấy 64% đã biểu lộ những sự hư hại rõ rệt về thần kinh.
Trong khi đó, dư luận Hoa Kỳ không hề nhắc đến số phận của các cựu chiến binh miền Nam Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này. Bây giờ mới rõ ra là họ cũng chịu đựng đau đớn bởi những vết thương vô hình sau khi bị bỏ rơi vào tay bạo ngược. Ðiều này không có gì ngạc nhiên cả. Suốt chiều dài lịch sử, các chiến binh luôn luôn phải gánh chịu hai loại tổn thương - về thể xác gây ra bởi vũ khí và về tinh thần do những ám ảnh đau thương, đặc biệt là nỗi đau bị bỏ rơi ngay tại quê hương của mình.
Hẳn nhiên có nhiều cựu chiến binh miền Nam Việt Nam với những vết thương như vậy trong đám đông nồng nhiệt đầy tiếng pháo đón chào “Năm Canh Dần” vào sáng Chủ Nhật đầu năm. Họ có thể không để lộ ra nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, Bác Sĩ Mollica đã khám phá ra là những vết thương vẫn luôn còn đó.
Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông. Họ cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam. Ðến nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm: đó là Hồ Chí Minh. Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh là một thành viên cốt cán của Cộng Sản Quốc tế (Comintern) với nhiệm vụ rõ rệt là áp dụng chủ thuyết Lê-Nin-Nít vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã theo đuổi không mệt mỏi sứ mạng được giao, ngay cả sau khi Hiệp Ðịnh Geneve 1954 tạm thời chia đôi đất nước với Bắc Việt theo Cộng Sản và miền Nam Việt Nam theo khối Tây Âu.
Những ký ức như vậy không bao giờ phai mờ được, thì làm sao có thể quên được sự chịu đựng của những cựu chiến binh và công chức miền Nam Việt Nam đã trải qua khi đất nước họ bị đồng minh bỏ rơi và lọt vào tay cộng sản. Nhắc lại lần thứ 50 ngày thành lập tổ chức Việt Cộng cũng là dịp để tỏ lòng tri ân những người đồng minh cũ của Hoa Kỳ, những người đã bỏ mình ngoài biển cả trốn chạy chế độ cộng sản, và đồng thời cho những người đã không ngừng làm kinh ngạc người Mỹ với sự siêng năng, cần cù và lòng trung thành với đất nước này.
Ðã từng chịu đựng sự chế nhạo, nay họ xứng đáng được kính trọng và nhớ ơn sâu sắc. Rất mong năm Canh Dần này sẽ là một năm hạnh phúc và thành công cho tất cả những “Sài Gòn nhỏ” trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Duy Anh
Tưởng Nhớ Ðến 30 Tháng 4
Lâu nay tôi không có cầu cơ, nhưng từ sáng sớm nay, sau khi đọc bài viết trên Take 2 Tango nói về "Tổ Quốc Ghi Ơn Tướng Lê Văn Hưng" tôi cảm thấy bàn hoàng, thương xót Tướng Hưng và các anh hùng tuẩn tiết để bảo vệ miền Nam... Một luồn điện thiêng liêng rót vào đầu tôi mấy tiếng đồng hồ liên tục...như có một sự hiện diện vô hình nào đó muốn "nói chuyện" với tôi ...Tôi mang bàn cơ ra ...11giờ 30 ngày 18.4.2007... đến 12 giờ 15. Mãi đến 14 giờ luồn điện thiêng liêng đó vẩn nặng trĩu trên đầu tôi ...
B.S. Phan Minh Hiển.
- " Tôi là Tướng Lê Văn Hưng. Xin cám ơn cậu đã nghĩ đến Những Mãnh Đời Rách Nát của các anh em TPB thật là tuyệt vọng, vô nghĩa nếu không được cứu vớt. Xứ sở chúng ta cứ chìm đấm trong tham vọng ăn xài, tiêu phí như bên Âu-Mỹ. Họ như bị thôi miên bởi những xa xí phẩm, chẳng có lợi gì cho tâm linh...dân chúng không thấy được những thứ đó như những thoi kẹo mà người lớn đưa cho con nít, để chúng nó đừng khóc nửa và thôi đòi những chuyện khác!
( Tôi hỏi: Có cách nào tôi về VN tiếp hơi cho công cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền ?)
- " Hãy giữ sự thanh nhàn trong tâm hồn, vun trồng sự hòa nhã trong gia đình và cộng đồng trong lúc này là điều quan trọng. Hãy giữ mạng cậu cho nguyên vẹn ở xứ người và tiếp hơi nuôi khí thế, cho ngọn lữa Hy-Vọng đừng bị tắc trong Cộng Đồng và tại Việt Nam. Những hội cứu trợ thiện nguyện trong cộng đồng là những ngôi sao sáng trong đêm tối bao trùm xứ Việt-Nam hôm nay, tuy nhỏ nhoi nhưng đó là những ngôi sao chỉ hướng đi cho dân chúng trên con đường về sau ... Hãy tin tưởng nhu vậy!
( Tôi hỏi: Vậy là chưa giải thể được CSVN ? Tướng Hưng giúp được gì?)
- " Các đồng hương không có lẽ loi trong đêm tối ... Tôi đã giải thoát, nhưng cùng với các vong linh của các đồng đội, hợp vơí các Đấng Thiêng Liêng khác, vẩn lo cho vận mệnh của đất nước Việt Nam mến thương của chúng ta, nhưng theo cách riêng biệt của chúng tôi, để đem lại sự mở man của Trí Tuệ và lòng Yêu Thương cho tất cả. Từ cõi tôi ở, không có lịch gì chính xác vì thời gian tính không còn nữa, nhưng một điều chắc chắn là Ánh Sáng đã lóe lên ở cuối đường hầm...Gốc cây C.S. đã thối nát, lá già từ từ rơi và chỉ sẽ còn một thân cây trơ trọi gụt ngã bất cứ lúc nào khi một cơn gió nổi lên... Tôi cám ơn cậu tiếp chuyện vơí chúng tôi"
( Tôi hỏi : "Chúng tôi" là ai?)
- Có Tướng Nguyển Khoa Nam, Phú ..và nhiều vị khác. Xin thăng.
Phan Minh Hiển
B.S. Phan Minh Hiển.
- " Tôi là Tướng Lê Văn Hưng. Xin cám ơn cậu đã nghĩ đến Những Mãnh Đời Rách Nát của các anh em TPB thật là tuyệt vọng, vô nghĩa nếu không được cứu vớt. Xứ sở chúng ta cứ chìm đấm trong tham vọng ăn xài, tiêu phí như bên Âu-Mỹ. Họ như bị thôi miên bởi những xa xí phẩm, chẳng có lợi gì cho tâm linh...dân chúng không thấy được những thứ đó như những thoi kẹo mà người lớn đưa cho con nít, để chúng nó đừng khóc nửa và thôi đòi những chuyện khác!
( Tôi hỏi: Có cách nào tôi về VN tiếp hơi cho công cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền ?)
- " Hãy giữ sự thanh nhàn trong tâm hồn, vun trồng sự hòa nhã trong gia đình và cộng đồng trong lúc này là điều quan trọng. Hãy giữ mạng cậu cho nguyên vẹn ở xứ người và tiếp hơi nuôi khí thế, cho ngọn lữa Hy-Vọng đừng bị tắc trong Cộng Đồng và tại Việt Nam. Những hội cứu trợ thiện nguyện trong cộng đồng là những ngôi sao sáng trong đêm tối bao trùm xứ Việt-Nam hôm nay, tuy nhỏ nhoi nhưng đó là những ngôi sao chỉ hướng đi cho dân chúng trên con đường về sau ... Hãy tin tưởng nhu vậy!
( Tôi hỏi: Vậy là chưa giải thể được CSVN ? Tướng Hưng giúp được gì?)
- " Các đồng hương không có lẽ loi trong đêm tối ... Tôi đã giải thoát, nhưng cùng với các vong linh của các đồng đội, hợp vơí các Đấng Thiêng Liêng khác, vẩn lo cho vận mệnh của đất nước Việt Nam mến thương của chúng ta, nhưng theo cách riêng biệt của chúng tôi, để đem lại sự mở man của Trí Tuệ và lòng Yêu Thương cho tất cả. Từ cõi tôi ở, không có lịch gì chính xác vì thời gian tính không còn nữa, nhưng một điều chắc chắn là Ánh Sáng đã lóe lên ở cuối đường hầm...Gốc cây C.S. đã thối nát, lá già từ từ rơi và chỉ sẽ còn một thân cây trơ trọi gụt ngã bất cứ lúc nào khi một cơn gió nổi lên... Tôi cám ơn cậu tiếp chuyện vơí chúng tôi"
( Tôi hỏi : "Chúng tôi" là ai?)
- Có Tướng Nguyển Khoa Nam, Phú ..và nhiều vị khác. Xin thăng.
Phan Minh Hiển
Hãy Để Cho Cha Lý Tạm Thời An Dưỡng
Hãy Để Cho Cha Lý Tạm Thời An Dưỡng.
Mấy ngày qua trên internet có hai bài viết trả lời / góp ý, của hai vị bác sĩ, bác sĩ Vũ Linh Huy tại Boston và bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh tại Florida về lời phát biểu vào ngày 16 tháng 3 năm 2010 của linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc phỏng vấn với đài BBC. Cà hai bài góp ý đã nói lên thái độ thẳng thắn, dứt khoát của hai bác sĩ đối với chế độ cộng sản Việt Nam, một chế độ mà nhà thơ Hữu Loan, người vừa nằm xuống, tác giả của bài thơ nổi tiếng Mầu Tím Hoa Sim, đã mạnh dạn phê bình, dù nhà thơ chỉ đã hầu như cả đời nhẫn nhục im lặng trước các vấn đề chính trị
“những người cầm vận mệnh của cả nước đã làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công nông trường xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đình thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, còn giết oan bao nhiêu người có tài, có đức, còn phá phách bao nhiêu công trình văn hóa lịch sử. Những con giun bị đạp gào lên: "Sai rồi!" thì họ rất bình tĩnh trả lời: "Sai thì sửa!" hoặc bất đắc dĩ phải sửa thì không sửa chân thành.”
Thế nhưng những người theo rõi lại có một cảm giác ngỡ ngàng tưởng chừng như không thật khi nghe linh mục Nguyễn Văn Lý phát biểu trong cuộc phỏng vấn của đài BBC vào ngày 16 tháng 3 năm 2010: hãy để cho chế độ đó tiếp tục lãnh đạo đất nước nếu không tìm được một chủ thuyết khác để thay thế chủ thuyết Mác-Lênin cùng một tổ chức hoàn thiện với một lãnh tụ tài đức vẹn toàn để lãnh đạo đất nước. Nguyên văn ông nói:
“Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo. Tôi mới ở trong hang mới ra thì cũng chưa biết được thực tế của cuộc sống xã hội như thế nào, cần phải có thời gian để tiếp cận, còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn đeo duổi, nhưng mà phải quan trọng, công việc này cần phải được nghiêm túc suy nghĩ và phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn, phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx- Lenin, và phải có những đường hướng khác với thực tế để người ta nhìn vào hy vọng rằng con đường ấy tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam phải ổn định hơn Indonesia, Philippines, Thái Lan hiện nay, còn nếu như chúng ta ảo tưởng thì chúng ta sẽ thất bại. Bao nhiêu người có tâm huyết nó rất mong muốn được thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào? Nếu như thay đổi mà làm cho tình hình còn xấu hơn cả Thái Lan, cả Indonesia, Philippines, thì thôi thà rằng để cho đảng Cộng sản người ta đang còn giúp cho dân Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asian. Bây giờ muốn cho Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, và nhất là có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức đó hội đủ nhiều điều kiện lắm mà làm cho những người tâm huyết của VN nhìn vào thì sẽ tin tưởng rằng tổ chức ấy sẽ đưa VN đến một chỗ phải ổn định hơn Thái Lan, ổn định hơn Philippines, và Indonesia, còn nếu như không thì cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi chứ trong thực tế không thể thành công được.”
Linh mục Nguyễn văn Lý do bị sống trong nhà tù CS nhiều năm, đã thấm mệt, và chỉ được đọc, xem, báo chí, truyền hình Việt Cộng, không nắm vững tình hình thực tế nên có thể bị ảnh hưởng không ít thì nhiều vào những tuyên truyền một chiều khi cho rằng đất nước ngày nay dưới sự lãnh đạo của cộng sản đã có một vai trò xứng đáng trong khu vực Châu Á. Và ông còn đề nghị nếu không tìm được tổ chức nào hay hơn thì hãy để đảng cộng sản tiếp tục lãnh đạo dân tộc. Quan điểm này khác với quan điểm dứt khoát đầu tiên của linh mục, quan điểm đã khiến linh mục phải vào nhà tù cộng sản. Đó là “Tự do tôn giáo hay là chết”. Đòi hỏi này ngày nay linh mục Lý vẫn chưa đạt được, Việt Cộng vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo, chiếm đất của nhà thờ. Những sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, Đồng Chiêm vẫn còn mới đó.
Tóm lại, lập trường đấu tranh dứt khoát trước đây của linh mục Nguyễn Văn Lý là điều không ai phủ nhận, nhưng tiếp tục dựa vào ông để lấy sự hướng dẫn đấu tranh trong thời điểm hiện tại là một điều không nên. Tốt nhất hãy để cho linh mục Lý được tạm nghỉ ngơi dưỡng bịnh, hãy để ông có một thời gian “tiếp cận” với thực tế như ông nói. Mọi nỗ lực ôm ngay lấy ông, hay dựa vào đó mà lấy đà phát triển sẽ là những điều quá vội vã. Bởi vì thời đại ngày nay đối với những người thực sự quan tâm đến đấu tranh, mọi sự thay đổi đều có thể được kiểm chứng dễ dàng.
Tuệ Vân
Mấy ngày qua trên internet có hai bài viết trả lời / góp ý, của hai vị bác sĩ, bác sĩ Vũ Linh Huy tại Boston và bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh tại Florida về lời phát biểu vào ngày 16 tháng 3 năm 2010 của linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc phỏng vấn với đài BBC. Cà hai bài góp ý đã nói lên thái độ thẳng thắn, dứt khoát của hai bác sĩ đối với chế độ cộng sản Việt Nam, một chế độ mà nhà thơ Hữu Loan, người vừa nằm xuống, tác giả của bài thơ nổi tiếng Mầu Tím Hoa Sim, đã mạnh dạn phê bình, dù nhà thơ chỉ đã hầu như cả đời nhẫn nhục im lặng trước các vấn đề chính trị
“những người cầm vận mệnh của cả nước đã làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công nông trường xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đình thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, còn giết oan bao nhiêu người có tài, có đức, còn phá phách bao nhiêu công trình văn hóa lịch sử. Những con giun bị đạp gào lên: "Sai rồi!" thì họ rất bình tĩnh trả lời: "Sai thì sửa!" hoặc bất đắc dĩ phải sửa thì không sửa chân thành.”
Thế nhưng những người theo rõi lại có một cảm giác ngỡ ngàng tưởng chừng như không thật khi nghe linh mục Nguyễn Văn Lý phát biểu trong cuộc phỏng vấn của đài BBC vào ngày 16 tháng 3 năm 2010: hãy để cho chế độ đó tiếp tục lãnh đạo đất nước nếu không tìm được một chủ thuyết khác để thay thế chủ thuyết Mác-Lênin cùng một tổ chức hoàn thiện với một lãnh tụ tài đức vẹn toàn để lãnh đạo đất nước. Nguyên văn ông nói:
“Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo. Tôi mới ở trong hang mới ra thì cũng chưa biết được thực tế của cuộc sống xã hội như thế nào, cần phải có thời gian để tiếp cận, còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn đeo duổi, nhưng mà phải quan trọng, công việc này cần phải được nghiêm túc suy nghĩ và phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn, phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx- Lenin, và phải có những đường hướng khác với thực tế để người ta nhìn vào hy vọng rằng con đường ấy tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam phải ổn định hơn Indonesia, Philippines, Thái Lan hiện nay, còn nếu như chúng ta ảo tưởng thì chúng ta sẽ thất bại. Bao nhiêu người có tâm huyết nó rất mong muốn được thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào? Nếu như thay đổi mà làm cho tình hình còn xấu hơn cả Thái Lan, cả Indonesia, Philippines, thì thôi thà rằng để cho đảng Cộng sản người ta đang còn giúp cho dân Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asian. Bây giờ muốn cho Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, và nhất là có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức đó hội đủ nhiều điều kiện lắm mà làm cho những người tâm huyết của VN nhìn vào thì sẽ tin tưởng rằng tổ chức ấy sẽ đưa VN đến một chỗ phải ổn định hơn Thái Lan, ổn định hơn Philippines, và Indonesia, còn nếu như không thì cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi chứ trong thực tế không thể thành công được.”
Linh mục Nguyễn văn Lý do bị sống trong nhà tù CS nhiều năm, đã thấm mệt, và chỉ được đọc, xem, báo chí, truyền hình Việt Cộng, không nắm vững tình hình thực tế nên có thể bị ảnh hưởng không ít thì nhiều vào những tuyên truyền một chiều khi cho rằng đất nước ngày nay dưới sự lãnh đạo của cộng sản đã có một vai trò xứng đáng trong khu vực Châu Á. Và ông còn đề nghị nếu không tìm được tổ chức nào hay hơn thì hãy để đảng cộng sản tiếp tục lãnh đạo dân tộc. Quan điểm này khác với quan điểm dứt khoát đầu tiên của linh mục, quan điểm đã khiến linh mục phải vào nhà tù cộng sản. Đó là “Tự do tôn giáo hay là chết”. Đòi hỏi này ngày nay linh mục Lý vẫn chưa đạt được, Việt Cộng vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo, chiếm đất của nhà thờ. Những sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, Đồng Chiêm vẫn còn mới đó.
Tóm lại, lập trường đấu tranh dứt khoát trước đây của linh mục Nguyễn Văn Lý là điều không ai phủ nhận, nhưng tiếp tục dựa vào ông để lấy sự hướng dẫn đấu tranh trong thời điểm hiện tại là một điều không nên. Tốt nhất hãy để cho linh mục Lý được tạm nghỉ ngơi dưỡng bịnh, hãy để ông có một thời gian “tiếp cận” với thực tế như ông nói. Mọi nỗ lực ôm ngay lấy ông, hay dựa vào đó mà lấy đà phát triển sẽ là những điều quá vội vã. Bởi vì thời đại ngày nay đối với những người thực sự quan tâm đến đấu tranh, mọi sự thay đổi đều có thể được kiểm chứng dễ dàng.
Tuệ Vân
Về Nguồn ( Thơ )
Về Nguồn ( Thơ )
Cuộc đời như đám cá Hồi
Bị xua ra biển nổi trôi xứ người
Phiêu lưu khắp bốn phương trời
Một phần chìm đắm dưới lòng đại dương.
Chết vì hải tặc thảm thương
Chết vì bão tố còn vương ưu phiền
Chết vì đói khát triền miên
Một số may mắn trở thành thuyền nhân.
Phiêu bạt tứ tán khắp nơi
Tha phương cầu thực quên thời khổ đau
Nhà cao cửa rộng sang giàu
Về nguồn tìm lại sắc màu năm xưa !
Quên đi cảnh sống muối dưa
Quên đi tù tội sục sôi căm thù
Quên ngày Quốc Hận tháng Tư
Về nguồn khai thác đầu tư hợp hòa.
Mỗi năm hàng tỷ Đô La
Cá Hồi về đẻ trứng vàng ,mạng vong !
Ra đi Đảng gọi Việt Gian
Trở về được tiếp giàu sang Việt Kiều .
Khi bị bốc lột tiêu điều
Trở ra hải ngoại Việt Kiều,Việt Gian ?
Về nguồn hai tiếng phũ phàng
Mà sao còn kẻ sẳn sàng thiêu thân !!!
Trần Bửu Hạnh
Tháng Tư Mùa Quốc Hận
Cuộc đời như đám cá Hồi
Bị xua ra biển nổi trôi xứ người
Phiêu lưu khắp bốn phương trời
Một phần chìm đắm dưới lòng đại dương.
Chết vì hải tặc thảm thương
Chết vì bão tố còn vương ưu phiền
Chết vì đói khát triền miên
Một số may mắn trở thành thuyền nhân.
Phiêu bạt tứ tán khắp nơi
Tha phương cầu thực quên thời khổ đau
Nhà cao cửa rộng sang giàu
Về nguồn tìm lại sắc màu năm xưa !
Quên đi cảnh sống muối dưa
Quên đi tù tội sục sôi căm thù
Quên ngày Quốc Hận tháng Tư
Về nguồn khai thác đầu tư hợp hòa.
Mỗi năm hàng tỷ Đô La
Cá Hồi về đẻ trứng vàng ,mạng vong !
Ra đi Đảng gọi Việt Gian
Trở về được tiếp giàu sang Việt Kiều .
Khi bị bốc lột tiêu điều
Trở ra hải ngoại Việt Kiều,Việt Gian ?
Về nguồn hai tiếng phũ phàng
Mà sao còn kẻ sẳn sàng thiêu thân !!!
Trần Bửu Hạnh
Tháng Tư Mùa Quốc Hận
Thông Báo Buổi Văn Nghệ Tại NaUy
Thông Báo
Kính gửi quý Cô Bác Anh Chị.
Trước hết xin chân thành cám ơn tất cả quý Cô Bác Anh Chị mọi nơi đã hưởng ứng tiếp tay với chúng tôi để ngăn chận âm mưu "lấp vùng trắng" trong kế hoạch nhuộm đỏ CĐ của nghị quyết 36.
Qua thông tin chúng tôi nhận được và căn cứ vào tờ quảng cáo mới nhất của Thanh Sơn, thì Đàm Vĩnh Hưng đã rút khỏi buổi trình diễn ĐNH 01.04.10. Thay vào đó là một chương trình văn nghệ tâm tình của hai ca sĩ Quang Lê và Như Quỳnh tại địa điểm mới: Oslo Kristne Senter - Kjeller.
Chúng tôi cũng có liên lạc với đài VietnamSydney Úc châu ngày 25.03.10 để biết thực là QL&NQ có đến Na Uy không, nhưng đến nay vẫn chưa có sự trả lời.
Ngoài ra chúng tôi cũng trực tiếp gọi điện thoại đến anh Thanh Sơn nhiều lần nhưng chưa gặp được. Tuy nhiên cũng đã gửi SMS, ca ngợi thiện chí và mong được trao đổi với anh ta để làm sáng tỏ vài vấn đề tạo thuận tiện cho công việc của anh ta, đồng thời tranh thủ anh ta về phía CĐ.
Qua tờ quảng cáo, nguồn thông tin giá trị duy nhất, Thanh Sơn đã quyết định phù hợp với ý nguyện của CĐ và tỏ thiện chí không hợp tác với VC. Do vậy chúng tôi, một số hội đoàn nhận thấy không còn lý do để biểu tình phản đối. Nếu tiếp tục mà không nêu ra được lý do cụ thể nào nữa thì sẽ mất chính nghĩa. Có khi bị kiện vì lý do vu vơ không xác đáng và đánh mất niềm tin nơi đồng bào.
Chúng ta đã thắng là bọn văn nô VC rút tên ra khỏi đại nhạc hội và hy vọng trong tương lai sẽ giảm thiểu loại văn nghệ tuyên truyền "làn sóng xanh" của VC. Tay sai bè lũ thấy được sức mạnh của tập thể, không dễ áp đặt thủ đoạn nhuộm đỏ CĐ. ĐSVC Tạ Văn Thông cũng không dám lên mặt dạy bài học đoàn kết như tay sai Mai Thế Nguyên rêu rao. Trong trường hợp có văn công VC hiện diện, mà lén lút cũng là đã thua cuộc.
Vậy xin gửi thông báo này đến quý vị, CĐNVTN quyết định bãi bỏ cuộc biểu tình ngày 01.04.2010. Mong quý vị ở xa không phải bận tâm đến Oslo tham dự biểu tình.
Kính chúc quý Cô Bác và Anh Chị một lễ Phục Sinh an lành.
Trân trọng.
TM Cộng đồng NVTN/Nauy
Nguyễn Minh Tuấn
Hội trưởng HNVTN Oslo/VĐ
Kính gửi quý Cô Bác Anh Chị.
Trước hết xin chân thành cám ơn tất cả quý Cô Bác Anh Chị mọi nơi đã hưởng ứng tiếp tay với chúng tôi để ngăn chận âm mưu "lấp vùng trắng" trong kế hoạch nhuộm đỏ CĐ của nghị quyết 36.
Qua thông tin chúng tôi nhận được và căn cứ vào tờ quảng cáo mới nhất của Thanh Sơn, thì Đàm Vĩnh Hưng đã rút khỏi buổi trình diễn ĐNH 01.04.10. Thay vào đó là một chương trình văn nghệ tâm tình của hai ca sĩ Quang Lê và Như Quỳnh tại địa điểm mới: Oslo Kristne Senter - Kjeller.
Chúng tôi cũng có liên lạc với đài VietnamSydney Úc châu ngày 25.03.10 để biết thực là QL&NQ có đến Na Uy không, nhưng đến nay vẫn chưa có sự trả lời.
Ngoài ra chúng tôi cũng trực tiếp gọi điện thoại đến anh Thanh Sơn nhiều lần nhưng chưa gặp được. Tuy nhiên cũng đã gửi SMS, ca ngợi thiện chí và mong được trao đổi với anh ta để làm sáng tỏ vài vấn đề tạo thuận tiện cho công việc của anh ta, đồng thời tranh thủ anh ta về phía CĐ.
Qua tờ quảng cáo, nguồn thông tin giá trị duy nhất, Thanh Sơn đã quyết định phù hợp với ý nguyện của CĐ và tỏ thiện chí không hợp tác với VC. Do vậy chúng tôi, một số hội đoàn nhận thấy không còn lý do để biểu tình phản đối. Nếu tiếp tục mà không nêu ra được lý do cụ thể nào nữa thì sẽ mất chính nghĩa. Có khi bị kiện vì lý do vu vơ không xác đáng và đánh mất niềm tin nơi đồng bào.
Chúng ta đã thắng là bọn văn nô VC rút tên ra khỏi đại nhạc hội và hy vọng trong tương lai sẽ giảm thiểu loại văn nghệ tuyên truyền "làn sóng xanh" của VC. Tay sai bè lũ thấy được sức mạnh của tập thể, không dễ áp đặt thủ đoạn nhuộm đỏ CĐ. ĐSVC Tạ Văn Thông cũng không dám lên mặt dạy bài học đoàn kết như tay sai Mai Thế Nguyên rêu rao. Trong trường hợp có văn công VC hiện diện, mà lén lút cũng là đã thua cuộc.
Vậy xin gửi thông báo này đến quý vị, CĐNVTN quyết định bãi bỏ cuộc biểu tình ngày 01.04.2010. Mong quý vị ở xa không phải bận tâm đến Oslo tham dự biểu tình.
Kính chúc quý Cô Bác và Anh Chị một lễ Phục Sinh an lành.
Trân trọng.
TM Cộng đồng NVTN/Nauy
Nguyễn Minh Tuấn
Hội trưởng HNVTN Oslo/VĐ
Abonner på:
Innlegg (Atom)