torsdag 22. mai 2014

DI CHÚC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG

 
Trần Nhân Tông (1258 – 1308 ), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần (sauTrần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng danh tướng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thống lãnh ba quân, 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, trong thời kỳ mà nhà Nguyên thống trị thế giới từ Âu sang Á.
 
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người sáng thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông  được sử sách ca ngợi là một  trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
 
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó dời lên Yên Tử (QuảngNinh) tu và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc làm này.
 
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu.
 
Ông đã để lại bản di chúc sau đây:
 
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo.
Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.
Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa nước Tàu.
Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải.
Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.
Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước.
Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.
Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta 
từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.
 
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: 
 
"Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".
 
Nguồn Internet.

HÃY TIẾP BƯỚC TIỀN NHÂN

 
HỞI CON DÂN NƯỚC VIỆT
HỠI NÒI GIỐNG RỒNG TIÊN
BIỂN ĐÔNG ĐANG DẬY SÓNG CUỒNG ĐIÊN
BIÊN CƯƠNG ĐANG TRONG CƠN KHÓI LỬA 
 
LŨ GIAN THẦN BÁN NƯỚC ĐANG NHẮM MẮT LÀM NGƠ
GIẶC BẮC LĂM LE XÂM LẤN CÕI BỜ
DÂN TỘC TA ĐANG CÓ NGUY CƠ THÊM NGÀN NĂM NÔ LỆ
CƠ NGHIỆP CHA ÔNG LÀ NGÀN NĂM NÚI BỂ
 
ĐÃ BAO ĐỜI DÙNG XƯƠNG MÁU GIỮ TRỌN VẸN GIANG SƠN
NAY MỘT LŨ GIAN THẦN ÂM MƯU BÁN NƯỚC
LÀM CHO NÚI GIẬN SÔNG HỜN
DÂN TỘC RỒI SẼ LẦM THAN NÔ LỆ
 
DI HUẤN TỔ TIÊN
CÒN LƯU TẠI THẾ
"KẺ NÀO LÀM MẤT MỘT TẤC ĐẤT NÚI SÔNG"
"SẼ BỊ TỘI TRU DI TAM TỘC"
 
NAY ĐẤT NƯỚC TA TRONG CƠN NGUY NGẬP
 
QUÂN THÙ ĐANG ÀO ẠT ĐỒN TRÚ SÁT BIÊN CƯƠNG
NỘI GIAN BÁN NƯỚC TRÀN NGẬP PHỐ PHƯỜNG 
DÂN TỘC SẼ LẦM THAN CƠ CỰC
BÀI HỌC NGÀN NĂM NÔ LỆ, HỒN SỬ VIỆT CHƯA TAN
 
BỞI THẾ CHO NÊN....!
 
MUỐN SỐNG CÒN HÃY TIẾP BƯỚC TIỀN NHÂN
CẢ NƯỚC ĐỨNG LÊN MÀ ĐI LÀM LỊCH SỬ
CẢ NƯỚC ĐỨNG LÊN, CẢ NƯỚC MỘT LÒNG
CHÉM KÌNH NGƯ ĐẠP BẰNG SÓNG BIỂN ĐÔNG
 
NHƯ NGÔ VƯƠNG XƯA DÌM QUÂN NAM HÁN 
NHƯ KIẾM THÁNH TRẦN,MÁU GIẶC NHUỘM ĐỎ BẠCH ĐẰNG GIANG
 
BỞI THẾ CHO NÊN:
 
VÌ NƯỚC VẸN TOÀN,CẢ DÂN TỘC ĐỨNG LÊN
VÌ TƯƠNG LAI CHÁU CON KHÔNG KHOM LƯNG CÚI ĐẦU LÀM THÂN NÔ LỆ
CẢ NƯỚC ĐỨNG LÊN GIỮ VẸN TOÀN NÚI BỂ
CẢ NƯỚC ĐỨNG LÊN DIỆT NỘI THÙ BÁN NƯỚC CẦU VINH
 
MÁU CÓ ĐỔ 
XƯƠNG CÓ TAN
CŨNG CÒN ĐÂY NÚI SÔNG NGÀN NĂM NÒI GIỐNG VIỆT
LAM SƠN ,CHÍ LINH VANG LỪNG KHÍ TIẾT
 
ĐỐNG ĐA, NGỌC HỒI MUÔN THUỞ VANG DANH
LÒNG DÂN LÀ SỨC MẠNH CÔNG THÀNH
Ý DÂN LÀ SỨC MẠNH HƠN VẠN TẤN BOM NGUYÊN TỬ
VIỆT NAM ƠI... ĐỨNG LÊN,...TA ĐI LÀM LỊCH SỬ...! 
 
Việt Kiếm. 

NƯỚC MẤT NHÀ TAN


Tại sao thằng hèn Nguyễn Phú Trọng câm miệng ?
Hảy xem hình này thì biết tên hèn nầy đả bán nước bán biển thế nào rồi !
NGUYỄN PHÚ TRỌNG thăm giàn khoan HD 891 sau khi TC khánh thành.

Mời xem hình giàn khoan TQ HD 981 của TC, đã được xây từ tháng 4/2008 tại Thượng Hải với mục đích rõ rệt là khoan dầu tại Biển Ðông đã nói lên dã tâm xăm lăng của Trung Cộng mà bọn CSVN lại làm lơ để giặc ngang nhiên vào nhà mình là Hoàng Sa khai thác dầu khí đây là bằng chứng CSVN yếu hèn để mất đất và hải đảo của tổ tiên, vậy là bán nước cho chệt, mà chệt không mất một viên đạn nào, cái nhục nầy làm sao mà rửa ! 
 
Đồng bào việt nam trong nước cùng nhau xuống đường lật đổ đảng cộng sản việt Nam. ĐCSVN đã 70 năm gây ra bao cảnh tan thương cho dân tộc. Đưa dân việt đến bần cùng cơ cực & sẽ nô lệ TÀU CỘNG ngàn năm.
 
Đồng bào việt hải ngoại phải can đảm vạch trần thành phần cán bộ & cò mồi" xanh vỏ đỏ lòng " trà trộn giữa các cộng đồng người việt hải ngoại. Việt cộng đã dựng lên một nhóm người 2 mặt vừa "quốc" vừa "cộng", họ vừa đánh phá vừa ủng hộ, lúc ngã bên này,  lúc nghiêng bên kia, tạo ra 1 thế hỏa mù lẫn lộn trắng đen, giữa thiện & ác làm cho những người có lòng yêu nứơc thương dân mất hết niềm tin đồng thời tạo nghi ngờ lẫn nhau, nhất là đối những người đấu tranh nhiệt tình. 
 
Trước 30.04.75 họ là thành phần " ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", họ đã từng xuống đường chống nền đệ nhất & nhì VIỆT NAM CÒNG HÒA, chống Mỹ, Diệm Thiệu & đòi thống nhất đất nước, họ đã mở đường đón rướt cộng sản bắc việt. Đây là thành phần " VIỆT GIAN " còn nguy hiểm hơn TRIỆU LẦN lần việt cộng. 
 
Họ là " CON VẬT KINK TẾ " ai, bên nào đem lại túi tiền thì họ theo. Bọn việt gian đã bắt tay làm kinh tài cho tập đoàn mafia việt cộng. Việt gian kêu gọi " hòa hợp hòa giải" xóa bỏ hận thù & lập ra thành phần " dân chủ cuội ".
 
Xin tất cả đồng bào tỵ nạn việt hải ngoại sáng suốt vì VIỆT GIAN thích núp bóng tu hành cha sơ thầy tăng ni quốc doanh, lấy cờ vàng VNCH làm bùa hộ mệnh, lấy thành tích bằng cấp đánh bóng che mắt thiên hạ..vv.....
 
Lưu ý nhiều gia đình cán bộ cộng sản đang sinh sống tại hải ngoại rất đông. Xin tất cả những người việt nam YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN trong & ngoài nước, phải giúp dân Việt kiến thức, thông tin trong sáng & phải biết SỰ THẬT của lịch sử 60 năm nay.
 
SỰ THẬT SẼ GIẢI THOÁT TOÀN DÂN VIỆT NAM THOÁT CẢNH LẦM THAN.
XIN TRỜI, PHẬT, ĐỨC MẸ LAVANG, ĐỨC BÀ QUAN THẾ ÂM, CÁC BẬC TIỀN NHÂN ANH HÙNG, CHIẾN SĨ ĐÃ HY SINH DỰNG & GIỮ NƯỚC PHÙ HỘ CHO VIỆT NAM THOÁT KHỎI NỀN ĐỘC TÀI TÀN ÁC CỦA BẠO QUYỀN VIỆT CỘNG
 
Nguyễn Khiêm.

mandag 19. mai 2014

Đất Nước Của Ðám Lãnh Ðạo Côn Ðồ


Tôi mượn chủ đề côn đồ để khinh miệt những tên mạo danh quốc huy, quốc huy không có bản quyền dựa trên sự tín nhiệm minh bạch của đại chúng dân sự, những con người ngợm mà đạo đức còn thua xa những người côn đồ… và cũng xin vinh danh những người biểu tình bị chà đạp bởi một ý thức hệ tởm lợm “vì dân do dân” to như cái lăng Ba Đình.


Sau biểu tình chống Trung Quốc lần thứ nhất và kéo theo bạo loạn, hàng ngàn côn đồ (theo cách gọi của nhà chức trách VN) đã bị Công An nước CHXHCNVN bắt. Biểu tình lần thứ hai là ngày hôm nay, 18/5/2014, ngày ô nhục nhân quyền, quyền làm người yêu nước đã bị côn đồ chính hiệu cọng sản Việt Nam đàn áp.
“Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự  người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt” (công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 TANDTC)

Khi người dân bình thường được gọi là công dân chuẩn bị ra ngoài đi biểu tình (trong khi chưa xác định là hành vi tham gia biểu tình), hành vi ngăn cản và gây khó khăn cho công dân là hành vi “dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình” chiếu theo công văn 38 thì lực lượng “vì an ninh tổ quốc” đã trờ thành tội phạm có tính chất côn đồ, còn gọi là những tên côn đồ khi dùng quyền thế uy hiếp người. Theo luật pháp Việt nam hiện hành không có tội danh nào dành cho người đi biểu tình.

Công văn 38 còn thiếu một yếu tố “côn đồ có tổ chức”, những tình tiết có tính chất côn đồ trên chưa tính đến hành vi có tổ chức: ra lệnh và thừa hành. Cấp ra lệnh cho hành vi này là tiếp tay cho côn đồ.
Hành vi của bọn phá rối những công dân khi họ tập trung tưởng niệm ngày mất cho người ngã xuống vì Hoàng Sa Trường Sa, chắc chắn là hành vi côn đồ. Chính quyền sở tại để cho hiện tượng này tự do hoạt động cũng là tiếp tay cho hành vi côn đồ.

Việc phát hiện ra hàng ngàn côn đồ là nhờ có biểu tình, nếu không có biểu tình thì vài năm nữa sẽ có thêm hàng vạn côn đồ. Vì biểu tình, bùng phát nhiều côn đồ, khái niệm Việt nam là đất nước ổn định chính trị đã hoàn toàn phá sản, trở thành nơi đầu tư kém an toàn nhất.

Các nhà đầu tư ngậm đắng nuốt cay không dám kêu, không dám bắt đền vì con ma nhà họ Hứa đã hứa và cam kết cho tương lai, quá khứ tự xử. Có thể họ đã học được bài học đầu đời về Cộng Sản VN.
Có nhiều nhận định về hành vi của hàng ngàn côn đồ đập phá cơ ngơi DN nước ngoài tại Việt Nam.

Có động cơ chính trị: Việc cướp bóc hôi của là không đáng kể, đập phá các DN có yếu tố Trung Quốc là chính (lúc cao trào đương nhiên là có nhầm lẫn), điều này có nên gọi là côn đồ quá khích yêu nước không? Vậy là loại trừ tai tiếng gây rối của người biểu tình chính đáng có động cơ yêu nước và ghét giặc.

Có hành vi coi thường pháp luật: Xác định là có, nhưng nực cười thay xã hội lên án họ mà không hề lên tiếng cho sự kém cỏi của lực lượng bảo vệ an ninh pháp luật, may là côn đồ chỉ đập phá và dừng lại đúng lúc, nếu sự việc đi xa hơn nữa có lẽ ông Bộ Trưởng cũng cười trừ.

Có biểu hiện bị nhà cầm quyền điều khiển bằng thương lượng: Chắc chắn có vì những hiện tượng làm lơ để côn đồ hành động, không loại trừ có yếu tố Trung Quốc chỉ đạo ở đây.

Thưa mọi người, sự chửi rủa tục tằn là không cho phép, mình vô văn hóa có khác chi lũ người ngợm này, mà có chửi tục thì họ không có trình độ tiếp thu. Chỉ tổng hợp phân tích và nói lên cùng mọi người.

Minh Dân.

Một Chế Ðộ Chó Má


Khi hình ảnh côn đồ ăn lương đảng bạo động, đốt phá, một số blogger đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình 18.5 đã gửi chat cho nhau – hay là mình dừng. Các bạn lo âu đất nước sẽ loạn. Đó là tấm lòng của những công dân đối với đất nước, của những người mà sáng Chủ Nhật này đã bị ngăn chận, đánh đập, bắt giam bởi chế độ.

Cũng chế độ này! Một chế độ khi cần phục vụ cho mưu đồ chính trị đã huy động đoàn viên, cán bộ xuống đường biểu tình phản đối đám đồng chí anh em 16 vàng 4 tốt. Cũng chế độ này chủ mưu tạo nên tan hoang khói lửa trong tuần qua và bôi nhọ tập thể công nhân biểu tình chống xâm lược. Cũng chế độ mà tên chủ tịch nước ngày trước gảy lưng khòm cúi tại Bắc Kinh, ngày hôm nay mở giọng đạo đức giả “xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Cũng chế độ mà tên thủ tướng lại ngay sau đó ra lệnh cấm biểu tình phản đối xâm lược. Một chế độ mà sáng ngày 18.5 hàng hàng lớp lớp những con chó săn trước cửa, nằm ngay thang máy, đầu hẻm, giữa phố đã sùng sục săn đuổi người yêu nước. Đây là một chế độ chó má gồm những tên đầu đàn chó đẻ.

Ngày 18.5, cũng những công dân Việt Nam hiền hòa của ngày 10.8 xuống đường khắp nước – không ai khác – cũng là họ và cả nước đều thấy rõ thái độ biểu tình ôn hòa của họ. Không phải chỉ có ngày 10.8 mà đã bao năm nay, từ Điếu Cày và các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự Do cho đến mười mấy lần biểu tình chống xâm lược vẫn thuần nhất những con người mà “vũ khí” chỉ là mảnh giấy A3 trên tay và cái miệng chỉ biết hô lời yêu nước. Thế nhưng, họ đã bị đàn áp. Đàn áp bởi cái chế độ mà bộ mặt của nó được đại diện bởi tên côn đồ đội nón cối này trong đợt biểu tình “yêu nước” kiểu của đảng cướp vừa qua.

Bài viết này được viết trong lúc những tên côn đồ gậy gộc của chế độ đang sùng sục đàn áp người yêu nước. Ở phía trên phương Bắc, chắc hẳn các ông chủ tàu đang mỉm cười hài lòng. Giàn khoan HD-981 của Tàu đang khoan cắt lòng biển VN nhưng dù sao nó cũng là cái khoan của ngoại bang. Nhưng những nắm đấm, cây gậy, cái còng của bầy đoàn côn đồ cộng sản, những chỉ thị triệt tiêu lòng yêu nước tới cùng của đám lãnh đạo Ba Đình hoàn toàn từ những tên gốc Việt. Hơn bao giờ hết người ta mới thấy họa bị cướp nước không thấm vào đâu so với họa bị bán nước. 

Hơn bao giờ hết người ta mới hiểu rõ tội ác của một tên hiếp dâm không thấm vào đâu so với tội ác CỘNG THÊM SỰ ĐÊ HÈN của một tên nhận lệnh từ tên hiếp dâm đi đàn áp người trong chính gia đình của mình, những nạn nhân của cuộc hãm hiếp.

Đất nước Việt Nam đã và đang bị cai trị, nắm đầu và buôn bán, đổi chác bởi một chế độ chó má, một đảng chó đẻ: chế độ và đảng cộng sản Việt Nam.

Vũ Đông Hà.

tirsdag 13. mai 2014

Vì Ðâu Dân Việt Bây Giờ Khổ Ðau ?


Bao năm trăn trở ngẩn ngơ
Vì đâu dân Việt bây giờ khổ đau?
Bởi chưng “cha” quá lụy Tàu
Bắt con cháu rước họ Mao lên thờ
Một thời chúng quá ngây thơ
Tưởng thờ bảo bối tới bờ vinh quang
Vậy mà chú cuội cung trăng
Tôn “cha” là bậc thành hoàng trời Nam!
Dân lành sống kiếp lầm than
Tài nguyên cuội để quan tham làm giàu
Biển Đông cuội mặc giặc Tàu
Vào thềm lục địa khoan dầu tự do(1)
Dân kêu cuội cứ làm ngơ
Như Hoàng Sa thuở Bảy Tư thét gào(2)
Thương thay xương trắng máu đào
74 người lính rơi vào lãng quên!
Cầu Đức Phật! Lạy Thánh hiền!
Hãy lôi chú cuội luyên thuyên ra tòa!
Dể dân ta giữ biển ta
Chung tay đòi lại Hoàng Sa thuở nào
Đoàn kết lại! Hỡi đồng bào!
Đứng lên quét sạch cộng Tàu, Việt gian
Để đêm trăng sáng non ngàn
Triệu oan hồn lính Trường Sơn bớt buồn!
Để người Việt khắp bốn phương
Góp sức xây lại quê hương đẹp giàu
Biển Đông sạch bóng giặc Tàu
Hoàng Sa trở lại đồng bào Việt Nam
Không còn bè lũ quan tham
Hết bầy vua lú Việt gian lụy Tàu
Biển nhà hòa biển năm Châu
Nhân quyền về lại đồng bào mến thương!
 
Hà Nội, 12/5/2014.
Đặng Huy Văn.

lørdag 10. mai 2014

Cảm Tạ Miền Nam

 
Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
Tôi còn nhớ sau cái ngày "thống nhất"
 
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản."
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Ẩn Danh.

søndag 4. mai 2014

Nghĩ Về Hòa Giải Sau Cuộc Chiến



Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.
Những bản tin liên tiếp từ thành phố nọ, đến tỉnh kia được “giải phóng” với tốc độ mà ngay cả tin tức truyền miệng cũng không đuổi kịp. “Nhịp bước thần tốc của quân giải phóng” đã nức lòng người dân miền Bắc vốn chỉ được ăn mỗi một món: Loa đài nhà nước và cán bộ tuyên truyền.
Với cái loa đó, đồng bào Miền Nam bao năm qua đã và đang phải rên xiết dưới ách thống trị của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn. Đồng bào Miền Nam đang đau khổ, đang kêu gọi chúng ta, những con người được may mắn có Đảng quang vinh lãnh đạo đang được sống dưới ở Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa hãy “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa Xã hội, mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho tiền tuyến” “Thề cứu lấy nước nhà, thà hy sinh đến cùng”.


Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ – Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản.
Với một số người, thì đây là lần thứ hai họ được người Cộng sản đến “giải phóng” và họ đã phải bỏ chạy. Lần thứ nhất là năm 1954 ở Miền Bắc. Khi Cộng sản tràn vào Miền Bắc, thì đã có hơn 1 triệu người di tản từ Bắc vào Nam.

Thế rồi, một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại lần thứ hai đối với Cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng quyết liệt. Theo con số thống kê được của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì đã có gần một triệu người tham gia cuộc bỏ phiếu bằng chân này (Chính xác là 989.100 người). Con số chưa và không thể thống kê được đã phải bỏ quê hương chôn rau cắt rốn của mình đi tìm tự do, thì chắc sẽ rất lớn. Ngoài ra con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển, bị chết khi tìm đến xứ sở tự do được ước tính khoảng nửa triệu người.
Những người ở lại thì sao?

Rất nhiều trong số họ đã được đi “tập trung học tập” dài hạn – một hình thức đi tù không cần án – cho đến ngày bỏ xác hoặc trở về trong đau thương, tủi nhục.
Rất nhiều trong số họ được nếm mùi của “chuyên chính vô sản” bằng những cuộc “Đánh tư sản mại bản” rồi “Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh”… phút chốc cơ ngơi hàng bao đời bị cướp đoạt và cầm tù bởi họ chỉ có một tội lớn đối với Đảng là giàu có.

Rất nhiều trong số họ đã được sống cuộc đời của một “công dân hạng ba” kể từ đó. Những quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn sống trong mặc cảm rằng mình là tội nhân, những thương phế binh của một thời đã kiêu dũng ra cầm súng với lý tưởng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, nay lầm lũi, tủi nhục kiếm ăn bằng mọi cách bên lề xã hội.

Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm.


Đã hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến Bắc – Nam nước Mỹ, người Việt Nam chúng ta cũng đã kết thúc một cuộc chiến Nam – Bắc.
Tiếc rằng, ở đó có quá nhiều kẻ thù, quân “ngụy”. Ở đó chỉ có những màn reo mừng, cổ vũ, hò reo, pháo hoa để ăn mừng chiến thắng với cờ xí ngợp trời. Ở đó người ta vỗ ngực tự hào là đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và “Từ nay vĩnh viễn không còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta” trong khi cả một quần đảo đang do nước ngoài “quản lý”.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu như cách hơn 110 năm trước, những người lính Mỹ bại trận trong cuộc nội chiến được ưu tiên không thu ngựa chiến để đưa về quê nhà làm ăn, thì những người lính bại trận Việt Nam được đưa đi nuôi cơm bao năm sau đó trong nhà tù. Còn sau khi ra tù, họ, con cái họ hàng nhà họ vẫn còn bị hệ lụy đến tận bao đời sau.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg đã chôn tất cả những người lính như nhau không phân biệt, thì hơn 150 năm sau ở Việt Nam từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng trắng những Nghĩa trang liệt sĩ quân đội Miền Bắc. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một nghĩa trang Biên Hòa thì đã bị đưa vào Khu quân sự, nghĩa là không ai được tự do đến để thăm viếng, cho đến gần đây mới được chuyển sang dân sự. Ở đó những nấm mồ bị cây cối ăn rễ xuyên thủng, những tấm bia bị đập nát, không thể phân biệt được danh tính của người dưới mộ.

Nếu như trong khi người dân không đội mũ bảo hiểm thì lập tức công an đánh chết, thì những thương binh miền Bắc đang có thể tự do chế xe ba bánh đàng hoàng chở hàng bất chấp cồng kềnh nguy hiểm khi lưu thông mà không ai dám ngăn cản. Thì những thương phế binh miền Nam đã âm thầm tủi nhục, để bán tờ vé số thậm chí xin ăn để sống qua ngày.
Nếu như, sau chiến tranh, nước Mỹ đã “quyết tâm để họ không chết vô nghĩa” thì ở Việt Nam, gần bốn chục năm qua, những người bên bại trận vẫn ngầm hoặc công khai được nhắc nhở rằng: “Họ là tội đồ và được sống là nhờ ơn đảng, ơn nhà nước”.

Mà không chỉ với những binh sĩ bên bại trận, sự phân biệt còn ở cả những người của bên thắng trận nhưng đã hy sinh ở cuộc chiến nào. Và thật vô phúc cho họ, nếu họ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự xâm lược của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Đảng Cộng sản.
Vậy, đâu là vướng mắc cần hóa giải để lời kêu gào “Hòa Giải” trên mảnh đất này thành sự thật, để mọi người con đất Việt có thể chung sức chung lòng lo xây dựng non sông?

Trích bài viết của:
J.B Nguyễn Hữu Vinh.


LỄ TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN


 
HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN
LỄ TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN
 
Ba mươi chín năm dài tang chế, hôm nay như những năm qua, với hai thế hệ, trước và sau mốc biến cố lịch sử đau thương của dân tộc, cùng đến với nhau lúc 15 giờ 20 phút và cất vang bài quốc ca, và dành giây phút trang nghiêm để tưởng niệm những anh hùng dân tộc vị quốc vong thân, nhắc nhớ đến hàng vạn đồng bào trên đường tìm tự do kém may mắn gởi thân trong lòng biển cả để những người sống sót được thế giới mở vòng tay đón nhận.
 
Buổi lễ tưởng niệm biến cố lịch sử 30 tháng tư do Hội Người Việt Tỵ Nạn tổ chức được diễn ra vào Chủ nhật, 27.04.2014 tại hội trường Rælingen.
 
Nghi thức dâng hương tế lễ được 3 vị đại diện: Hội Cao Niên Người Việt Tỵ Nạn, Hội Ái Hữu Quân Cán Chính VNCH & Hậu Duệ và Môn phái võ cổ truyền Bình Định, lên thắp hương khấn vái trước bàn thờ Tổ Quốc.
 
Người dẫn chương trình, anh Phạm Bá Công với đôi lời trước hết cáo lỗi cùng đồng hương vì lý do ngoài ý muốn anh Hội trưởng vắng mặt hôm nay. Do đó phần thuyết trình về đề tài liên quan đến biến cố 30 tháng tư mà thuyết trình viên không là nạn nhân của tháng tư đen cũng xin gác lại. Và chị Nguyễn Huỳnh Phương, trong vai trò Hội phó/HNVTN cũng là Trưởng ban tổ chức thay mặt BCH/HNVTN ngỏ lời chào mừng quan khánh, qua đó chị Huỳnh Phương mong mỏi quý đồng hương miễn chấp cho sự khiếm khuyết này.
 
Nhạc khúc "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" được toàn ban văn nghệ HNVTN hâm nóng lại khí thế hào hùng của dân tộc Việt trước khi đi vào nội dung chính của chương trình tưởng niệm.
 
Khác với những lần tổ chức tưởng niệm mọi năm, hôm nay ban tổ chức chọn một mô thức mới để phần nội dung được sinh động. Đề tài tưởng niệm sẽ nói lên được tâm tư của giới trẻ, là những người chưa kinh qua cuộc chiến Việt Nam. Anh Nguyễn Minh Tuấn được mời lên diễn đàn để bày tỏ quan điểm của mình. Trước khi đi vào nội dung của đề tài thuyết trình anh Nguyễn Minh Tuấn không tự cho mình là thành phần trẻ, cũng không dám nói mình thuộc thế hệ đàn anh, mà anh chỉ là gạch nối giữa 2 thế hệ.
 
Khi nhắc đến mốc thời gian 30 tháng tư, anh Tuấn phân tách các tên gọi khác nhau giữa 2 bên thắng và thua trong cuộc chiến, đó là: "Ngày Giải Phóng Miền Nam", "Ngày Thống Nhất", "Ngày Hòa Bình", "Ngày Quốc Hận" hay "Ngày Mất Nước".
 
Cũng theo nhận định của anh Tuấn, chúng ta hiện diện trong hội trường này sẽ không thể nào chấp nhận được các cụm từ "Ngày Giải Phóng Miền Nam", "Ngày Thống Nhất" hay "Ngày Hòa Bình". Mà hệ quả sau 30 tháng tư chỉ là "Ngày Quốc Hận" hoặc "Ngày Mất Nước". Bởi sau cuộc chiến tranh tàn phá đất nước này là 39 năm lãng phí, đất nước lạc hậu và dân tộc điêu linh dưới sự cai trị độc tài tàn bạo từ chính sách ngu dân được áp đặt bởi đảng cầm quyền CSVN.
 
Phát biểu cảm tưởng qua cái nhìn của anh Phạm Bá Công đối với mốc thời gian "Tháng Tư Đen" anh nhấn mạnh rằng, có những khoảnh khắc chúng ta cần nhớ, có những nơi chốn không cho phép chúng ta quên. Chúng ta liều mình bỏ nước ra đi là chấp nhận đương đầu với vô số bất trắc của cuộc hải hành đầy gian nan nguy hiểm. 30 tháng tư năm nay người Việt tỵ nạn gặp nhau, không những chỉ để nhắc lại những ngày tháng đau thương mà còn là sự tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống. Chúng ta là những thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản, gọi đó là những câu chuyện còn mãi đến ngàn sau...
 
Cũng trong phần phát biểu cảm tưởng, một số quan khách trưng dẫn thứ sách lược tệ hại mà Việt Nam cộng sản đang áp dụng, cùng các tệ nạn xã hội đang xảy ra tại quê nhà, và những gợi ý xây dựng cho cộng đồng hải ngoại cũng như sự lo lắng chung của người tỵ nạn. Điểm nổi bật được cử tọa ghi nhận là, vì các lý do thông thường và luật trời quy định, giới cha anh ngày càng hao hụt dần. Trong khi đó giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba ngày càng đông nhưng vì cuộc sống bươn chải, nhất là chưa nhận thức đúng đắn sự có mặt của họ tại nơi này, nên giới trẻ thường lơ là đối với buổi lễ tưởng niệm 30 tháng tư. Do vậy, điều quan trọng là từng mỗi bậc cha mẹ, mỗi gia đình nên thường xuyên nhắc nhở con em mình, để con cháu biết vì sao chúng ta có mặt tại đất nước này.
 
Xen kẽ chương trình có phần phụ diễn văn nghệ với các ca khúc qua chủ đề "Tháng Tư - Mùa Quốc Tang" được ban hợp ca HNVTN trình bày như: Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Anh Là Ai?, Về Đây Nghe Em, Việt Nam Tôi Đâu?, Việt Nam - Việt Nam, Chiến Sĩ Vô Danh v.v...
 
Buổi lễ kết thúc vào lúc 17 giờ 45 cùng ngày.
 
(Phạm Sĩ Việt tường thuật)

18 HỌC SINH MIỀN NAM BI THẢM SÁT SAU NĂM 1975.


Nhân tháng Tư đau buồn, Thùy Trang kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thể nói là CHƯA ai biết đến. Câu chuyện được chú ruột Thùy Trang, nguyên là một sĩ quan thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) kể lại.
 
Dĩ nhiên chú của Thùy Trang hiện nay là người tranh đấu, ông đã gia nhập lực lượng Kháng Chiến Phục Quốc từ năm 1998. Hiện nay ở đâu vẫn không liên lạc được.
 
Câu chuyện thương tâm là 18 học sinh Miền Nam VN rải truyền đơn vào tháng 4 năm 1977, lên án chế độ Cộng Sản tại Ngã Tư Bảy Hiền, tức giao lộ Lê Văn Duyệt-Võ Tánh - Nguyễn Văn Thoại.
 
Các em bị truy bắt và chạy vào khu chợ Nguyễn Văn Thoại (Chợ Tân Bình). Năm (5) em Nam đã bị bộ đội bắn chết tại chỗ và 13 em còn lại, bị bắt đưa vào đồn công an (lúc đó còn gọi là Phường Đội). Tổng cộng có 18 em học sinh, trong đó có 6 nữ và 12 Nam. Số em bị bắt là 7 Nam và 6 Nữ.
 
Kẻ ra lệnh tàn sát 13 em học sinh chính là Lê Quang Đồng (Tư Đồng), bí danh Tư Cẩm, tác giả của cuốn sách GIA TÀI CỦA TÔI.
 
Lê Quang Đồng (tự Tư Đồng), bí danh Tư Cẩm, sinh năm 1928, hiện cư ngụ tại ấp 3B, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, ông theo Cộng Sản từ những ngày đầu cuộc 'Cách mạng Tháng 8 năm 1945', vào Đảng CSVN tháng 10 năm 1947, nguyên Phó Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chó Mèo, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.
 
Sau khi bị bắt giam và bị tra tấn dã man liên tiếp trong gần 2 tuần lễ, cuối cùng thì 13 em đã bị đưa về khu rừng Cao Su ở Chơn Thành để xử bắn. Viên Bộ Đội được lệnh xử tử 13 em là Trung Úy Nguyễn Văn Cừ.
 
Trung Úy Nguyễn Văn Cừ kể lại câu chuyện cho chú Thùy Trang cùng 2 người bạn nữa, là vào giữa đêm ngày 11 tháng 5 năm 1977, tức gần 2 tuần sau khi các em bị bắt. Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đi cùng Lê Quang Đồng và 10 bộ đội trên 2 chiếc xe bít bùng.
 
Các em bị trói tay, bịt mắt và bị bắt quì gối trước khi hành quyết. Nhìn các em học sinh quá nhỏ, từ tuổi 16-17, Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đã khóc, ông đã KHÔNG muốn hành quyết các em, năn nỉ Tư Đồng cho các em con đường sống, vì các em chưa đủ trí khôn như người lớn.
 
Lê Quang Đồng đã chỉa súng vào đầu Trung Úy Cừ, ra lệnh là nếu không xử bắn thì người bị hành quyết trước tiên sẽ là Trung Úy Nguyễn Văn Cừ.
Sau cuộc hành quyết dã man trên, viên bộ đội Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đã xin giải ngũ với lý do bệnh đau bao tử. Trung Úy Nguyễn Văn Cừ sau đó đã nghiện rượu nặng, hằng đêm nằm khóc vì bị ám ảnh triền miên. Ông đã qua đời vì bệnh chai gan một năm sau đó.
 
Câu chuyện thương đau cho tháng 4, Thùy Trang muốn kể lại cho các bạn nghe để đừng ai còn có tư tưởng là tin vào người Cộng Sản nữa. Đừng nghĩ là CS sẽ ăn năng, hối cải. Họ là những kẻ độc ác, và luôn độc ác.
Trong số những kẻ độc ác đó, hy vọng còn nhiều người được gọi là chiến sĩ QĐND có tấm lòng như cố Trung Úy Nguyễn Văn Cừ. 

Nguyễn Thùy Trang.

Trở Về Nước Hoạt Ðộng Của Nữ Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh


Tôi mới nhận được email của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước, có nội dung nói về quyết định trở về nước hoạt động của nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, cùng với các văn bản gửi tới các Chính Phủ có liên quan tới Hiệp định Paris về Việt Nam.
Cảm nhận ban đầu của tôi là rất ngạc nhiên, cảm thấy thú vị, và sau cùng là khâm phục quyết định có phần“lạ lùng” của chị Ngọc Hạnh.
Tôi ngạc nhiên bởi vì, mới chỉ cách đây vài tuần thôi, chúng ta đã có một tù nhân lương tâm, được phóng thích và quyết định tỵ nạn chính trị ở Mỹ (với thông báo là đi chữa bệnh).
Việc ra đi của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã làm dậy sóng trong Phong Trào Dân Chủ và Cộng Đồng Mạng. Những lời an ủi, bênh vực không khỏa lấp được nỗi thất vọng thực sự đối với những người đã kỳ vọng, cũng như những người sát cánh “đồng hành tuyệt thực” cùng Anh.
Việc ra đi là quyền lựa chọn của Anh, nhưng “trở về” lại là quyết định của nữ Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, một quyết định thật bất ngờ, và hết sức thú vị.
Nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh là ai? Rất ít người, cả những người đấu tranh Dân Chủ trong nước biết về Chị và những đóng góp, hy sinh của Chị. 

Chị sinh năm 1956, tại Kiên Giang, đã chịu án tù 5 năm trong nhà tù CSVN vì đấu tranh và có ý định vượt biên. Sau khi vượt thoát thành công khỏi Việt Nam năm 1987, Chị lại 2 lần bị bắt và ở tù tại Anh (8 tháng) và Mỹ (5 năm) vì phản đối các phái đoàn ngoại giao của Cộng Sản Việt nam.
Tại các phiên tòa nước ngoài, Chị đã sử dụng phiên tòa để công khai lên án chế độ Cộng sản Việt nam. Hình thức đấu tranh của Chị ban đầu không có nhiều sự hưởng ứng, nhưng càng về sau, người ta mới thấy hếtđược những giá trị và sự hy sinh to lớn những việc làm của Chị.

Có thể nói, quyết định trở về hoạt động trong lòng chế độ Cộng sản Việt Nam một cách công khai của Chị, là một quyết định táo bạo, dũng cảm và vô cùng ý nghĩa.
Quyếtđịnh trở về của Chị tiếp thêm sức mạnh cho tất cảnhững người đấu tranh Dân Chủ trong nước, nó khuyến khích và động viên những người Việt hải ngoại mong muốn về quê hương tham gia, tiếp sức cho cuộc đấu tranh sôi động và đầy hy vọng, trong những giờ phút tồn tại cuối cùng của chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Quyếtđịnh là của Chị, Chị cũng đã biết cái giá phải trảthông qua trường hợp trở về can đảm của Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung.
Đối với Chị, những sự trả giá đó không là gì so với ý nghĩa của việc trở về hoạt động, sát cánh cùng anh em Dân Chủ trong nước trong những ngày tháng hào hùng sắp tới.
Chúc Chị, Nữ Chiến sĩ Dân Chủ can trường Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, thật khôn khéo và giữ vững tinh thần trong bướcđường gian truân nhưng đầy hào khí sắp tới.
Chúng tôi, những người đấu tranh dân chủ trong nước luôn ủng hộ Chị, và sẽ sát cánh bên Chị trong bước đường tranh đấu sắp tới, khi Chị có mặt trên quê hương Việt Nam thân yêu ./.

Hà Nội, ngày 27/4/2014.
Nguyễn Vũ Bình.

Khánh Ly Biểu Diễn Tại Việt Nam? Tình, Tiền Và Những Nghịch Lý



Lên đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng chữ tình theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ sống động thời tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình cảm dành cho quần chúng hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp; và những băn khoăn trước thái độ không mấy hài lòng của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, mà Kánh Ly là một thành viên.

Tôi chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm VN. Là người Việt ly hương,  trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý do nào, làm ăn hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng. Điều cần đánh giá là thái độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN, cách ứng xử với nhà cầm quyền của chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã phải đối diện với nhiều hiểm nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.

Tôi cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước ngoài về VN biểu diễn hay từ trong nước ra, như là chuyện bình thường. Tôi đã chứng kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ miền Bắc qua như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương, v.v… Một số người cưới vợ, lấy chồng, sống hoà hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường như rất ít và thường có lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ khi thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ này đã gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể thông cảm và chia sẻ cho sự chống đối này.

Khánh Ly không phải là người đầu tiên trong giới ca nhạc hải ngoại về VN và chắc chắn không phải là nguời cuối cùng. Trước Khánh Ly đã có Elvis Phương, Hương Lan, Chế Linh, Tuấn Ngọc, v.v… cũng là những ca sĩ đã được nhìn nhận ở đỉnh cao trong làng ca nhạc VN ở nước ngoài.
Khánh Ly thường nói “VN luôn nằm trong trái tim“, chân thật và giản dị như với bao người VN khác sống xa đất nước. Trong thâm tâm, tôi mong muốn Khánh Ly bình yên, thanh thản về nước, thực hiện nguyện vọng chờ đợi từ rất lâu của mình và mang tiếng hát về VN cho những người hâm mộ.

Khi nói đến dòng tân nhạc miền Nam trước năm 1975 và của người Việt hải ngoại sau năm 1975, ca sĩ Khanh Lý phải là một trong những người nằm ở vị trí hàng đầu, có thể xem là ca sĩ  số một, thể hiện xuất sắc nhất, có hồn nhất các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Khánh Ly không chỉ nổi tiếng với người miền Nam trước và sau năm 1975, mà tên tuổi và giọng ca của Khánh Ly đã vượt không gian, thời gian đến với hàng triệu người miền Bắc yêu thích các ca khúc trữ tình, những “bài hát da vàng” của dòng nhạc Trịnh.


Hạnh phúc nhất của người nghệ sĩ chính là lòng mến mộ và quý trọng của đông đảo công chúng. Tôi không nhìn qua lăng kính chính trị hẹp hòi để đồng nghĩa chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại VN với cách suy diễn dễ dãi, thiếu thiện chí như là sự phục vụ, hát cho chế độ CS nghe. Trong hoàn cảnh nào người nghệ sĩ cũng hạnh phúc khi thấy tiếng hát của mình có ý nghĩa cho cuộc sống, tài năng nghệ thuật có cơ hội thể hiện, cống hiến cho những người ái mộ, dù chỉ là một số nào đó trong những hoàn cảnh nghiệt ngã.

Công chúng hôm nay đến với Khánh Ly dường như chắc chắn không phải đến với giọng ca của một nữ ca sĩ đã ở tuổi 67. Họ đến với Khánh Ly trong con người bằng da bằng thịt, trong hình ảnh của huyền thoại “Nữ hoàng chân đất”, “Nữ hoàng sân cỏ” với chất giọng trời cho “không giống ai”, “giọng ca thật như nói”,

Tôi tin rằng, từ Sài Gòn, Đà Nẵng, tới Hà Nội, bằng những lời ngợi khen công khai của số ít, hoặc bằng suy nghĩ của số đông thầm lặng, nhưng với tất cả công chúng, Khánh Ly là đứa con của miền Nam, là biểu tượng của một nền văn hoá và âm nhạc tự do của Việt Nam Cộng Hoà, mà nếu không có nó, sẽ đồng nghĩa với không có nghệ sĩ Khánh Ly nổi tiếng hôm nay.

Nó cũng tương tự như hình ảnh của Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler. Nếu không được trưởng thành và hưởng một nền giáo dục tốt đẹp của nước Đức dân chủ tự do, trong chế độ CSVN một cậu bé mồ côi sẽ khó vượt qua được thân phận của “con sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Một hình ảnh đẹp và tự hào như thế của Việt Nam Cộng Hoà, trước công chúng, ngay trong lòng chế độ CS, giữa Hà Nội và Sài Gòn, há chẳng phải là tuyệt vời sao!
Nếu không về lúc này, khi còn có thể hát, nguyện vọng của Khánh Ly trở lại hát trên quê nhà sẽ thui chột tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tuổi tác, là điều đáng tiếc cho cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa. Ca sĩ Thanh Tuyền cũng đã nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”.

Có người vội vã nhận định về chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại Việt Nam: “Money first!”.
Tôi được biết, tour diễn của Khánh Ly sẽ được công ty Đồng Dao trả tiền cát-xê rất cao. Ngoài bao ăn ở đi lại, mỗi show của Khánh Ly được trả 20 ngàn đôla. Cho cả tour diễn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Khánh Ly sẽ thu được từ 100 ngàn tới 200 ngàn đôla, phụ thuộc vào số lượng show lớn nhỏ có thể thực hiện. Với mặt bằng cát-xê chung hiện nay, Khánh Ly nằm mơ không có được một số tiền lớn như thế ở Mỹ trên sàn diễn. Nó không chỉ hấp dẫn mạnh mẽ với Khánh Ly, một người không phải thuộc giới giàu có, mà với tất cả.

Khi đồng ý chi một số tiền lớn như trên, công ty Đồng Dao, nhà tổ chức, hẳn đã phải tính toán rất kỹ thành quả từ show diễn của Khánh Ly, ý thức rất rõ ca sĩ Khánh Ly sẽ cuốn hút số lượng người xem như thế nào. Số tiền lớn này có sức mạnh cám dỗ là đương nhiên. Có ai không thích tiền? Nhưng Khánh Ly hoàn toàn xứng đáng nhận nó, vì nó là thành quả lao động nghệ thuật mà Khánh Ly đã phải làm việc miệt mài và tích luỹ trong suốt 50 năm qua.
Cho nên, nếu nói “Money first!“. Câu trả lời là: “Thì đã sao, why not!“. Đồng tiền kiếm được bằng lao động lương thiện và minh bạch, thì có gì phải lăn tăn!

Nhưng tất cả xem ra không đơn giản trong hỗn mang của các nghịch lý.
Trước hết phải nhìn nhận Khánh Ly là “persona non grata” của chế độ CSVN.
Khánh Ly đã hai lần bỏ chạy khỏi chế độ CS, lần đầu lúc còn bé theo gia đình vào Nam năm 1954, khi CSVN cai trị ở miền Bắc, và lần thứ hai di tản qua Mỹ, năm 1975,  sau khi Sài Gòn bị thất thủ và CSVN cai trị trên cả nước.

Tâm trạng của Khánh Ly trong hai lần chạy trốn chế độ CS có thể mô tả qua nhạc phẩm “Xin đời một nụ cười” của nhạc sĩ Nam Lộc:
“Tôi bước đi
Vì không muốn làm kẻ tội đồ,
Vì tôi muốn lại kiếp con người
Muốn cuộc đời có những nụ cười
Tự Do ơi, Tự Do, em đổi bằng thân xác 
Vì hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong”…

Trong thời gian sống ở Mỹ, Khánh Ly đã tham gia rất nhiều chương trình văn nghệ chống cộng của hội đoàn người Việt. Với những nhạc phẩm “Đêm Việt Nam” của Hà Thúc Sinh, “Ai trở về xứ Việt” của Phan Văn Hưng, “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển“của Châu Đình An, “Hát trên những xác người” của Trịnh công Sơn, v.v…  Khánh Ly không làm nhà cầm quyền căm ghét mới là lạ.
Khánh Ly cũng đã từng tuyên bố “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”, theo tờ “Giaoducnet.vn” ngày 7/8/2012 trong bài “Sự tráo trở của Khánh Ly“.

Lời tuyên bố của Khánh Ly rồi cũng nhạt nhoà theo những đổi thay và các biến động của thời gian. Khánh Ly đã về VN hai lần trong năm 1996 và 2000, về chơi thăm thú, chứ không phải về biểu diễn. Nhưng Khánh Ly duờng như bị “cấm cung” tại Đệ Nhất Khách Sạn, quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất, đi lại bị an ninh theo dõi, kiểm soát ngặt nghèo.

Cuối năm 1994, nhân chuyến lưu diễn Âu Châu của các ca sĩ hải ngoại, trong đó Khánh Ly là nhân vật trung tâm, những bạn hữu tổ chức ở Đức đã phối hợp với chúng tôi ở Ba Lan, lần đầu tiên mời đoàn qua Ba Lan. Đại sứ quán CSVN tại Ba Lan lúc ấy đã ra chỉ thị cấm nghiên cứu sinh, đảng viên đi xem. Chúng tôi thuê Cung Văn Hóa làm nơi biểu diễn, nằm ở trung tâm thủ đô Warsaw, thời cộng sản là nơi tổ chức các đại hội đảng hoặc hội nghị nhà nước. Cung Văn Hóa chứa được khoảng ba nghìn chỗ ngồi hôm ấy kín hết. Bất chấp lệnh cấm của toà đại sứ quán CSVN, tôi nhìn thấy một số nghiên cứu sinh quen biết ngồi trong đám đông. Còn cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã dành cho các ca sĩ hải ngoại sự chào đón nồng ấm lạ thường. Khánh Ly nói chưa bao giờ được hát trên một sân khấu sang trọng như thế. Khánh Ly bị khán thính giả cuồng nhiệt “hành hạ” hát theo yêu cầu liên tiếp và tặng không biết cơ man nào là hoa, đến mức ba quầy bán hoa tại chỗ hết sạch, chúng tôi đã phải chạy ra ngoài tìm nguồn cung cấp thêm.
Sự kiện này cho thấy nhà cầm quyền CSVN không ưa thích Khánh Ly không chỉ trong nước mà còn vượt ra cả ngoài biên giới VN. Nhưng bên cạnh đó cho thấy dân miền Bắc cũng rất ái mộ ca sĩ này, bỏ qua mọi khác biệt về môi trường sống và nhãn quan chính trị.
Sự chuẩn bị cho cuộc hành trình về VN lần này chẳng mấy dễ dàng. Nguyện vọng của Khánh Ly về VN biểu diễn được nói đến gần hai năm nay. Lẽ ra nếu “cơm lành canh ngọt”, Khánh Ly đã có thể về cùng chuyến với ca sĩ Chế Linh hồi cuối năm 2011, nhưng Khánh Ly chưa được nhà cầm quyền chấp thuận.

Trong số những người có công vận động nhà cầm quyền cấp giấy phép biểu diễn tại VN cho Khánh Ly, trước hết phải kể đến Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên. Ở đây cũng nói thêm, Theo những thông tin của một số người trong giới văn nghệ gần gũi với Khánh Ly và Nguyễn Công Khế, Khế là người được em gái của Trịnh Công Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của anh trai mình, trả ơn Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án. Trong chuyến lưu diễn của Khánh Ly, Nguyễn Công Khế sẽ được công ty Đồng Dao trả một số tiền bản quyền không nhỏ. Tất nhiên để lobby cho Khánh Ly, Khế không chỉ múa may bằng tay và nước miếng với các quan chức CS có thẩm quyền. Thế là ơn nghĩa sòng phẳng, có đi có lại, trong sự ràng buộc của cả cuộc chơi.

Với những nghịch lý nêu trên, từ việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý cho Khánh Ly về VN biểu diễn, xuất hiện nhiều giả thiết, những ý kiến ủng hộ, chống đối cũng là hiển nhiên.
Giống như các trường hợp của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, những người đã làm cho rất nhiều người trong cộng đồng tỵ nạn CS trên thế giới thất vọng, sự có mặt của nghệ sĩ Khánh Ly trên sân khấu tại Việt Nam, mặc nhiên nằm trong mong muốn của nhà cầm quyền CSVN cho chính sách tuyên truyền “đoàn kết dân tộc”, “cởi mở” và nghị quyết 36 lừa mị và dối trá.
Khánh Ly về nước đúng vào thời điểm nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng bàn tay sắt bóp nghẹt dã man nhất quyền tự do tư tưởng và bày tỏ chính kiến ôn hoà, bằng bản án 39 năm tù và quản chế cho ba bloggers Điều Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn. Một đồng nghiệp miền Nam của Khánh Ly, nhạc sĩ Việt Khang, đang ngồi tù chỉ vì viết những khúc ca yêu nước, chống bành trướng xâm lược Trung Quốc và lên án sự đàn áp tàn nhẫn, côn đồ của công an CSVN đối với những người tham gia biểu tình yêu nước. Hơn 150 ngàn chữ ký của cộng đồng người Việt gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi can thiệp trả tự do cho Việt Khang và các nhà tranh đấu dân chủ khác đang bị giam cầm, cũng như lời kêu gọi của chính ông và nhiều chính phủ các nước, của các tổ chức bảo vệ tự do báo chí, nhân quyền, đã chẳng mảy may động lòng trắc ẩn của những tên đao phủ CS Ba Đình.

Lời kết:
Trong ngổn ngang của tình, tiền và những nghịch lý, về VN biểu diễn, ca sĩ Khánh Ly phải đối diện với bộ máy kiểm duyệt của chế độ, bên cạnh những mưu đồ, cạm bẫy khó lường khác, chắc chắn không bao giờ Khánh Ly có thể sống và thể hiện như một nghệ sĩ của tự do – nguồn cảm hứng quan trọng nhất của người nghệ sĩ. Tôi chia sẻ tâm tình của Khánh Ly rằng, “nhập gia tuỳ tục”, vì chẳng thể nào khác, nhưng muốn hay không, mặc nhiên đây là sự thoả hiệp trên thế yếu, chấp nhận tinh thần tự do, khai phóng của nguời nghệ sĩ bị cầm tù!
Dù thế nào đi nữa, kể cả trên thế yếu, tôi mong rằng, Khánh Ly sẽ cố gắng giữ toàn vẹn hình ảnh của mình, hình ảnh cao đẹp của một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật tự do của miền Nam, của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia tuy không còn trên thực tế, nhưng đã tạo nên đứa con âm nhạc Khánh Ly. Rất nhiều người lính đã hy sinh xương máu cho sự tự do ấy, trong đó có người yêu của Khánh Ly. Nếu khác đi, môt bên sẽ là sự hả hê của những kẻ đã thành công lợi dụng hình ảnh Khánh Ly  cho mục đich tuyên truyền bịp bợm, một bên khác là hàng triệu con tim trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS trên thế giới, đau buồn vì vết thương sau 39 năm chưa lành bị khoét sâu thêm.

Là người của công chúng, Khánh Ly giờ đây không thể thay đổi quá khứ và rũ bỏ nó, càng không thể cho phép bản thân chỉ sống cho riêng mình!
Lucius Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn học La Mã, đã nói: “Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người chú trọng tới lương tâm“.
Hy vọng rằng Khánh Ly sẽ đứng vào số nhiều vế trước và cả số ít vế sau của câu danh ngôn.

Xin cho tôi được bỏ vào hành trang của Khánh Ly lời ca của nhạc phẩm “Ai trở về xứ Việt“:
“Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo”…

Được biết Khánh Ly là tay chơi phé có hạng ở California. Ván bài về VN kỳ này khó khăn và phức tạp hơn hai kỳ trước nhiều. Tôi hy vọng và tin rằng Khánh Ly không để hở bài và sẽ thắng.
Đừng ngộ nhận về bản chất độc ác, dối trá và cách cư xử tráo trở, bạc như vôi của chế độ CS và cũng đừng ảo tưởng về bất kỳ sự thay đổi bản chất nào của nó! Đừng để phạm sai lầm để rồi hối tiếc khi đã ở vào mùa Thu của cuộc đời, ca sĩ Khánh Ly ạ!

Lê Diễn Đức.