onsdag 28. januar 2015

Tàu Khựa Làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội Việt Cộng

 
Vừa qua, nhân lục lọi tìm tin tức trên các trang Web ở trong nước, luôn cả trang Web của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Bá Thanh, chúng tôi tình cờ bắt gặp tin người Phó Chủ Tịch Quốc Hội Việt Cộng hiện nay tên Uông Chu Lưu, vốn là một người Tàu chánh hiệu con nai 100%  do Thiên Triều Bắc Phương phái tới.

Chúng tôi còn nhớ, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh Cấm Vận chế độ CS Hà Nội ít lâu (năm 1995), CS Hà Nội có cử một phái đoàn cấp “Thứ Trưởng” sang Hoa Kỳ để đàm phán những vấn đề có liên quan giữa 2 nước, do Thứ trưởng Uông Chu Lưu cầm đầu sẽ gặp người đồng nhiệm là Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tại thủ đô Washington.
 
Trong khi 2 phái đoàn đối diện đàm phán, cả phía Việt Cộng và Hoa Kỳ đều có mang theo thông dịch viên riêng. Và trong khi đàm phán, mỗi bên cứ xử dụng tiếng mẹ đẻ của mình (tiếng Anh hay tiếng Việt), để cho các thông dịch viên 2 bên dịch lại. Điều nầy có nghĩa là, phía Mỹ nói tiếng Anh; còn phía CS Hà Nội thì cứ nói tiếng Việt. Đây cũng là nguyên tắc chung trong các cuộc đàm phán quốc tế.

Thế nhưng, khi gặp Thứ Truởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, tên tàu khựa Uông Chu Lưu không dùng tiếng Việt, mà nói bằng tiếng Anh. Có điều tên Uông Chu Lưu nói tiếng Anh ẹ quá, nói sai cả chánh tả, làm phía Hoa Kỳ không hiểu ông ta muốn nói cái gì, cứ luôn miệng hỏi lại “what”… “what”… “what”… lia lịa !...

Thấy vậy, người nữ thông dịch viên phía Mỹ liền nhìn thẳng vào tên Uông Chu Lưu nói bằng tiếng Việt : “Xin ông vui lòng nói tiếng Việt để cho thông dịch viên của ông dịch lại. Ông nói tiếng Anh khiến ông Thứ Trưởng của tôi không hiểu chi cả”.

Tên Uông Chu Lưu nhìn nữ thông dịch viên phía Mỹ với bộ mặt ngơ ngác như không hiểu cô nói gì cả ? Và rồi tên tàu khựa họ Uông quay sang người thông dịch viên của mình, bất ngờ xổ ra một tràng bằng tiếng … Tàu !
 
Té ra tên Uông Chu Lưu là một người Tàu chánh cống không biết nói tiếng Việt !

Trên đây là câu chuyện có thật 100% mà báo chí tiếng Việt ngữ vùng Thủ Đô Washington hồi đó đã tường thuật lại.

Sau đó ít lâu, chúng tôi lại thấy Uông Chu Lưu trở thành “Phó Chủ Tịch” Quốc Hội của chế độ CS Hà Nội cho tới bây giờ. Xem đó đủ thấy, một tên Tàu Khựa chánh cống không nói được tiếng Việt lại được cử làm “Thứ Trưởng” Bộ Tư Pháp, rồi Phó Chủ Tịch Quốc Hội (Lập Pháp), như vậy rõ ràng Hiến Pháp và Luật Pháp của CS Hà Nội hiện nay là “bản sao” của Tàu Khựa.
 
Xin lưu ý: Dưới chế độ CS Hà Nội, các chức “Phó” mới là quan trọng hơn chức “Chủ Tịch” hay chức “Trưởng” các ngành, vì phụ trách vai trò “chủ đạo về chánh trị” như các “Chính Uỷ”.

Với trường hợp “Uông Chu Lưu”, thì chúng ta hiểu ngay, tập đoàn lãnh đạo CSVN đã bị tên Uông Chu Lưu đại diện của Thiên Triều Phương Bắc phối hợp với tên Đại sứ của Tàu Khựa ở Hà Nội, nắm đầu bọn chóp bu CSVN trong lòng bàn tay.

Chả trách, trước tình hình đất nước lâm nguy như hiện nay, tập đoàn thái thú CSVN  cứ chạy loanh quanh như gà mắc đẻ: bề mặt thì  Ba Dũng nói “chống Tàu”; nhưng bọn Công An VC do Tàu nắm đầu, thì cứ bắt nhốt tất cả những ai dám… chống Tàu ! Còn tên đầu sỏ Trọng Lú thì cứ ngậm miệng húp xì dầu… cúi đầu vâng lệnh ThiênT riều … Tàu khựa môn năm.
 
Không còn bao lâu nữa toàn bộ những tên chóp bu Bắc Bộ Phủ chẳng còn mống nào là người Việt Nam.
 
Simon TTS. 
 
 

Thông Tin ! Thông Tin !


Trân trọng kính chuyển để QUÝ VỊ, ĐỒNG BÀO, truyền thông báo chí thân thương trong lẫn ngoài nước tham khảo, phổ biến rộng rãi và vui lòng tham gia góp ý:

1.- Tìm ra phương cách đấu tranh bất bạo động hay bạo động tinh vi (để tự vệ, chết vinh còn hơn chết nhục), hửu hiệu hơn cho NHÂN QUYỀN, TỰ DO, DÂN CHỦ, VẸN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM đồng thời sớm giải thể bạo quyền vô thần CSVN độc tài, đảng trị, cực kỳ tham nhũng, độc ác, phi nhân tính, cướp của, giết người vô tội, dã man, vô nhân đạo, phản quốc, bán nước, hại dân, hèn với giặc tàu, ác với dân và cùng nhau liên kết nhất trí chống Tàu Cộng xâm lược.

2.- Các người yêu nước, yêu đạo bị CSVN tuỳ tiện gia tăng sách nhiễu, khủng bố, đàn áp, đánh đập, giam cầm,VATICAN nên thiết lập bang giao với tà quyền CSVN hay không ? QUÝ VỊ gửi trực tiếp các bài góp ý hay tố cáo, kiện tội ác CSVN, cho cộng đồng quốc tế, Vatican, LHQ, Quốc hội Âu Châu, các Chính Phủ, các Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, truyền thông báo chí các nước tự do. Nếu các tên thủ lãnh và đảng CSVN bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế tuyên án là vi phạm tội ác chiến tranh, chống nhân loại trong đó có tội diệt chủng thì không có lý do gì nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CSVN) tồn tại trong Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Mong rằng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời (CPQGVNLT) sẽ thành công trong vụ kiện tội ác các tên thủ lãnh đã chết hay còn sống và đảng CSVN trước các Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, Nghị Viện Châu Âu, Liên Hiệp Quốc thì mới mong sớm giải thể chế độ bạo tàn CSVN.

CSVN liên tục tăng gia phạm thánh, đàn áp, khủng bố, sách nhiễu, đánh đập, giam cầm các Mục Sư, Linh Mục, các tu sĩ, các tín đồ các tôn giáo, các người yêu nước. Rất tiếc không thấy sự phản đối nào của Hội Thánh Tin Lành, Vatican, các Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như khắp thế giới và im re, không thấy lên tiếng bênh vực, bảo vệ các nạn nhân của chế độ tàn ác CSVN !!!
Trước sự tuỳ tiện gia tăng đàn áp dã man, tiêu diệt các tôn giáo, khủng bố, đánh đập sách nhiễu, giam cầm các tu sĩ, các tín đồ yêu đạo và các người yêu nước, nhất là đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng dưới chế độ bạo quyền CSVN. Vatican có nên thiết lập bang giao với tà quyền CSVN hay không ? Nếu Vatican thiết lập bang giao với CSVN xem như là trực tiếp công khai tiếp tay, ủng hộ và đổng loả với các tội ác tầy trời của CSVN vô thần: tội ác chiến tranh, chống nhân loại trong đó có tội diệt chủng và tiêu diệt các tôn giáo thuần tuý, độc lập !!!

Mong rằng các tổ chức tôn giáo, chính trị, hội đoàn và đồng bào tị nạn CSVN khắp thế giới liên kết chặt chẻ tố chức các cuộc biểu tình, tọa kháng, tuyệt thực trong khuôn viên Tòa Thánh Vatican để tố cáo tội ác của tà quyền CSVN vô thần, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, khủng bố, hành hung, giam cầm, quản thúc các tu sĩ, tín đồ trong đó có LM NGUYỄN VĂN LÝ, MS NGUYỄN CÔNG CHÍNH, MS NGUYỄN HỒNG QUANG, MS HUỲNH THÚC KHẢI,
Ls LÊ QUỐC QUÂN, ĐLHT THÍCH QUẢNG ĐỘ, ... và cực lực phản đối VATICAN thiết lập liên hệ ngoại giao với bạo quyền CSVN.
 
Kính mến.
Bs. LÊ Thị Lễ.

søndag 18. januar 2015

Châu Âu Báo Ðộng Về Nguy Cơ Khủng Bố


Ngày càng có nhiều lo ngại về những công dân Châu Âu trở về nước sau khi chiến đấu cùng với các lực lượng dân quân ở Trung Đông.

Tại Bỉ, năm người đã bị buộc tội "tham gia các hoạt động của một tổ chức khủng bố", sau hàng loạt vụ đột kích bắt đầu vào tối thứ Năm khiến hai nghi phạm thiệt mạng.

Hôm 16/1, chính phủ Vương Quốc Bỉ cũng công bố các biện pháp mới nhằm đối phó với các nghi phạm khủng bố. Các biện pháp này bao gồm việc quy hành động ra nước ngoài để tham gia vào các hoạt động khủng bố là một tội ác cũng như tước quyền công dân của những người có hai quốc tịch bị xem là mối đe dọa khủng bố.

Hiện vẫn chưa rõ liệu kế hoạch khủng bố tại Bỉ có liên quan đến vụ tấn công như ở Paris hay không ?

Tuy nhiên Thủ Tướng Pháp ông Manuel Valls nói hôm 16/1 rằng cả hai nước đối mặt với cùng một mối đe dọa. Con số 12 nghi phạm đã bị bắt giữ tại Paris sau các vụ tấn công hồi tuần trước khiến 17 người thiệt mạng.

Những người bị bắt giữ đang bị chất vấn về khả năng đã hỗ trợ về mặt hậu cần, như vũ khí hoặc phương tiện di chuyển, cho ba tay súng, theo thông tin từ phía cảnh sát.
Pháp vẫn đang được đặt trong mức báo động khủng bố cao nhất và các nhà chức trách cho biết đã triển khai khoảng 120.000 cảnh sát và binh sỹ dọc khắp đất nước.

Diễn biến tại Pháp và Bỉ đã tác động đến các nước láng giềng Châu Âu.
Tây Ban Nha cũng đã mở một cuộc điều tra về chuyến đi của một trong các tay súng tại Pháp, Amedy Coulibaly, đến Madrid chỉ vài ngày trước vụ tấn công ở Paris.

Cảnh sát Đức cũng đã bắt giữ hai người đàn ông sau các vụ đột kích vào 11 ngôi nhà hôm 16/1, với sự tham gia của khoảng 250 nhân viên cảnh sát.
Một trong những người này bị tình nghi đang lãnh đạo một nhóm khủng bố có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Quá trình điều tra  cho thấy những người này đã lên kế hoạch giết hại nhiều cảnh sát trên đường phố cũng như tại các đồn cảnh sát.

fredag 16. januar 2015

Đố Ai ……! ? ( Thơ )


..... Đố Ai Níu Được Thời Gian ... !?
..... Đố Ai Giữ Được Mạng Mình Thiên Thu ... !?
..... Đố Ai Học Hết Chữ Ngu !?
..... Đố Ai Thoát Khỏi Ngục Tù Khổ Đau ... !?

…. Đố Ai Biết Được Kiếp Sau … !?
…. Đố Ai Biết Được Lúc Nào Ra Đi … !?
…. Đố Ai Dứt Sạch Sân Si …!?
…. Đố Ai Thông Hội .. Chứng Tri Niết Bàn … !?


Kiếp Người Khốn Khổ Lầm Than …!
Chạy Theo Danh Lợi Gian Nan Suốt Đời …!
Đắm Mê Tài Sắc Chơi Vơi …!
Tham Sân Si Mạn .. Rối Bời Thân Tâm …!
Vô Minh Nên Phải Mê Lầm …!
Mưu Cầu Hạnh Phúc .. Ngoài Tâm .. Dã Tràng …!
Quay Về Biển Giác Thênh Thang …!
Thong Dong Tự Tại .. An Nhàn Tấm Thân …!
Thanh Bần Lạc Đạo Tứ Ân …!
Định Tâm Huệ chiếu .. Chơn Thân Hiển Bày …!
Vô Trụ Vô Chấp Nhẹ Thay …!
Pháp Nhãn Thanh Tịnh .. Niết Bàn Diệu Tâm …!

Tôi yêu cuộc sống trong lành ...!
Yêu cành hoa nhỏ mỏng manh bên đường ...!
Tôi yêu cuộc sống đời thường ...!
Yêu cái giản dị, khiêm nhường bao dung...!
Đạm bạc ... sẽ được thong dong ...!
An nhàn ... khỏi phải ... chạy rong lắm phiền ...!
Mặc cho thế sự đảo điên ...!
A Di Đà Phật ... niệm riêng âm thầm ...!
Lắng lòng soi rõ tự tâm ...!
Xã bỏ ... phiền não !... mê lầm !... oán than ...!
Không trụ ... không chấp ..nhẹ nhàng ...!
Từ Bi Hỷ Xã ... An Nhàn Thảnh Thơi ...!
Thong Thả Mà Sống Ai Ơi …!
Thanh Tịnh .. Tri Túc .. Cuộc Đời Nhẹ Tênh …!
Giãm Ái Thì Bớt Lênh Đênh …!
Mĩm Cười Hoan Hỷ .. Chẳng Rên Chẳng Phiền …!
Tham .. Sân .. Si .. Mạn .. Đão Điên …!
Hỷ .. Nộ ..Ái .. Ố .. Ngã Nghiêng Nát Lòng …!
Định Tâm Quán Xét Bên Trong …!
Vô Trụ Vô Chấp .. Tâm Không Hiển Bày …!
Giác Chơn Mới Tỏ Mặt Mày …!
Pháp Thể Thanh Tịnh .. Như Lai Hiện Tiền …!
Ứng Xử Đạo Pháp Tùy Duyên …!
Hết Duyên Thế Tục .. Về Miền Lạc Bang …!


... Thời Gian Thắm Thoát Qua Nhanh ...!
... Đất Trời Rộng Lớn .. Mong Manh Kiếp Người ...!
... Dù Cho Vật Đổi Sao Dời ...!
... Một Câu Niệm Phật .. Suốt Đời Không Quên ...!
... Niệm Sáng Đến Tối Cho Bền ...!
... Buông Lung Nghiệp Dẫn .. Lênh Đênh Thăng Trầm ...!
... Phật Pháp Vi Diệu Thậm Thâm ...!
... Hồi Quang Phản Chiếu .. Dò Tâm Tánh Không ...!
... Bát Nhã Sắc Sắc Không Không ...!
... Vô Trụ Vô Chấp .. Rỗng Thông .. Niết Bàn ...!
… Một lòng Hướng Đến Tây Phang …!
… Nhất Tâm Bất Loạn .. Sen Vàng Ngát Hương …!
   

Simon Tôn Thất.                                     


Giấc Mơ ? Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc ?


Có nhiều người, cả những nhà văn, có nhận xét rằng ở trong nước đã thay đổi rất nhiều và đó là một chủ trương của những người cầm quyền muốn thoát ra khỏi những trì trệ cho đất nước. Ngay cả trong văn nghệ học thuật cũng có chủ trương như vậy.  

Và họ dẫn chứng là có những hội nghị Lý Luận Phê Bình văn học đã công nhận một thực tế của văn học Việt Nam và thúc đẩy sự thay đổi: “một số quan niệm cũ không còn phù hợp”, “những gì đã cũ và lỗi thời phải cương quyết vượt qua”, “một số nhà phê bình chỉ quen với những môtíp, mô hình cũ và dị ứng với những biểu hiện mới và lạ. Ðộ bao quát quá hẹp, nhiều ẩn số văn nghệ đứng ngoài tầm với của giới phê bình”. Và với nghị quyết “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” cũng như việc “đối với nhà văn Việt Nam, trước hết và quan trọng nhất trong việc mở rộng quan hệ quốc tế là giao lưu với các nhà văn, các nhà văn hóa, các nghệ sĩ người Việt đang sinh sống và hành nghề ở các nước trên thế giới. ” Muốn như vậy, phải rời bỏ cái suy nghĩ tư duy địch bạn của thời còn chiến tranh…

Thế mà từ tháng tư năm 1975, một thời điểm gắng quên mà vẫn mãi nhớ đến bây giờ chừng như vẫn chưa đổi. . Ðã mấy chục năm trôi qua cuộc chiến vẫn còn những dư âm đau xót. Bao nhiêu là hồi ức, bao nhiêu là những vết thương đau. Không phải với riêng cá nhân một người, mà còn với nhiều người và nói rộng ra, cả dân tộc nữa. Những vết chém của hận thù tới bây giờ vẫn chưa lành miệng. Những đau xót đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong tâm. Nhiều người kêu gọi xóa bỏ chiến tuyến gạt bỏ hận thù. Nói thì dễ, nhưng hiện trạng bây giờ, vẫn còn rất nhiều điều để thấy rằng cái hố sâu ngăn cách dân tộc của thời nội chiến không dễ gì lấp đầy. Nhất là đối với những người Cộng sản mà câu nói của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày nào vẫn còn chính xác “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”

Tôi nhớ có lần đã phỏng vấn nhà văn Doãn Quốc Sỹ với câu hỏi “Trong văn chương anh nghĩ có biên giới giữa người cầm bút Việt Nam ở trong nước và hải ngoại? Hoặc giữa người miền Nam và người miền Bắc?” Và nhà văn nổi tiếng của hai mươi năm văn học miền Nam, người đã bị cầm tù và biệt giam nhiều năm vì can tội làm “nhà văn” đã trả lời “Văn chương Việt Nam là văn chương Việt Nam. Ðơn thuần chỉ có vậy! Những người Việt miền Bắc, người Việt miền Nam, người Việt quốc nội, người Việt hải ngoại phản ánh những gì xẩy ra qua lăng kính cá tính văn chương từng người. Cả nền văn chương Việt Nam nói chung do đó mà có được sắc thái lung limh phong phú. Tôi hiểu biên giới trong câu trên là như vậy…” Với những người mà đảng Cộng sản đã muốn tiêu diệt mà nói như vậy thì không thể kết luận đó là một biểu hiện của hận thù…

Ở trong nước thì Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ Cộng sản đã chết, cũng phát biểu “Ba mươi năm qua, có những bà mẹ ngày thắp hương cho những người con của mình, người là chiến sĩ giải phóng đã hy sinh, người là lính của chế độ Sài Gòn đã tử trận. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần thấu hiểu tâm tình của người mẹ Việt nam, cùng thắp nén nhang cầu cho linh hồn của những người con của mẹ được siêu thoát… ”

Tưởng như thế, nhưng khi đọc trong những tác phẩm mới xuất bản gần đây ở trong nước tôi mới thấy rằng ngay cả những người cầm bút cũng vẫn còn ảnh hưởng cái tư tưởng “địch –ta” khá nặng nề và cái hội chứng thời chiến tranh vẫn còn tồn tại. Mà tư tưởng ấy lại là sản phẩm còn sót lại của một nền văn học cổ võ hận thù tán dương chém giết, sản phẩm của tuyên truyền. Dù có đổi mới tư duy, có nhìn ngắm lại, nhưng ảnh hưởng vẫn còn trong văn chương.
Với những người Cộng sản Việt Nam, tuyên truyền ở một vị trí xung yếu. Tất cả, trên mọi phương diện đều phục vụ cho một mục tiêu: tạo một bánh vẽ tốt đẹp dể cưỡng bách bắt mọi người phục vụ theo đường hướng định sẵn. Nhà văn Alekxandr Solzhenitsyn trong diễn văn đọc khi nhận giải Nobel về văn chương đã viết về tính chất của các chế độ độc tài toàn trị như sau:
“… Ai là người sẽ đặt câu hỏi với chúng ta: văn học sẽ làm được gì để chống trả lại sự công hãm khốc liệt của cường quyền công khai? Là: chúng ta phải nhớ mãi rằng bạo lực không thể đơn độc một mình và cũng không có khả năng tồn tại duy nhất, nó bắt buộc phải bắt tay với sự dối trá. Giữa bạo lực và dối trá có mối quan hệ sâu sắc ruột thịt tự nhiên: bạo lực được che đậy kín đáo bằng dối trá và dối trá cũng nhờ vào bạo lực để tồn tại. Nếu có một kẻ nào tự nhận bạo lực là phương pháp áp dụng của mình thì bắt buộc phải chọn dối trá làm chỉ nam hướng dẫn. Khi khởi đầu quyền thế, bạo lực nghiễm nghiên công khai và rất là kiêu hãnh. Nhưng khi đã bành trướng, đủ sức mạnh áp chế với vị trí độc tôn của mình, nó lại cảm thấy bất an với dông bão chung quanh và chỉ thấy sẽ tồn tại được nếu cứ tiếp tục dối trá. Và dối trá đã sẵn được ngụy trang bằng nhũng ngôn từ ngọt ngào hoa mỹ. Bạo lực không nhất thiết luôn luôn bóp cổ bẻ họng trực tiếp dân chúng mà phần đông chỉ đòi hỏi từ nhân dân của chúng một lời thề từ dối trá, để có mặt trong vai trò ấy một cách tự nguyện.

Bước giản dị của một người dũng cảm để chống lại là không tham dự vào trò dối trá và không đi theo những việc làm dối trá. Nếu bắt buộc cứ để nó ngự trị và nếu thống trị cả toàn cầu cũng chẳng sao, ta không đứng về phía nó! nhà văn và nghệ sĩ còn có thể tích cực hơn nữa: chiến thắng sự dối trá. Trong cuộc chiến sinh tử này, nghệ thuật bao giờ cũng đã và đang chiến thắng. Sự ấy hiển nhiên, không một ai có thể chối cãi. Dối trá có thể lừa được rất nhiều thứ trên thế gian này nhưng chỉ bị một khắc tinh: nghệ thuật…”
Trở lại với hiện tình Việt nam tình trạng tụt hậu hiển nhiên rõ ràng. Từ mọi mặt, là sự sa sút tràn đầy. Xã hội tha hóa, giáo dục xuống cấp, con người chạy theo tiền bạc, luật pháp bất công, kinh tế trì trệ, thì đôi khi những nhà văn đã nhìn lại quá khứ chiến tranh và để tự hào vì những kinh nghiệm sống đã có.

Viết về chiến tranh của một thời đã qua đi, những nhà văn trong nước vẫn không qua được cái tâm lý hận thù của một hệ thống tuyên truyền sắt máu đã có sẵn từ một thời gian dài. Những điều được tuyên truyền như ngụy ăn gan uống máu như những loài thú mất nhân tính tới giờ vẫn còn được viết với tâm tư của thời chiến tranh. Nếu đã đọc những tác phẩm đại loại như của Tạ Duy Anh hoặc Hồ Anh Thái và quả tình người đọc đã cảm thấy thật xấu hổ khi có những nhà văn được tạm gọi là tiêu biểu cho văn học trong nước mà lại có giọng văn như thế. Như đoạn trích dẫn từ truyện dài: “Ði Tìm Nhân Vật” của Tạ Duy Anh:
“…quân ta ào lên, bắt giết, đâm, dẫm đạp. Một mụ ngụy cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa hết hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng ngụy bị mình xọc lê vào bụng, nghe “thụt “một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giẫy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ… ”
và một đoạn khác cũng … kinh dị không kém:
“Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận…”
Thế mà, sách của Tạ Duy Anh đã được in ở hải ngoại và có nhiều người cho rằng ông là người có tâm tư “thông thoáng” nhất và tác phẩm được coi là có “vấn đề” ở trong nước ???

Và trong “Cõi người rung chuông tận thế” của Hồ Anh Thái (hình như là chủ tịch hội nhà văn Hà Nội) cũng ghê gớm tàn bạo không kém:
“Hùng lao người bơi xuôi theo dòng suối tương đối cạn, xa hẳn chỗ Hoa đang nấp. Lũ thám báo văng tục chạy men bờ đuổi theo. Có những chỗ suối cạn không bơi được Hùng phải chạy. Bốn tên thám báo nhảy chồm chồm trên những tảng đá giữa lòng suối rồi quây được Hùng vào giữa. Anh quật ngã một thằng. Nó cắm đầu xuống nước không thấy động đậy gì. Nhưng những thằng kia đã xúm lại. Chỉ một lát sau, chúng đã lôi xềnh xệch Hùng lên bờ. Thân thể anh bầm dập đẫm máu. Chúng đấm đá anh túi bụi để lấy cung cho tới khi anh ngất đi. Anh tỉnh lại chúng đánh tiếp. Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng . Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.

Cuối cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn…”
Tôi tưởng những danh từ như “mụ ngụy cái”, “lũ thám báo”… hoặc những chuyện moi tim gan người để ăn nhậu, có lẽ đã mất biệt rồi chứ? Cái văn chương sặc mùi căm thù ấy vẫn còn tồn tại sao? Mà cả với những người cầm bút luôn luôn kêu gọi hòa giải!!!
Nhà văn Dương Thu Hương trong Tiểu Thuyết Vô Ðề củng biểu lộ sự căm thù đúng y như những nhà văn Cộng sản trung kiên khác. Kể lại những cái chết của những bộ đội nữ bị lính thám báo hãm hiếp hay thái độ hèn nhát của những người lính VNCH khi bị bắt, giọng văn ấy không thể là của một người đã thấy cái phi lý của chiến tranh và cái huyền thoại “chống Mỹ cứu nước” vẫn còn vương vấn. Dù rằng bà cũng hiểu một điều là miền Bắc đã gây ra chiến tranh theo lệnh của Cộng sản quốc tế.
“Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực Cô Hồn gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.

Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những cô chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đây là những người con gái miền bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo. Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết Những cái xác bầm dập méo mó. Da thịt con gái nõn nà tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phong lở hay một con cóc chết. Ðám dòi lúc nhúc trong các vết thương, trong các hốc mắt, hốc miệng. Những von dòi trắng nhờ béo tròn. Chúng trị trên các tử thi ngoi lội, trồi lên trụt xuống, vẻ viên mãn của loài dòi bọ. ”

Ðọc những đoạn trên, đâu có ai tránh khỏi cảm giác lợm giọng. Và, tác giả Tiểu Thuyết Vô Ðề có quá tay để tạo thành những hận thù khi nói về những người thua trận. Như vậy, có thể nói chuyện bình thường hòa giải với nhau không? Thời chiến tranh đã qua, những người ở phe chiến thắng có còn bị khích động của cả một chính sách gây căm thì để dồn toàn lực vào công cuộc chém giết thúc đẩy chiến tranh…
Nhà văn mà còn viết với giọng như thế thì những từ ngữ như “hòa giải, hòa hợp ‘, hay “hợp lưu, giao lưu”. liệu còn ý nghĩa không? Tôi đọc những hàng chữ ấy và thấy hệ thống tuyên truyền quả đã có tác dụng, không phải với giới bình dân mà cả trong văn chương.
Trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, Bảo Ninh cũng mô tả một cảnh tượng ghê rợn không kém:
“Kiên hờ hững ngó ra sau. À. Một cái xác. Một cái xác đàn bà trắng hếu, ngưc ưỡn dựng lên, chân dang ra như hai lưỡi léo, mái tóc đổ xõa che lấp nửa mặt, nằm gần như chắn ngang trước cửa phòng hải quan. Còn trẻ, mắt nhắm hờ. Dưới lưng không thấy vũng máu…

Chợt có tiếng xe đỗ, tiếng kéo lê rồi tiếng chân huỳnh huỵch. Một gã hộ pháp. Ðội mũ sắt, có lẽ là lính cao xạ từ trong phòng hải quan đi ra khệ nệ khuân trên tay hai két bia 33. Bước qua ngưỡng cửa mắt nghếch lên, gã vấp phải cái xác bị xô chúi tới, ngã sấp. Cả đống bia giáng xuống loảng choảng chai vỡ tan, bia óng vàng tuôn lênh láng. Ðám lính tăng cười ro. Kiên nhếch mép.
Sượng sùng gã sục “đồ cổ” nhỏm dậy tức tối vò hai nắm đấm gườm gườm nhìn những kẻ đang cười nhạo mình. Rồi nhổ toẹt, hầm hầm cái mặt, hắn sấn lại đá tới tấp vào cái vật vừa ngáng chân hắn Vừa đá vừa rống lên:
“Ð mẹ mầy, con đĩ! Mày ưỡn của nợ ra đây cho chúng nó ngắm à! Mày gài mìn bố mày! Tổ sư mày, cười cái cắc củ! Ðứa nào thích ngắm nghía mày thì kệ bố mày! Bố mày cứ dọn phắt mày đi!
Chửi đoạn, thằng cha “Chí Phèo” túm lấy một chân người chết xềnh xệch kéo lết đi.
Thằng chó má dã man léo sền sệt cái xác khốn khổ qua mặt sân bê tông loáng sáng nước mưa và nắng chói, rồi hự, hắn choãi chân vặn lưng lấy đà quăng mạnh, liệng bổng người ta lên.
Xoay lộn mấy vòng, cái xác trắng rợn bay chênh chếch rồi thịch xuống cạnh mấy cái thây lính dù chưa ai dọn. Lưng vừa chạm đất, người đàn bà chết ngồi bật dậy, hai tay đưa vung lên, cái miệng tuồng như há ra chực kêu rồi ngã vật nghiêng, đập đầu xuống Tên súc sinh khệnh khạng bỏ đi tay khuỳnh khuỳnh ra dáng người hùng…”

Ði xa hơn nữa, Bảo Ninh, người viết truyện ngắn “305” in trong tập Lan man khi kẹt xe đã đổ tội cho cả toàn dân miền Nam cái tội vong bản chạy theo đế quốc mà bỏ lại người thân một cách lãnh đạm vô nhân. Truyện ngắn này kể lại chuyện những người lính lái xe tăng mang số 305 trên đường hành quân đã ghé vào một thị trấn nhỏ vào tháng tư năm 1975. Và nhờ cung cách hiền hòa họ đã làm cho người thiếu phụ ở đó cảm mến. Sau đó cả xa đoàn chết hết chỉ còn sót lại một người trở về thị trấn xưa ghé thăm người thiếu phụ ấy. Giây phút gặp lại anh ta mới biết cả gia đình đã bỏ rơi chị để di tản ra nước ngoài. So sánh gia đình chị và anh bộ đội kia chị thấy cảm mến anh bộ đội ấy hơn…

Ở thời điểm bây giờ, mà còn viết với luận điệu như thế, nào ta anh hùng, địch dã man, ăn tim gan người sống. Cái nếp nghĩ, nếp viết ấy đã ăn sâu vào tâm thức người viết và bao nhiêu năm sau chiến tranh mà vẫn chưa hề thay đổi. Nhà văn Phùng Nguyễn nhận xét khá xác đáng:
“…Có qúa nhiều điều luôn rắp tâm kéo nhà văn xuống thấp có khi thấp hơn cả mức độ cho phép. Ðó là khi họ, vì một hay nhiều lý do, phải nín thở qua sông, phải viết điều không muốn viết, phải ca tụng những điều không xứng đáng, phải báng bổ điều họ thực sự quý trọng. Họ buộc phải đứng về phía của kẻ mạnh. Nhưng cũng có khi, không phải là luôn luôn vô tình, họ chọn đứng cùng phía với những thế lực đen tối một cách tự nguyện, gieo rắc mầm độc hại xuyên qua việc xiển dương điều trá ngụy. Chính là ở đây, nhà văn trở thành không chỉ là kẻ đồng lõa. ”

Câu hỏi là bây giờ, các người cầm bút sẽ phải làm gì để hố ngăn cách nhau được lấp dần đi? cả người cầm bút ở trong nước và hải ngoại? Nhưng xem ra câu hỏi chỉ để mà hỏi. Khi văn học ở trong nước còn là một công cụ để phục vụ cho nhu cầu tuyên truyền của chế độ hiện hữu thì còn rất lâu sự phân hóa tạo thành chiến tuyến của thời chiến tranh.

Nguyễn Mạnh Trinh.

Từ Sợ Hãi Tới Hành Động


Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. 
Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển.  

Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người ta bật lên can đảm, mạnh mẽ.

Trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”.
Có thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng Sản và các phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.

Bởi nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng Cộng Sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được “yên hàn”. Gia đình “không có vấn đề”, tức không đang bị Đảng trừng phạt, là thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng.

Để đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác thì còn cố gắng đề trở thành đảng viên Cộng Sản để có được cơ hội đổi đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối chọn lựa này đều làm cho con người đã “hèn” lại thêm “hạ”.

Nhưng ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na là tới mức “tức nước vỡ bờ”. Rất nhiều trong số này là các bà con dân oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ quan khác.

Cũng có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng Sản quái vật này trả thù. Họ sợ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản quái vật này, đất nước Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho người Phương Bắc. Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc – Ác với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều. Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không. Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến Quyền Con Người. Và cứ thế mà tiến tới.

Sau hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế khác. Chính lãnh đạo Đảng quái vật này mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể che đậy được nữa. Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng cái gọi là CNXH là con đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản sinh ra nó. Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời. Họ sợ các núi của cải đã đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp trắng của người dân thấp cổ bé miệng sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ.

Điều dại dột của đám lãnh đạo Đảng quái vật này, dù chúng đã thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn.

Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:
1. Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.

2. Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của chúng ta, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.

3. Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước. Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa, và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai.

Chúng ta hãy cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Nguyễn Trung Tôn.

Phong Trào “Tôi Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”


Bên lề Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 10 Khóa 11 của đảng Việt  Cộng, một số nhà hoạt động tại Việt Nam đã hưởng ứng phong trào “Tôi Không Thích Ðảng Cộng Sản Việt Nam” (đảng Việt Cộng).

Họ in hoặc viết câu khẩu hiệu “Tôi không thích ĐCSVN” lên giấy, rồi cầm tấm khẩu hiệu đó khi chụp hình và đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook. Họ viết thêm những lý do vì sao không thích ĐCSVN như: “nói một đằng làm một nẻo”, “vì trong đảng đó toàn là sâu, chuột”, “vì những kẻ tham nhũng đều là đảng viên”.
 
Trong giai đoạn 2010 đến nay, nền kinh tế Việt Nam liên tiếp gặp những khó khăn, suy thoái, không chỉ do tác động của kinh tế thế giới, mà còn do sự điều hành kém của CSVN. Tình hình đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng, nạn tham nhũng ngày càng tệ hại. Bên cạnh đó là sự yếu hèn của CSVN trước Trung Cộng và những đòn trấn áp với giới đấu tranh trong nước. Tất cả những điều trên đã khiến người dân trong nước “không thích ĐCSVN”.
 
 
Phong trào này không rõ do ai khởi xướng, cũng không có lời kêu gọi, phát động. Nó diễn ra ngay đúng ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Khóa 11 của đảng cộng sản Việt Nam. Nó mang nhiều ý nghĩa, thể hiện rõ nét suy nghĩ, tình cảm và lòng tin của người dân đối với Đảng CSVN ngày càng trở nên tồi tệ.
 
Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSVN lần này kéo dài 7 ngày, từ ngày 5 đến 12/1/2015. Hội nghị này sẽ tập trung bàn thảo các vấn đề liên quan đến cơ cấu nhân sự cho Đại hội toàn quốc ĐCSVN lần thứ 12 sẽ diễn ra vào giữa năm 2015, kiện toàn các dự thảo văn kiện cho Đại hội Đảng CSVN – chủ yếu là 2 văn kiện báo cáo chính trị và kinh tế - xã hội và một số vấn đề nội bộ khác. Đây cũng là lần đầu tiên Đảng CSVN tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban bí thư của ĐCSVN.
 
Trước kỳ hội nghị này, các quan chức cấp cao và một số nhân vật khác của đảng Việt Cộng đã chỉ đạo “siết chặt quản lý việc truy cập, khai thác thông tin trên internet, cái gọi là ngăn chặn những thông tin xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, gây chia rẽ trong nội bộ ĐCSVN” trước thềm hội nghị này và đại hội toàn quốc ĐCSVN sắp tới.
 
 
 
Thật đáng khâm phục những con người dũng cảm trong nước, dám công khai nói lên suy nghĩ của mình về chế độ CSVN, đặc biệt trong giai đoạn CSVN trấn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến như hiện nay. 
 
Nhật Nam. 

Ðường Dây Mua Bán Nội Tạng Tại Trung Quốc

 
Chuyện những thiếu nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Cộng xảy ra hằng ngày. Biết bao nhiêu đường dây lừa bán những cô gái Việt Nam nhẹ dạ sang Trung Cộng bị phát hiện và còn biết bao nhiêu đường dây hoạt động trong bóng tối chưa được phát hiện ? 
 
Thị trường buôn bán gái Việt sang Trung Cộng, kẻ bán người mua tuy âm thầm nhưng rất sôi động. Rất khó kiểm soát nhất là đồng bào sắc tộc vùng cao, tiếp giáp với biên giới Việt – Trung thường xuyên xảy ra hàng loạt phụ nữ bị mất tích một cách bí ẩn như trường hợp hơn 100 cô dâu Việt mất tích vừa qua.
 
 
Đặc điểm của những thiếu nữ sắc tộc vùng cao miền Bắc Việt Nam, phần đông sắc đẹp của họ tuy không mặn mà, nhưng ưu điểm của họ là rất dồi dào sức khỏe mà giá cả lại bèo. Những đường dây kinh doanh nội tạng ở Hoa Lục chỉ cần bỏ ra tối đa là 3.000 USD để mua một cô gái Việt miền núi, rồi đưa vào lò mổ nội tạng, họ có thể bán một quả thận của nạn nhân với giá vài chục ngàn Mỹ kim. Nếu bán được một quả tim hay lá gan sẽ được giá cao hơn rất nhiều. Sau khi lấy nội tạng, xác chết sẽ bị vất vào lò thiêu hoặc vất xuống biển làm mồi cho cá mập để phi tang. Thế là xong ! 
 
 
Đây là kỷ nghệ “KINH DOANH ĐẪM MÁU” của đường dây mua bán nội tạng tại Hoa Lục, giá mua một cô gái Việt chỉ có 3.000 USD, nhưng thu lợi nhuận gắp 10 lần rất dễ phát tài.
 
Sau đây là những đường dây lừa bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc được phát hiện trong thời gian gần đây. Xin nêu các trường hợp điển hình:
(1) Các thôn bản thuộc xã Đôn Phục (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), là vùng đất bị ám ảnh bởi các thiếu nữ đến độ tuổi “trăng tròn” là đột nhiên bị mất tích. Tình hình tại địa phương, xã Đôn Phục là một xã nghèo, có 3.722 nhân khẩu và trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm ngoái cho đến nay, trên địa bàn xã đã có 15 phụ nữ rơi vào diện bị lừa bán sang Trung Quốc. Các em học sinh bỏ học nhiều nhất là học sinh lớp 8, lớp 9 vì ở độ tuổi nầy các em có thể đi lao động và bọn xấu chủ yếu lừa gạt những em còn trẻ khỏe mạnh để bán sang TQ.
(2) Ðường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia do vợ chồng Li Xue Liang, SN 1968 (TQ) và Nông Thị Bé SN 1984 (ngụ tại tỉnh Lạng Sơn) cầm đầu. Ngoài ra, đường dây còn có một số đối tượng bị bắt là Lương Thị Mằn (SN 1989), Cụt Văn Yên (SN 1982), Lương Thị Lan (SN 1992) cùng cư ngụ tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và Vi văn Hữu (SN 1993) ngụ tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quang Nam. Được biết đây là nhóm chuyên lừa các cô gái dân tộc thiểu số ở Quảng Nam đưa sang Hoa Lục bán cho các đầu nậu để bán dâm hay đưa họ vào các lò mổ lấy nội tạng ?
(3) Qua số liệu thống kê, tại xã Bản Phố có 78 phụ nữ mất tích bí ẩn, họ đi khỏi bản làng không rõ nguyên nhân cả năm trời không một tin tức hồi âm. Nhiều khả năng những phụ nữ Bản Phố bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin để bị lừa đảo đưa sang bên kia giới bán.
Từ đầu năm đến nay, xã Bản Phố có hơn 30 người bị dụ dỗ lừa sang Trung Quốc bán. Những cô gái nầy được đưa lên Mường Khương, biên giới Xín Mần (Hà Giang), Cửa khẩu Lào Cai… rồi đưa sang Tàu. Thường giá cả mỗi người vào khoảng 10 – 15 triệu đồng (khoảng 750 USD). Giờ đây, gia đình nào có con gái từ 12 đến 18 tuổi không dám cho con đi chợ phiên vì sợ bị kẻ xấu lừa gạt, dụ dỗ bán qua Tàu.
(4) Chuyện 8 cô gái tuổi từ 18 – 20 bị những chàng trai họ Sở hào hoa đất Cảng lừa bán sang Tàu làm gái mại dâm bởi chính những người tình của mình. Những chàng trai họ Sở lừa bán bạn gái của mình sang Tàu với giá từ 20 – 25 triệu đồng (khoảng 1.000 USD). Trong đường dây “Họ Sở” chuyên lừa tình các thiếu nữ nhẹ dạ bán sang Tàu đã sa lưới pháp luật gồm những tên lưu manh: Nguyễn Xuân Trường, Vũ Duy Mạnh và Trịnh Văn Cường
(5) Tại Bản Sao, Xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, thường xuyên qua lại biên giới Việt – Trung có biểu hiện là tội phạm mua bán người. 
 
 
Theo Thứ trưởng Y Tế Trung Cộng Huang Jiefu vừa tuyên bố, bắt đầu từ 1/1/2015, cho biết Y Tế Trung Cộng sẽ ngưng lấy nội tạng của tử tù, thay vào đó nguồn cung cấp sẽ đến từ những công dân tự nguyện. Hiện tại, 38 trung tâm ghép tạng của Trung Cộng sẽ ngưng sử dụng nội tạng của tử tù và chuyển sang các nguồn cung cấp khác. Ngành Y Tế Trung Cộng sẽ thiếu hụt nội tạng, dẫn đến tình trạng “thắt cổ chai” cung không đủ cầu. Do đó, họ đánh giá Việt Nam là nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho kỹ nghệ “KINH DOANH ĐẪM MÁU” giá lại rẻ mạt, mua nội tạng của một cô gái Việt qua đường dây buốn bán phụ nữ chỉ trả tối đa 3.000 USD mà thu lợi nhuận tới 87.000 USD làm giàu dễ dàng quá !
 
Để thỏa mãn nhu cầu cấy ghép nội tạng ngày càng cao, Trung Quốc sẽ xuất hiện nhiều đường dây nuôi người như nuôi thú trong chuồng để lấy nội tạng. Các cô gái Việt Nam bị các đường dây buôn bán phụ nữ đưa sang Hoa Lục sẽ được phân tán và vỗ béo trong các chuồng nuôi người để chờ ngã giá. Nếu được trả đúng giá thì các cô gái nầy bị đưa vào lò mổ nội tạng. Nếu chỉ bán được một quả thận thì nạn nhân được đưa trở lại “CHUỒNG NUÔI NGƯỜI” nghỉ dưỡng để chờ bán nội tạng lứa sau như bán tim, gan, sau đó xác chết của họ sẽ được phi tang bằng nhiều cách, đem chôn hoặc quăng xuống biển nuôi cá mập.
 
 
Từ đầu năm tới nay, trên toàn quốc đã phát hiện hơn 300 vụ mua bán phụ nữ với gần 380 đối tượng, 490 nạn nhân. Hầu như ở địa phương nào cũng xảy ra tình trạng nầy, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới Việt – Trung như tỉnh miền núi Lào Cai, có đường biên giới dài gần 200 km, một cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và nhiều đường mòn tự phát và đường biên giới bỏ ngõ nên rất khó kiểm soát nạn buôn lậu và nạn buôn người qua đường biên giới.
 
Cần phải làm gì để triệt phá loại tội phạm nghiêm trọng nầy và làm thế nào phá vỡ các đường dây buôn bán phụ nữ Việt Nam qua biên giới phía Bắc ? 
 
Riêng tôi, chỉ còn có một cách là xin quý vị độc giả trong và ngoài nước, giúp đở bằng cách phát tán bài viết nầy đến mọi tầng lớp đồng bào, đặc biệt đồng bào ở vùng nông thôn và vùng núi xa xôi hẻo lánh miền Bắc, hãy đề cảnh giác đừng để bọn buôn người lừa đảo bán qua bên kia biên giới phía Bắc là “TỰ SÁT”.
 
Nguyễn Vĩnh Long Hồ.

onsdag 7. januar 2015


Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc hay.
Tốt cho sức khoẻ của bạn.
Giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc. 
Chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp.

Đầu tiên bạn hãy chọn những củ gừng ta còn tươi, về rửa sạch đất bùn, sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng chữa bệnh, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá.
Gừng ngâm dấm là bài thuốc hay chữa được nhiều bệnh.
Xếp gừng vào chai thủy tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thủy tinh phải sạch, khô, không mùi.
Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi.
Có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.

Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm dấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương.
Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa dấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn.
Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.

Dưới đây là một số mẹo dùng gừng để trị bệnh thường gặp như:
- Kiết lỵ ra máu: Dùng củ gừng khô sao trên lửa cho đến khi gần cháy thành than rồi đem tán nhỏ hòa với nước cơm hoặc nước cháo, uống mỗi ngày một ít.
- Đi tiêu chảy: Củ gừng tươi đem sấy khô rồi tán nhỏ, hòa với nước cơm uống hàng ngày.
- Nôn mửa: Xắt một lát gừng tươi cho vào miệng ngậm và nhấm nháp cho đến khi hết cảm giác buồn nôn thì thôi.
- Cảm lạnh rét run: Lấy 10 gr gừng tươi giã nát rồi hòa với nước sôi. Sau đó lọc lấy nước bỏ bã gừng và cho thêm 10 gr đường trắng, khuấy đều. Uống hỗn hợp này khi nóng và đắp mền kín cho ra mồ hôi.
- Đối với trường hợp cảm sốt do thời tiết lạnh: Lấy củ gừng tươi giã nhỏ rồi tẩm rượu, sao cho nóng lên. Sau đó cho gừng vào một tấm vải cột chặt lại dùng để xoa lên người đánh gió toàn thân.
- Cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi: Dùng 15 gr gừng tươi, 10 gr hành trắng (hành tây, lấy cả củ, rễ, lá). Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, còn phần bã cho thêm nước, đun sôi lên để xông cho ra mồ hôi.
Lưu ý: Những người tạng nóng thường bị lở miệng, táo bón, ra mồ hôi thì không nên dùng gừng. Thông thường chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn vì dùng thường xuyên sẽ khiến chảy nước mắt sống.

Hàn Giang.

Ðức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Ðược Chọn Làm Hồng Y

 
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC nói: Như đã loan báo, ngày 14-2 tới đây tôi sẽ vui mừng nhóm Công Nghị Hồng Y, trong đó tôi sẽ bổ nhiệm 15 Hồng Y mới, đến từ 14 quốc gia thuộc mọi đại lục, biểu lộ mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội Roma và các Giáo Hội địa phương trên thế giới.
 
Đức Hồng Y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1-4-1938 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục ngày 21-12-1967, được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, và trở thành GM chính tòa ngày 23-3-1994. Ngày 22-4-2010 ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, và ngày 13-5-2010 ngày thăng TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
 
Chúa nhật 15-2, ÐTC sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế trọng thể với các Hồng Y mới, trước đó ngày 12 và 13-2, tôi sẽ nhóm Công nghị với tất cả các Hồng Y để suy tư về những hướng đi và đề nghị cải tổ giáo triều Roma.
Sau đây là các Hồng Y mới:
1. Đức Cha Dominique Mamberti, người Pháp, TGM hiệu tòa Sagona, Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh, (63 tuổi, 1952)
2. Đức Cha Manuel José Macário do Nascimento Clemente, Thượng Phụ thành Lisboa, thủ đô Bồ Ðào Nha (67 tuổi, 1949)
3. Đức Cha Berhaneyesus Demerew Souraphiel, CM, TGM Addis Abeba, Etiopia, (67 tuổi, 1948)
4. Đức Cha John Atcherley Dew, TGM giáo phận Wellington, thủ đô New Zealand (67 tuổi, 1948)
5. Đức Cha Edoardo Menichelli, TGM giáo phận Ancona-Osimo, Italia (76 tuổi, 1939)
6. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Việt Nam, 77 tuổi (1938)
7. Đức Cha Alberto Suárez Inda, TGM Morelia, Mêhico, (76 tuổi, 1939)
8. Đức Cha Charles Maung Bo, SDB, TGM giáo phận Yangon, Myanmar, (67 tuổi, 1948)
9. Đức Cha Francis Xavier Kiengsak Kovithananji, TGM Bangkok, Thái Lan, 66 tuổi (1949)
10. Đức Cha Francesco Montenegro, TGM Agrigento, Italia, (69 tuổi, 1946)
11. Đức Cha Daniel Fernando Sturla Berhouet, SDB, TGM Montevideo, Uruguay, (56 tuổi, 1959)
12. Đức Cha Ricardo Blázquez Pérez, TGM Valladolid, Tây Ban Nha, (73 tuổi, 1942)
13. Đức Cha José Luis Lacunza Maestrojuán, OAR, GM giáo phận David, Panamá (71 tuổi, 1944)
14. Đức Cha Arlindo Gomes Furtado, TGM Santiago de Cabo Verde, Quần Đảo Capo Verde, (66 tuổi, 1949)
15. Đức Cha Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga, (Quần đảo Tonga) (54 tuổi, 1961).
 
Ngoài ra, ÐTC cũng liên kết với Hồng Y Ðoàn 5 vị TGM và GM về hưu đã nỏi bật về đức bác ái mục tử trong việc phục vụ Tòa Thánh và Giáo Hội. Các vị đại diện cho bao nhiêu Giám Mục, cũng với lòng nhiệt thành mục tử đã nêu chứng tá tình yêu đối với Chúa Kitô và Dân Chúa tại các Giáo Hội địa phương, cũng như tại Giáo Triều Roma, hoặc trong ngành ngoại giao Tòa Thánh.
Đó là các vị:
16. Đức Cha José de Jesus Pimiento Rodríguez, nguyên TGM giáo phận Manizales (Colombia) (96 tuổi, 1919)
17. Đức Cha Luigi De Magistris, TGM hiệu tòa Giubalziana, nguyên là quyền chánh tòa ân giải tối cao (89 tuổi, 1926)
18. Đức Cha Karl-Joseph Rauber, TGM hiệu tòa Tucumán, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh (81 tuổi, 1934)
18. Đức Cha Luis Héctor Villalba, nguyên TGM Tucumán, Argentina (81 tuổi, 1934)
19. Đức Cha Júlio Duarte Langa, nguyên GM giáo phận Xai-Xai (Mozambique) (88 tuổi, 1927)
" ÐTC nói: Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân Hồng Y, để khi canh tân tình yêu đối với Chúa Kitô, các vị là chứng nhân về Tin Mừng của Chúa tại thành Roma và trên thế giới, và với kinh nghiệm mục tử, các vị nâng đỡ tôi khẩn trương hơn trong việc phục vụ Tông Đồ của tôi".
 
Trong số 19 Hồng y tân cử, vị trẻ nhất là Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga 54 tuổi. Giáo phận “khỉ ho cò gáy” của ngài trong Thái Bình Dương là một quần đảo rộng 103 ngàn cây số vuông, nhưng chỉ có 13.300 tín hữu Công Giáo với 14 giáo xứ, 29 LM giáo phận và 9 LM dòng, 40 nữ tu, 15 tu huynh và 9 chủng sinh.
 
Vị cao niên nhất trong số các tiến chức Hồng Y là José de Jesus Pimiento Rodríguez Manizales, 96 tuổi (1919) cai quản tổng giáo phận Manizales (Colombia) từ 1975 đến khi về hưu năm 1996.
 
Việc bổ nhiệm Hồng y lần trước cũng như lần này cho thấy chủ trương của ĐTC Phanxicô giảm bớt số Hồng Y tại giáo triều Roma và không nhất thiết theo truyền thống bổ nhiệm Hồng Y cho các giáo phận lớn. Ngài cũng bổ nhiệm Hồng Y cho các nước chưa hề có Hồng Y, hoặc những giáo phận nhỏ bé.
 
 G. Trần Đức Anh OP.