Luật sư Lê Thị Công Nhân Bị Bệnh Trong Tù.
Nữ Luật Sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân đang bị chứng bệnh mắt và sự đau nhức ở trong tù nhưng không được chữa trị. Trong lần thăm con gái mới đây, bà Trần Thị Lệ cho hay như vậy về tình trạng sức khỏe của nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân đang bị giam giữ tại nhà tù tỉnh Thanh Hóa.
“Khi thăm con gái hồi giữa tháng, con tôi cho biết bị đau nhức rất nhiều và trên mắt có một cái mụn nên tôi rất lo”. Bà Trần Thị Lệ nói với báo Người Việt.
Thỉnh thoảng, theo lời bà Lệ, báo chí trong nước đăng tin cho biết mắt của người ta có cả giun sán lên tới đây vì tình trạng ăn uống mất vệ sinh và kham khổ. Trứng giun trứng sán đi vào máu rồi luân lưu chạy lên tới mắt và phát triển rồi nằm trong một cái bọc ở đó.
“Ðiều này làm cho tôi lo ngại và đã làm đơn xin họ cho con tôi đi ra bệnh viện bên ngoài khám và chữa bệnh”. Bà nói.
L.S Nhân bị chứng viêm mũi mãn tính từ trước khi ở tù nên phải uống thuốc thường xuyên. Bà Lệ vẫn gửi thuốc vào trong tù cho con mỗi khi đi thăm và tiếp tế mỗi tháng một lần.
Theo lời bà Lệ, nhà tù chỉ có một số thuốc chữa trị một vài loại bệnh thông thường chứ không có khả năng và thuốc men chữa trị các chứng bệnh đòi hỏi đến chuyên môn của bác sĩ và thuốc đặc trị, chưa nói tới chuyện cần giải phẫu. Bà cho hay phải chờ xem họ cứu xét lá đơn xin chữa bệnh ra sao và phải mất cả tháng nữa may ra mới biết kết quả. Khi đó, bệnh có thể nặng thêm trong khi thuốc chữa trị không có.
Hiện L.S Nhân đang bị giam chung với khoảng 60 người trong một căn phòng chật hẹp mà mỗi người chỉ được chia cho bề ngang 80cm, chiều dài 2m.
“Bây giờ là mùa nóng, gió Lào thổi rất nóng mà từng ấy con người phải cài vào nhau trong một phòng tù nhỏ như vậy thì phải hiểu là người ta phải chịu đựng như thế nào”. Bà nói.
Khi được hỏi về tình trạng trong tù, bà Lệ cho hay con gái bà chỉ cho biết “vẫn vậy, không có gì thay đổi” và chỉ quan tâm về chuyện bên ngoài. Trước đây, L.S Nhân từng cho hay tất cả các nữ tù đều phải múc nước giếng tắm truồng ở giữa trời bất kể trời nóng gắt mùa Hè hay giá lạnh cắt thịt mùa Ðông.
Luật Sư Lê Thị Công Nhân, năm nay 30 tuổi, bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nứơc” CSVN theo điều 88 của Luật Hình Sự trong khi hiến pháp thì nói người dân có quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội.
Phiên tòa sơ thẩm ngày 11 Tháng Năm 2007 đã kêu án 4 năm tù và ba năm quản chế. Cùng một vụ án, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài bị 5 năm tù và 4 năm quản chế.
Trước sự đả kích mạnh mẽ của thế giới, chế độ Hà Nội đã giảm án tù 1 năm cho mỗi người trong phiên xử phúc thẩm cuối Tháng Mười Một 2007. Các luật sư biện hộ đã nêu ra cho thấy tòa án CSVN đã hoàn toàn vi luật trong thủ tục hình sự tố tụng cũng như các sự gán ghép tội trạng đều khiên cưỡng và hoàn toàn vu cáo. Ðây chỉ là sự dàn dựng để chế độ Hà Nội bỏ tù những ai dám thách đố quyền lực thống trị độc tài của đảng CSVN nên họ sẵn sàng xài luật rừng để đạt điều họ muốn.
Trước khi có phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Tấn Dũng công du Ba Lan (giữa Tháng Chín 2007). Khi bị báo chí nước này chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền và vụ án Lê Thị Công Nhân, Nguyễn tấn Dũng đã nói rằng nếu nước Ba Lan nhận, chế độ Hà Nội cho L.S Nhân đi ngay.
Tuy nhiên, L.S Lê Thị Công Nhân đã cương quyết từ chối. Hơn một lần, Bộ Công An CSVN cử người tới điều đình với L.S Nhân và cả với bà Trần Thị Lệ yêu cầu bà thuyết phục con gái, đề nghị “nhận tội và xin khoan hồng” thì sẽ được trả tự do sớm. Tuy nhiên, L.S Nhân đã cương quyết từ chối.
Trong một lần tiếp xúc với báo Người Việt, bà Lệ cho hay viên chức Bộ Công An CSVN đem đến cả giấy và bút sẵn sàng để bà viết đơn “kiến nghị” thay cho con gái xin “khoan hồng”. Nhưng bà cho hay phải hỏi ý kiến con gái.
Trước khi bị bỏ tù, nữ Luật Sư Lê thị Công Nhân từng tuyên bố sẽ không bao giờ đầu hàng hay thỏa hiệp với một chế độ không tôn trọng quyền làm người của người dân.
Ðược biết, trong các cuộc đối thoại nhân quyền với chế độ Hà Nội, chính phủ Hoa Kỳ cũng như Liên Âu đều coi trường hợp L.M Nguyễn Văn Lý, L.S Lê Thị Công Nhân, L.S Nguyễn Văn Ðài là những trường hợp điển hình và quan tâm hàng đầu đòi phải được trả tự do tức khắc.
Thành Viên
tirsdag 9. juni 2009
Tìm Thấy Xác 2 Ngư Dân Bị Tàu Trung Cộng Ðụng Chết
Tìm Thấy Xác 2 Ngư Dân Bị Tàu Trung Cộng Ðụng Chết.
Vào sáng ngày 5 tháng 6, tin từ trong nước cũng loan báo các ngư dân từ Quảng Ngãi đã vớt được xác của 2 ngư dân trong số những người mất tích sau khi bị một chiếc tàu của Trung cộng đụng chìm trong lúc đang đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa.
Người dân Việt Nam hết sức bất mãn về việc này, trong khi nhà nước Cộng sản Việt Nam thì hoàn toàn yên lặng không dám hé môi dù chỉ một lời để phản đối Trung cộng.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam là Lê Dũng cũng không trả lời các câu hỏi của báo chí về việc này trong buổi họp báo hàng tuần, mà chỉ cho biết cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Cộng sản Việt Nam đang phối hợp với các địa phương tăng cường tổ chức các lớp giảng dạy cho ngư dân về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các nước về vùng được phép khai thác, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung.
Theo Cục trưởng Cục này thì họ đã gửi văn bản đề nghị với các cơ quan chức năng bảo vệ ngư dân khi đánh cá trên vùng biển Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy Hà Nội trả lời. Vì thế sở này chỉ còn có cách hướng dẫn ngư dân của mình thực hiện đúng những quy định của luật pháp Việt Nam về đánh bắt thủy sản trên biển, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình đánh bắt cá của ngư dân địa phương hoạt động trên các vùng biển Việt Nam và có biện pháp giúp đỡ kịp thời khi ngư dân gặp tai nạn trên biển.
Nhiều chủ tàu khai thác hải sản cho biết khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm là chính vụ cá của ngư dân, nhưng hiện nay hàng trăm tàu cá miền Trung đang phải nằm bờ không ra khơi được, gây thiệt hại về thiếu hụt sản lượng và tăng chi phí chờ đến ngày ra khơi.
CBTN-Net
Vào sáng ngày 5 tháng 6, tin từ trong nước cũng loan báo các ngư dân từ Quảng Ngãi đã vớt được xác của 2 ngư dân trong số những người mất tích sau khi bị một chiếc tàu của Trung cộng đụng chìm trong lúc đang đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa.
Người dân Việt Nam hết sức bất mãn về việc này, trong khi nhà nước Cộng sản Việt Nam thì hoàn toàn yên lặng không dám hé môi dù chỉ một lời để phản đối Trung cộng.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam là Lê Dũng cũng không trả lời các câu hỏi của báo chí về việc này trong buổi họp báo hàng tuần, mà chỉ cho biết cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Cộng sản Việt Nam đang phối hợp với các địa phương tăng cường tổ chức các lớp giảng dạy cho ngư dân về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các nước về vùng được phép khai thác, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung.
Theo Cục trưởng Cục này thì họ đã gửi văn bản đề nghị với các cơ quan chức năng bảo vệ ngư dân khi đánh cá trên vùng biển Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy Hà Nội trả lời. Vì thế sở này chỉ còn có cách hướng dẫn ngư dân của mình thực hiện đúng những quy định của luật pháp Việt Nam về đánh bắt thủy sản trên biển, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình đánh bắt cá của ngư dân địa phương hoạt động trên các vùng biển Việt Nam và có biện pháp giúp đỡ kịp thời khi ngư dân gặp tai nạn trên biển.
Nhiều chủ tàu khai thác hải sản cho biết khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm là chính vụ cá của ngư dân, nhưng hiện nay hàng trăm tàu cá miền Trung đang phải nằm bờ không ra khơi được, gây thiệt hại về thiếu hụt sản lượng và tăng chi phí chờ đến ngày ra khơi.
CBTN-Net
TQ Cấm VN Đánh Cá Tới Ngày 1-8-2009
TQ Cấm VN Đánh Cá Tới Ngày 1-8-2009,
Ra Biển Là Đụng Chìm
Lệnh Trung Cộng ngăn cấm ghe tàu VN đánh cá ở Biển Đông đã áp dụng 3 tuần nay, bây giờ Hà nội mới phản ứng.
Sau khi Trung Cộng ra lệnh phong tỏa Biển Đông, buộc tàu cá ngư dân Việt Nam phải nằm bờ cho tới ngày 2-8-2009 mới đi lưới trở lại, và sau vụ nhiều tàu cá VN bị tàu Trung Cộng cố ý đụng chìm.
Bản tin từ thông tấn nhà nứơc TTXVN có bản tin nhan đề “Đề nghị Trung Cộng không cản trở ngư dân VN,” trong đó nói là:
“Bộ Ngoại giao CSVN đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Cộng, đề nghị phía Trung Cộng không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, ngày 7/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Ngày 4/6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Cộng Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Cộng gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.
Hồ Xuân Sơn cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Cộng không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam".
Lê Dũng cho biết Đại sứ Trung Cộng đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam.”
Tuy nhiên, ngành hải sản VN đang cơ nguy dẹp tiệm. Bản tin trên thông tấn quốc nội Vitinfo cho biết là tàu cá ngư dân VN đang nằm đợi đến ngày 02/8 và “Trung Cộng bóp chết ngành hải sản Việt Nam.”
Bản tin VIT kể là, “Lệnh cấm bắt cá của Trung Cộng ở biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến 01/8, thêm vào đó là việc điều các tàu tuần tra tới khu vực này, đã khiến nhiều ngư dân Việt Nam đang trong cảnh nằm bờ.”
Bản tin nhà nước VIT kể lại, trích như sau:
“Trung Cộng thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009. Trước sự việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao, Lê Dũng đã có những phản ứng về lệnh này của Trung Cộng.
Nhưng Trung Cộng vẫn bất chấp trước những phản ứng của Bộ ngoại giao CSVN và ngày 16/05/2009 Trung Cộng điều động tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều động 08 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Cộng tới biển Đông để giám sát ngư trường.
Với những hành động trên của Trung Cộng đã khiến những ngư dân của Việt Nam đang phải neo tàu, treo lưới. Mặc dù đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá.
Theo thông báo của Trung Cộng, thì từ 12h00 ngày 16/5 đến 12h00 ngày 01/8/2009 tất cả các tàu cá Việt Nam đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo này đã làm ngư dân rất bức xúc vì như vậy thì không còn ngư trường để bắt cá nữa. Vì ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Cộng vừa ra thông báo.
Hiện nay có rất nhiều các tàu cá của ngư dân đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, dầu, nước, đá ướp lạnh, v.v... để chuẩn bị cho một chuyến ra khơi, nhưng lại lo ngại trước sự truy đuổi của các tàu tuần tra của Trung Cộng.
Cũng trong tình cảnh "khó làm ăn" nữa của các ngư dân Việt Nam ở phía Nam biển Đông, nơi giáp ranh với biển của Malaysia, trong thời gian 06 tháng đầu năm 2009 đã liên tục xảy ra các vụ tàu cá của Việt Nam bị Malaysia bắt giữ vì bị cho là vi phạm vào lãnh hải của họ.
Theo con số thống kê, trong 06 tháng Malaysia đã bắt giữ 40 tàu cá và 464 ngư dân của Việt Nam, trong đó mỗi ngư dân bị bắt sẽ bị phạt tới 100.000 ringgit, thuyền trưởng bị phạt tới 1 triệu ringgit.”
Việt Báo
Ra Biển Là Đụng Chìm
Lệnh Trung Cộng ngăn cấm ghe tàu VN đánh cá ở Biển Đông đã áp dụng 3 tuần nay, bây giờ Hà nội mới phản ứng.
Sau khi Trung Cộng ra lệnh phong tỏa Biển Đông, buộc tàu cá ngư dân Việt Nam phải nằm bờ cho tới ngày 2-8-2009 mới đi lưới trở lại, và sau vụ nhiều tàu cá VN bị tàu Trung Cộng cố ý đụng chìm.
Bản tin từ thông tấn nhà nứơc TTXVN có bản tin nhan đề “Đề nghị Trung Cộng không cản trở ngư dân VN,” trong đó nói là:
“Bộ Ngoại giao CSVN đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Cộng, đề nghị phía Trung Cộng không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, ngày 7/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Ngày 4/6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Cộng Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Cộng gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.
Hồ Xuân Sơn cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Cộng không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam".
Lê Dũng cho biết Đại sứ Trung Cộng đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam.”
Tuy nhiên, ngành hải sản VN đang cơ nguy dẹp tiệm. Bản tin trên thông tấn quốc nội Vitinfo cho biết là tàu cá ngư dân VN đang nằm đợi đến ngày 02/8 và “Trung Cộng bóp chết ngành hải sản Việt Nam.”
Bản tin VIT kể là, “Lệnh cấm bắt cá của Trung Cộng ở biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến 01/8, thêm vào đó là việc điều các tàu tuần tra tới khu vực này, đã khiến nhiều ngư dân Việt Nam đang trong cảnh nằm bờ.”
Bản tin nhà nước VIT kể lại, trích như sau:
“Trung Cộng thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009. Trước sự việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao, Lê Dũng đã có những phản ứng về lệnh này của Trung Cộng.
Nhưng Trung Cộng vẫn bất chấp trước những phản ứng của Bộ ngoại giao CSVN và ngày 16/05/2009 Trung Cộng điều động tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều động 08 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Cộng tới biển Đông để giám sát ngư trường.
Với những hành động trên của Trung Cộng đã khiến những ngư dân của Việt Nam đang phải neo tàu, treo lưới. Mặc dù đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá.
Theo thông báo của Trung Cộng, thì từ 12h00 ngày 16/5 đến 12h00 ngày 01/8/2009 tất cả các tàu cá Việt Nam đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo này đã làm ngư dân rất bức xúc vì như vậy thì không còn ngư trường để bắt cá nữa. Vì ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Cộng vừa ra thông báo.
Hiện nay có rất nhiều các tàu cá của ngư dân đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, dầu, nước, đá ướp lạnh, v.v... để chuẩn bị cho một chuyến ra khơi, nhưng lại lo ngại trước sự truy đuổi của các tàu tuần tra của Trung Cộng.
Cũng trong tình cảnh "khó làm ăn" nữa của các ngư dân Việt Nam ở phía Nam biển Đông, nơi giáp ranh với biển của Malaysia, trong thời gian 06 tháng đầu năm 2009 đã liên tục xảy ra các vụ tàu cá của Việt Nam bị Malaysia bắt giữ vì bị cho là vi phạm vào lãnh hải của họ.
Theo con số thống kê, trong 06 tháng Malaysia đã bắt giữ 40 tàu cá và 464 ngư dân của Việt Nam, trong đó mỗi ngư dân bị bắt sẽ bị phạt tới 100.000 ringgit, thuyền trưởng bị phạt tới 1 triệu ringgit.”
Việt Báo
Cố (late) Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Pháo thủ Lê Châu Lộc nói chuyện về
Cố (late) Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Pháo thủ Lê Châu Lộc nói chuyện về Cố (late) Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Người viết bài này quen biết pháo thủ Lê Châu Lộc vì vừa là đồng nghiệp pháo thủ vừa cùng chung đơn vị với nhau trong những năm 1956, 57, và 58 tại Bình Thủy Cần Thơ, và Trảng Bàng Tây Ninh.
Anh là một Sĩ quan Pháo binh Việt Nam Cộng Hòa có quá trình phục vụ và thăng tiến khá đặc biệt.
Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 5 - Vì Dân. Học Pháo Binh Tại Trường Pháo Binh Phú Lợi, tu nghiệp pháo binh ở Châlons-sur-Marnes (Pháp) và Fort Sill (Hoa Kỳ), từng là huấn luyện viên ở nhiều Trường Pháo Binh trong nước (Phú Lợi, Dục Mỹ) và ngoài nước (Fort Sill USA).
Đơn vị chiến đấu đầu tiên Anh phục vụ là Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh. Rồi Trường Đại Học Quân Sự, rồi Lữ Đoàn Liên Binh Phủ Tổng Thống.
Cuối năm 1959 Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho đến khi chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1-11-1963.
Rồi Pháo Binh Quân Đoàn III và Trường Pháo Binh.
Anh giải ngũ theo đơn xin năm 1965, thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp Đốc sự khóa 13 và Cao học Hành chánh khóa 5. Nghiên cứu hậu đại h�= �c về Quản Trị Phát Triển Xứ Nghèo tại các trường Đại học London, Oslo, Dublin. Tham quan các hệ thống Phát triển và Phòng vệ tại Do Thái và Ấn Độ. Là giảng viên Trường Quốc Gia Công Tác Xã Hội (Saigon).
Cuối năm 1969 Anh tham gia Liên danh Bông Huệ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền ứng cử vào Thượng Nghị Viện VNCH.
Liên danh Bông Huệ đắc cử. Anh là Nghị sĩ cho đến 30 tháng Tư Đen, 1975.
Ra nước ngoài, trong suốt 23 năm (1975-1998), cựu pháo thủ Lê Châu Lộc hoạt động ở khắp Á, Âu, Phi, Mỹ cho công việc cứu trợ những người chạy giặc Cộng sản, từ Đông Dương tỏa ra khắp thế giới. Anh về hưu năm 1998 và an dưỡng tuổi già tại Hoa Kỳ. Mặc dầu Anh đang hưu trí, người ta vẫn thấy Anh xuất hiện trong các hoạt động truyền thông, xã hội, chính trị khi cái lão và cái bệnh không “hành hạ” Anh quá mức.
Người viết cũng như những ai từng quen biết Anh trong Pháo binh, trong Thượng viện, hoặc ở các lãnh vực hoạt động khác của Anh đều tìm thấy nơi Anh một người bạn, người cộng sự, người chỉ huy vui vẻ, từ tốn, năng động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, có đạo tâm, và đáng tin cậy.
Người viết nghĩ rằng bạn đọc cũng muốn biết nhân vật sẽ “nói” – dù chỉ là một vài lời đơn sơ về Tổng Thống Ngô Đình Diệm – là người thế nào. Lại nghĩ Binh Chủng Pháo Binh VNCH trước kia, có một pháo thủ như thế trong hàng ngũ, hẳn cũng là hảo sự. Vì muốn “tốt đẹp khoe ra” nên đã hơi dài dòng một chút về Anh Lê Châu Lộc.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một con người lịch sử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam, sau chín năm cầm quyền đã bị thảm sát bởi chính kẻ đồng minh Ông tin cậy, bởi chính hàng khanh tướng Ông tạo ra. Khi Ông nằm xuống, những người mưu giết Ông và những kẻ thù ghét Ông đã bêu xấu Ông tàn tệ bằng những điều tiếng bịa đặt bỉ ổi, bằng những sự thật bị bóp méo để chạy tội, để lấp liếm những ý đồ xấu xa, những tâm địa phản phúc.
Đến nay đã 45 năm qua, người đời vẫn còn nhắc tới Ông. Vẫn còn người không ưa, vẫn còn người thương tiếc. Vẫn cỏn lời bôi bác, vẫn còn lời bênh vực. Tuy nhiên những sự thật lịch sử liên quan tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang dần được sáng tỏ nhờ những phát hiện từ nhiều tài liệu được giải mật, từ lời tuyên bố hoặc bài viết của những người phản tỉnh, và tiết lộ của nhiều nhân chứng đáng tin.
Nhà biên khảo Minh Võ đã công phu gom góp rất nhiều những ý kiến trái ngược đó vào một cuốn sách đặc biệt: “Ngô Đình Diệm, lời khen tiếng chê” nhằm trình bày vàng thau trước công luận và trả lại công đạo cho một vị Tổng Thống mà đức hạnh ngời ngời không ai bôi đen được, và mục tiêu chính trị suốt đời chỉ là mưu cầu độc lập, tự chủ cho đất nước, tiến bộ, tự do cho người dân, và an lạc, thịnh vượng cho đời sống.
Đại úy Lê Châu Lộc được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn làm Sĩ quan Tùy viên vào khoảng cuối năm 1959. Trong thời gian ở gần Tổng Thống, chắc chắn Anh thường được chứng kiến sinh hoạt hàng ngày của vị lãnh đạo quốc gia nhưng không thấy Anh viết ra hoặc kể lại. Hình như Anh không muốn dây dưa vào cuộc đôi co về người đã khuất mà Anh rất mực kính trọng.
Đã nhiều lần tôi (người viết bài này – LVT) ngỏ ý muốn được Anh kể cho nghe những mẩu chuyện nhỏ Anh cỏn nhớ được vể Tổng Thống Diệm. Mãi gần đây Anh mới đồng ý.
Trả lời câu hỏi do đâu Anh trở thành Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Diệm, Anh Lộc kể:
Chuyện bắt đầu từ khi Anh còn là trung úy, được đề cử tu nghiệp Pháo Binh tại Pháp quốc và Hoa Kỳ. Sau khi mãn khóa Pháo binh và làm Huấn luyện viên Pháo Binh cho các sĩ quan hiện dịch khóa 13 tại Fort Sill Hoa Kỳ, Trung úy Lộc được thuyên chuyển về Trường Đại Học Quân sự Sài Gòn với nhiệm vụ thu thập, soạn thảo, và phiên dịch các tài liệu liên quan đến Pháo binh để thành lập binh thư cho binh chủng này. Sau đó được thuyên chuyển về Liên Đội Pháo Binh thuộc Lữ Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ và được lệnh trình diện Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Nơi đây đưa Anh đến trình diện Tổng Thống và đích thân Tổng Thống giao cho Anh công tác đi kiểm soát lại các địa mốc ranh giới Việt Miên Lào, từ Mỏ Vẹt Hậu Nghĩa cho đến Ashau Quảng Trị, so sánh chi tiết bản đồ và hiện thực, những chỗ thiếu thì thiết lập lại các mốc bằng ciment.
Trong chương trình phát triển an ninh lãnh thổ, khi tiếp nhận các mật khu của Cộng sản để lại, Tổng Thống đã chỉ thị áp dụng kế hoạch “gắp gai bỏ vào bao tử” bằng cách thiết lập một số tỉnh mới tại những mật khu mà đối phương đã gài cán bộ ở lại cũng như chôn dấu quân dụng trước khi rút ra Bắc. Di một số dân có kinh nghiệm về Cộng sản vào đó, tăng thêm đường xá giao thông để dân chúng di chuyển luôn luôn, có sự hiện diện của dân chúng thì sự có mặt của đối phương sẽ ngày một giảm đi. Trung úy Lộc được trao trách nhiệm thám sát vị trí đặt thị xã cho các tỉnh mới thành lập như Phước Long, Quảng Đức, v.v. Đến tận nơi, chọn lựa, và đề nghị những vị trí thiết lập các cơ sở công quyền, doanh trại quân đội, đường xá trong khu vực, hầu phong tỏa, vô hiệu hóa, và hủy diệt các mật khu của đối phương còn tồn tại. Khi được chấp thuận Trung úy Lộc cùng với các bộ, ngành phóng vị trí, đường xá, v.v.
Cũng trong thời gian này Tổng Thống đã triệu tập một hội nghị gồm 7 Cụ học giả với sự có mặt của Tổng Thống Diệm suốt một ngày Chúa nhật tại dinh Độc lập để bàn và kiếm chữ đặt tên cho mấy tỉnh mới thành lập và thay đổi các tên tỉnh lỵ khAnh có ý nghĩa hay liên hoàn. Phục hồi ngũ Quảng tại miền Nam: Quảng Trị, Quảng Đức (là tên cũ của Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Nghĩa (kiêng tên Ngãi nên đọc nhái là Nghĩa). Bây giờ dùng tên Quảng Đức cho tỉnh mới thành lập giữa Lâm Đồng và Ban Mê Thuột, Quảng Tín chia bớt đất của Quảng Nam.
Sau này mới biết tại sao Trung úy Lộc được gọi trình diện vì theo chỉ thị của Tổng thống, công việc cần một sĩ quan có sức khỏe, biết ngoại ngữ, và giỏi địa hình.
Cuối năm 1959, nhân dịp có hai sĩ quan tùy viên được phép trở về đơn vị theo đơn xin, chính Tổng thống ra lệnh chọn “Anh sĩ quan đen đen ấy”, là Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc, làm Sĩ quan Tùy Viên cho Tổng Thống.
Mời bạn nghe thêm vài mẩu chuyện sau đây:
Về thói quen.
-Tổng Thống có lối sống đơn giản của người độc thân, kê một giường ngủ ngay cạnh văn phòng, và Tổng Thống thường ngủ tại đó. Sáng sáng Tổng Thống tham dự thánh lễ.
Về tiền bạc.
-Tiền lương hàng tháng của Tổng Thống thì Ô. Võ Văn Hải, Bí thư đặc biệt của Tổng Thống lĩnh tiền và giữ. Tiền này thường được chi dùng cho các dịch vụ như trả tiền cơm cho Tổng thống, bà bếp đi chợ nấu ăn cho Tổng Thống và các nhân viên như: Ô Hải, các SQ tùy viên có mặt, v.v., thêm 50 đồng/ngày, và là tiền ủy lạo mỗi khi đi công cán, tặng cho binh sĩ, đơn vị và dân nghèo.
-Về ăn uống
Thực đơn của bữa điểm tâm thường là cháo trắng, hột vịt muối hay cá kho và dưa món. Bữa trưa cũng chỉ là vài cái bắp luộc với tô nước trà bự rót nước nổi bọt, xong nghỉ ngơi độ nửa giờ. Buổi tối bữa ăn nhiều chuẩn bị hơn, cố nhiên là món miền Trung, họ hàng ở Huế vẫn thường gửi đồ ăn vào cho Tổng Thống như cá kho, … Bữa ăn tối nếu có người trong gia đình như các bà chị, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thì không khí vui vẻ hơn.
Hôm nào buổi tối có dạ tiệc thết khách thì cố nhiên phải chuẩn bị thực đơn tương xứng, tuy nhiên vẫn có thức ăn thanh đạm riêng dành cho Tổng Thống được mang thêm ra.
Trang phục.
-Quần áo của Tổng Thống do tiệm may Chya đường Lê Thánh Tôn phụ trách và cung cấp, hàng ngày Ông Ẩn lo quần áo. Không có khách thì mặc khăn đống áo dài. Nếu có khách thì Ông Ẩn nhắc và chuẩn bị cho Tổng Thống.
Công việc.
Mỗi sáng Tổng Thống nghe Sĩ quan Tùy viên trình đọc thời khóa biểu trong ngày. Bác sĩ Bùi Kiện Tín thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Tổng Thống.
Công việc thì do Ông Võ Văn Hải hay Ông Trần Sử trình, hay nếu quan trọng hơn thì chính Ông Phó Đổng lý Đoàn Thêm hay Ông Đổng lý Quách Tòng Đức, hay đích thân các Ông Bộ trưởng trình bầy. Tình hình Quân sự trong đêm là phần của Tham Mưu Biệt bộ.
Vi hành.
Tổng Thống thường hay ra lệnh đột ngột đi thăm dân cho biết sự tình, đến các chợ, chùa, nhà thờ xóm đạo để tự tìm hiểu tình hình. Có những chuyến thăm Đô Thành mà không có Đô Trưởng tháp tùng.
Một lần năm 1962 sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai Tổng Thống thức dậy lúc 5 giờ sáng, gọi Anh Lê Châu Lộc và tỏ ý muốn đến thăm Chùa Ấn Quang để cám ơn quí vị trụ trì đã tham dự cuộc bầu cử vừa qua. Tổng Thống muốn cuộc đi thăm này “không chính thức, tự nhiên, đơn giản, và thân mật”.
Tổng Thống muốn đi sớm để tránh nạn kẹt xe cho Đô Thành. Tổng Thống chỉ thị cho Lộc “Anh lái xe, một xe theo sau là đủ rồi”. Cố nhiên vì an ninh cho Tổng Thống, Đại úy Lộc phải chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm an toàn cho Tổng Thống.
Đoàn xe đến chùa có xe Cảnh sát Đô Thành đi đầu không đèn chớp, không còi hụ, tiếp theo là xe Tổng Thống, có Tham Mưu Biệt Bộ và Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc, sau cùng là xe hộ tống.
Đến Chùa thì thấy các thầy đã xếp hàng nghênh đón hai bên từ cổng vào.
Tổng Thống ngạc nhiên về sự tiếp đón này và vào trước cửa thiền viện ngỏ lời cám ơn, thăm hỏi các tăng ni hiện diện.
Tổng Thống quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ của đạo, muốn hệ thống hóa thành một tổ chức qui củ, phát triển hữu hiệu. Nhân dịp, hòa thượng Thích Quảng Liên đến chào Tổng Thống và cám ơn vì đã được Tổng Thống đặc biệt gửi đi học Tiến Sĩ Giáo dục tại Michigan State University. (Thượng tọa sau này làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Cầu Ông Lãnh Sài Gòn).
Một hòa thượng khác nói với Tổng Thống: ”Chúng tôi buồn Tổng Thống!.
Tổng Thống quay lại hỏi:"Chuyện chi mà buồn”.
Hòa thượng nói: Tổng Thống có tin vui mà không chia sẻ cho mọi người, chúng tôi còn biết năm 1959 Tổng Thống đã dành tiền thưởng 10.000.00 của Tổng Thống khi đoạt giải Massasay làm qùa tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tổng Thống chậm rãi giải thích: ”Ừ, tôi đâu có dùng tiền nên biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma xử dụng vào việc cần”.
Có những việc Tổng Thống đã làm trong kín nhiệm, chính Tổng Thống muốn như vậy.
Thế có bao giờ Tổng Thống tỏ ra không bằng lòng không?.
Có chứ giận dữ là đàng khác. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường, khi đáp xuống phi trường thì đã có dân chúng đứng chờ đón Tổng Thống, nhưng vì thấy chung quanh toàn lá cờ Công Giáo La Mả, Tổng Thống lệnh không xuống quay trở về Sài Gòn. Tổng thống giận cầm cây cane dộng xuống sàn máy bay rầm rầm và nói: ”Đây đâu có phải Vatican?”.
Tuy nhiên chỉ ít phút sau, Ông Tỉnh Trưởng nhận lỗi vì không kiểm sóat nên sự việc đã xẩy ra, 15 phút sau các lá cờ Công giáo La Mã được thay thế bằng lá cờ quốc gia, cũng như biết dân chúng đã đứng chờ đón Tổng Thống từ sáng sớm nên Tổng Thống đã hết giận và xuống máy bay.
Lần thứ hai cũng lá cờ, Tổng Thống đi qua đường Võ Tánh Phú Nhuận, có một cơ sở treo một lá cờ quốc gia quá cũ và rách, Tổng Thống lệnh mời Thiếu tá Xích Tỉnh trưởng Gia Định gập Tổng Thống.
Khi trình diện Tổng Thống chỉ thị phải huấn luyện để người dân biết tôn trọng lá quôc kỳ, không thể treo quốc kỳ cũ và rách.
Lần thứ ba Tổng Thống nhìn thấy một bức hình chụp ngoài Vũng Tầu bức hình tượng Phật ngồi rất đẹp mắt trong một tờ báo ngoại quốc, chung quanh toàn là cờ Phật giáo, không có một lá cờ quốc gia nào. Tổng Thống biên một cái note cho Ông Quách Tòng Đức nói đại ý, trong bất cứ chổ nào đều phải có cờ quốc gia kể cả Chùa, Nhà thờ tôn giáo, nhưng không chưng cờ tôn giáo ngoài khu vực chùa chiền, nhà thờ.
Việc treo cờ phải theo qui luật quốc gia. Việc này Ông Quách Tòng Đức chưa chỉ thị thi hành thì biến cố Miện Trung bùng nổ.
Thế còn sở thích?
Tổng Thống thích đọc sách. Ngày nào Tổng Thống cũng đọc sách báo trước bữa ăn sáng, nhất là các sách photography và Reader’s digest.
Tổng Thống thích chụp hình. Tổng Thống có một bộ collection máy chụp hình. Sau này Tổng Thống thích xử dụng máy chụp hình Polaroid, có thể lấy hình sau mấy phút...
Mỗi khi đi kinh lý, Tổng Thống đều dặn nhớ mang theo máy chụp hình. Có những lần chính Tổng Thống đã chụp hình cho các quân nhân, và cho họ những tấm hình đó để làm kỷ niệm.
Tổng Thống nhìn anh em quân nhân vui thì Tổng Thống thích lắm.
Tổng Thống củng mê kiến trúc, Tổng Thống hay đàm đạo với Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhất là thời gian sửa dinh Độc Lập. Có khi nói chuyện qua đêm về kiến trúc.
Tổng Thống thích đi thăm mấy con ngựa. Thỉnh thoảng sau bữa cơm tối, Tổng Thống đi ủng rồi rủ sĩ quan tùy viên đi thăm mấy con ngựa ở phía sau dinh độc lập. Tổng thống vuốt ve mấy con thú vật, đưa tay về phía sau, sĩ quan tùy viện biết là Tổng Thống đang cần đồ ăn cho ngưa, sĩ quan tùy viên bỏ vào tay Tổng Thống vài cục đường, xong Tổng thổng cho ngựa ăn, những lúc như vậy thấy vẻ mặt vui hiện rõ.
-Đừng nghĩ rằng Tổng Thống không biết sự thật, thường bị các nhân viên chung quan lường gạt để thủ lợi. Tổng thống đã dùng những chuyến đi thị sát để tìm hiểu sự tình, thăm dò tin tức giá cả qua bà bếp, nhân viên của nhà may Chya v.v.
Có một lần đi thăm Ấp chiến lược miền Tây, Tổng thống đã đổi lộ trình và đến thăm một nơi công tác đang còn dang dở. Tổng Thống nhìn thấy nỗi lo âu của anh Quân trưởng, đã an ủi rằng ”chưa xong hả, cần thêm thời giờ ? Trình cho Ông Tỉnh Trưởng hay.”.
Lần nữa chính Tổng Thống đã chữa lại cho đúng lời Ông Đô trưởng định giá vật dụng 4 đồng trong khi người bán hàng nói với Tổng Thống 8 đồng.
Về chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là điều Tổng Thống tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ. Chính Tổng Thống đã biểu lộ ý chí đó bằng lời nói với Ông Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge khi Ông Lodge ngỏ ý đề nghị Tổng Thống thay đổi nhân sự trong guống máy của chính quyền: “Xin Ông Đại sứ biết rằng Ông Đại sứ đang đứng trước mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa”.
Tổng Thống cũng biết nếu cần nhờ vả và làm theo lời của Ông Đại sứ thì chắc chắn Tổng Thống đã có được sự đảm bảo an ninh cho Tổng Thống và người thân. Nhưng Tổng Thống đã dứt khoát từ chối xử dụng lối giải quyết như vậy. Tổng Thống không sợ.
Tổng Thống Diệm không muốn quân đội nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ của mình. Chấp nhận như vậy thì chúng ta đâu còn chính nghĩa, làm sao đối đầu được với đối phương đã luôn tìm cách nói xấu mà lại thêm gian manh, nên Việt Nam đã có cuộc đảo chính và lật đổ Tổng Thống Diệm.
Tổng thống đã cảm thấy trước ý đồ của chính phủ Hoa Kỳ ngay lúc Hoa Kỳ bằng lòng trung lập vùng Đông Nam Á theo đòi hỏi của Trung Cộng, nên nhất quyết không ủng hộ thể chế trung lập tại Lào, điều này đã làm xáo trộn chương trình và kế hoạch của Chính phủ Hoa kỳ tại Đông Nam Á. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mất mặt và người trách nhiệm cố tình trả thù Tổng Thống Diệm bằng cách gởi về Hoa Thịnh Đốn những tờ trình ngụy tạo tình hình Việt Nam đặt chính phủ Hoa Kỳ vào cái thế phải quyết định thay thế Tổng Thống Diệm.
Vụ đảo chính tháng 11- 1963 được Mỹ bật đèn xanh. Và những kẻ nhận tiền làm đảo chánh đã giết hai Ông Diệm, Nhu vì sợ hậu họa.
Về Quân Đội.
Với Quân đội, Tổng Thống Diệm đã hết lòng lo lắng. Việc gửi Trung tá Nguyễn Văn Thiệu đi tham quan các trường Võ Bị Westpoint của Hoa Kỳ, Saint Cyr của Pháp và Trường Võ Bị của Anh quốc, là bước đầu trong ý định của Tổng Thống muốn xây dựng một Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (tại Dalat) mà khi tốt nghiệp, các tân Sĩ quan có trình độ và bằng cấp tương đương 4 năm đại học với kiến thức quân sự hiện đại, vững vàng. Tổng Thổng đã từng vào trường Võ Bị Quốc Gia ăn sáng với các Sinh Viên Sĩ quan khi có dịp ghé qua Đà Lạt. Tổng Thống cũng làm những cải tổ như vậy cho các trường Quốc Gia Hành Chánh và Học Viện Cảnh Sát.
Tổng Thống không chấp nhận việc Quân đội đánh lộn nhau như trong biến cố 1960 hay cuộc đảo chính 1963. Tổng Thống đã bị thảm sát trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu với ý định trao quyền hành cho Quân Đội, sau khi từ chối đi lên Cao nguyên lánh nạn đế phục hồi quyền lực dẹp đảo chính, và từ chối đề nghị xử dụng Lữ Đoàn Phòng Vệ phản công bắt các Sĩ quan trong lực lượng đảo chánh tại Bộ Tổng Tham Mưu gần Tân Sơn Nhất.
Tổng Thống Diệm không chủ trương thăng cấp bừa bãi. Ông muốn duy trì một Quân Đội có khả năng, thực lực, đáng tự hào. Quân nhân phải có trình độ tri thức, kinh nghiệm chỉ huy, tham mưu và chiến công trận mạc xứng đáng với cấp bậc mình nhận lãnh. Điều này đã làm cho một số sĩ quan bất mãn manh tâm tạo phản.
Với Tổng Thống Diệm không có việc “ở lâu thành lão làng”. Sĩ quan chỉ có trình độ tiểu học mà đeo sao làm tướng chắc chắn làm giảm uy tín và năng lực của Quân Đội.
Nói thế có nghĩa là Tổng Thống Diệm không sai sót, lỗi lầm gì sao ?
Là người ai chẳng có lỗi lầm, sai sót. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống Diệm quá hiền từ, nên đã có những người lợi dụng điều đó để mưu tư lợi. Nếu có trách thì trách những “nịnh thần” lợi dụng vị thế một thời được Tổng Thống tin cẩn, đã bày đặt ra chung quanh Tổng Thống những hình thức tiếp xúc phong kiến lỗi thời, ví dụ vào gặp Tổng Thống phải xưng hô Cụ - con, khi cáo từ phải đi dật lùi ra cửa. Cũng có người đã trông thấy có kẻ qùy, lạy Tổng Thống trong dịp lễ, Tết trong khi Tổng Thống thẹn đỏ mặt, ngượng nghịu, lúng túng nói không ra lời.
Trên đây là những mẩu truyện thật về Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Pháo thủ Lê Châu Lộc, Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống kể theo những gì mắt thấy, tai nghe. Người viết ghi lại để những ai quan tâm tìm hiểu về Tổng Thống Diệm có tài liệu đọc thêm hoặc tùy nghi xử dụng.
Anh Lộc
Cám ơn Anh đã chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe lúc Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đọc những trang giấy này cũng đã giúp chúng tôi xét lại nhiều vấn đề. Lúc nào Anh cũng giữ đúng tư cách của người Pháo Thủ đại diện cho binh chủng có gần một trăm ngàn người phục vụ dưới cờ: binh chủng Pháo Binh.
Chúng tôi hãnh diện vì Anh.
Cố (late) Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Pháo thủ Lê Châu Lộc nói chuyện về Cố (late) Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Người viết bài này quen biết pháo thủ Lê Châu Lộc vì vừa là đồng nghiệp pháo thủ vừa cùng chung đơn vị với nhau trong những năm 1956, 57, và 58 tại Bình Thủy Cần Thơ, và Trảng Bàng Tây Ninh.
Anh là một Sĩ quan Pháo binh Việt Nam Cộng Hòa có quá trình phục vụ và thăng tiến khá đặc biệt.
Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 5 - Vì Dân. Học Pháo Binh Tại Trường Pháo Binh Phú Lợi, tu nghiệp pháo binh ở Châlons-sur-Marnes (Pháp) và Fort Sill (Hoa Kỳ), từng là huấn luyện viên ở nhiều Trường Pháo Binh trong nước (Phú Lợi, Dục Mỹ) và ngoài nước (Fort Sill USA).
Đơn vị chiến đấu đầu tiên Anh phục vụ là Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh. Rồi Trường Đại Học Quân Sự, rồi Lữ Đoàn Liên Binh Phủ Tổng Thống.
Cuối năm 1959 Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho đến khi chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1-11-1963.
Rồi Pháo Binh Quân Đoàn III và Trường Pháo Binh.
Anh giải ngũ theo đơn xin năm 1965, thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp Đốc sự khóa 13 và Cao học Hành chánh khóa 5. Nghiên cứu hậu đại h�= �c về Quản Trị Phát Triển Xứ Nghèo tại các trường Đại học London, Oslo, Dublin. Tham quan các hệ thống Phát triển và Phòng vệ tại Do Thái và Ấn Độ. Là giảng viên Trường Quốc Gia Công Tác Xã Hội (Saigon).
Cuối năm 1969 Anh tham gia Liên danh Bông Huệ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền ứng cử vào Thượng Nghị Viện VNCH.
Liên danh Bông Huệ đắc cử. Anh là Nghị sĩ cho đến 30 tháng Tư Đen, 1975.
Ra nước ngoài, trong suốt 23 năm (1975-1998), cựu pháo thủ Lê Châu Lộc hoạt động ở khắp Á, Âu, Phi, Mỹ cho công việc cứu trợ những người chạy giặc Cộng sản, từ Đông Dương tỏa ra khắp thế giới. Anh về hưu năm 1998 và an dưỡng tuổi già tại Hoa Kỳ. Mặc dầu Anh đang hưu trí, người ta vẫn thấy Anh xuất hiện trong các hoạt động truyền thông, xã hội, chính trị khi cái lão và cái bệnh không “hành hạ” Anh quá mức.
Người viết cũng như những ai từng quen biết Anh trong Pháo binh, trong Thượng viện, hoặc ở các lãnh vực hoạt động khác của Anh đều tìm thấy nơi Anh một người bạn, người cộng sự, người chỉ huy vui vẻ, từ tốn, năng động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, có đạo tâm, và đáng tin cậy.
Người viết nghĩ rằng bạn đọc cũng muốn biết nhân vật sẽ “nói” – dù chỉ là một vài lời đơn sơ về Tổng Thống Ngô Đình Diệm – là người thế nào. Lại nghĩ Binh Chủng Pháo Binh VNCH trước kia, có một pháo thủ như thế trong hàng ngũ, hẳn cũng là hảo sự. Vì muốn “tốt đẹp khoe ra” nên đã hơi dài dòng một chút về Anh Lê Châu Lộc.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một con người lịch sử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam, sau chín năm cầm quyền đã bị thảm sát bởi chính kẻ đồng minh Ông tin cậy, bởi chính hàng khanh tướng Ông tạo ra. Khi Ông nằm xuống, những người mưu giết Ông và những kẻ thù ghét Ông đã bêu xấu Ông tàn tệ bằng những điều tiếng bịa đặt bỉ ổi, bằng những sự thật bị bóp méo để chạy tội, để lấp liếm những ý đồ xấu xa, những tâm địa phản phúc.
Đến nay đã 45 năm qua, người đời vẫn còn nhắc tới Ông. Vẫn còn người không ưa, vẫn còn người thương tiếc. Vẫn cỏn lời bôi bác, vẫn còn lời bênh vực. Tuy nhiên những sự thật lịch sử liên quan tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang dần được sáng tỏ nhờ những phát hiện từ nhiều tài liệu được giải mật, từ lời tuyên bố hoặc bài viết của những người phản tỉnh, và tiết lộ của nhiều nhân chứng đáng tin.
Nhà biên khảo Minh Võ đã công phu gom góp rất nhiều những ý kiến trái ngược đó vào một cuốn sách đặc biệt: “Ngô Đình Diệm, lời khen tiếng chê” nhằm trình bày vàng thau trước công luận và trả lại công đạo cho một vị Tổng Thống mà đức hạnh ngời ngời không ai bôi đen được, và mục tiêu chính trị suốt đời chỉ là mưu cầu độc lập, tự chủ cho đất nước, tiến bộ, tự do cho người dân, và an lạc, thịnh vượng cho đời sống.
Đại úy Lê Châu Lộc được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn làm Sĩ quan Tùy viên vào khoảng cuối năm 1959. Trong thời gian ở gần Tổng Thống, chắc chắn Anh thường được chứng kiến sinh hoạt hàng ngày của vị lãnh đạo quốc gia nhưng không thấy Anh viết ra hoặc kể lại. Hình như Anh không muốn dây dưa vào cuộc đôi co về người đã khuất mà Anh rất mực kính trọng.
Đã nhiều lần tôi (người viết bài này – LVT) ngỏ ý muốn được Anh kể cho nghe những mẩu chuyện nhỏ Anh cỏn nhớ được vể Tổng Thống Diệm. Mãi gần đây Anh mới đồng ý.
Trả lời câu hỏi do đâu Anh trở thành Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Diệm, Anh Lộc kể:
Chuyện bắt đầu từ khi Anh còn là trung úy, được đề cử tu nghiệp Pháo Binh tại Pháp quốc và Hoa Kỳ. Sau khi mãn khóa Pháo binh và làm Huấn luyện viên Pháo Binh cho các sĩ quan hiện dịch khóa 13 tại Fort Sill Hoa Kỳ, Trung úy Lộc được thuyên chuyển về Trường Đại Học Quân sự Sài Gòn với nhiệm vụ thu thập, soạn thảo, và phiên dịch các tài liệu liên quan đến Pháo binh để thành lập binh thư cho binh chủng này. Sau đó được thuyên chuyển về Liên Đội Pháo Binh thuộc Lữ Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ và được lệnh trình diện Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Nơi đây đưa Anh đến trình diện Tổng Thống và đích thân Tổng Thống giao cho Anh công tác đi kiểm soát lại các địa mốc ranh giới Việt Miên Lào, từ Mỏ Vẹt Hậu Nghĩa cho đến Ashau Quảng Trị, so sánh chi tiết bản đồ và hiện thực, những chỗ thiếu thì thiết lập lại các mốc bằng ciment.
Trong chương trình phát triển an ninh lãnh thổ, khi tiếp nhận các mật khu của Cộng sản để lại, Tổng Thống đã chỉ thị áp dụng kế hoạch “gắp gai bỏ vào bao tử” bằng cách thiết lập một số tỉnh mới tại những mật khu mà đối phương đã gài cán bộ ở lại cũng như chôn dấu quân dụng trước khi rút ra Bắc. Di một số dân có kinh nghiệm về Cộng sản vào đó, tăng thêm đường xá giao thông để dân chúng di chuyển luôn luôn, có sự hiện diện của dân chúng thì sự có mặt của đối phương sẽ ngày một giảm đi. Trung úy Lộc được trao trách nhiệm thám sát vị trí đặt thị xã cho các tỉnh mới thành lập như Phước Long, Quảng Đức, v.v. Đến tận nơi, chọn lựa, và đề nghị những vị trí thiết lập các cơ sở công quyền, doanh trại quân đội, đường xá trong khu vực, hầu phong tỏa, vô hiệu hóa, và hủy diệt các mật khu của đối phương còn tồn tại. Khi được chấp thuận Trung úy Lộc cùng với các bộ, ngành phóng vị trí, đường xá, v.v.
Cũng trong thời gian này Tổng Thống đã triệu tập một hội nghị gồm 7 Cụ học giả với sự có mặt của Tổng Thống Diệm suốt một ngày Chúa nhật tại dinh Độc lập để bàn và kiếm chữ đặt tên cho mấy tỉnh mới thành lập và thay đổi các tên tỉnh lỵ khAnh có ý nghĩa hay liên hoàn. Phục hồi ngũ Quảng tại miền Nam: Quảng Trị, Quảng Đức (là tên cũ của Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Nghĩa (kiêng tên Ngãi nên đọc nhái là Nghĩa). Bây giờ dùng tên Quảng Đức cho tỉnh mới thành lập giữa Lâm Đồng và Ban Mê Thuột, Quảng Tín chia bớt đất của Quảng Nam.
Sau này mới biết tại sao Trung úy Lộc được gọi trình diện vì theo chỉ thị của Tổng thống, công việc cần một sĩ quan có sức khỏe, biết ngoại ngữ, và giỏi địa hình.
Cuối năm 1959, nhân dịp có hai sĩ quan tùy viên được phép trở về đơn vị theo đơn xin, chính Tổng thống ra lệnh chọn “Anh sĩ quan đen đen ấy”, là Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc, làm Sĩ quan Tùy Viên cho Tổng Thống.
Mời bạn nghe thêm vài mẩu chuyện sau đây:
Về thói quen.
-Tổng Thống có lối sống đơn giản của người độc thân, kê một giường ngủ ngay cạnh văn phòng, và Tổng Thống thường ngủ tại đó. Sáng sáng Tổng Thống tham dự thánh lễ.
Về tiền bạc.
-Tiền lương hàng tháng của Tổng Thống thì Ô. Võ Văn Hải, Bí thư đặc biệt của Tổng Thống lĩnh tiền và giữ. Tiền này thường được chi dùng cho các dịch vụ như trả tiền cơm cho Tổng thống, bà bếp đi chợ nấu ăn cho Tổng Thống và các nhân viên như: Ô Hải, các SQ tùy viên có mặt, v.v., thêm 50 đồng/ngày, và là tiền ủy lạo mỗi khi đi công cán, tặng cho binh sĩ, đơn vị và dân nghèo.
-Về ăn uống
Thực đơn của bữa điểm tâm thường là cháo trắng, hột vịt muối hay cá kho và dưa món. Bữa trưa cũng chỉ là vài cái bắp luộc với tô nước trà bự rót nước nổi bọt, xong nghỉ ngơi độ nửa giờ. Buổi tối bữa ăn nhiều chuẩn bị hơn, cố nhiên là món miền Trung, họ hàng ở Huế vẫn thường gửi đồ ăn vào cho Tổng Thống như cá kho, … Bữa ăn tối nếu có người trong gia đình như các bà chị, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thì không khí vui vẻ hơn.
Hôm nào buổi tối có dạ tiệc thết khách thì cố nhiên phải chuẩn bị thực đơn tương xứng, tuy nhiên vẫn có thức ăn thanh đạm riêng dành cho Tổng Thống được mang thêm ra.
Trang phục.
-Quần áo của Tổng Thống do tiệm may Chya đường Lê Thánh Tôn phụ trách và cung cấp, hàng ngày Ông Ẩn lo quần áo. Không có khách thì mặc khăn đống áo dài. Nếu có khách thì Ông Ẩn nhắc và chuẩn bị cho Tổng Thống.
Công việc.
Mỗi sáng Tổng Thống nghe Sĩ quan Tùy viên trình đọc thời khóa biểu trong ngày. Bác sĩ Bùi Kiện Tín thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Tổng Thống.
Công việc thì do Ông Võ Văn Hải hay Ông Trần Sử trình, hay nếu quan trọng hơn thì chính Ông Phó Đổng lý Đoàn Thêm hay Ông Đổng lý Quách Tòng Đức, hay đích thân các Ông Bộ trưởng trình bầy. Tình hình Quân sự trong đêm là phần của Tham Mưu Biệt bộ.
Vi hành.
Tổng Thống thường hay ra lệnh đột ngột đi thăm dân cho biết sự tình, đến các chợ, chùa, nhà thờ xóm đạo để tự tìm hiểu tình hình. Có những chuyến thăm Đô Thành mà không có Đô Trưởng tháp tùng.
Một lần năm 1962 sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai Tổng Thống thức dậy lúc 5 giờ sáng, gọi Anh Lê Châu Lộc và tỏ ý muốn đến thăm Chùa Ấn Quang để cám ơn quí vị trụ trì đã tham dự cuộc bầu cử vừa qua. Tổng Thống muốn cuộc đi thăm này “không chính thức, tự nhiên, đơn giản, và thân mật”.
Tổng Thống muốn đi sớm để tránh nạn kẹt xe cho Đô Thành. Tổng Thống chỉ thị cho Lộc “Anh lái xe, một xe theo sau là đủ rồi”. Cố nhiên vì an ninh cho Tổng Thống, Đại úy Lộc phải chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm an toàn cho Tổng Thống.
Đoàn xe đến chùa có xe Cảnh sát Đô Thành đi đầu không đèn chớp, không còi hụ, tiếp theo là xe Tổng Thống, có Tham Mưu Biệt Bộ và Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc, sau cùng là xe hộ tống.
Đến Chùa thì thấy các thầy đã xếp hàng nghênh đón hai bên từ cổng vào.
Tổng Thống ngạc nhiên về sự tiếp đón này và vào trước cửa thiền viện ngỏ lời cám ơn, thăm hỏi các tăng ni hiện diện.
Tổng Thống quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ của đạo, muốn hệ thống hóa thành một tổ chức qui củ, phát triển hữu hiệu. Nhân dịp, hòa thượng Thích Quảng Liên đến chào Tổng Thống và cám ơn vì đã được Tổng Thống đặc biệt gửi đi học Tiến Sĩ Giáo dục tại Michigan State University. (Thượng tọa sau này làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Cầu Ông Lãnh Sài Gòn).
Một hòa thượng khác nói với Tổng Thống: ”Chúng tôi buồn Tổng Thống!.
Tổng Thống quay lại hỏi:"Chuyện chi mà buồn”.
Hòa thượng nói: Tổng Thống có tin vui mà không chia sẻ cho mọi người, chúng tôi còn biết năm 1959 Tổng Thống đã dành tiền thưởng 10.000.00 của Tổng Thống khi đoạt giải Massasay làm qùa tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tổng Thống chậm rãi giải thích: ”Ừ, tôi đâu có dùng tiền nên biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma xử dụng vào việc cần”.
Có những việc Tổng Thống đã làm trong kín nhiệm, chính Tổng Thống muốn như vậy.
Thế có bao giờ Tổng Thống tỏ ra không bằng lòng không?.
Có chứ giận dữ là đàng khác. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường, khi đáp xuống phi trường thì đã có dân chúng đứng chờ đón Tổng Thống, nhưng vì thấy chung quanh toàn lá cờ Công Giáo La Mả, Tổng Thống lệnh không xuống quay trở về Sài Gòn. Tổng thống giận cầm cây cane dộng xuống sàn máy bay rầm rầm và nói: ”Đây đâu có phải Vatican?”.
Tuy nhiên chỉ ít phút sau, Ông Tỉnh Trưởng nhận lỗi vì không kiểm sóat nên sự việc đã xẩy ra, 15 phút sau các lá cờ Công giáo La Mã được thay thế bằng lá cờ quốc gia, cũng như biết dân chúng đã đứng chờ đón Tổng Thống từ sáng sớm nên Tổng Thống đã hết giận và xuống máy bay.
Lần thứ hai cũng lá cờ, Tổng Thống đi qua đường Võ Tánh Phú Nhuận, có một cơ sở treo một lá cờ quốc gia quá cũ và rách, Tổng Thống lệnh mời Thiếu tá Xích Tỉnh trưởng Gia Định gập Tổng Thống.
Khi trình diện Tổng Thống chỉ thị phải huấn luyện để người dân biết tôn trọng lá quôc kỳ, không thể treo quốc kỳ cũ và rách.
Lần thứ ba Tổng Thống nhìn thấy một bức hình chụp ngoài Vũng Tầu bức hình tượng Phật ngồi rất đẹp mắt trong một tờ báo ngoại quốc, chung quanh toàn là cờ Phật giáo, không có một lá cờ quốc gia nào. Tổng Thống biên một cái note cho Ông Quách Tòng Đức nói đại ý, trong bất cứ chổ nào đều phải có cờ quốc gia kể cả Chùa, Nhà thờ tôn giáo, nhưng không chưng cờ tôn giáo ngoài khu vực chùa chiền, nhà thờ.
Việc treo cờ phải theo qui luật quốc gia. Việc này Ông Quách Tòng Đức chưa chỉ thị thi hành thì biến cố Miện Trung bùng nổ.
Thế còn sở thích?
Tổng Thống thích đọc sách. Ngày nào Tổng Thống cũng đọc sách báo trước bữa ăn sáng, nhất là các sách photography và Reader’s digest.
Tổng Thống thích chụp hình. Tổng Thống có một bộ collection máy chụp hình. Sau này Tổng Thống thích xử dụng máy chụp hình Polaroid, có thể lấy hình sau mấy phút...
Mỗi khi đi kinh lý, Tổng Thống đều dặn nhớ mang theo máy chụp hình. Có những lần chính Tổng Thống đã chụp hình cho các quân nhân, và cho họ những tấm hình đó để làm kỷ niệm.
Tổng Thống nhìn anh em quân nhân vui thì Tổng Thống thích lắm.
Tổng Thống củng mê kiến trúc, Tổng Thống hay đàm đạo với Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhất là thời gian sửa dinh Độc Lập. Có khi nói chuyện qua đêm về kiến trúc.
Tổng Thống thích đi thăm mấy con ngựa. Thỉnh thoảng sau bữa cơm tối, Tổng Thống đi ủng rồi rủ sĩ quan tùy viên đi thăm mấy con ngựa ở phía sau dinh độc lập. Tổng thống vuốt ve mấy con thú vật, đưa tay về phía sau, sĩ quan tùy viện biết là Tổng Thống đang cần đồ ăn cho ngưa, sĩ quan tùy viên bỏ vào tay Tổng Thống vài cục đường, xong Tổng thổng cho ngựa ăn, những lúc như vậy thấy vẻ mặt vui hiện rõ.
-Đừng nghĩ rằng Tổng Thống không biết sự thật, thường bị các nhân viên chung quan lường gạt để thủ lợi. Tổng thống đã dùng những chuyến đi thị sát để tìm hiểu sự tình, thăm dò tin tức giá cả qua bà bếp, nhân viên của nhà may Chya v.v.
Có một lần đi thăm Ấp chiến lược miền Tây, Tổng thống đã đổi lộ trình và đến thăm một nơi công tác đang còn dang dở. Tổng Thống nhìn thấy nỗi lo âu của anh Quân trưởng, đã an ủi rằng ”chưa xong hả, cần thêm thời giờ ? Trình cho Ông Tỉnh Trưởng hay.”.
Lần nữa chính Tổng Thống đã chữa lại cho đúng lời Ông Đô trưởng định giá vật dụng 4 đồng trong khi người bán hàng nói với Tổng Thống 8 đồng.
Về chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là điều Tổng Thống tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ. Chính Tổng Thống đã biểu lộ ý chí đó bằng lời nói với Ông Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge khi Ông Lodge ngỏ ý đề nghị Tổng Thống thay đổi nhân sự trong guống máy của chính quyền: “Xin Ông Đại sứ biết rằng Ông Đại sứ đang đứng trước mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa”.
Tổng Thống cũng biết nếu cần nhờ vả và làm theo lời của Ông Đại sứ thì chắc chắn Tổng Thống đã có được sự đảm bảo an ninh cho Tổng Thống và người thân. Nhưng Tổng Thống đã dứt khoát từ chối xử dụng lối giải quyết như vậy. Tổng Thống không sợ.
Tổng Thống Diệm không muốn quân đội nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ của mình. Chấp nhận như vậy thì chúng ta đâu còn chính nghĩa, làm sao đối đầu được với đối phương đã luôn tìm cách nói xấu mà lại thêm gian manh, nên Việt Nam đã có cuộc đảo chính và lật đổ Tổng Thống Diệm.
Tổng thống đã cảm thấy trước ý đồ của chính phủ Hoa Kỳ ngay lúc Hoa Kỳ bằng lòng trung lập vùng Đông Nam Á theo đòi hỏi của Trung Cộng, nên nhất quyết không ủng hộ thể chế trung lập tại Lào, điều này đã làm xáo trộn chương trình và kế hoạch của Chính phủ Hoa kỳ tại Đông Nam Á. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mất mặt và người trách nhiệm cố tình trả thù Tổng Thống Diệm bằng cách gởi về Hoa Thịnh Đốn những tờ trình ngụy tạo tình hình Việt Nam đặt chính phủ Hoa Kỳ vào cái thế phải quyết định thay thế Tổng Thống Diệm.
Vụ đảo chính tháng 11- 1963 được Mỹ bật đèn xanh. Và những kẻ nhận tiền làm đảo chánh đã giết hai Ông Diệm, Nhu vì sợ hậu họa.
Về Quân Đội.
Với Quân đội, Tổng Thống Diệm đã hết lòng lo lắng. Việc gửi Trung tá Nguyễn Văn Thiệu đi tham quan các trường Võ Bị Westpoint của Hoa Kỳ, Saint Cyr của Pháp và Trường Võ Bị của Anh quốc, là bước đầu trong ý định của Tổng Thống muốn xây dựng một Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (tại Dalat) mà khi tốt nghiệp, các tân Sĩ quan có trình độ và bằng cấp tương đương 4 năm đại học với kiến thức quân sự hiện đại, vững vàng. Tổng Thổng đã từng vào trường Võ Bị Quốc Gia ăn sáng với các Sinh Viên Sĩ quan khi có dịp ghé qua Đà Lạt. Tổng Thống cũng làm những cải tổ như vậy cho các trường Quốc Gia Hành Chánh và Học Viện Cảnh Sát.
Tổng Thống không chấp nhận việc Quân đội đánh lộn nhau như trong biến cố 1960 hay cuộc đảo chính 1963. Tổng Thống đã bị thảm sát trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu với ý định trao quyền hành cho Quân Đội, sau khi từ chối đi lên Cao nguyên lánh nạn đế phục hồi quyền lực dẹp đảo chính, và từ chối đề nghị xử dụng Lữ Đoàn Phòng Vệ phản công bắt các Sĩ quan trong lực lượng đảo chánh tại Bộ Tổng Tham Mưu gần Tân Sơn Nhất.
Tổng Thống Diệm không chủ trương thăng cấp bừa bãi. Ông muốn duy trì một Quân Đội có khả năng, thực lực, đáng tự hào. Quân nhân phải có trình độ tri thức, kinh nghiệm chỉ huy, tham mưu và chiến công trận mạc xứng đáng với cấp bậc mình nhận lãnh. Điều này đã làm cho một số sĩ quan bất mãn manh tâm tạo phản.
Với Tổng Thống Diệm không có việc “ở lâu thành lão làng”. Sĩ quan chỉ có trình độ tiểu học mà đeo sao làm tướng chắc chắn làm giảm uy tín và năng lực của Quân Đội.
Nói thế có nghĩa là Tổng Thống Diệm không sai sót, lỗi lầm gì sao ?
Là người ai chẳng có lỗi lầm, sai sót. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống Diệm quá hiền từ, nên đã có những người lợi dụng điều đó để mưu tư lợi. Nếu có trách thì trách những “nịnh thần” lợi dụng vị thế một thời được Tổng Thống tin cẩn, đã bày đặt ra chung quanh Tổng Thống những hình thức tiếp xúc phong kiến lỗi thời, ví dụ vào gặp Tổng Thống phải xưng hô Cụ - con, khi cáo từ phải đi dật lùi ra cửa. Cũng có người đã trông thấy có kẻ qùy, lạy Tổng Thống trong dịp lễ, Tết trong khi Tổng Thống thẹn đỏ mặt, ngượng nghịu, lúng túng nói không ra lời.
Trên đây là những mẩu truyện thật về Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Pháo thủ Lê Châu Lộc, Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống kể theo những gì mắt thấy, tai nghe. Người viết ghi lại để những ai quan tâm tìm hiểu về Tổng Thống Diệm có tài liệu đọc thêm hoặc tùy nghi xử dụng.
Anh Lộc
Cám ơn Anh đã chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe lúc Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đọc những trang giấy này cũng đã giúp chúng tôi xét lại nhiều vấn đề. Lúc nào Anh cũng giữ đúng tư cách của người Pháo Thủ đại diện cho binh chủng có gần một trăm ngàn người phục vụ dưới cờ: binh chủng Pháo Binh.
Chúng tôi hãnh diện vì Anh.
Hồi Chuông Thức Tỉnh
Hồi Chuông Thức Tỉnh.
Kể từ sau hiệp định Genève 1954 cho tới nay, hơn nửa thế kỷ qua Cộng sản Việt Nam đã xử dụng bạo lực và cai trị dân bằng bao tử để củng cố quyền lực. Chính sách tem phiếu hộ khẩu là một hình thức kiểm soát bao tử ép người dân phải nô lệ nhà nước từng giọt dầu, từng hạt muối, từng thước vải đã làm thui chột tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vùng lên của con người. Một nhà cầm quyền có trách nhiệm phải biết vun bồi tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vươn lên trong lòng dân vì đây là vũ khí quan trọng để chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tội ác lớn của Cộng sản Việt Nam là đã làm thui chột tinh thần trên đã được cha ông ta dày công vun bồi suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Lời kêu gọi “Một tháng biểu tình tại gia để chống việc lấy Vàng tức dân tộc đổi Nhôm nước ngoài” của Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng không đi ngoài mục đích kêu gọi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy làm sống dậy trong tâm hồn mình tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vùng lên trước hiểm họa đất nước sắp rơi vào vòng kim cô nô lệ giặc Tầu.
Hòa thượng Thích Quảng Độ không làm chính trị. Ngài đang làm tròn bổn phận của một công dân gương mẫu, trước hiểm họa sơn hà nguy biến phải lên tiếng đấu tranh sao cho phù hợp với hoàn cảnh bị giam lỏng tại Thanh Minh thiền viện. Với tấm lòng từ bi bác ái thương dân, Ngài đã đưa ra một giải pháp đấu tranh khá an toàn cho toàn dân và tương đối khả thi cho nhiều người là “biểu tình tại gia”. Một hành động hoàn toàn không vi phạm luật pháp cho nên bạo quyền không có cớ và nhất là không có đủ tay sai công an đến từng nhà để gây sự. Lời kêu gọi trên cũng không mang tính chất đấu tranh bất bạo động theo kiểu xin cho. Bởi vì tuy với cái vỏ bề ngoài ôn hòa bất bạo động, nhưng hành động của nó nếu được thể hiện ở tầm vóc quy mô sẽ gây thiệt hại lớn và có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài. Lịch sử thế giới đã chứng minh cho thấy rằng những cuộc biểu tình lãn công quy mô của dân chúng bất hợp tác với nhà cầm quyền sẽ làm tê liệt guồng máy quốc gia dẫn đến sự sụp đổ của chế độ khó tránh khỏi.
Cuộc chiến đấu lật đổ bạo lực và chống lại ngoại xâm nào mà chả gian truân với những thất bại lót đường cho chiến thắng cuối cùng. Từ ngàn xưa cho tới nay các vị anh hùng dân tộc như Trần Bình Trọng hay Nguyễn Thái Học và các anh hùng liệt sĩ Yên Bái, dẫu biết rằng xác xuất thành công rất thấp khi phải đối đầu với kẻ thù khổng lồ Pháp đầy đủ súng ống tối tân, nhưng vẫn coi nhẹ thất bại và ra quân. Sự thất bại mang tính chất giai đoạn trong dòng sử đấu tranh chống Pháp đã để lại cho dân tộc Việt Nam thời đó một gia tài đấu tranh to tát là tinh thần đối kháng bất khuất vùng lên làm sống dậy ngọn lửa Diên Hồng ngày càng lan rộng khắp ba miền, khai tử trang sử buồn 100 năm đô hộ giặc Tây.
Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng vậy. Với cái nhìn xa về con đường đấu tranh Ngài không đặt vấn đề thành bại mang tính chất giai đoạn. Ngày hôm nay trước hiểm họa nô lệ giặc Tầu, qua Lời kêu gọi biểu tình tại gia Hòa thượng Thích Quảng Độ muốn gửi đến toàn dân một thông điệp đấu tranh rất quan trọng là kêu gọi toàn dân hãy làm sống dậy trong tâm hồn mình tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vùng lên lật đổ chế độ bán nước buôn dân đang tiếp tay với Trung Cộng thực hiện ý đồ Hán hóa Việt Nam qua việc để cho Tầu mang hàng trăm ngàn dân Tầu cộng sang khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Tinh thần biểu tình tại gia phản kháng chế độ không phải chỉ chấm dứt sau tháng Năm 2009, mà nó còn phải được duy trì ngày càng quyết liệt hơn. Một khi ngọn lửa đối kháng đã bùng cháy trong lòng mình thì mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày sống với ý thức biểu tình tại gia. Với ý thức đó, mỗi người sẽ thể hiện tinh thần đối kháng bằng những hành động khác nhau phù hợp với hoàn cảnh sống cá nhân và phương tiện có trong tay. Khi ngọn lửa phản kháng và bất khuất vùng lên đã thắp sáng trong lòng dân, tất nhiên lịch sử VN sẽ được lật sang trang mới, ghi lại những thành qủa hào hùng cứu nước bảo toàn đất tổ.
Lời kêu gọi biểu tình tại gia của Hòa thượng Thích Quảng Độ trong lúc này chính là hồi chuông đánh thức tinh thần phản kháng và ý chí quật cường của toàn dân Việt đã bị Cộng sản Việt Nam làm soi mòn từ hơn nửa thế kỷ qua.
Nam Dao
Kể từ sau hiệp định Genève 1954 cho tới nay, hơn nửa thế kỷ qua Cộng sản Việt Nam đã xử dụng bạo lực và cai trị dân bằng bao tử để củng cố quyền lực. Chính sách tem phiếu hộ khẩu là một hình thức kiểm soát bao tử ép người dân phải nô lệ nhà nước từng giọt dầu, từng hạt muối, từng thước vải đã làm thui chột tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vùng lên của con người. Một nhà cầm quyền có trách nhiệm phải biết vun bồi tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vươn lên trong lòng dân vì đây là vũ khí quan trọng để chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tội ác lớn của Cộng sản Việt Nam là đã làm thui chột tinh thần trên đã được cha ông ta dày công vun bồi suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Lời kêu gọi “Một tháng biểu tình tại gia để chống việc lấy Vàng tức dân tộc đổi Nhôm nước ngoài” của Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng không đi ngoài mục đích kêu gọi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy làm sống dậy trong tâm hồn mình tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vùng lên trước hiểm họa đất nước sắp rơi vào vòng kim cô nô lệ giặc Tầu.
Hòa thượng Thích Quảng Độ không làm chính trị. Ngài đang làm tròn bổn phận của một công dân gương mẫu, trước hiểm họa sơn hà nguy biến phải lên tiếng đấu tranh sao cho phù hợp với hoàn cảnh bị giam lỏng tại Thanh Minh thiền viện. Với tấm lòng từ bi bác ái thương dân, Ngài đã đưa ra một giải pháp đấu tranh khá an toàn cho toàn dân và tương đối khả thi cho nhiều người là “biểu tình tại gia”. Một hành động hoàn toàn không vi phạm luật pháp cho nên bạo quyền không có cớ và nhất là không có đủ tay sai công an đến từng nhà để gây sự. Lời kêu gọi trên cũng không mang tính chất đấu tranh bất bạo động theo kiểu xin cho. Bởi vì tuy với cái vỏ bề ngoài ôn hòa bất bạo động, nhưng hành động của nó nếu được thể hiện ở tầm vóc quy mô sẽ gây thiệt hại lớn và có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài. Lịch sử thế giới đã chứng minh cho thấy rằng những cuộc biểu tình lãn công quy mô của dân chúng bất hợp tác với nhà cầm quyền sẽ làm tê liệt guồng máy quốc gia dẫn đến sự sụp đổ của chế độ khó tránh khỏi.
Cuộc chiến đấu lật đổ bạo lực và chống lại ngoại xâm nào mà chả gian truân với những thất bại lót đường cho chiến thắng cuối cùng. Từ ngàn xưa cho tới nay các vị anh hùng dân tộc như Trần Bình Trọng hay Nguyễn Thái Học và các anh hùng liệt sĩ Yên Bái, dẫu biết rằng xác xuất thành công rất thấp khi phải đối đầu với kẻ thù khổng lồ Pháp đầy đủ súng ống tối tân, nhưng vẫn coi nhẹ thất bại và ra quân. Sự thất bại mang tính chất giai đoạn trong dòng sử đấu tranh chống Pháp đã để lại cho dân tộc Việt Nam thời đó một gia tài đấu tranh to tát là tinh thần đối kháng bất khuất vùng lên làm sống dậy ngọn lửa Diên Hồng ngày càng lan rộng khắp ba miền, khai tử trang sử buồn 100 năm đô hộ giặc Tây.
Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng vậy. Với cái nhìn xa về con đường đấu tranh Ngài không đặt vấn đề thành bại mang tính chất giai đoạn. Ngày hôm nay trước hiểm họa nô lệ giặc Tầu, qua Lời kêu gọi biểu tình tại gia Hòa thượng Thích Quảng Độ muốn gửi đến toàn dân một thông điệp đấu tranh rất quan trọng là kêu gọi toàn dân hãy làm sống dậy trong tâm hồn mình tinh thần phản kháng và ý chí quật cường vùng lên lật đổ chế độ bán nước buôn dân đang tiếp tay với Trung Cộng thực hiện ý đồ Hán hóa Việt Nam qua việc để cho Tầu mang hàng trăm ngàn dân Tầu cộng sang khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Tinh thần biểu tình tại gia phản kháng chế độ không phải chỉ chấm dứt sau tháng Năm 2009, mà nó còn phải được duy trì ngày càng quyết liệt hơn. Một khi ngọn lửa đối kháng đã bùng cháy trong lòng mình thì mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày sống với ý thức biểu tình tại gia. Với ý thức đó, mỗi người sẽ thể hiện tinh thần đối kháng bằng những hành động khác nhau phù hợp với hoàn cảnh sống cá nhân và phương tiện có trong tay. Khi ngọn lửa phản kháng và bất khuất vùng lên đã thắp sáng trong lòng dân, tất nhiên lịch sử VN sẽ được lật sang trang mới, ghi lại những thành qủa hào hùng cứu nước bảo toàn đất tổ.
Lời kêu gọi biểu tình tại gia của Hòa thượng Thích Quảng Độ trong lúc này chính là hồi chuông đánh thức tinh thần phản kháng và ý chí quật cường của toàn dân Việt đã bị Cộng sản Việt Nam làm soi mòn từ hơn nửa thế kỷ qua.
Nam Dao
Trung Cộng Cấm Lưới Cá Biển Đông
Thê thảm ngành ngư nghiệp Việt Nam: lệnh của Trung Cộng cấm tàu Việt Nam ra Biển Đông lưới cá đã làm nhiều ngư dân bỏ nghề, tháo gỡ ghe tàu để lấy máy móc ra bán... Vẫn không thấy nhà cầm quyền Hà Nội nói chuyện giúp đỡ ngư dân đang bị hải quân Trung Cộng xử ép. Có phải CSVN đã bán đứt Biển Đông cho CSTC ?
Theo báo Tiền Phong ngày 8/6/2009, sau tháng Ba âm lịch, ngư dân miền Trung bước vào vụ cá nam, vụ chính trong năm. Nhưng hiện nay, do lệnh cấm của Trung Cộng, tại Đà Nẵng, tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân đang đồng loạt neo đậu hoặc chuyển nghề, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản.
Báo Tiền Phong ghi nhận rằng tại khu Thọ Quang và dọc bờ đông sông Hàn, nhiều tàu công suất lớn của ngư dân quận Thanh Khê bắt đầu lên bờ xả bán (tháo tàu lấy nguyên liệu). Một số khác dự định chuyển sang đánh bắt gần bờ, còn lại nằm chơi.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Văn Hoà, chủ tàu ĐNa- 66456 (Xuân Hà - Thanh Khê), than thở: "Vụ cá nam là thời cơ lớn của tàu đánh bắt xa bờ, của nghề câu mực. Nhưng cứ đà này thì chúng tôi chết đói". Ông Hoà cho hay, nằm độ nửa tháng nữa, tàu ông cùng 20 lao động sẽ chuyển sang ngư trường gần bờ. "Thu nhập ít, nhưng đánh bắt gần bờ chắc hơn chứ ra tận ngư trường xa ớn lắm," Ông Hoà nói như thế. Theo ông Hoà, nỗi lo vấn nạn mà ngư dân VN hay gặp là bị tàu lạ hút xăng dầu, thu cá, ngư lưới cụ, thậm chí tước đến những chiếc nhẫn, dây chuyền vàng của ngư dân...
Cũng theo báo Tiền Phong, quận Thanh Khê TP Đà Nẵng, hiện có đến 90 phần trăm tàu công suất lớn (trên 200CV) chuyển sang ngư trường gần bờ. Hội nông dân quận cho hay, năm tháng đầu năm, có 27 tàu công suất lớn được đem bán, và người mua cũng chuyển sang đánh bắt gần bờ. Một ngư dân sở hữu ba tàu công suất lớn tại quận Thanh Khê cho hay, chuyển từ câu mực xa bờ sang nghề giã cào ven bờ là một bước thụt lùi trong nghề khai thác thủy sản, góp phần tận diệt nguồn hải sản ngư trường gần.
Lệnh Trung Cộng ngăn cấm ghe tàu VN đánh cá ở Biển Đông đã áp dụng 3 tuần nay, bây giờ Hà nội mới phản ứng.
Sau khi Trung Cộng ra lệnh phong tỏa Biển Đông, buộc tàu cá ngư dân Việt Nam phải nằm bờ cho tới ngày 2-8-2009 mới đi lưới trở lại, và sau vụ nhiều tàu cá VN bị tàu Trung Cộng cố ý đụng chìm, CSVN mới nhẹ nhàng tìm lời xin gỡ rối...
Việt Dương Nhân
Theo báo Tiền Phong ngày 8/6/2009, sau tháng Ba âm lịch, ngư dân miền Trung bước vào vụ cá nam, vụ chính trong năm. Nhưng hiện nay, do lệnh cấm của Trung Cộng, tại Đà Nẵng, tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân đang đồng loạt neo đậu hoặc chuyển nghề, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản.
Báo Tiền Phong ghi nhận rằng tại khu Thọ Quang và dọc bờ đông sông Hàn, nhiều tàu công suất lớn của ngư dân quận Thanh Khê bắt đầu lên bờ xả bán (tháo tàu lấy nguyên liệu). Một số khác dự định chuyển sang đánh bắt gần bờ, còn lại nằm chơi.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Văn Hoà, chủ tàu ĐNa- 66456 (Xuân Hà - Thanh Khê), than thở: "Vụ cá nam là thời cơ lớn của tàu đánh bắt xa bờ, của nghề câu mực. Nhưng cứ đà này thì chúng tôi chết đói". Ông Hoà cho hay, nằm độ nửa tháng nữa, tàu ông cùng 20 lao động sẽ chuyển sang ngư trường gần bờ. "Thu nhập ít, nhưng đánh bắt gần bờ chắc hơn chứ ra tận ngư trường xa ớn lắm," Ông Hoà nói như thế. Theo ông Hoà, nỗi lo vấn nạn mà ngư dân VN hay gặp là bị tàu lạ hút xăng dầu, thu cá, ngư lưới cụ, thậm chí tước đến những chiếc nhẫn, dây chuyền vàng của ngư dân...
Cũng theo báo Tiền Phong, quận Thanh Khê TP Đà Nẵng, hiện có đến 90 phần trăm tàu công suất lớn (trên 200CV) chuyển sang ngư trường gần bờ. Hội nông dân quận cho hay, năm tháng đầu năm, có 27 tàu công suất lớn được đem bán, và người mua cũng chuyển sang đánh bắt gần bờ. Một ngư dân sở hữu ba tàu công suất lớn tại quận Thanh Khê cho hay, chuyển từ câu mực xa bờ sang nghề giã cào ven bờ là một bước thụt lùi trong nghề khai thác thủy sản, góp phần tận diệt nguồn hải sản ngư trường gần.
Lệnh Trung Cộng ngăn cấm ghe tàu VN đánh cá ở Biển Đông đã áp dụng 3 tuần nay, bây giờ Hà nội mới phản ứng.
Sau khi Trung Cộng ra lệnh phong tỏa Biển Đông, buộc tàu cá ngư dân Việt Nam phải nằm bờ cho tới ngày 2-8-2009 mới đi lưới trở lại, và sau vụ nhiều tàu cá VN bị tàu Trung Cộng cố ý đụng chìm, CSVN mới nhẹ nhàng tìm lời xin gỡ rối...
Việt Dương Nhân
Thù Hận, Chống Đối Quá Khích
Thù Hận, Chống Đối Quá Khích.
Nhiều người trong đó có một vài nhà trí thức, những tay chính trị đón gió, bọn cò mồi và những tên nằm vùng thường lặp lại luận điệu của Hà Nội cho rằng, một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại vẫn còn mang thù hận trong lòng và thường quá khích chống đối Việt Nam. Tôi mượn trang giấy nầy để trả lời rõ ràng và dứt khoát như sau :
Đừng bóp méo sự thật, người Việt tự do hải ngoại không thù hận Việt Nam, hay nói thật chính xác và rõ ràng hơn, không thù hận Đất Nước, không thù hận bất cứ người Việt Nam nào dù là Bắc hay Nam, mà mục đích chính là hô hào cổ võ để đánh đổ cho bằng được những tay đầu sỏ trung ương đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội. Bọn chúng chỉ là một tập đoàn nhỏ, số lượng đếm trên đầu ngón tay nhưng từ mấy chục năm qua đã luân phiên cai trị, đàn áp bóc lột tám chục triệu người vô tội. Những đảng viên cấp nhỏ, sĩ quan quân lính trong quân đội chính quy, trong đạo quân công an kềm kẹp, anh chị em công nhân viên nhà nước đều là những người đáng thương, chẳng qua vì sinh kế và mạng sống buộc họ phải phục tùng. Đối tượng của người Việt tự do chính là những tay đầu não Cộng sản cần phải đạp đổ để dành lại tự do hạnh phúc cho toàn dân chứ không phải là người Việt gốc miền Bắc, miền Nam hoặc cán bộ công nhân viên cấp nhỏ của nhà nước.
Ai căm thù ai ? Ai vẫn xử dụng trò đểu giả để lừa bịp dư luận ? Hà Nội thường rêu rao rằng một số người Việt nước ngoài vẫn còn căm thù đồng thời nhóm người nằm vùng, đón gió trở cờ lợi dụng diễn đàn tự do kêu gọi hãy tha thứ quên đi quá khứ để bắt tay hòa giải. Tôi thấy làm lạ khi Hà Nội vẫn còn dùng những nơi trưng bày ‘tội ác Mỹ-Ngụy’ để rêu rao bôi xấu chế độ tự do và luôn luôn lợi dụng các dịp lễ lộc để khơi lại căm thù…
Chiến tranh nào không tàn bạo, không đổ máu, không chết chóc. Tội ác do Cộng sản gây ra tại miền Nam hàng hà sa số gấp ngàn gấp vạn lần những gì do Đồng minh và Việt Nam Cộng Hòa gây ra vì nhầm lẫn hoặc vì tình thế bắt buộc khi đối đầu với chiến thuật dã man của Cộng sản Hà Nội khi lùa dân làm bia đở đạn cho chúng. Chỉ một vài bức hình như cảnh một bé gái chạy giặc trong vụ Mỹ đánh vào một khu xôi đậu ở miền Trung hoặc tên đặc công bị vị chỉ huy Cảnh sát bắn bỏ ngay giữa đường phố, Cộng sản Hà Nội và tay sai cũng như các phần tử phản chiến thường đưa lên các cơ quan truyền thông quốc tế. Hình ảnh nầy đâu có thể so sánh cảnh hàng ngàn người dân vô tội bị chúng chôn sống tập thể trong Tết Mậu Thân 1968, những cảnh hàng trăm thường dân bị pháo giết hại hoặc cảnh những tên đặc công ném mìn lựu đạn vào giữa chợ búa lúc đông người. Cũng chưa đủ, Hà Nội dùng đủ phương tiện để vận động Mã Lai đập bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân tại quốc gia nầy là một hình thức gây hấn, chà đạp lên sự đau khổ của những người đã trốn chạy chế độ khát máu lúc chúng vừa kéo vào ngự trị miền Nam.
Bề mặt vuốt ve Việt kiều nhưng Hà Nội vẫn đểu giả huấn luyện hàng ngàn người, gởi ra xứ ngoài để tuyên truyền gây chia rẽ và phá hoại. Chúng dùng tiền của Việt kiều để gầy dựng cơ sở, nuôi dưỡng và yểm trợ bọn nằm vùng để phá lại cộng đồng người Việt tại các xứ tự do.
Thù hận chất chứa trong lòng, ai hơn ai ? Đối với người tỵ nạn xứ ngoài, giòng giống con cháu Lạc Hồng từ Bắc chí Nam đều là anh em máu mủ, kể cả chị nông dân, anh bộ đội, cán bộ, công an nhà nước. Mọi người đều là nạn nhân bị tập đoàn Cộng sản mượn danh rồi bóc lột lại chính họ đến tận xương tủy. Chúng tôi không hận thù, không quá khích mà dùng phương tiện báo chí truyền thông để lột mặt nạ và dùng ngòi bút vạch trần những xảo quyệt của tập đoàn Cộng sản đồng thời tiếp tay với những người yêu nước đánh cho bằng được đám người thiểu số cầm quyền. Chúng chỉ vỏn vẹn vài ba trăm trong bộ chính trị trung ương và guồng máy hành chánh, nhưng chúng đã thay phiên nhau trị vì trên mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân Việt Nam từ hơn năm chục năm nay.
Đinh Lâm Thanh
Nhiều người trong đó có một vài nhà trí thức, những tay chính trị đón gió, bọn cò mồi và những tên nằm vùng thường lặp lại luận điệu của Hà Nội cho rằng, một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại vẫn còn mang thù hận trong lòng và thường quá khích chống đối Việt Nam. Tôi mượn trang giấy nầy để trả lời rõ ràng và dứt khoát như sau :
Đừng bóp méo sự thật, người Việt tự do hải ngoại không thù hận Việt Nam, hay nói thật chính xác và rõ ràng hơn, không thù hận Đất Nước, không thù hận bất cứ người Việt Nam nào dù là Bắc hay Nam, mà mục đích chính là hô hào cổ võ để đánh đổ cho bằng được những tay đầu sỏ trung ương đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội. Bọn chúng chỉ là một tập đoàn nhỏ, số lượng đếm trên đầu ngón tay nhưng từ mấy chục năm qua đã luân phiên cai trị, đàn áp bóc lột tám chục triệu người vô tội. Những đảng viên cấp nhỏ, sĩ quan quân lính trong quân đội chính quy, trong đạo quân công an kềm kẹp, anh chị em công nhân viên nhà nước đều là những người đáng thương, chẳng qua vì sinh kế và mạng sống buộc họ phải phục tùng. Đối tượng của người Việt tự do chính là những tay đầu não Cộng sản cần phải đạp đổ để dành lại tự do hạnh phúc cho toàn dân chứ không phải là người Việt gốc miền Bắc, miền Nam hoặc cán bộ công nhân viên cấp nhỏ của nhà nước.
Ai căm thù ai ? Ai vẫn xử dụng trò đểu giả để lừa bịp dư luận ? Hà Nội thường rêu rao rằng một số người Việt nước ngoài vẫn còn căm thù đồng thời nhóm người nằm vùng, đón gió trở cờ lợi dụng diễn đàn tự do kêu gọi hãy tha thứ quên đi quá khứ để bắt tay hòa giải. Tôi thấy làm lạ khi Hà Nội vẫn còn dùng những nơi trưng bày ‘tội ác Mỹ-Ngụy’ để rêu rao bôi xấu chế độ tự do và luôn luôn lợi dụng các dịp lễ lộc để khơi lại căm thù…
Chiến tranh nào không tàn bạo, không đổ máu, không chết chóc. Tội ác do Cộng sản gây ra tại miền Nam hàng hà sa số gấp ngàn gấp vạn lần những gì do Đồng minh và Việt Nam Cộng Hòa gây ra vì nhầm lẫn hoặc vì tình thế bắt buộc khi đối đầu với chiến thuật dã man của Cộng sản Hà Nội khi lùa dân làm bia đở đạn cho chúng. Chỉ một vài bức hình như cảnh một bé gái chạy giặc trong vụ Mỹ đánh vào một khu xôi đậu ở miền Trung hoặc tên đặc công bị vị chỉ huy Cảnh sát bắn bỏ ngay giữa đường phố, Cộng sản Hà Nội và tay sai cũng như các phần tử phản chiến thường đưa lên các cơ quan truyền thông quốc tế. Hình ảnh nầy đâu có thể so sánh cảnh hàng ngàn người dân vô tội bị chúng chôn sống tập thể trong Tết Mậu Thân 1968, những cảnh hàng trăm thường dân bị pháo giết hại hoặc cảnh những tên đặc công ném mìn lựu đạn vào giữa chợ búa lúc đông người. Cũng chưa đủ, Hà Nội dùng đủ phương tiện để vận động Mã Lai đập bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân tại quốc gia nầy là một hình thức gây hấn, chà đạp lên sự đau khổ của những người đã trốn chạy chế độ khát máu lúc chúng vừa kéo vào ngự trị miền Nam.
Bề mặt vuốt ve Việt kiều nhưng Hà Nội vẫn đểu giả huấn luyện hàng ngàn người, gởi ra xứ ngoài để tuyên truyền gây chia rẽ và phá hoại. Chúng dùng tiền của Việt kiều để gầy dựng cơ sở, nuôi dưỡng và yểm trợ bọn nằm vùng để phá lại cộng đồng người Việt tại các xứ tự do.
Thù hận chất chứa trong lòng, ai hơn ai ? Đối với người tỵ nạn xứ ngoài, giòng giống con cháu Lạc Hồng từ Bắc chí Nam đều là anh em máu mủ, kể cả chị nông dân, anh bộ đội, cán bộ, công an nhà nước. Mọi người đều là nạn nhân bị tập đoàn Cộng sản mượn danh rồi bóc lột lại chính họ đến tận xương tủy. Chúng tôi không hận thù, không quá khích mà dùng phương tiện báo chí truyền thông để lột mặt nạ và dùng ngòi bút vạch trần những xảo quyệt của tập đoàn Cộng sản đồng thời tiếp tay với những người yêu nước đánh cho bằng được đám người thiểu số cầm quyền. Chúng chỉ vỏn vẹn vài ba trăm trong bộ chính trị trung ương và guồng máy hành chánh, nhưng chúng đã thay phiên nhau trị vì trên mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân Việt Nam từ hơn năm chục năm nay.
Đinh Lâm Thanh
"Hãy Cứu Lấy Tây Nguyên"
Linh Mục Lê Quang Uy tác giả "Hãy cứu lấy Tây Nguyên"
bị giữ tại Tân Sơn Nhất.
Lúc 11 giờ, 06/6/2009, linh mục Lê Quang Uy, người soạn bức thư kêu gọi “Hãy Cứu Lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa Bauxite đỏ”, đã về tới Sài Gòn sau một thời gian đi giúp mục vụ ở hải ngoại. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, ngài đã bị bộ phận An Ninh Hải Quan câu lưu tại sân bay lâu giờ. Các hành lý của ngài đã bị lục soát rất kỹ. Sau cùng, chiếc máy tính xách tay của ngài đã bị tịch biên.
Sau khi tịch biên máy tính xách tay của linh mục Lê Quang Uy, bộ phận An ninh yêu cầu ngài lên bộ phận Kiểm Tra Văn Hóa để giải quyết vào sáng thứ Hai, ngày 08/6/2009.
Chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tác giả của lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa Bauxite đỏ” trong thời gian sắp tới…
Động thái của nhà cầm quyền ra lệnh cho thuộc hạ của mình câu lưu và lục soát hành lý của linh mục Lê Quang Uy rõ ràng là nằm trong chiến dịch đã được nhà cầm quyền vạch ra nhằm trấn át tất cả những tiếng nói bất đồng đối với cái chủ trương, dự án lớn của Đảng tại Tây Nguyên.
Sau khi cho phép có một vài tiếng nói bất đồng phản đối cái “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” để cho có vẻ là cũng có chút dân chủ trong Quốc Hội và cũng là để trấn an dư luận, thì xem chừng Đảng đang bắt đầu thực hiện một chiến dịch đánh tỉa, đánh du kích những người nhiệt thành nhất trong phong trào chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Xem ra những dự đoán của những người trong cuộc như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bắt đầu thành hiện thực. Những người nhiệt tình cổ võ cho phong trào chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên như linh mục Lê Quang Uy và các nhà trí thức trong thời gian sắp tới sẽ là đối tượng được nhà cầm quyền quan tâm đặc biệt.
Tình thế cụ thể nơi diễn đàn Quốc Hội mấy ngày nay lại càng cho thấy những dự đoán của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là hoàn toàn có căn cứ. Những tiếng nói bất đồng trong Quốc hội cho đến giờ này dường như đã im bặt hẳn, và cái dự án bauxite Tây Nguyên dường như cũng đã bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc Hội. Nói đúng hơn, Đảng và Chính phủ đã chơi trò “cù nhầy”. “cò cưa kéo cưa” để bắt đầu tiến hành chiến dịch bịt miệng những người bất đồng chính kiến.
Trở lại sự kiện linh mục Lê Quang Uy bị tạm giữ và bị khám xét tại sân bay Tân Sơn Nhất, xem ra người ta khó có thể đoán trước những động thái của nhà cầm quyền trong những ngày sắp tới đối với linh mục Lê Quang Uy. Từ trước tới nay, người ta vẫn nhắc nhớ nhau rằng ở cái đất nước này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Kể cả sự thật tỏ tường cũng vẫn bị những cái đầu “đỉnh cao trí tuệ” biến thành sự nghi ngờ, đố kỵ. Thậm chí những người ngay chính, yêu quê hương, dân tộc thực sự lại bị bôi nhọ, bị chụp mũ, bị biến thành kẻ phản động, chống đối, phá hoại đất nước.
Được biết chiếc máy vi tính xách tay của linh mục Lê Quang Uy đã bị nhà cầm quyền giữ giùm. Chưa biết là nhà cầm quyền sẽ dùng chiêu bài gì với cái máy tính này để tìm cớ bắt tội một con người ngay thẳng, trung thực, hết lòng vì nhân dân, vì dân tộc như linh mục Lê Quang Uy. Hơn lúc nào hết, những người trung thực và tận tình vì quê hương, dân tộc như linh mục Lê Quang Uy cần được mọi người bảo vệ để đất nước này ngày càng tiến tới độc lập, tự do, dân chủ thực sự, chứ không phải làm nô lệ cho bất cứ thứ thiên triều nào hay bất cứ đảng phái nào.
Vẫn chẳng phải chuyện giành lại sở hữu một cái ao, một vuông đất, mà chính yếu vẫn là đòi Công Lý và Sự Thật phải sáng tỏ cho bằng được, đừng có ai tham lam mờ mắt mà dại dột thò tay vào xà xẻo, chia chác, tư túi, cho dù hậu thuẫn phía sau là đủ loại binh chủng khủng bố và vũ khí bạo lực. Và, may quá, nhạy cảm quá, người Công Giáo Hà Nội cũng đã thức tỉnh trong cả chuyện “Bauxite Đỏ”, lời ca Kinh Hoà Bình của họ cũng đang đòi “đem an hoà vào nơi tranh chấp”, ngọn nến nhỏ xíu trên tay họ không chỉ rọi vào khu Hồ Ba Giang mà còn trở thành những ngọn đuốc rực sáng cả vùng Tây Nguyên đang mịt mù tối tăm vì bụi đỏ cường quyền.
Và hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng giềng.
Thiên Binh
bị giữ tại Tân Sơn Nhất.
Lúc 11 giờ, 06/6/2009, linh mục Lê Quang Uy, người soạn bức thư kêu gọi “Hãy Cứu Lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa Bauxite đỏ”, đã về tới Sài Gòn sau một thời gian đi giúp mục vụ ở hải ngoại. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, ngài đã bị bộ phận An Ninh Hải Quan câu lưu tại sân bay lâu giờ. Các hành lý của ngài đã bị lục soát rất kỹ. Sau cùng, chiếc máy tính xách tay của ngài đã bị tịch biên.
Sau khi tịch biên máy tính xách tay của linh mục Lê Quang Uy, bộ phận An ninh yêu cầu ngài lên bộ phận Kiểm Tra Văn Hóa để giải quyết vào sáng thứ Hai, ngày 08/6/2009.
Chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tác giả của lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa Bauxite đỏ” trong thời gian sắp tới…
Động thái của nhà cầm quyền ra lệnh cho thuộc hạ của mình câu lưu và lục soát hành lý của linh mục Lê Quang Uy rõ ràng là nằm trong chiến dịch đã được nhà cầm quyền vạch ra nhằm trấn át tất cả những tiếng nói bất đồng đối với cái chủ trương, dự án lớn của Đảng tại Tây Nguyên.
Sau khi cho phép có một vài tiếng nói bất đồng phản đối cái “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” để cho có vẻ là cũng có chút dân chủ trong Quốc Hội và cũng là để trấn an dư luận, thì xem chừng Đảng đang bắt đầu thực hiện một chiến dịch đánh tỉa, đánh du kích những người nhiệt thành nhất trong phong trào chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Xem ra những dự đoán của những người trong cuộc như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bắt đầu thành hiện thực. Những người nhiệt tình cổ võ cho phong trào chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên như linh mục Lê Quang Uy và các nhà trí thức trong thời gian sắp tới sẽ là đối tượng được nhà cầm quyền quan tâm đặc biệt.
Tình thế cụ thể nơi diễn đàn Quốc Hội mấy ngày nay lại càng cho thấy những dự đoán của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là hoàn toàn có căn cứ. Những tiếng nói bất đồng trong Quốc hội cho đến giờ này dường như đã im bặt hẳn, và cái dự án bauxite Tây Nguyên dường như cũng đã bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc Hội. Nói đúng hơn, Đảng và Chính phủ đã chơi trò “cù nhầy”. “cò cưa kéo cưa” để bắt đầu tiến hành chiến dịch bịt miệng những người bất đồng chính kiến.
Trở lại sự kiện linh mục Lê Quang Uy bị tạm giữ và bị khám xét tại sân bay Tân Sơn Nhất, xem ra người ta khó có thể đoán trước những động thái của nhà cầm quyền trong những ngày sắp tới đối với linh mục Lê Quang Uy. Từ trước tới nay, người ta vẫn nhắc nhớ nhau rằng ở cái đất nước này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Kể cả sự thật tỏ tường cũng vẫn bị những cái đầu “đỉnh cao trí tuệ” biến thành sự nghi ngờ, đố kỵ. Thậm chí những người ngay chính, yêu quê hương, dân tộc thực sự lại bị bôi nhọ, bị chụp mũ, bị biến thành kẻ phản động, chống đối, phá hoại đất nước.
Được biết chiếc máy vi tính xách tay của linh mục Lê Quang Uy đã bị nhà cầm quyền giữ giùm. Chưa biết là nhà cầm quyền sẽ dùng chiêu bài gì với cái máy tính này để tìm cớ bắt tội một con người ngay thẳng, trung thực, hết lòng vì nhân dân, vì dân tộc như linh mục Lê Quang Uy. Hơn lúc nào hết, những người trung thực và tận tình vì quê hương, dân tộc như linh mục Lê Quang Uy cần được mọi người bảo vệ để đất nước này ngày càng tiến tới độc lập, tự do, dân chủ thực sự, chứ không phải làm nô lệ cho bất cứ thứ thiên triều nào hay bất cứ đảng phái nào.
Vẫn chẳng phải chuyện giành lại sở hữu một cái ao, một vuông đất, mà chính yếu vẫn là đòi Công Lý và Sự Thật phải sáng tỏ cho bằng được, đừng có ai tham lam mờ mắt mà dại dột thò tay vào xà xẻo, chia chác, tư túi, cho dù hậu thuẫn phía sau là đủ loại binh chủng khủng bố và vũ khí bạo lực. Và, may quá, nhạy cảm quá, người Công Giáo Hà Nội cũng đã thức tỉnh trong cả chuyện “Bauxite Đỏ”, lời ca Kinh Hoà Bình của họ cũng đang đòi “đem an hoà vào nơi tranh chấp”, ngọn nến nhỏ xíu trên tay họ không chỉ rọi vào khu Hồ Ba Giang mà còn trở thành những ngọn đuốc rực sáng cả vùng Tây Nguyên đang mịt mù tối tăm vì bụi đỏ cường quyền.
Và hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng giềng.
Thiên Binh
Abonner på:
Innlegg (Atom)