fredag 28. februar 2014

Chữa Bệnh Tuyệt Vời Từ Sà Lách Xoong


Sà Lách Xoong là loại rau được khá nhiều người biết vì nó rất ngon, chế biến được nhiều món ăn và cực tốt cho sức khỏe. Ít ai biết được rằng, cải xoong cũng là một loại rau an toàn nhất bởi cải xoong dễ sống, sinh trưởng nhanh nên cần rất ít thuốc trừ sâu, phân bón,…so với lượng khủng thuốc trừ sâu hoặc phân nếu trồng cải, cà chua, hoặc các loại rau khác cùng diện tích.

Mùa sà lách xoong đang "rộ", bạn đừng quên thêm vào thực đơn của gia đình mình loại rau này nhé vì những lợi ích sau:

Bổ sung I-ốt

Một ngày ăn khoảng 10 - 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i-ốt, giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.

Trong 100g sà lách xoong, protein chiếm 1,7 - 2g, chất béo 0,2 - 0,3g, gluxit 3 - 4g, chất xơ 0,8 - 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng i-ốt trong sà lách xoong rất cao 20 - 30mg/100g.

Tác dụng thanh nhiệt

Vào mùa khô hanh, mùa hè nhiều người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt, chỉ cần nấu canh sà lách xoong có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng tiểu đường

Lấy sà lách xoong, củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô, mỗi thứ khoảng 10g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống ngày 1 cốc.

Trị nám và tàn nhang

Do sà lách xoong có chứa các chất chống oxy hóa nên nó còn được biết đến là thực phẩm giúp hồi sinh làn da rất tốt. Chất chống oxy hóa làm giảm viêm và giảm kích thước lỗ chân lông, còn sắt thì cung cấp các yếu tố cần thiết làm mờ các vết thâm nám giúp da trắng sáng hơn. Do đó rau cải xoong có tác dụng trị nám và tàn nhang hiệu quả cho các chị em.

Cách thực hiện:

- Lấy 20g sà lách xoong tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn với một muỗng cà phê mật ong. Sau đó cho vào miếng vải mềm, sạch để dùng.

- Dùng túm vải hỗn hợp cải xoong mật ong trà nhẹ vào vùng da tàn nhang, nám da 2 lần/ngày (sáng và chiều) rồi để cho tới khi khô thì rửa lại mặt bằng nước sạch.

Chữa nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng do viêm lợi.

Cải sà lách xoong 200g, rửa sạch nấu với cà rốt, nấu với 400ml còn 100ml, uống hoặc ngậm hàng ngày. Thực hiện bài thuốc này cho đến khi không còn bị nhiệt lưỡi và chảy máu chân răng.

Chữa ho lao

Cải sà lách xoong 150g, phổi lợn 150g. Tất cả nấu thành canh, ăn vào buổi sáng. Chiều lấy 1 nắm rau cải xoong tươi, thịt bò 100g. Rửa rau cải xoong thật sạch, xào tái cùng thịt bò, sau trộn thêm chút giấm, ăn trong ngày. Cần ăn liên tục nhiều lần.

Chống ung thư

Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nutrition (Anh), ăn khoảng 100 g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và giảm nguy cơ ung thư nói chung. Theo TS Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua.

Giảm cân

Đây là loại rau giúp vóc dáng thon gọn nhanh nhất, và rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Cải xoong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào, giàu chất xơ, các vitamin A,B1,B2,B3,C, chất béo, sắt, canxi, chất chống oxy hóa.

 Với 2 thành phần tác dụng giảm cân chính: chất xơ và vitamin C. Chất xơ có vai trò tạo cảm giác mau no hạn chế được nạp nhiều thức ăn tránh tăng cân, đồng thời có khả năng hấp thụ chất béo, thải chất béo ra ngoài. Vitamin C tăng khả năng trao đổi chất, giúp tiêu đốt mỡ thừa, giải phóng năng lượng hiệu quả. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất thành năng lượng, vì vậy khi giảm cân bạn không thể thiếu loại rau này.

Giúp bà bầu giảm chứng táo bón

Hormone thai kỳ progesterone gây dãn và giảm hoạt động của nhu động ruột, đó là nguyên nhân gây ra táo bón ở bà bầu. Điều này thật không dễ chịu chút nào. Để cải thiện tình hình, hãy bổ sung thêm cải xoong vào thực đơn hàng ngày nhé! Với cải xoong, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện tốt, cải xoong chứa nhiều chất xơ giúp giảm táo bón đáng kể. Loại rau này cũng giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động tốt.

Lưu ý khi ăn cải xoong:

- Cải sà lách xoong cũng khá ngon và tốt, tuy nhiên lại không tốt cho bà bầu vì thời gian này bạn cần ăn chín, uống sôi.

- Vì rau có vị mằn mặn nên bạn chú ý nêm nếm gia vị, tránh để món canh bị mặn nhé!

- Không ăn cùng với hải sản: Cải xoong chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với các loại hải sản sống sâu dưới đáy nước như tôm, sò, hến vốn chứa rất nhiều Asen hóa trị 5. Nó sẽ biến chất tạo ra một chất độc có hại cho cơ thể.

- Không ăn quá nhiều: Bất cứ thực phẩm gì cũng không nên lạm dụng. Cải xoong có tác dụng lợi tiểu, vì thế bà bầu ăn nhiều sẽ không tốt chút nào vì nó có thể gây mất nước. Có rất nhiều loại rau khác ngon và bổ dưỡng, vì thế hãy thay đổi để có thực đơn phong phú và hợp lý.

Gò Công.

NẾU VNCH THẮNG VIỆT CỘNG

 
Vừa nhận được một e-mail đề cập đến câu hỏi: “TRONG TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM CỘNG HOÀ THẮNG QUÂN CỘNG SẢN VIỆT NAM, THÌ LIỆU TÌNH HÌNH CÓ KHÁC HƠN CHÚT NÀO CHĂNG? ” Tôi là lính, nên xin trả lời rất nhanh và rất đơn giản, ngay bây giờ, và dễ nhận thấy.

1. Trước hết, dù là giả thuyết, câu hỏi sai từ trong căn bản. Miền Nam không tấn công miền Bắc, nên không thể có chiến thắng. Sau khi ký hiệp định đình chiến 1954, miền Nam lo xây dựng đất nước, ổn định đời sống toàn dân, chỉ muốn sống trong hoà bình. 

Ngay từ lúc đó, cộng sản VN đã gài người ở lại, nằm vùng, chuẩn bị sẵn cho cuộc xâm chiếm miền Nam, với sự viện trợ tối đa của cả Nga, lẫn Tầu như đã thấy. Mầm mống chiến tranh, cội nguồn của bao tội ác, hi sinh hàng triệu sinh mạng đồng bào cả nam lẫn bắc, xướng máu chất chồng, bom đạn khói lửa ngút trời . . . xuất phát từ kẻ chủ chiến, từ kẻ xâm lăng, không phải từ phía chống đỡ, phải tự vệ. Rõ như ban ngày !

Đặt câu hỏi theo kiểu này là một lối lập lờ đánh lận con đen, để lừa bịp, để đánh tráo, nhì nhằng giữa hai phe đánh nhau. Vì vậy phải bác bỏ câu hỏi ấy ngay từ đầu, trước khi thử đi vào giả thuyết chỉ để cho rõ bản chất của hai chế độ.

2. Giả dụ rằng, trong trường hợp mà miền Nam thắng vào tháng Tư 1975, thì tôi đoan chắc tình hình tốt hơn nhiều, nhiều lắm, và ai cũng có thể hiểu được, không chút gì ngụy biện. Tôi nói theo kiểu lính nên rất dễ hiểu.

- Này nhé. Lúc ấy người dân miền Nam giàu hơn người dân miền Bắc rất nhiều. Dân miền Nam không thể nào có ý nghĩ quái đản là ra Bắc để vơ vét, lấy về, mà trái lại sẽ rất vui vẻ mang quà ra bắc cho thân nhân, đồng bào mình ngoài đó. Sẽ không có cảnh đài, đồng, đạp như đã thấy. Hàng triệu dân miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 chắc chắn sẽ hối hả mang đủ thứ về quê cho bà con mình. Cuộc tương phùng sẽ rất cảm động, rất thân tình, rất vui mừng, chứ không phải ngỡ ngàng như đã thấy.

- Chính quyền miền Nam là một đồng minh trong thế giới Tự Do, luôn tôn trọng quyền tư hữu, nên cũng sẽ không có cảnh đánh tư sản, kiểm tra, cướp của, cướp nhà như CS đã làm đối với dân miền Nam. Nếu chưa thể nâng mức thu nhập ở miền Bắc lên ngang với đời sống ở miến Nam thì cũng không có cảnh chặt ngang cho tất cả nghèo như nhau. Cũng không có cảnh đuổi dân đi vùng kinh tế mới để chúng chiếm nhà, cướp đoạt tài sản, như đã thấy.

- Các cơ sở nhà nước, các khu vực quân sự sẽ không bị ai chiếm đoạt vì luật pháp VNCH không thừa nhận quyền sở hữu cho bất cứ cá nhân hay đảng phái nào. Do đó sẽ không có cảnh con ông, cháu cha nào chiếm đoạt công thự, đất đai nhà nước làm của riêng, như đã thấy .

- Miền Nam đang được nhiều nước tân tiến, giàu có ủng hộ, nên họ sẵn sàng viện trợ để tái thiết sau chiến tranh. Lúc ấy, nền kinh tế miền Nam tự nó đã không hề thua sút các nước tại Á Châu, lại có dịp vươn mình lên, phát triển hơn, ngay tức khắc, không hề bỏ lỡ cơ hội hàng chục năm, để dân phải thiếu cả gạo để ăn, phải ăn bo bo, bột mì . . . như đã thấy.

- Điều quan trọng nhất là Tình Người trong thời kỳ chuyển tiếp. Sẽ không bao giờ có một tinh huống tàn nhẫn, vô nhân đạo như đã thấy. Điều này thuôc về bản chất của hai chế độ. Cộng sản là giết lầm hơn bỏ sót, đào tận gốc, trốc tận rễ, truy cứu lý lịch ba, bốn đời , dù chỉ là đứa bé mới cắp sách đi học, dù là thầy tu, dù là giáo viên, là bác sĩ, y tá . . .

Miền Nam thì khác hẳn, nên mới có nhiều Việt cộng nằm vùng trong mọi cơ quan, ngay cả trong thời gian chiến tranh.

Thế thì miền Nam sẽ giải quyết cách nào đối với các cán binh, cán bộ miền Bắc ?

Đang khi còn chiến tranh mà miền Nam còn áp dụng chính sách Chiêu Hồi, hễ buông súng, bỏ ngũ, cam kết lương thiện làm ăn, thì tự do sinh sống như mọi người. Dĩ nhiên phải trình diện, giao nộp toàn bộ vũ khí, khai báo lý lịch để thiết lập hồ sơ cá nhân, xác định nơi cư trú và lần lượt trả về nguyên quán với gia đình, như thủ tục chiêu hồi vẫn làm trong nhiều năm, như đã thấy. 

Và dù có người nào bị tạm giữ trong một thời gian chắc cũng không phải đói mờ, đói mịt, khoai sắn cũng không đủ no như dưới thời công sản. Gia đình cũng sẽ không bị cấm đoán, hạn chế việc tiếp tế thăm nuôi như đã thấy. Và chắc chắn sẽ không có màn lừa bịp mười ngày thành ba năm, rồi bảy, tám, mười, mười lăm năm, như đã thấy ! Và sẽ không có hàng ngàn nhà tù từ Nam tới Bắc như đã thấy !

Cần nhấn mạnh một điểm rất nhân bản của miền Nam là thủ tục bảo lãnh người thân. Gia đình nào có người thân bị bắt vì hoạt động cho cộng sản, nếu chịu đứng ra bảo lãnh trách nhiệm, thì phần lớn sẽ được cứu xét cho về với gia đình, ngay trong lúc chiến tranh. Hầu như gia đình nào cũng có thân nhân ở bên này hay bên kia. 

Sau chiến tranh, bà con miền Nam sẽ được khuyến khích đứng ra bảo lãnh cho thân nhân trong hàng ngũ cộng sản, trở về với gia đình. Chế độ cộng sản không khuyến khích thủ tục ấy, ngay cả cha-con, vợ-chồng, anh-em. Trái lại, họ khuyến khích, thúc đẩy thân nhân đi vào tù “học tập ” cho tốt, “lao động” cho giỏi, để khỏi bị đảng nghi ngờ, như đã thấy !

Nhìn sự kết hợp hai miền đông-tây của Đức, người ta có thể hình dung ra phần nào cảnh kết hợp hai miền Nam-Bắc, dù không nhất thiết phải giống y như thế.

Phần quan trọng hơn nữa là Tổ Quốc Việt Nam đã không bị mất nhiều phần lãnh thổ về tay Tầu cộng, vì không bị lệ thuộc vào “đồng chí vĩ đại” phương bắc, – kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Sẽ không mất ải Nam Quan, không mất một phần thác Bản Giốc, không phải dấu giếm đồng bào mình, lén lút ký kết hiệp ước biên giới với rất thiệt thòi cho dân tộc mình , như đã thấy !

Tóm lại, theo cái nhìn của một người lính già, rất đơn giản nhưng rất thật, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, theo giả thuyết trên, thì nếu miền Nam thắng, thực tế tốt hơn rất nhiều.

Tôi cố tình lập lại nhiều lần ba chữ “như đã thấy” để chứng minh đó là một thực tế rất dễ nhận thấy.

Và nếu (vẫn nếu) như thế, thì giờ này tớ đang nghỉ hưu ở Sàigòn !./-

LÊ PHÚ NHUẬN.

Ai Quyết Ðịnh Vận Nước ?


 
Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 16.2.2014 đã phổ biến một bài dưới đầu đề “Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?” của Anh Vũ nói về những khó khăn trong việc tranh đấu ở trong nước. Mở đầu, ký giả này đặt câu hỏi: “Biểu tình, tụ họp tưởng niệm, kỷ niệm ... là những sinh hoạt chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhưng vì sao các cuộc biểu tình hay tham dự các phiên tòa ở Việt nam lại không lôi kéo được đông đảo người dân tham gia?” Sau đó, ký giả này cho công bố ý kiến của bốn nhân vật đấu tranh ở trong nước là các ông Vũ Quốc Ngữ, Lê Anh Hùng, Trịnh Toàn và Nguyễn Quang A. Sau đây là những nét chính về ý kiến của họ:
CHỈ MỚI NHÌN THẤY MẶT NỔI
Ông Vũ Quốc Ngữ, một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, cho rằng phong trào dân chủ tuy chưa mạnh mẽ, nhưng đã có các bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Do phong trào phải đối mặt với một chính quyền rất tàn bạo và tinh vi trong việc đàn áp đối lập. Còn nhân dân thì nói chung ngại va chạm với chính quyền, sợ bị gây khó dễ đến cuộc sống gia đình, công việc.
Blogger Lê Anh Hùng ở Quảng Trị nói: “Theo tôi, có mấy nguyên nhân chủ yếu sau đây: Mặc dù nhiều người dân đã thức tỉnh, nhưng đa số họ vẫn chưa vượt qua được cả nỗi sợ hãi lẫn sức ỳ vốn đã bén rễ qua hàng chục năm sống dưới chế độ hà khắc và mị dân hiện nay. Tổ chức của phong trào dân chủ còn lỏng lẻo. Điều này dĩ nhiên là hạn chế hiệu quả của phong trào. Và một nguyên nhân nữa là sự đàn áp vừa tàn khốc, vừa xảo quyệt của bộ máy cầm quyền, với đủ mọi hình thức khác nhau.”
Từ Hà nội, ông Trịnh Toàn, một người đã nhiều lần tham gia biểu tình, cho rằng các hoạt động chính trị đường phố không thu hút được người dân vì chưa đánh trúng và các nội dung không gắn chặt với quyền lợi của số đông người dân. Đặc biệt là vấn đề các nhân vật nổi danh trong các hoạt động này chưa có tính thuyết phục và không được người dân chấp nhận.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, cho biết một số lý do đã khiến các hoạt động chính trị không thu hút được người dân: thứ nhất dân chúng bị đàn áp kinh khủng nên sợ tham gia và dần dần teo mất ý chí, thứ hai là Đảng CS vô cùng sợ mọi loại tổ chức, nên không có tổ chức nào ra đời mà ra hồn, khi không có tổ chức thì làm sao huy động được đông người.
Nói chung, cả bốn nhà tranh đấu nói trên chỉ mới nêu lên một số mặt nổi bên ngoài. Họ chưa cho thấy những mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của các thế lực đúng đàng sau. Chính các thế lực này đã quyết định sự thành bại tại Việt Nam trong 64 năm qua. Quần chúng chỉ đóng vai trò phụ. Phải nhìn lại lịch sử để hiểu hiện tại và tương lai.
 
TRANH CHẤP GIỮA TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN
Việt Nam có một vị trí chiến lược rất quan trọng ở Đông Nam Á, nên các cường quốc không bao giờ chịu để cho người Việt quyết định lấy số phận của mình, trong quá khứ cũng như trong hiện tại. 
Trong chiến tranh ý thức hệ, khối tư bản tây phương chủ trương dùng Việt Nam làm "tiền đồn" ngăn chận cộng sản tràn xuống miền Đông Nam Á. Lúc đầu, Mỹ muốn xây dựng chế độ Ngô Đình Diệm rập khuôn theo chế độ Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Đài Loan để ngăn chận cộng sản. Nhưng năm 1960, khi thấy Trung Quốc và Liên Sô yểm trợ Hà Nội mở mặt trận giải phóng miền Nam để thanh toán phần đất còn lại, Hoa Kỳ cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm không thể đứng vững được nên đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho Mỹ đổ quân vào miền Nam, ông Diệm từ chối nên bị giết. Từ đó, miền Nam không còn chủ quyền nữa. Ngày 8.3.1965, hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ được gởi tới Đà Nẵng mà không cần xin phép hay thông báo cho chính phủ Việt Nam. Nghe tin này Thủ Tướng Phan Huy Quát rất ngạc nhiên. Ông Bùi Diễm, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng lúc đó cho biết Thủ Tướng đã hỏi: “Có gì đặc biệt về phương diện quân sự mà chúng ta không được biết, đến độ họ phải hành động một cách vội vàng như vậy?”
Tuy nhiên, sau khi xử dụng hết bom đạn còn lại sau Thế Chiến II và thí nghiệm một số vũ khí mới, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược. Năm 1972 Kissinger qua Bắc Kinh và bán miền Nam cho Trung Quốc với hai mục tiêu chính là tách Trung Quốc ra khỏi Liên Sô và biến Trung Quốc thành một thị trường mới của Mỹ, không cần biết số phận của những người miền Nam đã theo Mỹ sẽ như thế nào.
 
TRANH CHẤP GIŨA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam và oanh tạc miền Bắc, Trung Quốc đã cam kết cho Hà Nội mượn nhiều phi công nhưng không thực hiện, Hà Nội phải đi theo Liên Sô để được cung cấp một hệ thống hỏa tiễn địa không có thể chống lại Mỹ. Từ đó Hà Nội nghiêng hẳn về phía Liên Sô. Sau 30.4.1975 Trung Quốc coi Việt Nam như là công cụ của Liên Sô, dùng Khmer Đỏ chống Việt Nam. Tháng 12/1978 Hà Nội phải đưa quân qua chiếm Kampuchia để loại bỏ Khmer Đỏ nên tháng 2/1979 Trung Quốc đánh qua biên giới miền Bắc để “dạy cho Việt Nam một bài học.”
Trong thập niên 1980, Việt Nam đã nhận được của Liên Sô gần 3 tỷ USD về cả viện trợ kinh tế lẫn quân sự, nhất là viện trợ kinh tế, nhờ vậy Việt Nam mới có thể sống còn. Nhưng rồi đầu thập niên 1990 các chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đỗ, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều phải thay đổi để theo kịp các biến chuyển mới của tình thế, đồng thời tái liên kết để tạo một thế đứng mới.
Trong hai ngày 3 và 4.9.1990, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam đã họp hội nghị tại Thành Đô, tỉnh lỵ của Tứ Xuyên, để tái lập bình thường quan hệ giữa hai nước. Ngày 7.11.1991, một phái đoàn Việt Nam do Tổng Bí Thư Đỗ Mười lãnh đạo đã đến Trung Quốc để ký kết hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý vấn đề biên giới giữa hai nước. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng rất nhanh, từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tức tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
CHIẾN THUẬT CỦA HOA KỲ
 
Thấy Việt Nam ngày càng gắn chặt với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tìm cách kéo Việt Nam xa dần Trung Quốc ra. Mặc dầu lúc đó Việt Nam đang vi phạm dân chủ và nhân quyền một cách rất nghiêm trọng, ngày 3.2.1994 Hoa Kỳ đã hủy bỏ lệnh cấm vận cho Việt Nam. Ngày 11.7.1995 Hoa Kỳ tuyên bố thiết lập bang giao với Việt Nam và ngày 13.7.2000 Hoa Kỳ đã ký hiệp ước mậu dịch song phương với Việt Nam. Tuy nhiên, trong hơn 13 năm qua, Hoa Kỳ vẫn chưa kéo được Việt Nam ra xa khỏi Trung Quốc, mặc dầu giữa Trung Quốc và Việt Nam đang có những tranh chấp nghiêm trọng về Biển Đông.
Chúng tôi đã phân tích trong nhiều bài về những chiến thuật của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy Việt Nam tách ra khỏi Trung Quốc và nhận xét rằng những chiến thuật đó khó đem lại thành công vì hai lý do chính sau đây:
Lý do thứ nhất, sau khi Hoa Kỳ bỏ VNCH, không nước nào trên thế giới dám “trao cả linh hồn và xác” cho Hoa Kỳ như VNCH trước đây nữa. Không phải chỉ Việt Nam mà tất cả 10 nước ASEAN đều không tin Hoa Kỳ sẽ bảo vệ họ trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hiện nay, Mỹ đang “bán cái” Biển Đông cho Nhật. Do đó, nước nào cũng phải chọn thế đứng riêng của mình.
Lý do thứ hai, đây là một ván xì phé mà hai bên đều biết con tẩy của nhau nên Hoa Kỳ khó thắng được. Chúng tôi xin nhắc lại, trong Hội Nghị Toàn Quốc về Chỉnh Đốn Đảng ngày 27.2.2012, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai nói toẹc ra chiến dịch “diễn biến hòa bình” của Mỹ như sau: "Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị". Biết rõ chiến thuật của Hoa Kỳ, Hà Nội đã vận dụng tất cả mọi phương thức cần thiết để chống lại và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả.
Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Mac Lâm, phóng viên đài RFA ngày 15.2.2014, ông Lê Phú Khải phóng viên Đài truyền hình Trung ương của Việt Nam cho biết: “Ông Nguyễn Cơ Thạch đã nói rồi, đi với phương Tây thì mất đảng nhưng đi với Trung Quốc thì mất nước và bây giờ rõ ràng là đi với Trung Quốc thì mất nước.” Nước coi như đã mất, không lẽ theo Mỹ để mất luôn cả Đảng sao?
Để xói mòn thành trì của chế độ hiện tại, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng “bốn mũi xung kích” là “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo” mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nói. Kinh nghiệm cho thấy, trong bốn mũi đó, mũi tôn giáo thường là mũi quyết định. Sau đây là hai thí dụ điển hình:
Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, lúc đầu Hoa Kỳ đã thành lập các tổ chức “xã hội dân sự” để phá sập chế độ, đặc biệt là nhóm Caravelle, nhưng các nhóm này chẳng làm nên cơm cháo gì. Một số thành phần của các nhóm đã tham gia cuộc chính biến ngày 11.11.1960 nhưng thất bại, Mỹ phải bỏ Luật sư Hoàng Cơ Thụy vào thùng đựng đồ ngoại giao để đưa ra ngoại quốc. Sau đó, chính người Mỹ phải đứng ra tổ chức đảo chánh và dùng lá bài Phật Giáo để lật đổ ông Diệm với nhiều hậu quả nghiêm trọng kéo dài.
Tại Ai Cập, lúc đầu Hoa Kỳ cũng dùng các tổ chức “xã hội dân sự” như dưới thời Ngô Đình Diệm. Nhưng chính quyền Mubarak đã cho xúc hết 17 tổ chức này của Mỹ, trong đó có nhiều người Mỹ. Cuối cùng Mỹ phải xử dụng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo mới lật được Mubarak, kéo theo những hậu qủa nghiêm trọng gióng như dưới thời VNCH.
Biết rõ Hoa Kỳ sẽ xử dụng mũi xung kích tôn giáo, sau khi chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã quyết định “quốc doanh hóa” các tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo, vì tôn giáo này đã từng gây biến động tại miền Nam. Hiện nay Đảng CSVN đã huấn luyện được khoảng 50.000 sư quốc doanh kiểm soát hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất và niệm Phật đường trong nước. Mỹ khó xâm nhập được. Tôn giáo thứ hai được cả Mỹ lẫn Cộng Sản quan tâm là Công Giáo. Nhưng tôn giáo này có tổ chức chặt chẽ và có lãnh đạo nên chính quyền không “quốc doanh hóa” được. Tôn giáo này lại không chấp nhận làm công cụ cho bất cứ thế lực nào nên Mỹ khó lũng đoạn. Mỹ đã nhiều lần định biến Thái Hà, Kontum và Vinh thành những điểm nóng, nhưng Giáo Hội đã can thiệp kịp thời, Mỹ đành bỏ cuộc.
Những cuộc tranh đấu tự phát chỉ có thể được xử dụng để xói mòn chế độ chứ không thể lật đổ được.
 
THÂN PHẬN MỘT CON CHÍP?
Nhìn chung, từ sau Thế Chiến Thứ II đến nay, các cường quốc luôn tranh nhau nắm vận mạng của Việt Nam. Riêng với Trung Quốc, trong bài “Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược” đăng trên báo Thời Đại Mới, số 2, tháng 7/2004, ông Vũ Hồng Lâm đã có nhận xét khá ngộ nghĩnh:
Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm lịch sử của nó đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Có lúc Việt Nam là quận huyện của Trung Quốc mà cũng có lúc Việt Nam lại thuộc về Pháp, lấn lướt được Trung Hoa. Có lúc Việt Nam chịu thần phục Trung Quốc nhưng có lúc lại liên minh với Liên Xô để đối đầu lại Trung Hoa. Mỗi giai đoạn như vậy, trong nội bộ Việt Nam cũng như Trung Quốc đều có các quan điểm khác nhau…
Quan hệ Việt-Trung có thể ví như quan hệ giữa một người và một con chip (micro-processor) gắn vào thân thể người đó: không rời nhau được, nhưng lại không đồng hóa được nhau, nhất là không bao giờ cùng đẳng cấp, và nhiều đặc điểm khác…”
Nghe cũng buồn, nhưng đó là thân phận của một nước “tiền đồn”!
 
Lữ Giang.

mandag 24. februar 2014

THỰC PHẨM LÀM SẠCH GAN MỘT CÁCH TỰ NHIÊN‏

 
1. Táo:
Trong quá trình thanh lọc, gan phải có khả năng xử lý độc tố vào cơ thể. Táo chứa một lượng lớn pectin và các thành phần hóa chất khác, giúp đỡ gan nhanh chóng làm sạch và loại bỏ chất thải độc hại không mong muốn ra khỏi hệ tiêu hóa.

2. Bắp cải:
Bắp cải chứa các enzyme cần thiết giúp giải độc gan và làm sạch đường tiêu hóa. Các loại khác như rau xà lách, súp lơ trắng và súp lơ xanh cũng chứa các loại enzyme tương tự.

3. Tỏi:
Tỏi chứa một lượng lớn allicin và selen - các hợp chất tự nhiên giúp gan làm sạch hệ thống một cách tự nhiên và loại bỏ độc tố không mong muốn. Ngay cả một lượng tỏi nhỏ cũng rất có lợi.

4. Nho:
Nho chứa Vitamin C, chất chống oxy hóa rất hữu ích, giúp gan giải độc và làm sạch hệ thống tiêu hóa khỏi chất độc hại như chất gây ung thư.

5. Trà xanh:
Trà xanh chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin thực vật, rất hữu ích cho gan. Hơn nữa, trà xanh cũng mang nhiều lợi ích khác bao gồm giảm cân.

6. Các loại rau lá màu xanh:
Các loại rau lá xanh là tác nhân làm sạch gan tự nhiên rất mạnh mẽ. Chúng chứa chất diệp lục thực vật giúp hấp thụ và lọc bỏ tất cả độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên và làm sạch hệ thống tiêu hóa. Các loại rau xanh có thể trung hòa thuốc trừ sâu, kim loại nặng và hóa chất độc hại khác và do đó tăng thêm hiệu quả cho chức năng gan.

7. Dầu ôliu:
Dầu ôliu và các loại dầu hữu cơ khác như cây gai dầu và hạt lanh tạo ra một lượng lipid cơ sở trong dạ dày, giúp hấp thụ chất độc hại trước khi chúng ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, các loại dầu này phải được sử dụng và tiêu thụ trong chừng mực.

8. Chanh:
Cũng như nho, chanh chứa vitamin C hỗ trợ quá trình làm sạch gan. Nước chanh đặc biệt là giúp kích thích gan để hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.

9. Nghệ:
Nghệ giúp gan loại bỏ các chất độc hại từ hệ tiêu hóa bằng cách hỗ trợ enzyme thực hiện chức năng này.

10. Quả óc chó:
Quả óc chó có tác dụng đặc biệt giúp loại bỏ các amoniac có hại từ hệ tiêu hóa. Loại quả này chứa một lượng arginine cao - một axit amin hỗ trợ loại bỏ độc tố. Quả óc chó cũng chứa axit béo omega-3 và glutathione rất hữu ích trong việc giúp đỡ gan hoạt động hiệu quả.
Gò Công.

søndag 23. februar 2014

Sao Ngọ Lại Về Quê ?


Khi cắm được lá cờ nửa đỏ nửa xanh lên nóc Dinh Độc Lập thì các anh về quê lấy đít trâu làm thước ngắm.
Nơi quê nhà, các anh tự hỏi: Bí thư làm thế nào mà giàu nhanh thế? Chủ tịch ăn gì mà béo thế?
Công an tiền đâu ra mà xa hoa thế? Trong khi một người mẹ trẻ với ba con thơ nheo nhóc, không may ngã gãy chân, phải bán hết mọi thứ để chạy chữa, trong nhà còn lại 20 kg lúa cũng bị tịch thu.
 

Các anh cay đắng nhận ra rằng các anh đã bị lừa. Các anh đi giải phóng miền Nam, nhưng chính quê hương của các anh đang quằn quại rên xiết trong thương đau tăm tối.
Các anh đã cùng với những người dân cùng khổ Thái Bình đứng lên phá bỏ mọi uy quyền thối nát. Bắt sống bọn cường hào ác bá. Kéo sập ủy ban. Tịch thu con dấu. Đập bỏ tượng Bác. Ngăn mọi ngả đường. Cả miền Bắc rung chuyển từ Nam Định lên Vĩnh Phú, từ Hải Hưn xuống Quảng Ninh. Thái Bình – 1997 đã đi vào lịch sử.
 

Đúng thời điểm đó Phạm Quý Ngọ xuất hiện. Ngọ đương đầu với những người dân trên chính quê hương mình. Sau lưng Ngọ là đảng, trước mặt Ngọ là hàng ngàn cảnh sát, có súng
đạn, có lựu đạn cay, có vòi rồng, có chó bẹc-giê, có dùi cui lá chắn, có roi điện, có nhà tù, và hiển nhiên là Ngọ cũng lưu manh hơn.
 

Nữ văn sĨ Dương Thu Hương, người Thái Bình, đã lăn lộn trên mảnh đất quê hương thấm đẫm mồ hôi và nước mắt kể: Trong một đêm hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt, rồi bị phân
chia vào các trại tù sống giữa đám tù hình sự. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: Giết được một người, án giảm hai năm. Giết hai người án giảm bốn năm… Cứ thế mà làm.
Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc, không kịp kêu một tiếng, không chống đỡ tự vệ, không ồn ào la hét.
 

Ngọ đã xóa sạch cả linh hồn và thể xác của cuộc nổi dậy. Từ đó, Thái Bình trở nên rất thái bình, không còn sức đứng lên như Văn Giang của Hưng Yên, như Vụ Bản của Nam Định, hay Tiên Lãng của Hải Phòng.
Ngọ bước lên đài danh vọng và quyền lực từ thành tích đàn áp cuộc nổi dậy trên quê hương mình.
Nếu không có Thái Bình – 1997 thì không có thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ hôm nay.
 

Với kinh nghiệm đầy mình Ngọ được đảng tin giao điều tra, xử lý vụ Đoàn Văn Vươn. Nhiều người nhẹ dạ tưởng Ngọ sẽ làm một cuộc canh tân, một đột phá. Không! Ngọ vẫn là Ngọ.
Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng còn thối nát ngàn lần so với vụ án Nọc Nạn, Bạc Liêu của Pháp cách đây ngót trăm năm.
 

Ngọ lại được giao thụ lý đại án Vinaline. Dương Chí Dũng, có nick là “Dũng cảng” nhân vật
chính của đại án đã mang một triệu rưỡi Mỹ kim biếu Ngọ. Ngọ hứa “Chỗ anh em, chú cứ yên tâm để anh lo”.
Ngọ báo cho Dũng ngày giờ bị bắt để tìm đường cao chạy xa bay. Ngọ phát lệnh truy nã. Dũng kỳ vọng Ngọ chỉ giả vờ truy nã, nào ngờ Ngọ làm thiệt. Dũng bị bắt mà vẫn ngây thơ tin rằng với số tiền lớn như vậy thì Ngọ chỉ giơ cao đánh khẽ. Ngọ sẽ giả vờ điều tra, giả vờ lấy cung, giả vờ truy tố, giả vờ công minh, giả vờ trong sáng.
 

Không ngờ Ngọ ăn tiền. Ngọ hứa, nhưng Ngọ chẳng làm gì để cứu gia đình họ Dương.
Trong nháy mắt mà “Dũng cảng” lừng danh bỗng thành tử tội. Dũng mỉm cười. Dũng ngâm thơ, rồi lật ngửa lá bài cuối cùng trước mặt tòa.
 

Cao thủ cỡ Ngọ thừa biết mình đã thành vật tế thần xa xỉ cho Đại hội XII. Ngọ cao tay hơn, vượt ra ngoài sự tính toán của những bậc đa mưu. Ngọ làm một đám cưới hoành tráng cho có xong, chọn ngày lành tháng tốt rồi lăn đùng ra chết.
 

Ngọ chết hết chuyện. Chẳng ai làm chứng được Ngọ đã làm lộ bí mật nhà nước và nhận triệu rưỡi đô Mỹ tiền mặt. “Dũng cảng” là tử tù, tâm thần hoảng loạn, khai báo lung tung, tiền hậu bất nhất. Án bị đình chỉ. Vợ con Ngọ thở phào. Bao nhiêu đồng chí khác cũng rung đùi khoái chí.
 

Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Lê Đức Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà.
Còn Ngọ! Thái Bình – 1997 vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng biết Ngọ có nhầm không mà lại về
quê.


Trần Hồng Tâm.

Anh Là Ngọn Nến Sáng Tươi


Cảm tác khi nhìn bức ảnh luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đứng trước phiên tòa phúc thẩm ngày 18 tháng 2 năm 2014. Đây là đôi dòng thơ mộc mạc Như Ngọc kính tặng anh Quân, người con yêu quý của Tổ Quốc Việt Nam, người con trung kiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ân nhân của người khốn khổ trong xã hội Việt Nam thời XHCN).


Nhìn anh đứng trước ngụy tòa
Mắt tôi cay xé loà nhoà lệ rơi
Bên anh hai gã công an
Mặt mày hung tợn như là âm binh
Hôm nay bản án bất công
Ngụy tòa y án bịt mồm người ngay
Ngoài tòa một đám công sai
Đua nhau đàn áp những ai đến gần
Một năm lao lý truân chuyên
Mấy lần tuyệt thực vì quyền tù nhân
Khiến anh tuổi mới bốn ba
Mà trông sao giống cụ già sáu mươi
Anh là muối trắng tinh trong
Ướp cho đời mặn trong lòng tha nhân
Anh là ngọn nến sáng tươi
Soi đường đêm tối cho người thế cô
Nhìn anh đứng trước ngụy tòa
Mắt tôi cay xé loà nhoà lệ rơi
Bỗng tôi như thấy trong mơ
Hai thiên thần đến bên bờ vai anh
Mĩm cười thiên sứ trao anh
Chén nguồn an ủi trao ban từ trời
Trán anh rực sáng vô ngần
Triều thiên thiên sứ nhẹ nhàng đặt lên

Như Ngọc.

Từ Đỉnh Cao Xuống Đít Tàu


Không riêng gì người Việt Nam mà cả thế giới hẳn phải ngạc nhiên thắc mắc: mới ngày nào “đảng ta” tự hào mình là đỉnh cao, nào là cái nôi nọ, phẩm giá kia, nào là đánh bại tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới, cớ sao nay lại hạ mình dưới đít Tàu múa nhảy ca hát cha cha cha nhạc Trung Hoa đú đởn dưới chân tượng Lý Thái Tổ trong ngày kỷ niệm giặc phương Bắc tràn qua biên giới tàn sát đồng bào Việt Nam cách đây chỉ có 35 năm như vậy?

“Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu”! Nhớ lúc xưa còn chỗ dựa vào Liên Xô, Đông Âu Cộng Sản, dựa vào người dân Việt cả tin nơi “lý tưởng giải phóng dân tộc” mà chẳng hay thực chất cuộc chiến “ta đánh Mỹ là đánh cho ông Liên Xô, ông Trung Quốc”; chỉ nghe bác Hồ “ra đi tìm đường cứu nước” mà không biết “bác” trở về nước với sứ mạng có ăn lương của một điệp viên cho CS quốc tế theo lệnh Staline, nên “bác” mới dám to gan hỗn xược với Đức Thánh Trần, “tôi đưa năm châu đến đại đồng”; “bác” cứu nước khỏi đô hộ Thực dân Pháp để tròng cả dân tộc này vào thòng lọng độc tài CS. “Oanh liệt” nhờ dựa thế ngoại bang và lừa mị giỏi đồng bào mình; dựa vào bọn phản chiến ngu muội đứng về phe kẻ cướp thay vì phía nạn nhân, và ngay cả một số đứng đầu tổ chức tôn giáo thế giới cũng bị hoa mắt trước mánh lưới tuyên truyền của khối CS cùng luận điệu một chiều của đám truyền thông phương Tây bất lương.

Nhưng nay thì những chỗ dựa ấy đã cùng chung số phận với Bức tường Bá Linh, đã sụp đổ tan tành.
Ngày “ông” Liên Xô còn khỏe mạnh, mới chỉ mình “bác” Staline chết mà đảng ta đã khóc hơn cha chết  “Thương cha thương mẹ thương chồng. Thương anh thương một, thương Ông thương mười”, huống chi “ông” Liên Xô ngủm cùng đồng chí thế giới CS theo về với giun thì đảng ta chẳng còn biết than với ai bèn quay ra khóc thương mình rồi quay sang ôm chân “anh cả” Khựa mà dựa. Thế là cả bầy đoàn kéo nhau đi hội nghị Thành Đô 1990 để đưa cả nước vào vòng Bắc Thuộc lần nữa, như lời ngoại trưởng phe ta Nguyễn Cơ Thạch.

Cách đây 1930 năm (1084) Vua Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão cả nước trước thềm điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hòa hay nên chiến khi quân Mông sang xâm lăng Việt Nam lần thứ hai và cả vua tôi đồng thanh “quyết chiến, thề quyết chiến” chống lại quân thù.

Còn bây giờ thì bô lão toàn là “phản động”, trí thức lương thiện thì “thù địch”, nhân dân thì “bị bọn xấu lợi dụng” đi kêu oan khắp nước… Đảng biết dựa vào ai để bảo vệ giang sơn.
Nhưng giang sơn là gì? Há chẳng thấy “Mừng Đảng, mừng Xuân”, mới tới phiên “mừng Đất Nước”? Giang Sơn bây giờ là hàng thứ yếu. Thà mất Nước chứ quyết không mất đảng.

Để không mất đảng, đảng chỉ còn con đường duy nhất là từ đỉnh cao tụt xuống chui vào đít Tàu. Ai chửi gì mặc kệ. Vì Không gì quý hơn chỉ 16 tay, mà bọn chống phá tổ cò gọi là “người không ra người, ngợm không ra ngợm”, ngồi trên đầu trên cổ, nắm trọn quyền sở hữu sinh mạng, tài sản của 90 triệu người dân Việt, cùng toàn bộ tài nguyên đất nước; muốn dâng cho ai thì dâng, muốn bán đi đâu thì bán.
Dân chửi gì thì chửi, đảng cứ đường đảng đảng đi. Đường liếm trôn Tàu Khựa.

Nguyễn Bá Chổi.

fredag 21. februar 2014

Ăn Lòng Ðỏ Trứng Gà Không Làm Tăng Cholesterol


Từ lâu, lòng đỏ trứng gà vẫn bị mang tiếng xấu, bởi một định kiến sai lầm cho rằng các bệnh tim mạch thường là do lượng cholesterol trong máu quá cao và trong lòng đỏ trứng gà chứa nhiều chất cholesterol. Thông thường, các chuyên gia khuyên là mỗi ngày chúng ta chỉ được ăn tối đa là 300 mg cholesterol, mà một trứng gà cở lớn đã chứa đến 190 mg cholesterl. Nếu mỗi ngày chúng ta ăn hai trứng gà là đã vượt quá lượng cholesterol cho phép. Cho nến, muốn tránh các vấn đề về tim mạch, nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà. Thậm chí có một số chuyên gia còn cảnh báo là lòng đỏ trứng gà nguy hiểm không thua gì thuốc lá !

Nhưng gần đây, các nhà dinh dưỡng đã phá bỏ định kiến sai lầm đó đối với lòng đỏ trứng gà. Họ đã tiến hành nhiều thí nghiệm, đặc biệt là cho một số người ăn mỗi ngày 3 trứng gà trong suốt 12 tuần. Kết quả cho thấy không có mối liên hệ nào giữa lượng cholesterol mà chúng ta ăn từ lòng đỏ trứng gà với lượng cholesterol trong máu. Nói cách khác, ăn lòng đỏ trứng gà không nhất thiết sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu của chúng ta.

Sẵn dịp các nhà dinh dưỡng học nhắc lại rằng, một cách tự nhiên, cơ thể của chúng ta vẫn sản xuất ra cholesterol và cholesterol trong thức ăn chỉ ảnh huởng đến nhịp độ sản xuất cholesterol trong cơ thể chúng ta. Nếu chúng ta ăn nhiều cholesterol, thì cơ thể sản xuất ít hơn, và ngược lại, nếu ăn ít cholesterol thì cơ thể sản xuất nhiều hơn. « Năng suất » cholesterol đó còn tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền, vào mức độ stress và vào thể hình của mỗi người. Như vậy có ăn nhiều trứng gà ốp la thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lượng cholesterol trong máu.

Như vậy trừ phi bị bệnh cao cholesterol, quý vị cứ việc ăn lòng đỏ trứng gà thoải mái. Thậm chí ăn càng nhiều càng tốt, vì trong trứng gà, chất dinh dưỡng tập trung ở lòng đỏ. Những người ăn kiêng hoàn toàn có thể kết hợp các món ăn với trứng gà dưới đủ mọi hình thức : trứng ốp la, trứng chiên, trứng luộc, hoặc trứng luộc trộn xà lách, trứng « à la coque »...

Ấy là chưa kể lòng đỏ trứng gà là loại thức ăn chứa rất nhiều chất choline, một chất vốn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành bộ não nơi trẻ sơ sinh và cũng rất cần thiết cho việc bảo trì các chức năng của não nơi người lớn. Chất choline còn giúp làm chậm lại đà phát triển của bệnh Alzheimer.

Có thể nói đây là một tin vui cho những ai khoái ăn sáng với món bánh mì trứng gà ốp la : ăn lòng đỏ trứng gà không làm tăng cholesterol, tức là không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nguy cơ béo phì.

Thanh Phương.

 


Hoa Kỳ Ngầm Ủng Hộ Nhật Bản Ðối Ðầu Với Trung Quốc


Song song với hiệp ước an ninh quốc phòng song phương, Washington ngầm khuyến khích Tokyo sử dụng thế võ « ju jitsu nhu thuật ». Mục tiêu là điều chỉnh chiến lược quân sự sao cho phù hợp với hiến pháp chủ hòa nhưng vẫn có thể xây dựng liên minh với các nước khác trong khu vực có cùng lo âu trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Một công, đôi ba việc.

Hôm nay 14/02/2014, sau khi tiếp xúc với giới lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến công du được xem là để « rà mìn » trên vùng biển Hoa Đông và biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã « khen ngợi » các cuộc thảo luận, mà ông gọi là « xây dựng » với chủ tịch Tập Cận Bình về hồ sơ Bắc Triều Tiên.

Ngược lại, theo nhận định của AFP, Ngoại trưởng Mỹ không nói gì về mối quan hệ xung khắc giữa Trung Quốc và Nhật Bản, điểm nóng đe dọa an ninh khu vực và an toàn giao thông hàng không và hàng hải cho cả Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh căng thẳng tại Đông Á và Đông Nam Á thì Hoa Kỳ gắn kết với Nhật Bản và Philippines, hai nước đang bị Trung Quốc uy hiếp, bằng hai hiệp ước quân sự hỗ tương.
Theo giới phân tích, từ khi Shinzo Abe trở lại chính quyền tại Nhật Bản vào cuối năm 2012, tại Hoa Kỳ, từ hành pháp cho đến chuyên gia quân sự đều ngầm để cho Tokyo tiến hành sách lược gọi là « chiến lược phòng thủ tập thể ».

Trong điều kiện bị trói tay vì bản Hiến pháp chủ hòa, thủ tướng « diều hâu » và các nhà chiến lược quần đảo Phù Tang cố gắng luồn lách để có thể xuất quân trong trường hợp cần thiết, chỉ cần một thủ thuật nào đó mà không cần phải tu chính hiến pháp. Kế hoạch này được Hoa Kỳ hậu thuẫn vì tính chất nhất cử lưỡng tiện.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo cánh tả Asahi ngày 23/01/2014, tân đại sứ Mỹ Caroline Kennedy, con gái của cố tổng thống John F Kennedy, tuyên bố : « Nhật Bản sẽ là một đồng minh hiệu quả hơn nếu lực lượng Tự vệ đội (quân đội Nhật) có đủ phương tiện góp phần bảo vệ binh sĩ hoặc thủy thủ Hoa Kỳ nếu họ bị tấn công ».

Hai tuần sau, thủ tướng Shinzo Abe cũng tuyên bố : Nếu nước Nhật tiếp tục bị ngăn cấm quyền tự vệ tập thể chính đáng thì sẽ tác hại cho liên minh Mỹ-Nhật.
Thủ tướng Nhật đưa ra trường hợp chiến hạm Mỹ nếu bị Trung Quốc tấn công mà hải quân Nhật khoanh tay đứng nhìn thì hệ quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Theo nhận định của nhà phân tích ngoại giao Mỹ Peter Lee, thì với chiến lược « phòng vệ tập thể », quân đội Nhật từ vai trò yểm trợ hậu cần trong khuôn khổ hành quân hỗn hợp với Mỹ sẽ được quyền nổ súng để tự vệ và để bảo vệ chiến hạm Mỹ khi bị Trung Quốc tấn công. Thứ hai là phản công phủ đầu đối phương dưới danh nghĩa « phòng thủ tập thể ».

Trong chiều hướng này, Hoa Kỳ giải quyết được một công hai việc : Nhật tăng cường sức mạnh quân sự nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ hiến pháp hiếu hòa.

Nhưng các nhà binh bị Nhật Bản không dừng ở đó. Sự kiện Trung Quốc công khai tỏ rõ tham vọng chủ quyền tại Senkaku/Điếu Ngư, thành lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, đe dọa ban hành biện pháp tương tợ tại biển Đông Nam Á cũng như đã tuyên bố chủ quyền trên 80% biển Đông Nam Á với « lưỡi bò 9 đoạn », điều đó đã tạo cho Tokyo một cơ hội bằng vàng để mở rộng chiến lược « phòng thủ tập thể » vượt ra khỏi liên minh Mỹ-Nhật.

Ông Yousuke Isozaki, cố vấn an ninh chính phủ phân tích là Nhật Bản cần phải được tự do hành động, nếu không, sẽ không thể hiệu quả trong việc bảo vệ đồng minh và bảo vệ nhau.
Nói cách khác, thế võ nhu thuật « tự vệ tập thể » này đang được Mỹ và Nhật Bản tiến hành để có thể áp dụng với các đồng minh tương lai cùng bị Trung Quốc đe dọa trong đó có Ấn Độ, Philippines và Việt Nam.

Tú Anh.


Tài Nguyên Bắc Cực ......


Tài Nguyên Bắc Cực Ngày Càng Quan Trọng Ðối Với Quốc Tế.

Trong một thông cáo đưa ra hôm qua 14/02/2014 tại Washington, Ngoạì trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh : « Vùng Bắc Cực là biên giới cuối cùng của hành tinh chúng ta, một vùng mà đối với Hoa Kỳ và thế giới có những lợi ích khổng lồ và ngày càng lớn về địa chiến lược, về kinh tế, khí hậu, môi trường và an ninh quốc gia ».

Cho nên, Ngoại trưởng Kerry đã quyết định là Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một đại diện đặc biệt về Bắc Cực. Đó sẽ là một quan chức cao cấp « đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ », trong bối cảnh mà chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bắc cực sẽ do Hoa Kỳ nắm giữ trở lại vào năm 2015.

Vùng Bắc cực đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh mà, do nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng ở Bắc Cực tan ra ngày càng nhiều, hình thành nên những con đường giao thông hàng hải mới, và nhờ vậy mà việc khai thác những tài nguyên ở vùng này trở nên dễ dàng hơn, trong khi cho tới nay, hầu như không thể khai thác được.

Từ năm 2013, Canada nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bắc Cực, với nhiệm kỳ 2 năm. Đây là một diễn đàn liên chính phủ, quy tụ các quốc gia « láng giềng » của Bắc Cực ( Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga và Thụy Điển ). Hội đồng Bắc Cực có mục tiêu là thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, khai thác dầu khí và khoáng sản, giao thông hàng hải, đánh cá và du lịch.

Từ đầu tháng Giêng vừa qua, Canada đã khởi công xây dựng con đường đầu tiên nối liền biển Bắc Cực với châu Mỹ, nhằm thúc đẩy việc khai thác dầu khí ở vùng này. Theo thẩm định của Hoa Kỳ, trong lòng đất vùng Bắc Cực có thể có đến 22% tổng trữ lượng dầu khí chưa được khám phá của thế giới.

Nhưng hấp dẫn hơn cả là theo tính toán của các nhà khoa học, từ năm 2030, nhờ băng tan ở Bắc Cực, các đường giao thông hàng hải giữa châu Á với châu Âu sẽ được mở ra trong phần lớn mùa hè, nhờ vậy mà có thể rút ngắn phân nữa khoảng cách giữa hai châu lục. Người ta thẩm định là 15% giao thương của thế giới sẽ là qua con đường hàng hải Bắc cực. Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái đã đưa một chiếc tàu chở hàng đầu tiên sử dụng con đường này.

Nhưng ngoài việc vận chuyển hàng hóa, hoạt động đánh cá ở Bắc cực trong tương lai cũng sẽ rất « nhộn nhịp », bởi vì vùng biển ở cực Bắc địa cầu chứa nhiều cá nhất thế giới và với hiện tượng hâm nóng khí quyển Trái đất, một số loài cá có giá trị kinh tế cao sẽ di trú về phía Bắc cực. Ấy là chưa kể hoạt động du lịch biển Bắc cực sẽ thu hút rất nhiều người muốn khám phá miền đất giá lạnh này.

Nhưng các nhà khoa học cũng đã bắt đầu lên tiếng báo động về những tác hại của những hoạt động nói trên đến môi trường của Bắc cực, nhất là do sự di chuyển của những con tàu trọng tải lớn chạy bằng dầu diesel, băng và tuyết ở Bắc cực sẽ lại càng tan nhanh hơn, với hậu quả là mực nước biển trên hành tinh chúng ta dâng cao hơn.

Với nguồn tài nguyên dồi dào và với viễn cảnh mở ra những con đường giao thương mới, vùng Bắc Cực đang ngày càng trở nên quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, thể hiện qua việc Hoa Kỳ sắp bổ nhiệm một đại diện đặc biệt về Bắc Cực.


 


 

Cái Chết Tự Nhiên Và Tự Nhiên Chết


Tin ông tướng công an Phạm Quý Ngọ chết đột ngột ngay trong thời điểm này làm dư luận xôn xao càng xôn xao. Đây là cái chết tự nhiên hay là cái chết được dàn xếp?

Chết tự nhiên là cái chết do bệnh tật. Khi bệnh lý đến hồi nan giải, mọi can thiệp y khoa, dinh dưỡng đều bó tay thì việc ra đi của một con người là bình thường. Nhưng ở đây, ngay trong thời điểm ông Phạm Quý Ngọ bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến việc nhận hối lộ hơn 1,5 triệu USD và tiết lộ bí mật nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì đột ngột ông lại… lên đường đoàn tụ với Mác với Lê Nin.

Cái chết của ông tướng công an không bình thường ở các điểm sau:
1. Thời điểm vụ án làm lộ bí mật đang được mở rộng lên tầng cao hơn.

2. Tại sao ông Ngọ là tướng công an mà được điều trị ở bệnh viện quân đội mà không phải là bệnh viện của Bộ công an hay là Viện K hoặc là bệnh viện Bạch Mai chẳng hạn?

3. Báo Tuổi Trẻ đưa tin là ông Ngọ từng điều trị ung thư tại Singapore điều này có phải là làm giảm nghi ngờ hay là một cách làm cho vụ việc thêm phức tạp?

4. Nếu ông Ngọ là tướng công an bị ung thư mà không điều trị ở Bệnh viện Bộ công an mà đưa vào bệnh viện của quân đội hay được đem qua Singapore chữa trị thì tại sao ông Đinh Dăng Định phải vào bệnh viện 30.4 là bệnh viện của Bộ Công An điều trị. Khi ung thư đến giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng thì công an trại giam An Phước mới cho thầy giáo yêu nước “tạm hoãn thời gian thi hành án tù 12 tháng”. Chính sách khoan hồng của đảng sao kỳ cục vậy?

5. Số tiền mà ông Ngọ tham nhũng vòi vĩnh các cá nhân và doanh nghiệp khác chắc chắn không dừng lại ở con số hơn 1,5 triệu USD đã được bạch hóa. Còn bao nhiêu cá nhân và doanh nghiệp khác bị nhũng nhiễu sẽ lên tiếng khi ông Ngọ ngã ngựa. Tốt nhất chọn cái chết thì sẽ bảo tồn được số tiền lớn cho gia đình vợ con mà nếu còn sống với mức lương của công an chắc hơn 1000 năm nữa cũng chưa bằng số tiền mà ông đã tham nhũng.

6. Vụ án Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng chắc còn nhiều người liên quan khác đồng cấp hay cao hơn ông Ngọ chắc sẽ bị liên lụy và chịu liên đới trách nhiệm. Nếu ông Ngọ ra đi thì mọi việc coi như chìm xuồng và dừng hết trách nhiệm của những người liên quan khác tại đây.
Như vậy cái chết của ông tướng công an Phạm Quý Ngọ là một cái chết không phải tự nhiên. Có nhiều lý do để người ta dị nghị đây là cái chết có toan tính của cá nhân ông Ngọ hay của phe nhóm nào đó.
Giải pháp cho ông tướng công an Phạm Quý Ngọ tự nhiên lăn đùng ra chết là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng xem ra cái chết của ông tướng công an này cũng không là cho tình hình thêm sáng sủa chút nào nhất là việc tranh giành quyền lực ở trong nội bộ của đảng cộng sản ngày càng quyết liệt.

Huỳnh Bá Hải.

Cơ Hội Nào Cho Tôi Sống .......

 

Cơ Hội Nào Cho Tôi Sống Và Phát Triển Trong Chế Ðộ Này ?

“…Hơn ai hết lúc này tôi hiểu rằng: “Freedom is not free”, tự do không phải miễn phí. Tôi sẽ đi đến cùng để đòi bằng được quyền tự do của mình. Tôi sẵn sàng trả giá cho quyền tự do của tôi dù có bị đánh, bị bắt giam hay ám hại…”

Thực lòng đã nhiều lần tôi muốn “tạm im lặng” quên đi việc lên tiếng vì Hoàng Sa – Trường Sa, muốn “làm ngơ” các vụ việc xâm phạm các giá trị tư do cơ bản của con người để tập trung xây dựng công ty, lo cho ba mẹ, lo cho gia đình nhỏ của tôi vốn đang bấp bênh vì kinh tế chưa ổn định.

Nhưng cứ mỗi khi có “sự kiện” gì sắp xảy ra như phiên xử một tù nhân lương tâm nào đó, hoặc có lời kêu gọi biểu tình là nhà tôi lại bị gần chục an ninh thường phục và công an sắc phục canh giữ. Họ ngang nhiên ngăn cản tôi đi lại, giam lỏng tôi trong nhà cho đến hết ngày hôm đó. Trong thời gian vợ tôi đang mang thai, con tôi trong bụng đói họ cũng không cho tôi chở vợ đi ăn. Họ sẵn sàng đánh đập nếu tôi phản ứng lại, với lý do đơn giản là “vì an ninh..”.

Những việc như thế này thường xuyên diễn ra trong cuộc sống của tôi nhưng ít khi tôi chia sẻ những điều này trên facebook vì tôi nghĩ có nhiều người bạn chưa hiểu sẽ xa lánh tôi vì “sự nguy hiểm” đó. Tôi chọn cách im lặng và buộc phải xem những sách nhiễu trên là hệ quả tất yếu được tạo ra từ một cơ chế bất công ở nơi mà tôi đang sống.

Đỉnh điểm của một trong những hành vi hèn mạt đó là vào một sáng tinh mơ, khi tôi còn chưa kịp tỉnh ngủ thì ông anh gọi báo công ty tôi bị phá. Họ tạt sơn đỏ như máu khắp từ dưới lên đầy bảng hiệu. Cả công ty vệ sinh năm ngày liên tục vẫn không thể nào sạch được, nhiều khách hàng đi ngang không dám ghé vào vì nhìn vào bảng hiệu công ty thấy cảm giác ớn lạnh vì những vệt màu đỏ máu khủng bố đó. Sau đó tôi có gửi đơn tố cáo và đoạn quay camera lại hình dáng của hai tên “sơn tặc” gây án, nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu rồi chìm vào im lặng… Tôi đành chấp nhận sống chung với tệ nạn “côn đồ” mà chế độ bất công này tạo ra vậy.
Tôi tiếp tục công việc, tiếp tục xoay sở trong bối cảnh kinh tế, kinh doanh mỗi lúc mỗi nặng nề hơn. Có vài đoàn bên phòng kinh tế quận ghé thăm, hỏi về tình hình kinh doanh, chỉ một số lỗi sai nhưng chỉ phạt nhẹ lỗi nhỏ khoảng năm triệu đồng vì thấy công ty cũng khó khăn, tôi cũng hơi cảm kích về một chút cảm thông đó của họ.

Nhưng rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, vài tháng sau, trong ba ngày liên tục đoàn thuế ghé kiểm tra, lục lọi từng hóa đơn từ lúc thành lập công ty cho đến nay khoảng được ba năm. Những thiếu sót nho nhỏ cộng dồn trong ba năm đó tạo thành một quyết định xử phạt hơn một trăm triệu đồng. Nó như một đòn giáng cuối cùng vào một công ty đang trong tình trạng khó khăn, tôi đành tuyên bố phá sản và giải thể công ty, trở về với hai bàn tay trắng.

Tôi và vợ tôi phải đi thuê nhà mới và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống, khi tôi dọn đến một căn nhà thuê ở quận 7 chưa được 24 tiếng thì chủ nhà bắt buộc chúng tôi dọn đi ngay vì sức ép từ phía công an quận. Họ sợ liên lụy và buộc chúng tôi phải đi ngay trong đêm.
Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh đêm đó, tôi phải chở vợ và đứa con sắp sinh trong bụng lang thang khắp nơi.

Một tuần sau đó chúng tôi mới kiếm được nhà thuê mới ở quận 12. Chúng tôi tạm yên ổn ở đây để đón chào đứa con trai đầu lòng của mình, hạnh phúc thiêng liêng đó không thể nào tả được, nhưng một sự bất công khác lại đến, đó là con tôi không thể làm khai sinh ở địa phương, vì theo luật là phải tạm trú trên một năm, trong khi tôi chỉ mới dọn tới. Thế mới thấy cái luật ở đất nước này nó cũng thể hiện bất công chừng nào, nó không đặt nền tảng vì con người mà vì vật chất, và người nghèo là người phải chịu nhiều nhất.
Tôi nhận được công việc mới khá tốt để tôi có điều kiện lo cho gia đình, nhưng công việc đòi hỏi tôi phải đi ra nước ngoài nhiều để nắm bắt sản phẩm phân phối cho thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là mục tiêu công việc mà tôi muốn hướng đến khi thị trường Việt Nam suy thoái thì cách hay nhất là có thể chuyển công việc kinh doanh ra bên ngoài.

Nhưng thật không may, dịp gần đây tôi có nhận được lời mời sang Mỹ vận động cho Nhân Quyền Việt Nam từ các tổ chức NGOs thì bị ngăn cản mà không có bất cứ lý do chính đáng nào. Họ ngang nhiên tịch thu hộ chiếu và tước quyền tự do đi lại của một công dân như tôi, mặc cho tôi đã gửi đơn yêu cầu trả lời về lý do ngăn cản họ vẫn im lặng. Tôi phải hủy hết các công việc ở Campuchia, Indonesia và có nguy cơ sẽ mất luôn việc làm vì sự ngăn cấm này.

Có lẽ sống trong một chế độ bất công thì ngay cả việc tôi muốn im lặng cũng là điều không thể và tôi nhận ra rằng trước khi những quyền tự do cơ bản của con người chưa được tôn trọng thì mọi cố gắng xây dựng cuộc sống của tôi cũng giống như việc xây nhà trên cát, sẽ bị sụp đỗ bất cứ lúc nào bởi sự tùy tiện của giới cầm quyền, bởi “lý do an ninh Quốc gia”, bởi nghị định và những điều luật mơ hồ nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của phe nhóm.

Hôm nay họ có thể viện “lý do an ninh” để tước quyền đi lại của tôi và những ai họ lo sợ ảnh hưởng đến chế độ thì ngày mai họ có thể cướp đi bất cứ quyền nào với lý do tương tự. Họ có thể cướp quyền sở hữu của chúng ta vì mục tiêu xây dựng “xã hội chủ nghĩa”, họ có thể cướp quyền kinh doanh ngoại tệ, vàng và bất cứ ngành nào vì lý do ổn định “kinh tế thị trường”, họ có thể cướp đất của chúng ta vì lý do xây dựng “đô thị văn minh”, và họ có thể đẩy chúng ta ra chiến trường rồi sau đó xóa chúng ta khỏi lịch sử đi như họ đã và đang làm đối với những người lính đã bỏ mạng trong cuộc chiến biên giới 1979 và Trường Sa 1988, họ cướp quyền được biết của chúng ta vì lý do “tình hữu nghị” với đảng cộng sản Trung Quốc.

Thành công của cuộc cách mạng vô sản đến hôm nay, sau 69 năm xây dựng ở miền Bắc và 39 năm ở miền Nam có lẽ là càng ngày càng tạo ra nhiều người dân vô sản hơn, ví như tôi bây giờ, ngay cả cái quyền tự do đi lại mưu sinh cũng bị họ cướp mất. Tôi đã từng nghĩ, mình sẽ cố gắng nhẫn nhịn để bảo vệ cuộc sống gia đình, bảo vệ công việc, để duy trì hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình trước khi làm được điều gì đó cho xã hội. Nhưng quả thật, tôi nhận ra rằng, không thể sống với hai mặt cảm xúc, không thể sống với cái suy nghĩ rằng “việc của người khác không liên quan gì đến mình”. Và quan trọng hơn là tôi nhận ra rằng, liệu mình sẽ dạy dỗ con cái thế nào khi mình chọn cách ngấm ngầm im lặng để bảo vệ nó trước những bất công sai trái đầy dẫy ngoài xã hội.

Hơn ai hết lúc này tôi hiểu rằng: “Freedom is not free”, tự do không phải miễn phí. Tôi sẽ đi đến cùng để đòi bằng được quyền tự do của mình. Tôi sẵn sàng trả giá cho quyền tự do của tôi dù có bị đánh, bị bắt giam hay ám hại.

Tôi muốn là một công dân tự do, và tôi sẽ nỗ lực vì điều đó để con trai tôi nhất định sẽ được sống trong một đất nước tự do.

Sài Gòn, ngày 19/2/2014.
Paulo Thành Nguyễn.
Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh.



 

 

mandag 17. februar 2014

Ai Kiềm Hãm Dân Chủ Ở Việt Nam ?


Không thể phủ nhận được giá trị, sự cần thiết và xu hướng phát triển tất yếu của dân chủ, giới cầm quyền Việt Nam, và cùng với họ, các cán bộ tuyên huấn cũng như gần đây, các “dư luận viên” được trả lương để nói quấy nói quá trên các diễn đàn mạng, thường tìm mọi cách để trì hoãn tiến trình dân chủ hóa. Hai lý do thường được đưa ra: Một, mỗi quốc gia và mỗi nền văn hóa có một mô thức dân chủ riêng; nước này không có quyền áp đặt mô thức dân chủ của mình lên các nước khác; và hai, Việt Nam chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ đa đảng kiểu Tây phương.

Lý do thứ nhất, thật ra, là bắt chước từ luận điểm về các giá trị đặc thù của châu Á (Asia values) của Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng Singapore, và Mahathir Mohamad, nguyên Thủ tướng của Malaysia, trong thập niên 1990. Nội dung của quan điểm này là: văn hóa Á châu khác hẳn văn hóa Âu châu và Bắc Mỹ, hoặc, nói cho gọn, Tây phương. Trong khi văn hóa Tây phương dựa trên Thiên Chúa giáo và tinh thần duy lý của triết học cổ đại Hy Lạp, văn hóa Á châu dựa trên Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo và Hồi giáo; trong khi nền văn hóa trên được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa cá nhân, nền văn hóa dưới được xây dựng trên nền tảng của tinh thần tập thể và cộng đồng; trong khi nền văn hóa trên đề cao tinh thần cạnh tranh, thích đối đầu và nhắm đến tham vọng chinh phục và khống chế, nền văn hóa dưới đề cao tinh thần hài hòa và đồng thuận, sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình cho cộng đồng. Hệ quả, về phương diện chính trị, người Á châu dễ dàng cảm thấy hài lòng dưới những chế độ dễ bị Tây phương xem là độc tài: Với họ, đó là điều hợp lý và cần thiết vì nhờ vậy, họ đạt được nhiều mục tiêu chung, trong đó, quan trọng nhất là sự ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1997 dẫn đến sự suy thoái của nhiều nước, đặc biệt tại Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Hong Kong, Malaysia, Lào và Philippines… khiến người ta đặt lại vấn đề: Những cái gọi là tinh thần cộng đồng hay tập thể không bảo đảm được sự phát triển và ổn định. Sự suy thoái của Nhật Bản trước đó cũng đã chứng tỏ điều đó. Từ những cuộc khủng hoảng ấy, người ta nhận thấy: kinh tế và chính trị có những quy luật riêng, có tính phổ quát, bất kể các dị biệt về văn hóa; thậm chí, một số giá trị văn hóa mâu thuẫn với những quy luật ấy có thể bị xem là có hại và không có lý do gì phải cố duy trì.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các quốc gia Tây phương mười năm sau đó (từ 2007) làm cho những sự phê phán vừa kể dịu lại. Tuy nhiên, nó cũng làm cho các chính khách châu Á thấy hoang mang và mất tự tin, từ đó, người ta ít nhấn mạnh một cách quá đáng vào những cái gọi là giá trị đặc thù của văn hóa Á châu. Ở Việt Nam, giới lãnh đạo và giới tuyên huấn cũng bớt mạnh miệng.

Thế vào đó, họ nêu lên lý do thứ hai: người Việt chưa đủ điều kiện để xây dựng một nền dân chủ thực sự và lành mạnh. Đó là những điều kiện gì? Không ai nói ra một cách cụ thể, nhưng hầu như ai cũng hàm ý này: Một, trình độ dân trí còn thấp; và hai, sự chia rẽ, thậm chí, thù hận, còn quá nặng nề.

Về lý do thứ nhất, trình độ dân trí (có người diễn tả một cách văn hoa hơn: tinh thần dân chủ), có nhiều vấn đề:

Một, về phương diện lý thuyết, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này: giữa cơ chế dân chủ và tinh thần dân chủ, yếu tố nào xuất hiện trước và là tiền đề cho yếu tố kia? Một số người đáp: thể chế cần có trước để làm cơ sở, từ đó, làm nảy nở tinh thần dân chủ. Một số người khác lại đáp: cần có tinh thần dân chủ trước, nếu không, mọi thể chế, dù dân chủ đến mấy, cũng sẽ dẫn đến khủng hoảng mà hậu quả cuối cùng là làm sụp đổ cái cơ chế dân chủ vừa mới manh nha. Vấn đề này khá phức tạp, cần nghiên cứu riêng, do đó, tôi xin tạm gác lại cho một bài khác.

Hai, về phương diện thực tế, có thực trình độ dân trí Việt Nam còn thấp quá hay không? Ở đây, lại có nhiều vấn đề: Một, ngay cả khi dân trí Việt Nam còn thấp thì, như nhiều người đã chỉ, dân trí Việt Nam hiện nay dù sao cũng cao hơn “quan trí”, tức trình độ trí thức của giới lãnh đạo. Trong trường hợp này, không thể lấy trình độ của giới lãnh đạo để đo lường trình độ của dân chúng được. Làm vậy không những sai lầm mà còn là một sai lầm có tính lừa bịp. Hai, không thể chối cãi là dân trí Việt Nam chưa cao, nhưng chắc chắn là, nói chung, nó không thể thấp hơn trình độ dân trí của Mỹ và Pháp trong thế kỷ 19, thời khai sinh của dân chủ hay trình độ dân trí của nhiều quốc gia Âu châu trong nửa đầu thế kỷ 20 (ở đây, tôi chỉ nói đến trình độ dân trí nói chung chứ không so sánh các đỉnh cao, trình độ của giới ưu tú - elite - trong xã hội giữa các nước, điều, thành thực mà nói, về nhiều phương diện, chúng ta vẫn còn thua khá xa!)

Ba, nếu trình độ dân trí Việt Nam thấp thật thì đâu là nguyên nhân của sự thấp kém ấy? Không nên quên, ở Việt Nam, đảng Cộng sản đã bắt đầu cầm quyền từ năm 1945: đến nay, đã gần 70 năm. Nếu tính, chỉ ở miền Bắc: đã 60 năm. Muộn hơn, trong cả nước: gần 40 năm. Một chế độ lúc nào cũng tự nhận là đỉnh cao của trí tuệ và lúc nào cũng huênh hoang về các cuộc cách mạng do họ tiến hành, từ cách mạng quan hệ sản xuất đến cách mạng văn hóa tư tưởng và cách mạng khoa học kỹ thuật, tại sao lại có thể để cho dân trí cứ thấp lè tè và lẹt đẹt mãi như vậy? Đổ lỗi cho chiến tranh ư? Nhưng chiến tranh cũng đã kết thúc gần 40 năm rồi. Vậy, tại sao? Chỉ có một trong hai lý do: hoặc họ bất lực trong việc nâng cao dân trí hoặc họ cố tình kiềm hãm sự phát triển của dân trí bằng các chính sách ngu dân thâm độc?

Về lý do thứ hai, sự thù hận, ai cũng đồng ý: đó là một sự thật. Một trong những di sản lớn nhất của chiến tranh là thù hận. Chiến tranh càng kéo dài, thù hận càng sâu sắc. Ở đâu cũng vậy. Nhưng lại cũng không nên quên: chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm rồi. Cho đến bây giờ, thành thực mà nói, rất hiếm người thù hận vì chiến tranh. Người ta thù hận vì những gì xảy ra sau chiến tranh: các chính sách cướp bóc cũng như trả thù của chính quyền đối với những người thua trận. Phong trào vượt biên dấy lên ào ạt là vì những chính sách ấy chứ không phải vì chiến tranh. Nếu không có các vụ tịch thu tài sản, đuổi đi kinh tế mới cũng như các vụ học tập cải tạo kéo dài đằng đẵng và sự kỳ thị đối với con cái những người bị bắt đi cải tạo, có lẽ không mấy người cảm thấy thù hận.

Sự thù hận trong chiến tranh là điều có tính chất gần như số phận: đã có chiến tranh thì có thù hận, không thể khác được. Nhưng những sự thù hận sau chiến tranh thì lại là một lựa chọn của chính quyền. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam có hai sai lầm lớn: Một, phát động chiến tranh một cách không cần thiết sau Hiệp định Geneva; và hai, kết thúc cuộc chiến tranh một cách hẹp hòi và thiển cận. Sự thù hận mà người ta hay nói hiện nay chính là hệ quả của cả hai sai lầm ấy.

Hơn nữa, cho dù vấp phải hai sai lầm dẫn đến thù hận vừa kể, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam cũng có thừa thời gian và thừa cơ hội để xóa bỏ sự thù hận ấy, nếu họ muốn. Gần 40 năm: gần hai thế hệ. Ở Nam Phi, khi Nelson Mandela lên cầm quyền vào năm 1994, chỉ một thời gian ngắn sau, mọi thù hận giữa người da đen và da trắng chấm dứt. Ở Việt Nam, nếu chỉ tính từ năm 1986, lúc phong trào đổi mới được phát động, nếu chính quyền có thực tâm hòa hợp và hòa giải, trong vòng 30 năm, họ có thể xóa bỏ hoặc ít nhất, làm nguôi ngoai sự thù hận ấy rất nhiều.

Trên nguyên tắc, sự thù hận bao giờ cũng là cảm giác của các nạn nhân, nghĩa là, của những người thua cuộc. Bị đè nặng bởi cảm giác thù hận, các nạn nhân làm nạn nhân đến hai lần: nạn nhân của bạo lực và, cùng lúc cũng như sau đó, nạn nhân của sự thù hận. Tính-nạn-nhân chỉ có thể được chấm dứt từ một trong hai, hoặc từ cả hai nguồn: sự bao dung của chính họ hoặc thiện chí của những người gây ra khổ nạn cho họ. Bao dung không, thật ra, không đủ. Sự bao dung có thể kéo dài tính-nạn-nhân thay vì chấm dứt nó. Sự bao dung chỉ có ý nghĩa khi nó đi kèm với thiện chí của tội phạm đồng thời là những kẻ đang nắm giữ quyền lực. Nelson Mandela chỉ chấp nhận hòa hợp hòa giải với chính quyền do người da trắng cầm đầu chỉ với điều kiện: chính quyền phải chấp nhận người da đen và sẵn sàng chia sẻ quyền lực với những người da đen.

Bởi vậy, sự thù hận của những người Việt Nam ở hải ngoại hay ở miền Nam, nếu có, không phải tự họ, xuất phát từ họ. Mà là từ phía chính quyền: chính quyền hoàn toàn không có bất cứ một chính sách hòa giải thực sự nào cả trừ những câu nói đãi bôi và giả dối. Khi chính quyền vẫn tiếp tục kỳ thị, tiếp tục trấn áp những người bất đồng chính kiến thì chính quyền đang nuôi dưỡng sự thù hận. Khi cho sự thù hận là nguyên nhân làm trì hoãn tiến trình dân chủ, nhà cầm quyền cũng thừa nhận: chính mình là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ của dân chủ.

Có thể nói, khi cho trình độ dấn trí thấp và sự thù hận giữa người Việt Nam là những lý do chính để trì hoãn dân chủ, nhà cầm quyền Việt Nam đang tự buộc tội chính mình.

Nguyễn Hưng Quốc.

Việt Nam Năm Giáp Ngọ: Con Ngựa Gỗ

 
Cứ tưởng là đất nước có nhiều thay đổi, cũng bằng anh bằng chị, chẳng thua kém ai, ở Việt Nam sướng nhất, cái gì cũng có, v.v… Đó là những điều mà kẻ có tiền (bất chính) huênh hoang, thiển cận, chỉ nhìn vào bản thân mình, tự so sánh với chính mình, với cái ngày ăn cơm độn mì, khoai lang.
 
39 năm  cái gọi là "hoà bình", với sự ngu xuẩn cộng với lòng kiêu hãnh đắc thằng, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa cả nước xuống bờ vực của đói rét. Các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rằng, vào nửa sau của thập kỷ 80, có 3 triệu người bị đói ở nông thôn, 12 triệu người không đủ ăn. Đảng đã phải giật mình choàng tỉnh để tự “cởi trói”, “đổi mới”. Cứ xét từ năm 1986, từ giai đoạn ấy, đầu tư nước ngoài FDI, đầu tư ưu đãi phát triển ODA, đầu tư ngân sách, tiền kiều hối gửi về khoảng 10 tỷ USD/năm, phải tới hàng trăm tỷ USD đổ vào mảnh đất chỉ hơn ba trăm ngàn hai trăm km2 trong hơn hai thập niên, thì không thay đổi mới là lạ. Nhưng nếu các dự án, công trình không bị rút ruột từ 10-40%, không có những con tàu nát của Vinashine hay ụ nổi sắt vụt của Vinalines, không bị bộ máy tham nhũng, lãng phí chèn ép, thì sự thay đổi còn có thể nhiều hơn gấp bội.
 
Nhưng tất cả những thay đổi, suy cho cùng, cũng chỉ khá hơn cái thời khốn khó trước năm 1986. Trừ một bộ phận quan chức và đám ăn theo giàu lên nhanh chóng, ăn xài hoang phí nhờ trục lợi từ hệ thống chính trị đầy bất công, còn lại đa số người lao động vẫn chật vật kiếm cơm qua ngày. Người nông dân vẫn lam lũ trên ruộng đồng và học sinh miền núi vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
Nhìn ra thế giới, sau hơn hai thập niên mở cửa, rồi tham gia WTO, Việt Nam vẫn nằm ở đáy của các tiêu chuẩn phát triển.
 
Theo các chuyên gia World Bank năm 2008, với tốc tộ tăng trưởng hiện có (7%), Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia. Trong khi tăng trưởng giảm sút từ năm 2011, năm 2013 chỉ còn 5,2%, mà người ta sẽ đứng một chỗ để chờ Việt Nam đuổi theo chăng?
 
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố trong năm 2013, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam xếp hạng 70 trên 148 nền kinh tế, tăng 5 hạng so với năm 2012.
Mặc dù Việt Nam tăng 5 hạng, từ 75 lên 70, nhưng vẫn còn khoảng cách rất xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 24) hay Thái Lan (thứ 37). Tăng hạng nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia đứng trong nhóm giai đoạn thứ nhất, tức là giai đoạn cạnh tranh nhờ các yếu tố cơ bản, giống như nhiều nước Châu Phi.
 
Nền kinh tế có sức cạnh tranh không chỉ dựa vào một số yếu tố cơ bản mà sự cạnh tranh phải nhờ hiệu quả/hiệu suất công việc và trí tuệ sáng tạo. Theo WEB, Việt Nam chưa được xếp vào giai đoạn chuẩn bị chuyển tới giai đoạn hiệu quả, chưa nói tới giai đoạn sáng tạo, khác với Philippines, Sri Lanka, Brunei… đã được xếp như thế.
 
Thông điệp của báo cáo của WEF cũng cho thấy thể chế tốt và sáng tạo là hai yếu tố quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cả hai vấn đề này ở Việt Nam, thể chế và sáng tạo đang rất yếu kém.
Về thể chế, Việt Nam được xếp hạng 98 thế giới, đứng thứ 9 trên 10 quốc gia của khu vực ASEAN, chỉ hơn mỗi Myanmar, nhưng chỉ về mặt lý thuết chứ thực chất Myamar đang chuyển mình đi vào lộ trình dân chủ. Trong cuộc điều trần UPR ngày 5/02/2014 tại Genève, đại diện Myamar đã kiến nghị Việt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền.
Một thể chế chính trị độc đảng, chính phủ không được thiêt lập từ bầu cử tự do, đảng cầm quyền hoạt động ngoài vòng pháp luật, định hướng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa siêu thực, là gánh nặng nhất làm trì trệ sự phát triển.
 
Về sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 85 thế giới. Chất lượng giáo dục rất quan trọng cho hai yếu tố này, nhưng tương tự như những năm trước đây, giáo dục và đào tạo bậc cao của Việt Nam lại bị xếp hạng ở tận thứ 95.
Ngoài ra, mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ mới của Việt Nam xếp hạng 102.
Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Về bằng sáng chế, ở đây được hiểu là bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó. Trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.  Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế (BSC) nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này, Malaysia.
 
Thống kê của USPTO cho thấy trong các nước Đông Nam Á: 1. Singapore ( 4,8 triệu dân): 2.496 BSC;  2. Malaysia (27,9 triệu dân):  877 BSC; 3. Thái Lan (68,1 triệu dân): 206 BSC;  4. Phillipines (93,6 triệu dân): 143; 5 BSC; Indonesia (232 triệu dân): 74 BSC;  6. Việt Nam (89 triệu dân): 5 BSC.
 
Thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài FDI phần nhiều cũng từ những lợi thế về quy mô thị trường (thứ 36) và thị trường lao động (thứ 56). FDI góp đến khoảng 20% vào GDP của cả nước, riêng năm 2014 số vốn đăng ký là 22 tỷ USD, một cứu cánh cho nền kinh tế ảm đạm. Tuy nhiên sự đóng góp cho ngân sách và thuế của khu vực này rất hạn chế.
 
Theo kết quả điều tra gần 2.000 nhà đầu tư nước ngoài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong hai năm liền, lý do hàng đầu khiến các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là chi phí giá lao động rẻ, được ưu đãi về thuế và đất đai hay ổn định chính trị.
Nhưng đáng lo ngại nhất là trong 10 lý do hàng đầu để các nhà đầu tư chọn Việt Nam, không có yếu tố nào thuộc về chất lượng điều hành của chính quyền (như cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát tham nhũng, bảo vệ quyền tài sản, bảo hộ đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, qua phân tích từ điều tra, chính chất lượng điều hành, quản lý là nhu cầu hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng cao, công nghệ tốt, mang lại nhiều giá trị gia tăng.
Tại phiên họp của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh vào ngày cuối cùng năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra nhiều thông điệp và cam kết. Nhưng đấy là những câu khẩu hiệu sáo rỗng không mang tính khả thi.
 
Nợ công, theo các chuyên gia đạt mức 95% GDP là một con số nguy hiểm cho một nền kinh tế nhỏ bé như của Việt Nam, nợ doanh nghiệp nhà nước hơn 60 tỷ USD không tính vào nợ công, nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng đã đạt 146,5 nghìn tỷ đồng (6,94 tỷ USD) trong năm 2013, tăng 23,73% so với năm 2012, cứ mỗi quý phải trả 1 tỷ USD cả gốc lẫn lãi (khoảng 25 – 26 ngàn tỷ đồng), bất động sản đóng băng với khoản nợ gần 10 tỷ USD , hệ thống ngân hàng mất lòng tin nghiêm trọng…  Chỉ xoay xở trong mớ những chỉ số này đã là nan giải, nói gì đến phát triển.
 
Từ năm 2004, khi mà các chỉ số kinh tế đang cao, nhìn nền kinh tế theo định hứơng xã hội chủ nghĩa, nhà báo Ba Lan Maria Kruczkowska đi Việt Nam về đã dự báo “Việt Nam: con rồng không bay“. Đến tháng 7/2012 tờ Foreign Policy đánh giá  ”Phép lạ với Việt Nam kết thúc”. Đến tháng 10/2012, tờ Newsweek mô tả “Từ hổ đến mèo: Kinh tế Việt Nam trật đường rầy”. Các dự đoán đều chính xác. 2013, một năm khó khăn, bế tắc. 2014, năm Giáp Ngọ, kinh tế Việt Nam chỉ có thể là… con ngựa gỗ!

Lê Diễn Đức.

Ai Có Thể Ðánh Bại Ðược Cộng Sản ?

 
Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.
Nhận xét ấy được hỗ trợ bởi hai bằng chứng:

Thứ nhất, trên phạm vi toàn cầu, trong 70 năm đầu tiên, chủ nghĩa Cộng sản phát triển cực nhanh, nhanh đến độ dường như không có ai và không có cái gì có thể ngăn cản được. Ra đời tại Nga năm 1917, năm năm sau, 1922, Liên bang Xô Viết được thành lập với vai trò nòng cốt của Nga, châu tuần bởi các nước láng giềng nhỏ của Nga, như Ukraine, Belarus, Georgia, Armenia và Azerbaijan. Sau đó, một số nước khác bị sáp nhập vào Liên bang Xô Viết, như Estonia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đến giữa thập niên 1980, Liên bang Xô Viết, với diện tích trên 22 triệu cây số vuông và đường biên giới trên 60.000 km, chiếm đến một phần sáu diện tích trái đất, rộng bằng cả Bắc Mỹ. Năm 1945, sau Đệ nhị thế chiến, một số nước thuộc Trung Âu và Đông Âu lần lượt rơi vào tay Cộng sản: Albania, Ba Lan, Bosnia, Bulgaria, Croatia, Đông Đức, Hungary, Macedonia, Montenegro, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tiệp Khắc, Nam Tư. Sau đó nữa là các nước thuộc châu Á và châu Phi, như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Campuchia, Congo, Mông Cổ, Yemen, Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Somalia, Eritrea và Mozambique. Vào giữa thập niên 1980, khối Cộng sản rất mạnh, chiếm một phần ba dân số thế giới. Cho đến lúc ấy, câu khẩu hiệu chủ nghĩa Marx-Lenin hoặc chủ nghĩa Cộng sản bách chiến bách thắng vang lên khắp nơi. Dân chúng ở các nước Cộng sản, vốn bị nhồi sọ, tin điều đó, đã đành. Ngay phần lớn dân chúng ở Tây phương, tuy biết tất cả những mặt trái đầy tiêu cực của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không tin là Tây phương có thể đánh bại được Cộng sản.
Thứ hai, dù cả hai bên, tư bản và Cộng sản, lúc nào cũng cố gắng tự kiềm chế, nhưng ít nhất cũng có hai nơi cuộc chiến tranh lạnh đã biến thành chiến tranh nóng: Ở Triều Tiên trong ba năm, 1950-1953, và ở Việt Nam, từ 1954 đến 1975. Ở trận chiến đầu, hai bên hòa nhau, Triều Tiên bị chia đôi, Nam và Bắc. Điểm phân cách vẫn là vĩ tuyến 38, đúng với quyết định của phe Đồng Minh trong hội nghị Potsdam vào tháng 8 năm 1945. Ở trận chiến sau, Mỹ tự nhận là thua sau khi rút khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1975. (Về điểm này, tôi có phân tích khá kỹ trong bài “1975: Việt Nam có thắng Mỹ?”. Ở đây, tôi tạm thời chấp nhận cách nhìn quen thuộc và phổ biến để khỏi bị gián đoạn mạch lý luận trong bài viết này.)

Có điều, từ nhận xét nêu ở đầu bài viết, không ai có thể đánh bại được Cộng sản, người ta lại chứng kiến một sự kiện oái oăm vào thời điểm bản lề giữa hai thập niên 1980 và 1990: chủ nghĩa Cộng sản đã bị sụp đổ trên phạm vi toàn cầu. Cái gọi là “sụp đổ” ấy có hai mức độ: sụp đổ hoàn toàn và sụp đổ một phần, hơn nữa, phần lớn. Nhưng dù sụp đổ hoàn toàn hay sụp đổ một phần thì cũng vẫn là sụp đổ. Một sự sụp đổ lớn lao, nhanh chóng, và đặc biệt, hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của mọi người ở mọi phía.


Trước hết, ở châu Âu, chỉ trong vòng chưa tới ba năm, toàn bộ các đảng Cộng sản đang nắm quyền sinh sát gần như tuyệt đối ở Đông Âu và Trung Âu đều mất sạch quyền hành; chế độ độc đảng trở thành đa đảng; bầu cử tự do được tổ chức khắp nơi, các thành phần đối lập hoặc lên cầm quyền hoặc được chia quyền (ở Ba Lan, ngày 4/6/1989; Turkmenistan 7/1/1990; Uzbekistan 18/2/1990; Lithuania 24/2/1990; Moldova 25/2/1990; Kyrgyzstan 25/2/1990; Belarus 3/3/1990; Nga 4/3/1990; Ukraine 4/3/1990; Đông Đức 18/3/1990; Estonia 18/3/1990; Latvia 18/3/1990; Hungary 25/3/1990; Kazakhstan 25/3/1990; Slovenia 8/4/1990; Croatia 24/4/1990; Romania 20/5/1990; Armenia 20/5/1990; Tiệp Khắc 8/6/1990; Bulgaria 10/6/1990; Azerbaijan 30/9/1990; Georgia 28/10/1990; Macedonia 11/11/1990; Bosnia & Herzegovina 18/11/1990; Serbia 8/12/1990; Montenegro 9/12/1990; và Albania 7/4/1991). Liên bang Xô Viết tan rã. Hầu hết các quốc gia trước đây bị sáp nhập vào Liên bang đều tuyên bố độc lập hoặc tự trị. Ngay cả ở Nga, đảng Cộng sản không những bị mất quyền mà còn bị khinh bỉ và tẩy chay, không còn đóng vai trò gì trên bàn cờ chính trị quốc nội.

Xin lưu ý; sự sụp đổ của chế độ Cộng sản ở các nước trên đều diễn ra rất gọn gàng, không gây xáo trộn và đặc biệt, không đổ máu, trừ Romania, nơi Ceaușescu bị lật đổ và giết chết, kéo theo cái chết của khoảng 1.100 người khác.

 
Sự sụp đổ ấy nhanh chóng lan sang các vùng khác, đặc biệt các vùng Trung Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Năm 1990, ở Nicaragua, sau một cuộc bầu cử tự do, đảng Cộng sản mất quyền; ở Angola, cuộc chiến giữa Cộng sản và phe chống Cộng chấm dứt; năm 1991, ở Ethiopia, Trung tá Mengistu Meriam, nhà độc tài Cộng sản từng thống trị đất nước suốt gần 15 năm, chạy trốn khỏi đất nước, và Eritrea tuyên bố tách khỏi Ethopia, trở thành độc lập và từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Ở Trung Đông, năm 1990, chế độ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen bị sụp đổ, sau đó, hợp nhất với Nam Yemen, thành lập nước Cộng hòa Yemen; ở Afghanistan, chế độ Cộng sản của Najibullah sụp đổ vào mùa xuân 1992.

Chế độ Cộng sản, như nó từng tồn tại từ năm 1917 đến cuối thập niên 1980, dựa trên ba nền tảng chính: Về ý thức hệ, dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin; về kinh tế, dựa trên chính sách quốc hữu hóa và nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung; và về bộ máy quyền lực, dựa trên sức mạnh độc tôn của đảng, công an và quân đội. Ở cả bốn quốc gia kể trên, từ đầu thập niên 1990, nền tảng ý thức hệ coi như đã bị phá sản; nền tảng kinh tế cũng bị biến chất theo chiều hướng tư bản hóa. Trên cái thế kiềng ba chân của chế độ, hai chân đã bị sụp. Chỉ còn một chân là bộ máy quyền lực. Gọi chế độ Cộng sản ở bốn quốc gia này bị sụp đổ một phần, thậm chí, phần lớn, là vậy.


Trên thế giới hiện nay, chỉ có một quốc gia duy nhất còn giữ được chế độ Cộng sản chính thống và “truyền thống” trước năm 1990, đó là Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, không ai xem đó là điều đáng tự hào. Ngược lại. Nó chỉ bị xem là một thứ quái thai.

Như vậy, chúng ta chứng kiến một nghịch lý: một mặt, có cảm tưởng như không ai có thể đánh bại được Cộng sản; mặt khác, chỉ trong vòng mấy năm thật ngắn ngủi, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều thi nhau ngã gục. Vậy thì ai đánh bại nó?

Có nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Nhưng câu trả lời được nhiều học giả đồng tình nhất là: Không có ai đánh bại Cộng sản cả. Chỉ có Cộng sản mới đánh bại được Cộng sản.


Bằng nhiều cách. Thứ nhất, bằng các sai lầm có tính hệ thống trong kinh tế khiến nước Cộng sản nào cũng nghèo đói xơ xác. Giữa thập niên 1980, phần lớn các cửa hàng quốc doanh, kể cả cửa hàng thực phẩm, ở phần lớn các nước Cộng sản, bao gồm cả Liên Xô, đều trống không. Nợ nước ngoài chồng chất. Riêng Ba Lan, nơi chế độ Cộng sản sụp đổ đầu tiên, nợ các nước Tây phương đến trên 100 tỉ đô la và đối diện với nguy cơ không thể trả được. Thứ hai, tình hình kinh tế tồi tệ ấy càng tồi tệ thêm nữa do nạn tham nhũng tràn ngập ở mọi cấp. Thứ ba, những thất bại về kinh tế, sự hoành hành của tham nhũng và những chính sách độc tài tàn bạo của chính quyền làm dân chúng bất mãn và nổi dậy tranh đấu đòi thay đổi chính sách, đặc biệt, dân chủ hóa. Cuối cùng, đối diện với tất cả các vấn đề ấy, hầu như mọi người, kể cả các cán bộ cao cấp nhất, đều mất hẳn niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản. Họ biết chắc chắn một điều: họ không thể tiếp tục tồn tại được nếu họ không tự thay đổi. Chính sách glasnost và perestroika của Mikhail Gorbachev ra đời là để đáp ứng lại nhu cầu đó. Nhưng ngay cả khi đưa ra chính sách cải tổ và tái cấu trúc như vậy, giới lãnh đạo vẫn không an tâm hẳn. Họ biết đó chỉ là những biện pháp vá víu. Tự thâm tâm, tất cả đều mất niềm tin vào chế độ.

Không phải cán bộ, công an hay giới lãnh đạo bỗng dưng nhân đạo hơn. Không. Ở đây không phải là sự thay đổi trong tính khí. Mà ở nhận thức. Tất cả đều nhận thức được sâu sắc mấy điểm chính: Một, ngày tàn của chế độ Cộng sản đã điểm; nó không thể tồn tại thêm được nữa. Hai, nó cũng không thể cứu được. Mọi nỗ lực cứu vớt đều tuyệt vọng và chỉ gây tai họa không những cho đất nước mà còn cả cho chính bản thân họ. Cuối cùng, như là hệ quả của hai điều ấy, chọn lựa tốt nhất mà họ nên làm là buông tay bỏ cuộc.

Cả ba nhận thức ấy đều không thể có nếu không có hai điều kiện: Thứ nhất, người ta có dịp so sánh với sự giàu có, tự do và dân chủ ở Tây phương và thứ hai, các nỗ lực tranh đấu không ngưng nghỉ của dân chúng, đặc biệt giới trí thức, trong việc vạch trần các sai lầm và tội ác của chế độ. Cả hai điều kiện đều quan trọng, nhưng điều kiện thứ nhất chỉ có thể phát huy được tác dụng là nhờ điều kiện thứ hai.
 
Những sự phê phán và tranh đấu cho dân chủ liên tục càng ngày càng làm nổi bật sự khác biệt sâu sắc giữa tự do và toàn trị, càng làm lung lạc niềm tin ngay cả ở những kẻ cuồng tín và mê tín nhất, cuối cùng, cô lập những kẻ lì lợm bám víu vào bộ máy độc tài. Khi sự cô lập đến mức độ nào đó, người ta chỉ còn hai lựa chọn: hoặc trở thành Gorbachev hoặc trở thành Ceaușescu (hay gần hơn, Muammar Gaddafi ở Libya).
 
Nguyễn Hưng Quốc.