onsdag 8. mai 2013

Gắng Chung Vai ( Thơ )


Ước mong ngày m§i mª ra
Cä næm tôn giáo chan hòa bên nhau!
Bên nhau sát cánh cùng nhau
CÖ tr©i vÆn Nܧc ch¡c mau chuy‹n vÀn? 
Liên Tôn hܧng dÅn nhân dân                            
ñÃu tranh Tôn Giáo giành phÀn T¿ Do
ChÓng loài quÌ ÇÕ con HÒ
Bao næm chúng Çã giày vò quê hÜÖng
Bây gi© Tôn Giáo dn ÇÜ©ng
BÃt Ƕng tranh ÇÃu là thÜÖng dân mình
Đứng lên đi đừng lặng thinh
Lặng thinh lâu quá nước mình nát tan
Lặng thinh mãi dân nghèo nàn
Hãy đòi những thứ trời ban thôi mà
Ta đòi Tôn giáo cûa ta
Đòi låi quyŠn sÓng con nhà T¿ Do
Ta đòi áo Ãm cÖm no
ñòi låi nh»ng thÙ tr©i cho cơ
y là những thứ cûa ta
ñã lâu chúng cܧp ch£ng tha bao gi©
Thi cơ! Đã ljn th©i cÖ!
ñoàn k‰t th¿c s¿ ÇØng mÖ hão huyŠn
Có Çoàn k‰t, Có v»ng bŠn
M§i mong giäi th‹ b†n chuyên Ƕc tài                  
Chúng ta hãy g¡ng chung vai!
                                                                
Tha Nhân.

Ai là "Việt Kiều"?



Trên truyền thông Việt ngữ, càng ngày hai chữ “Việt kiều” càng thấy xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta nên hiểu và sử dụng danh xưng này như thế nào để được chỉnh về chính trị (politically correct)?

“Kiều” có nghĩa là ở hải ngoại, được dùng làm tĩnh tự cho các danh tự, như: “Kiều dân” là người dân sống ở bên ngoài ranh giới quốc gia mà người ấy được sinh ra (native land); “Kiều hối” là tiền bạc ở ngoại quốc; “Kiều vận” là vận động dân mình ở ngoại quốc.

Chữ “kiều” đã được dùng trong các chữ “Pháp kiều”, “Hoa kiều”, “Mỹ kiều”, và “Việt kiều yêu nước”. Dười thời Đệ Nhất Cộng Hoà, người Hoa sinh sống ở nam Việt Nam được chính thức gọi là Hoa kiều. Suốt trong cuộc chiến Bắc-Nam Việt Nam (1954-1975), nhà cầm quyền Hà Nội gọi các thành phần người Việt ở hải ngoại có những sinh hoạt phản chiến, hỗ trợ, hay có lợi cho cộng sản Việt Nam là “Việt kiều yêu nước”.

Tương tự, người Thái sinh sống ở ngoài Thái Lan là Thái kiều, và người Phi không ở nước Phi là Phi kiều. Trong hoàn cảnh chính trị quốc gia bình thường, liên hệ giữa chính phủ một nước với kiều dân của họ tốt đẹp, và không có vấn đề gì làm hai bên phải bận tâm: Khi những viên chức của chính phủ một quốc gia xuất ngoại công cán ở nơi xa có kiều dân của họ sinh sống, các viên chức cao cấp thuờng được kiều dân tiếp đón tưng bừng như các hình ảnh thấy trên các bản tin thời sự. Ngược lại, khi các kiều dân có dịp về thăm nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình, họ thường được đối xử bình thường – có khi còn được biệt đãi – bởi các viên chức chính phủ, nhất là ở các cơ quan liên hệ đến hải quan, du lịch, hay thông hành.

Chữ “kiều” sẽ trở nên khúc mắc hơn khi một quốc gia bị các biến cố chính trị đưa đến các cuộc di dân có khi là ngoài ý muốn tự nguyện của một số các công dân ra khỏi biên giới quốc gia, hay khi quốc gia bị chia thành các chế độ chính trị đối nghịch. Thí dụ: Hiện có hai nước Hàn quốc: Bắc Hàn, và Nam Hàn, cùng là hội viên của Liên Hiệp Quốc. Như vậy, nếu xét đến liên hệ giữa các Hàn kiều, và hai chính phủ đối nghịch chính trị, cũng như khác biệt về luật lệ quốc tịch, và di dân của Nam và Bắc Hàn, cần phải phân biệt có hai loại Hàn kiều: Nam Hàn kiều, và Bắc Hàn kiều.

Cũng tương tự như Hàn kiều, trường hợp các Hoa kiều của Trung Cộng, và Đài Loan cũng cần phải được phân biệt cho rõ ràng, để có thể tránh được những hiểu nhầm vô tình, hay “vơ đũa cả nắm”, có thể đưa đến những hậu quả chết người: Một Nam Hàn kiều trên đất Mỹ vi phạm những điều kiện của luật lệ di trú nếu bị trục xuất về Bắc Hàn thì khác gì như bị án tử hình?

So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trường hợp khúc mắc liên hệ đến hai chữ “Việt kiều”. Lý do là vì Việt Nam là quốc gia độc nhất trên thế giới có tỉ lệ dân Việt ở hải ngoại tương đối cao (khoảng 3 triệu, so với 84 triệu trong nước), mà hầu hết thành phần này lại là nạn nhân của chính phủ đang cầm quyền ở Việt Nam, hậu quả của biến cố 1975. Vốn là tị nạn chính trị chế độ cộng sản, người Việt ở hải ngoại luôn luôn tìm mọi cách để biểu lộ cho người dân trong nước, dân bản xứ, cũng như cộng đồng thế giới biết họ không chấp nhận những ngưới cầm quyền ở Hà Nội là đại diện chính thức, và hợp pháp cho quốc gia Việt Nam. Các viên chức của Hà Nội khi đi công cán ở hải ngoại thường bị các kiều dân “dàn chào”, biểu tình phản đối, làm cho bỉ mặt trước truyền thông quốc tế. Ngược lại, khi về thăm Việt Nam, người Việt ở hải ngoại thường bị các viên chức có thẩm quyền ở hải quan, liên hệ đến thông hành, và du lịch cố ý ấn định giá vé, lệ phí cao hơn gấp hai, gấp ba so với cho người trong nước, làm khó khăn để bòn tiền trà nước, để ý bằng con mắt nghi ngờ, cùng các biện pháp kỳ thị khác.

Trong thời chiến, trước khi chiếm được miền Nam, cộng sản Hà Nội đã dùng một số “Việt kiều yêu nước” để tuyên truyền cho chiêu bài “Chống Mỹ, cứu nước” của họ. Thật ra, “Việt kiều yêu nước” chỉ là “người Việt thân cộng ở hải ngoại”.

Ngày nay, Hà Nội lại muốn tiếp tục “mập mờ đánh lận con đen” muốn lợi dụng nguồn tài nguyên (như ngoại tệ, và kiến thức kỹ thuật) càng ngày càng gia tăng của người Việt ở hải ngoại để duy trì chế độ. Họ dùng chữ “Việt kiều” để gọi chung tất cả 3 triệu người Việt ở hải ngoại, với tà ý “xập xí, xập ngầu” với đồng bào ở trong nước, cũng như cộng đồng thế giới rằng 3 triệu người Việt ở hải ngoại vẫn là “Khúc ruột ở xa ngàn dặm”, ám chỉ họ được sự công nhận, và hỗ trợ của 3 triệu “Việt kiều”. Những ai còn nghi ngờ ý đồ của Hà Nội xin hãy tìm đọc kỹ nội dung bộ luật hiện hành về quốc tịch của Hà Nội để thấy rằng: Cộng sản Hà Nội không nhượng bộ một ly nào đối với người Việt trong cũng như ngoài nước. Bộ luật quốc tịch Việt Nam cộng sản vẫn khăng khăng qui định: Người Việt nào chưa được giấy phép của Chủ tịch Nước từ bỏ quốc tịch Việt Nam vẫn là công dân Việt Nam, dù đã vào quốc tịch bất cứ nước nào. Hà Nội không chấp nhận song tịch, mà xác quyết người Việt có quốc tịch nước ngoài vẫn là người còn quốc tịch Việt Nam, nên vẫn bị luật lệ Việt Nam chi phối. Hà Nội còn triệt để hơn nữa khi áp dụng luật này cho các con cháu thế hệ thứ hai sanh tại ngoại quốc của người Việt ở hải ngoại: Những thiếu niên Việt sanh tại Mỹ, Pháp, Úc, v.v., con cái của cha mẹ có quốc tịch của các nước ấy, vẫn bị nhận vơ là “con dân” của cộng sản Hà Nội! Trên thế giới thử hỏi có chính phủ nào vừa vô lý, vừa trâng tráo, và nham hiểm như vậy không?

Trong khi đó, mỗi khi người Việt ở hải ngoại có vấn đề với các cơ quan thẩm quyền sở tại – thí dụ như về giấy tờ cư trú, di dân, hay mỗi khi bị dân bản xứ kỳ thị ở các quốc gia Đông Âu – các viên chức ở sứ quán của Hà Nội lại hoặc bất lực, hoặc cố ý quay mặt làm lơ, không hành xử nhiệm vụ thuộc phạm vi công vụ của mình.

Để tránh sự lợi dụng của nhà cầm quyền Hà Nội, cũng như những thành phần thân cộng ở hải ngoại, chúng ta, nhất là những người Việt đã có quốc tịch của nước sở tại (như Pháp, Đức, Anh, Úc, Mỹ), nên minh xác rõ ràng rằng chúng ta là “người Pháp (hay Đức, hoặc Anh, hay Úc, hoặc Mỹ) gốc Việt, cựu tị nạn cộng sản (nếu thích hợp)”, chứ không phải là “Việt kiều” gì hết! Con em của chúng ta được sinh ra ở hải ngoại là “người Pháp (hay Đức, hoặc Anh, hay Úc, hoặc Mỹ) gốc Việt”, tự động có quốc tịch, và là công dân của nước mà chúng đã được sanh ra. Không kể một thiểu số thân cộng, hầu hết người Việt ở hải ngoại không những không là “Việt kiều”, mà còn công khai cương quyết chống lại các kế hoạch kiều vận của bạo quyền Hà Nội, đồng thời tiếp tay hỗ trợ cho các chiến sĩ tranh đấu cho tự do, nhân quyền, và dân chủ ở trong nước.

Cũng đừng quên rằng, vì có quốc tịch của nước mà chúng ta sinh sống, đổi lại những quyền lợi đáng kể mà tất cả các công dân của nước đó đều được hưởng hàng ngày, chúng ta có bổn phận thực thi những nghĩa vụ công dân như đóng thuế, đi bầu, tôn trọng hiến pháp cũng như luật lệ, và phục vụ quyền lợi dân tộc và quốc gia sở tại.

Tóm lại, vô tình chấp nhận không đúng nghiã những từ ngữ Hà Nội láu cá sử dụng – như hai chữ “Việt kiều” – chẳng khác gì như để mình rơi vào bẫy xập tuyên truyền của bạo quyền CS gian manh.

Nguyên Giao.

Người có chút „chữ nghiã“ cũng xài bừa bãi 2 chữ VIỆT KIỀU, nhất là giới truyền thông thì càng đáng trách hơn, hôm nay, một lần nữa cho đăng tải bài viết của Nguyên Giao, để cố gắng giúp cho những người còn „u mê“ hiểu rõ hơn về chữ „Việt Kiều“ hầu dùng cho đúng, không rơi vào cái bẫy của bọn phỉ quyền Hà Nội.

Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn‏


Mẹ tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30 tháng 4, 1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá cờ quốc gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai họa cho gia đình, huống chi là lá cờ quốc gia, nên mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được.

Mẹ tôi nói: "Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng!"

Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết "chiến dịch đổi tiền", "chính sách lương thực, hộ khẩu", đến "chính sách học tập cãi tạo đối với ngụy quân, ngụy quyền", "chiến dịch đánh tư sản mại bản", "chính sách kinh tế mới", và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hóa, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến tận bùn đen.

Đầu tiên là "chiến dịch đổi tiền", họ phát cho mổi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mổi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai đươc. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu. Kế đến là "chính sách hộ khẩu", tức là mổi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mổi người (mà họ gọi là "nhân khẩu") được 13 kg lương thực mổi tháng.
Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm.

Như vậy là họ đã hình thành một cái chuồng gia súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chổ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc "các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà" như Việt Cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.

Ba tôi rồi cũng đi tù "cải tạo" như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn trãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không ? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho mẹ tôi và những phụ nữ như mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.

Từ một công chức cạo giấy mẹ tôi trở thành "bà bán chợ trời" (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã "tiến lên" thành một "bà bán vé số, thuốc lá lẻ" đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có "chiến dịch làm sạch lòng, lề đường", công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như mẹ tôi, thì phải đợi qua "chiến dịch" rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài, hỏi ra mới biết mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.

Thời bấy giờ, do chính sách "bần cùng hóa nhân dân" của Việt cộng đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả!

Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công an hay chính trị viên.

Tên bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói: "Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn." Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng: "Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!" À, thì ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe: "Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt. Hắn mặc cái quần, làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hí?". Thì ra mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá cờ quốc gia và điều mà mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!

Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đọa đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng "vẻ vang" và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.
 
Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể: "Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo cờ quốc gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là cờ quốc gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!" Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.

Thời gian trôi mãi không ngừng. Cuối cùng rồi ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? "Mọi người sinh ra đều bình đẳng và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc". Câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.

Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn "đến làm việc". Gia đình tôi lo sợ là ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông "sĩ quan học tập" về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tùy ý.

 Rồi ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi được Nhà Nước "nhân đạo" cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ "Ra Trại" của ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho "Dịch Vụ",  để làm thủ tục xuất cảnh.

Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, mẹ tôi mới nói: "Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!"

Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.

Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, mẹ tôi nói: "Ui chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái cờ quốc gia của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?". Rồi mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá cờ quốc gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.

Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).

Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là "Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn" thì mẹ tôi lại viết về lá cờ quốc gia. Ý mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: "interesting! ", "Narrative", "I can’t believe it!", và cuối cùng bà cho một điểm "D" vì... lạc đề!

Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá cờ quốc gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi: "Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!" Ý mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng cờ quốc gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.

Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở mẹ tôi đi học ESL nữa nên mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, mẹ tôi nói: "Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hòa bình rồi thì mẹ mới về!" Ý mẹ nói "hòa bình" nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.

Rồi mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.

Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước,.. Trong một ngăn ví là lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra mẹ tôi vẫn giữ mãi lá cờ quốc gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.

NGUYỄN KIẾN VIỆT.

38 Năm Gọi Là “Thống Nhất”


Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,  sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan anh ninh, tâm lý chiến đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên.. Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của. v.v..Nhà nước lúc đó không hề có một chính sách nào hướng dẫn, giúp đỡ những người gọi là “ngụy quân ngụy quyền và con em của họ” ổn định đời sống tinh thần và vật chất. Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.

Đáng lẽ Nhà nước XHCN phải có một giải pháp nào đó đối với những người “thương binh của quân đội Sài gòn”, bằng những trợ cấp dưới góc độ nào đó, hoặc đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải trợ cấp cho họ, để họ có đường sống. Nghe nói Chính phủ Mỹ đề nghị được trợ cấp cho thương phế binh quân đội Sài Gòn (cũ), nhưng Nhà nước Việt Nam không thống nhất (?). Ở Huế tôi thấy rất nhiều trí thức học hành tử tế, kiến thức về văn hóa xã hội uyên bác, là viên chức, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn thời chính quyền Sài Gòn cũ, nhưng sau năm 1975 , bị ném ra đường, thành NHỮNG NGƯỜI ĐẠP XE THỒ, ĐI RÀ SẮT VỤN kiếm sống. Đối với anh em trí thức này, mặc cảm xã hội của họ là rất lớn. Phân biệt đối xử tới mức cho đén tận hôm nay, vẫn có nhiều người trong qhính quyền , khi nhắc tới con em những người làm việc dưới chế độ cũ là :”Con em bọn ngụy quân ngụy quyền”. Nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh đã cố gắng , bằng sáng tác của mình để rút ngắn sự cách biệt này, như bộ phim “Sống trong sợ hãi“, là bộ phim truyện nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Phim kể về cuộc sống của một cựu chiến binh Việt Nam cộng hòa phải sống cuộc đời vất vả mạo hiểm là đào bom mìn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh đem bán; và cuộc sống căng thẳng của ông với hai người vợ, trong đó có một người là em gái một sĩ quan Bắc Việt Nam. Bộ phim cảm động làm cho mọi người Việt hiểu thêm rằng dù ‘bên này’ hay ‘bên kia’, nỗi đau đều giống nhau. Nhưng những cố gắng đó đều bị chính sách phân biệt đối xử của NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA làm cho tiêu tan.

Ngay trong chính sách tuyển dụng, biên chế, chính sách xét tuyển đại học, chính sách trợ cấp xã hội ở nông thôn.vv.v.. Nhà nước XHCN cũng phân biệt đối xử rất ngặt nghèo. Chính sách ban hành chỉ dành cho một nửa, tức là “con em những người cách mạng”. Còn những người dính líu đến “bên kia chiến tuyến” thì lúc nào cũng nằm ngoài sự quan tâm đó. Ví dụ có ông giáo ( thời cũ) sống rất nhân văn, lại có trình độ để xử lý công việc nhanh nhạy, chính xác, nhưng khi bầu “Tổ trưởng dân phố” liền bị trên gạt đi vì “ngụy quyền cũ”. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với dân thì chỉ tiếp xúc với “thành phần cốt cán” được chọn trước. Lãnh đạo đảng, nhà nước về thăm thì chỉ thăm Bà me VN anh hùng, thăm gia đình cách mạng, không bao giờ ngó ngàng tới loại “phó thường dân hạng hai” ấy. Thời bao cấp hơn 15 năm sau năm 1975, con em lính và công chức Sài Gòn cũ không bao giờ được vào các trường đaị học, dù điểm thi rất cao. Mãi đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 10 năm “đổi mới”, con em của “một nửa không chính quyền” mới được đi học các trường Quốc tế, trường Dân lập và một số trường Đại học chính quy. Mấy năm nay, người từ 80 tuổi trở lên có chính sách trợ cấp hàng tháng, may mà các cụ già “ngụy quân ngụy quyền” được nhớ tới. Ở làng xã các tỉnh miền Nam, “chế độ đối với người có công với cách mạng” là tốt, nhưng nó cũng như cơn dao hai lưỡi, cứa sâu thêm vết thương chiến tranh trong lòng dân tộc.

Vướng vào chiến tranh là số mệnh đau thương của đất nước. Gần chục triệu người Việt Nam hy sinh vì cuộc đọ sức giữa hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Người còn sống đau khổ, người chết vẫn chưa yên . Nhà thơ Nguyên Duy có câu :” Bên nào thắng thì nhân dân vẫn thua”. Quá đúng. Hàng trăm ngàn hài cốt “con em miền Bắc” vẫn còn nằm trong đất Việt Nam – Lào-Cămphuchia, chưa tìm về được. Hàng triệu hài cốt chiến binh Sài Gòn tử trận giờ không ai hương khói vì người thân của họ đi di tản ra nước ngoài. Ngay cái nghĩa trang 16.000 binh sĩ Sài Gòn tử trận ở Dĩ An, Biên Hòa 38 năm nay cỏ hoang mọc lút. Tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.”. Khu nghĩa trang đã không được trùng tu từ lâu vì là khu vực quân sự “nhạy cảm”. Vì để “sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” nên chính quyền địa phương đã có kế hoạch mở một con đường dân sinh đi ngang qua nghĩa trang này. Theo Hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, tổ chức đang vận động với chính phủ Việt Nam để trùng tu và tôn tạo Nghĩa Trang Biên Hòa, vừa thông báo Sở Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An đã cho người cắm cọc gọi là giải phóng mặt bằng để làm một con đường xuyên qua nơi an nghĩ của 16.000 binh sĩ miền Nam .Không có gì độc ác hơn kế hơạch này. Người bại trận rồi, chết rồi, vẫn bị “căm thù” đến mức mồ mả không yên, là một nỗi đau lớn. Đây là một thông tin làm cho NHÀ NƯỚC CÀNG TRỞ THÀNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA, ngay cả trong tâm linh.

Có một loại NHÀ NƯỚC MỘT NỬA khác là Nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là Nhà nước là NHÀ NƯỚC MỘT NỬA, nhà nước của quan chức tham nhũng.

38 năm, giang sơn đã thu về một mối, nhung lòng người vẫn chia đôi. Sự phân chia này một phần do mặc cảm xã hội ăn sâu trong lòng người “bên này, nên kia”. Nhưng phải nới thẳng rằng, 38 năm qua , Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm \cho tình trạng bất hòa tăng lên. Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch – ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được. Phải có cái tâm , cái tầm lớn mới tạo ra được một Nhà nước của 90 triệu dân Việt Nam, chứ như bây giờ mới chỉ là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA.

Tôn Thất.

torsdag 2. mai 2013

Chiến Sĩ Vô Danh


Chuyện xảy ra đã 38 năm rồi, nhưng nó vẫn hiển hiện trước mắt tôi như mới ngày hôm qua. Tôi thức gần trắng đêm 30 tháng Tư năm 1975 để suy nghĩ và quyết định cho bản thân tôi và gia đình tôi một hướng đi mới. Qua các tài liệu tôi có, tôi biết sau khi chiếm miền Nam, Việt Cộng sẽ cai trị miền Nam không khác chi Trung Cộng khi chiếm được Hoa Lục, quân dân cán chính sẽ bị đày đọa nơi rừng thiêng nước độc, và thời gian có thể là vô hạn định hoặc ít nhất là 10 năm, 15 năm nhứt là những ai phục vụ trong ngành an ninh, tình báo mà trong cuốn Hiến Pháp và Chính Trị Học của Giáo Sư Nguyễn Văn Bông đã trình bày cho sinh viên năm thứ nhứt luật khoa biết. Sau cùng, tôi đã quyết định dứt khoát không trình diện Việt Cộng để bị đày  khổ sai. Sống bên vợ con ngày nào hay ngày ấy. Tôi đốt hết tất cả giấy tờ, tài liệu liên quan đến công việc của tôi làm.

Sáng ngày 1.5.1975, tôi lên đường đi ra khỏi Saigon vì đã quyết tâm trốn thì phải trốn từ đầu, tôi đi với 2 bàn tay không, vợ tôi sợ tôi bị bắt dọc đường nên đi theo trông chừng, đứa con trai thứ 2 của tôi chạy theo ba cho bằng được, 30 tháng Tư năm đó là sinh nhựt thứ 10 của cháu. Ba chúng tôi đi bộ ra đường Phan Thanh Giản rồi nhắm hướng Biên Hòa đi mãi. Dọc đường chúng tôi bắt gặp nào súng đạn, nào quân phục, quân trang ngổn ngang, một vài người đi chân đất trên mình chỉ có cái quần đùi và maillot, vợ tôi thì thầm: “lính mình đó anh” rồi đưa tay quẹt nước mắt.

Xe cộ chật đường, người người vội vả, trên mặt không có nụ cười. Trên xa lộ Saigon – Biên Hòa xe lại càng đông, du kích có, bộ đội có ngồi chật các chiếc xe nhà binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng bóp còi inh ỏi, la hét để những xe dân sự tránh cho chúng chạy, nhưng vô hiệu, đường chật không có chỗ tránh. Không có đường cho xe đi ra, vì mọi người đều hướng về Saigon, rất ít người đi ra, và họ cũng như chúng tôi đều đi bộ. Gần đến Hố Nai mới thấy một vài chiếc xe chạy ra. Những xe chạy vào vẫn chiếm cả đường ngược chiều, do đó xe đi ra có lúc phải leo hẳn trên lề đường. Hôm qua trời mưa lớn, đường lầy lội, dơ bẩn, không còn trông thấy mặt đường nhựa, tất cả đều lấm bùn đất.

Chân bước đi mà lòng tôi tan nát, thẩn thờ như người mất hồn, đi không định hướng, không biết ngày mai mình, gia đình mình, dân miền Nam sẽ ra sao. Bỗng vợ tôi kéo tay tôi chỉ: “kìa anh”. Trên một vũng bùn khá lớn, một thân xác người lính của VNCH nằm ngữa trên đó, tay còn ôm khẩu súng M.16, nón sắt trên đầu, không rõ binh chủng vì tất cả thân xác, áo quần đều bê bết bùn. Mỗi lần xe chạy qua mép vũng bùn, thân hình người lính lại dạt qua, dạt lại, có khi gần như lật úp trên bờ, nhưng rồi lại tràn xuống. Không biết anh bị đạn chỗ nào, nhưng máu anh nhuộm đỏ vũng bùn, hòa lẫn với bùn thành một hỗn hợp bùn máu. Tôi nhủ thầm làm sao kéo anh lên bờ, nếu không thì thân anh thế nào cũng  bị xe cán. Nhưng tôi hèn nhát, tôi không dám làm điều phải làm, tuy nhiên, chân tôi không thể bước được. Ai đi qua cũng tỏ lòng thương tiếc, đều rơi lệ nhưng chẳng ai làm gì giúp anh ta. Họ cũng hèn nhát như tôi?

Bỗng một ông cụ già la lớn: “Trời ơi! Ai giúp một tay, đưa anh ta lên bờ không thì xe cán nát thây tội nghiệp”. Tôi thấy ông nhảy xuống. Như có sức mạnh xô đẩy, tôi cũng nhảy xuống. Tôi luồn tay xuống nâng đầu anh ta lên, ông già ôm phía dưới, cố sức vực anh lên bờ. Rồi có nhiều người giúp một tay. Trong chốc lát, thân xác người tử sĩ đã được đặt ngay ngắn trên bờ đường. Bùn hòa máu chảy ròng ròng khi thân anh được nâng lên trông thật thảm thương. Ông già nhìn tôi lắc đầu trong khi trên đôi mắt nhăn nheo tràn đầy nước mắt, ông quẹt mấy ngón tay vào áo cho sạch bùn rồi  vuốt mắt cho anh ta, miệng lâm râm cầu nguyện. Bất giác tôi cũng nguyện thầm: “Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho anh chiến sĩ này được lên chốn nghỉ ngơi. Anh yên nghỉ”. Vợ tôi đưa cái khăn tay, nhưng tôi gạt đi, vì cả áo quần tôi cũng như ông già đều bê bết bùn hòa máu. Vợ tôi nói khẻ: “lau nước mắt đi”. Trước khi lẫn vào đám đông, ông già nhìn tôi gật đầu, tôi cũng gật đầu lại và thầm cám ơn ông già đã giúp tôi làm được một cử chỉ nhỏ cho người lính đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, đến giờ phút cuối cùng cho Quê Hương. Mẹ Việt Nam ơi! Xin cho người lính của chúng con có cơ duyên được vào lòng đất mẹ. Xe qua lại đã cán nát một phần chân anh rồi, mẹ ơi!

Nắng đã lên, không khí đã nóng hơn nhiều, bùn và máu trên áo quần tôi đã khô, tôi dùng tay gột chúng thành bụi bay đi! Tôi chợt nhớ:

“Và máu họ đã len vào mạch đất,

Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông”

Anh nằm xuống, máu anh trộn bùn sẽ khô, sẽ thành bụi bay đi, sẽ đậu trên lá, trên cành, để rồi sẽ theo gió bay đi chung quanh anh, theo những người đã vực anh lên mà đi xa. Cuối cùng, máu anh sẽ tan biến vào đất mẹ.
Thân nhân anh ở đâu, có nóng ruột mà đi tìm, có ai nhận ra anh mà thông báo cho gia đình anh, hay anh sẽ bị người ta vùi dập đâu đó, không bao giờ thân nhân biết được, không biết anh sống hay chết hoặc đi về đâu mà tìm, không biết ngày anh mất mà kỵ giỗ. Anh nằm xuống vào giờ phút chót, không có truy điệu, không quan tài, không phủ cờ, không di ảnh, không có một đồng đội nào bên anh. Anh hy sinh cho Đất Nước trong cô đơn.
Anh chiến đấu cho đến NGÀY QUỐC HẬN. Tôi hy vọng anh sẽ không nghe lời đầu hàng của Dương Văn Minh để khi nằm xuống, anh vẫn hy vọng đồng đội của anh, đồng bào của anh vẫn tiếp tục chiến đấu cho Quê Hương yêu quí.

Tôi cầu nguyện để linh hồn anh sum họp với các đồng đội ngã xuống trước anh. Tôi xin anh hợp cùng tổ tiên dòng giống phù hộ chúng tôi và con cháu quyết chiến đến cùng cho đến khi quân thù không còn trên Quê Hương. Anh hãy an nghỉ.

Kiêm Ái.

Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4

 
Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang chìm trong giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba thì không ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến gần ngày 30 tháng 4 là trong lòng ba xao xuyến lạ thường. Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như bình thường, nhưng hay lơ đãng, nhớ nhung về thời dĩ vãng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ mãi trôi bềnh bồng về những hình ảnh đã xảy ra trong thời gian cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đã 38 năm trời.

Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến trường, nhưng ba cũng đã đủ khôn để hiểu biết sự việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, tình hình chiến sự dai dẳng, kéo dài đã nhiều năm giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4 thì càng có thêm nhiều tin buồn, miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung. Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh nạn, và thảm cảnh đã xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến, thấy đồng bào bỏ đi thì điên tiết, đem súng đạn ra bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên bãi biển chờ lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng vãi khắp nơi. Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể. Dưới bãi biển thì máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập tràn. Ôi! Cảnh hãi hùng này tưởng chỉ tìm thấy trong hỏa ngục, nhưng đã xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.

Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy vô được trong miền Nam, mừng rỡ tưởng mình thoát nạn. Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha. Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào vô tội, và cuối cùng, đã cưỡng chiếm cả miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do của người dân miền Nam.

Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận đã nguôi được sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những người này cũng lầm lớn. Họ đã lùa hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, tiêu diệt lần mòn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản".

Nhiều người đã bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra nước ngoài để tìm lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đã học được nhiều điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng thì ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng bào vẫn còn ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng chủng. Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào lòng ba nguôi thương nhớ quê hương mà vì hoàn cảnh, ba đành phải đứt ruột ra đi. Ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.

Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ được thì cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của mình.

Còn một điều nữa ba cũng muốn tâm tình với con. Đúng ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con còn rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi con còn nhỏ, thì con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi con lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba?". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn mang thêm ý nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà cha ông ta đã hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".

Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm ba vui sướng lắm không? Con đã giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba đã quên rằng dù con còn nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.


Điều cuối cùng ba muốn nói với con: Ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đã bắt đầu từ con số không. Nhìn bề ngoài thì ba nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự thì khi ra đi ba có mang theo trong tim mình một số hành trang. Đó là một chút lòng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ. Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời mình còn ý nghĩa vì ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con. Ba đã được thừa hưởng những thứ này như di sản quý báu nhất từ ông bà của con. Ba đã trân quý chúng như chính mạng sống của mình. Nếu không may bị mất đi, thì cuộc sống của ba sẽ không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ, ba thấy con đã khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quý báu ấy lại cho con. Ba mong con hãy nhận lấy, hãy trân trọng, hãy giữ gìn kỹ lưỡng, và nếu cần, hãy hy sinh tất cả những gì con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ lá cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp, vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.

Ba của con.

Nguyễn Ngọc Duy.


(Kính tặng những Tấm Lòng tha thiết với Quê Hương và mến yêu Màu Cờ Tổ Quốc)

Hận Thù Nam Bắc

 
Gần đây một bài viết của một người về Việt Nam cho biết tình trạng quê nhà, nay tại Sài Gòn người miền Bắc kéo vào rất đông, họ là những người giầu có và quyền thế nhất Sài Gòn hiện nay, họ làm chủ hầu hết các nhà cửa to lớn của Sài Gòn và các nhà hàng lớn, các cơ sở thương mại, các cơ quan nhà nước. Đó là những cán bộ cao cấp và bà con thân thụộc của họ được đưa vào đây để tranh dành hết những chức vụ béo bở, những công việc hái ra tiền, tác giả cho biết vào các cửa hàng lớn, các cơ quan chỗ nào cũng thấy toàn là Bắc Kỳ, nói tóm lại họ là giai cấp giầu có thống trị tại Sài Gòn hiện nay. 
 
Tuần vừa qua, một người bạn đã về thăm quê Nha Trang cũng cho tôi biết tại Nha Trang bây giờ toàn là Bắc Kỳ, họ giầu sụ, buôn to bán lớn, chiếm giữ hầu hết các cơ sở thương mại kinh tế của Nha Trang. Họ giữ các chức vụ nhiều lợi lộc, chiếm cứ hầu hết các khu phố xá sầm uất và đẩy những người cũ đi xa như vùng kinh tế mới hoặc những vùng đất quê mùa khô cằn như sỏi đá. Người bạn cũng xác nhận cho tôi thấy Nha Trang nay là một thành phố đã bị Bắc Kỳ cai trị và chiếm đoạt hết tài sản, những nguồn lợi béo bở của thị xã du lịch này. Nếu chúng ta hỏi những người đã về thăm các tỉnh khác như Đà Lạt, Đà Nẵng, Biên Hoà… người ta cũng sẽ nói tình cảnh tương tự như thế.

Ngược dòng thời gian ba mươi tám năm trước đây sau khi chiếm được miền Nam, cán bộ Cộng Sản rất cởi mở tươi cười với đồng bào miền Nam khiến người ta tin tưởng rằng hoà bình thống nhất rồi, hai miền cùng xoá bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước, hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại. Thế nhưng kẻ chiến thắng không bao giờ bỏ được bản chất gian trá có từ hồi mới cướp chính quyền mùa thu 1945. Vừa xua quân chiếm xong Sài Gòn hoa lệ, đạo quân chiến thắng vội vã chở hết vàng bạc, quí kim của ngân hàng, tháo gỡ các máy móc trong các cơ xưởng, bệnh viện, vét hết các kho dụng cụ, hàng hoá, máy móc hiện đại đem về Bắc, sự kiện này khỏi cần phải dẫn chứng vì thực tế đã chứng minh và ai cũng đều biết cả. Số vàng bạc quí kim vơ vét được vào túi các quan cán bộ gộc hết. Họ vơ vét nhanh gọn y như đàn cào cào châu chấu phá hoại mùa màng, sau cơn trấn lột tập thể vĩ đại ấy miền Nam chỉ còn là một mảnh đất nghèo xơ xác.
 
Một hai năm sau ngày 30-4-75 Cộng Sản đánh tư sản hai lần, đổi tiền ba lần, chính quyền đã vét gần sạch gần hết túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để chiếm nhà dân một cách hợp pháp. Chỉ sau ngày 30-4-75 một hai tháng, họ lùa các viên chức, sĩ quan chế độ cũ vào các trại cải tạo lâu dài rồi đẩy miền Nam tới chỗ nghèo nàn cùng cực để không thể trỗi dậy chống lại chế độ độc tài. Người Sài Gòn mỗi ngày một nghèo, nhiều người phải bán nhà với giá rẻ mạt cho kẻ chiến thắng để lấy tiền đong ïgạo sinh sống.
 
Kế hoạch chiếm nhà dân đã được kẻ chiến thắng hoạch định một cách tinh vi khoa học, đánh tư sản hai lần để chiếm nhà của bọn tư sản bóc lột cho cán bộ ở, ép buộc mọi tầng lớp nhân dân đi kinh tế mới để dãn dân ra khỏi thành thị ngõ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào. Những người đi vượt biên dù đi thoát hay không thoát đều bị lấy nhà, những nhà lớn, nhà mặt đường của dân cải tạo liên hệ chế độ cũ hầu hết bị tịch thu, họ lấy tất cả nhà cửa tài sản của những người đi chính thức, cho tới nay năm 2008 một người bạn mới ở Sài Gòn sang Hoa Kỳ đoàn tụ cho biết CSVN không cho phép anh bán nhà mà phải để lại cho nhà nước, sau chạy chọt mãi với cán bộ địa phơơng mới bán được nhưng phải chia tam chia tứ anh chỉ được hưởng 1/5 trị giá căn nhà. Thế rồi dần dần kẻ chiến thắng, tầng lớp thống trị vơ vét bóc lột người dân, tích lũy tiền bạc mua nhà cửa, bất động sản của những người cũ nay đã khánh tận phải bán của cải đi để lấy cơm ăn áo mặc, thành phần này thuộc loại“ Tư bản mại sản”. Người ta chê kẻ chiến thắng quá tham lam, họ đã được cả một đất nước to lớn mà vẫn chưa vừa lòng tham vô đáy còn đi chiếm từng căn nhà một.
 
Cho tới nay bộ mặt đổi đời của miền Nam càng lộ rõ hơn bao giờ hết, kẻ thắng trận ngày càng giầu có, họ vơ vét bóc lột, tập trung tài sản của đất nước trong tay, bà con của họ cũng được chia chác những chức vụ béo bở, cơ sở làm ăn lớn tha hồ mà đớp hít, trong khi ấy người dân miền Nam, những kẻ bại trận ngày càng khốn khổ, trừ những người có thân nhân ở nước ngoài trợ cấp còn đa số phải làm lụng đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh áo . Người miền Bắc nay đã trở thành giai cấp thống trị người miền Nam, họ tước đoạt tài sản nhà cửa của người miền Nam, đuổi người miền Nam đi các vùng kinh tế xa xôi khỉ ho cò gáy. Những kẻ bị áp bức bóc lột này dẫu căm phẫn cũng đành ngậm đắng nuốt cay vì họ phải chịu khuất phục trước lưỡi lê và họng súng của bọn độc tài thống trị. Theo như lời kể của những người đã về thăm quê hương đã nói ở trên chúng ta có thể mường tượng ra cái hận thù Nam Bắc hiện nay nó sâu đậm như thế nào rồi ?
 
Năm ngoái nhân ngày Quốc Hận, một viên chức chính quyền cũ nhìn những hình ảnh biểu tình, chống đối rồi thở dài bảo:
-Anh nghĩ xem, cái hận thù Nam Bắc biết bao giờ mới hết. Theo tôi nghĩ cái hận thù Nam Bắc nay không phải là chỉ mối hận của lớp người cũ đã bị tù đầy cải tạo mà nó thể hiện ở một bình diện rộng lớn bao quát hơn của cả một đất nước, của cả một khối quần chúng đông đảo, của những kẻ bị trị, đó là mối hận thù giữa kẻ bị trị và những bọn cầm quyền cai trị, giữa những kẻ bại trận và bọn thắng trận.
Nay Cộng Sản Việt Nam vẫn cho thực hiện những phim tuyên truyền kết án chế độ địa chủ ác ôn như trong phim Áo Lụa 
Hà Đông nhưng trớ trêu và trơ trẽn thay chế độ của họ tự nhận là “Đảng của giai cấp công nhân” lại là một chế độ áp bức, bóc lột gấp trăm gấp ngàn lần thời kỳ địa chủ, cường hào ác bá thập niên 40 trở về trước. Đảng Cộng Sản ViệtNam hiện nay chính là một tập đoàn địa chủ giầu có ác ôn, hà hiếp bóc lột dân nghèo tàn nhẫn nhất chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà từ trước đến nay. 
 
Một người mới về Việt Nam sang Mỹ cho biết chênh lệch giầu nghèo thì không thể tưởng tượng nổi, bọn nhà giầu không ai hơn là cán bộ cao cấp ăn chơi hưởng thụ tại những nhà hàng, khách sạn sang trọng hằng nghìn, hằng mấy nghìn đô la một đêm trong khi có nhiều bà mẹ tay trái thì bồng con, tay phải bán vé số, chạy ăn từng bữa. Nay nhiều người chủ trương hoà giải với người Cộng Sản Việt Nam bằng một lối lý luận đạo đức giả “ xoá bỏ hận thù, xây dựng đất nước” nhưng họ không biết rằng người Cộng Sản có chịu xoá bỏ hận thù hay đào sâu thêm hận thù? người Cộng Sản xây dựng đất nước hay xây dựng cho chế độ của họ thêm vững mạnh bằng lưỡi lê và họng súng?
 
Nhiều người thuộc lớp trẻ cho rằng lớp người cũ, sĩ quan, viên chức chính phủ, cải tạo HO, đã chịu nhiều ngược đãi của Cộng Sản nên cho tới nay họ vẫn giữ lập trường hận thù Cộng Sản. Ngược lại giới trẻ đã không từng trải qua những cay đắng gian khổ của chiến tranh như tù đầy, loạn lạc vì họ còn nhỏ hoặc thậm chí chưa ra đời nên họ không có cái nhìn hằn học với người Cộng Sản như thế hệ cha ông của họ. Họ chủ trương hoà giải với Cộng Sản để cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước vì nay Cộng Sản vẫn lớn tiếng kêu gọi người Việt hải ngoại hãy quên dĩ vãng, cùng nhau xoá bỏ hận thù.
 
Người Cộng Sản có thực sự xoá bỏ hận thù hay không? Họ xóa bỏ hận thù hay đào sâu thêm cái hố hận thù đã vốn dĩ sâu thăm thẳm từ bao năm qua? Chúng ta hoà hợp hoà giải với Cộng Sản, đem tài nguyên tài năng về Việt Nam xây dựng đất nước hay là để củng cố thêm quyền lực và tài sản cho bọn thống trị, để họ vơ vét thêm tài sản nhân dân cho đầy túi tham và đè đầu cưỡi cổ nhân dân miền Nam thêm nhiều thế kỷ nữa? Trước mắt chúng ta thấy Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một. Địa vị của Đảng vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng.
 
Nay Cộng Sản Quốc tế đã sụp đổ tan tành nhưng Cộng Sản Việt Nam và Trung Hoa vẫn còn bám víu vào quyền lợi riêng tư của Đảng một cách trơ trẽn và ngoan cố, họ không biết rằng con người không thể nào quay ngược bánh xe lịch sử, không thể nào vặn ngược chiều kim đồng hồ. Để quay ngược bánh xe lịch sử họ vẫn ngoan cố bảo vệ Đảng, bảo vệ tập đoàn thống trị bằng bạo lực.
 
Thật vậy lịch sử loài người tự cổ chí kim đã cho ta thấy rằng tất cả những triều đại, những chế độ tàn bạo, độc ác bất nhân cho dù có vững mạnh tới đâu cuối cùng cũng phải bị bánh xe lịch sử nghiền nát như tương như cám. Nay Cộng Sản Việt nam không chiu nhìn lại cái gương của quá khứ, nếu họ tiếp tục đào sâu hận thù Nam Bắc bằng lưỡi lê và họng súng, cho dù họ có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng cuối cùng họ sẽ tự đào hố chôn mình.

Trọng Đạt.

Cảm Xúc Ngày 30 Tháng Tư


“Một quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất, mà nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, thì người dân của quốc gia đó đã hy sinh xương máu một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị của giặc nội xâm. Mà giặc nội xâm thì lại tham lam và gian ác gấp trăm ngàn lần giặc ngoại xâm.”

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
 
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
 
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
 
Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,  và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
 
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ và sự toàn ven lãnh thổ quốc gia đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
 
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30 tháng Tư ?”
 
Tôi trả lời: “Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng.”
 
Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2013.
Một Người Sống Giữa Lòng Hà Nội.