tirsdag 30. april 2013

Không Quên Anh


Anh Hùng KQ/QLVNCH
NGUYỄN BỘI NGỌC

Các Chiến Hữu KQ/QLVNCH không quên NGUYỄN BỘI NGỌC, một chiến sĩ KQ dũng cảm cứu đồng bào khi VC ném lựu đạn vào dân tại Saigon.

NGUYỄN BỘI NGỌC, một Trung Sĩ Không Quân hiền lành, đáng lẽ Anh đang được nghỉ phép vì Anh đã làm đơn xin nghỉ phép và được Cấp Chỉ Huy ký phép cho Anh. Nhưng vì công vụ là trước hết, nên Anh NGUYỄN BỘI NGỌC đã tự nguyện đứng ra làm việc giới thiệu cho đồng bào biết về chiếc trực thăng H34 đang được trưng bầy trước Tòa Đô Sảnh Saigon.

Anh NGUYỄN BỘI NGỌC đã tự hy sinh thân mình khi ôm vào lòng quả lựu đạn của một tên Việt Cộng khát máu đã tung vào đám đông, để cứu hàng trăm người dân vô tội đang đứng vây quanh xem chiếc trực thăng. 

Vì sự hy sinh tính mạng quá lớn lao và dũng cảm phi thường của Anh như vậy, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã truy tặng Anh NGUYỄN BỘI NGỌC tấm huy chương cao quý Bảo Quốc Huân Chương và còn truy thăng Anh năm cấp (5) từ cấp bậc Trung-Sĩ lên cấp bậc Thiếu Úy.

Một chiến sĩ thật can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Anh NGUYỄN BỘI NGỌC ạ! Đời đời chúng tôi sẽ luôn luôn nhớ đến Anh! Anh đã làm sáng danh cho ngành Kỹ Thuật/Bảo Trì Không Quân !

Năm 1962 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã truy thăng cấp bậc Thiếu Úy, và truy tặng BẢO QUỐC HUÂN CHƯƠNG cho Trung Sĩ NGUYỄN BỘI NGỌC, đơn vị Phi Đạo 211, căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất.

Sự kiện truy thăng năm (5) cấp cho một quân nhân là một sự kiện có một không hai, vì hành động của NGUYỄN BỘI NGỌC sáng ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1962 trước Tòa Đô Sảnh Saigon, là một hành động xưa nay chưa bao giờ xẩy ra trên toàn thế giới: Anh đang đứng thuyết trình giới thiệu chiếc trực thăng H34 cho đồng bào tầng tầng lớp lớp xung quanh anh và chiếc trực thăng. Thình lình một tên Cộng Phỉ trà trộn trong đồng bào tung một quả lựu đạn vào anh. Quả lựu đạn rơi xuống đất, sát chân anh. Rất bình tĩnh, anh cúi xuống nhặt lên. Quả lựu đạn đã bung kíp, anh chỉ còn thì giờ để ném quả lựu đạn đi càng xa càng tốt. Nhưng anh NGUYỄN BỘI NGỌC đã không làm thế, vì chung quanh toàn người là người, ném như vậy anh sẽ thoát hiểm. Nhưng đồng bào anh, gồm cả già trẻ nam nữ, trẻ con sẽ thương vong vô số, anh bèn nhẩy lên chiếc H34, ôm quả lựu đạn gọn ghẽ vào bụng và nằm úp sấp xuống sàn tầu.

Anh hy sinh ra đi một mình để cứu mạng vô số đồng bào của anh thoát khỏi bàn tay khủng bố của bọn Cộng Phỉ dã man và khát máu.

Rồi nhiều đổi thay đem bất hạnh đến cho dân tộc. Năm sau đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng không còn, chuyện ANH HÙNG NGUYỄN BỘI NGỌC vô tình bị chìm vào quên lãng, nhưng chúng tôi, những đồng ngũ cùng đơn vị của anh thì chưa bao giờ quên được.

Chúng tôi gửi chuyện này đến các chiến hữu, vì tin tưởng các chiến hữu tại quốc ngoại với đầy đủ phương tiện truyền thông đứng đắn, sẽ làm sống lại tinh thần Chiến Đấu Anh Dũng Vì Dân Quên Mình mà chỉ có QUÂN LỰC VIÊT NAM CỘNG HÒA chúng ta mới có, được vậy sự hy sinh cho TỔ QUỐC, cho ĐỒNG BÀO của NGUYỄN BỘI NGỌC mới không bị uổng phí trong quên lãng.

Mong sao chân cứng đá mềm,
Cộng nô xóa sổ mới yên giống nòi.
 
Kim Lai.


PHÒNG BỆNH HƠN CHỬA BỆNH


VUI LÒNG CHUYỂN TIẾP CẢNH BÁO NÀY 
ÐẾN CÁC GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VÀ NGƯỜI LIÊN HỆ.

Bạn nên cảnh giác trong những ngày tiếp theo. Không mở bất kỳ thông báo với một tập tin đính kèm:  BƯU THIẾP * FROM * HALLMARK, bất kể người nào gửi nó cho bạn.

Đó là một virus khi mở ra * thấy hình ảnh BƯU THIẾP, * 'đốt cháy' toàn bộ đĩa cứng C của máy tính của bạn.

Vi rút này sẽ được nhận được từ một người có địa chỉ e-mail của bạn vào danh sách liên lạc.
Đây là lý do bạn cần phải gửi e-mail cho tất cả các địa chỉ liên lạc của bạn.

Nếu bạn nhận được một email tựa đề * "BƯU THIẾP," * mặc dù nó đã được gửi đến cho bạn bởi một người bạn, không mở nó! Shut down máy tính của bạn ngay lập tức. Đây là loại virus tồi tệ nhất do CNN công bố.

Nó đã được phân loại theo Microsoft virus phá hoại nhất từ trước đến nay. Loại virus này được phát hiện bởi McAfee hôm qua, không có sửa chữa nào cho loại Virus.

Virus này chỉ đơn giản phá hủy Sector Zero của đĩa cứng, nơi mà các thông tin quan trọng được lưu giữ.

Thanh Huỳnh.

Thương Tiếc Anh ( Thơ )



Em đang đứng trước ngôi mộ anh,
Bơ vơ buổi trưa vắng nghĩa trang,

Nắng soi bóng em gần bên mộ,

Gần nhau thế mà vẫn xa xăm.

 
Anh đã về với cát bụi rồi,

Như áng mây đã khuất cuối trời,

Em thẫn thờ nhìn về nơi ấy,

Chỉ thấy bầu trời trống trải thôi.

 
Vành nón che đôi mắt em buồn,

Vai em còn phủ chiếc khăn tang,

Thời chinh chiến em làm góa phụ,


Người chồng trẻ đền nợ núi sông.
 

Nấm mộ anh mới vừa đắp xong,
Đất chưa khô. Cây thánh gía buồn,

Bó hoa tươi vẫn chưa kịp héo,

Bó nhang thơm chưa tắt khói hương.

 

Và anh sẽ ở mãi nơi đây,
Thôi hết rồi, tay không trong tay,

Đường dương gian em vầng trăng khuyết,

Không còn anh để ánh trăng đầy.

 

Anh ở lại với đồng đội kia,
Trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa,

Đã từng xông pha ngoài trận tuyến,

Hôm nay nằm với đất, mộ bia.

 

Lá cờ vàng phủ trên mộ anh,
Em mang về làm kỷ niệm riêng,

Có hồn anh và hồn dân tộc,

Có cả những giọt nước mắt em.

 

Em vẫn đứng im trong nghĩa trang,
Nắng xế cho đến khi nắng tàn,

Bóng em không còn in bên mộ,

Lẻ loi em một góa phụ buồn.


Nguyễn Thị Thanh Dương.

søndag 28. april 2013

Tháng Tư 38 Năm Nhìn Lại


Thanh Niên Việt Nam Thời Quốc Nạn Cộng Sản !

Trai Miền Nam trở thành quân đội Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH)
Trai Miền Bắc trở thành Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (lính cụ hồ)
Lính Miền Nam bị bại; Mồ mả bị csVN cấm cổ, bỏ hoang, đập phá .
Lính Miền Bắc được thắng; Mả mồ hoành tráng, hương nhang nghi ngút.

Hiện nay cả nước thấy rõ Ai thắng, Ai bại ?

Kẻ chiến thắng chính là Tàu Cộng:
Tàu làm chủ cả Nước Việt và đang diễn biến "Hán Hoá".
Bộ đầu não đảng csVN tại Ba Đình làm tay sai cho Tàu,
để hưởng quyền lợi vinh thân phì gia "Tư Bản Đỏ".

Kẻ bại chính là Dân Tộc Việt:
Mất đất và biển. Và tài nguyên bị Tàu xâm nhập khai thác, như Bauxite tây nguyên; Hậu quả sẽ thải chất độc vô cùn nguy hiểm cho Dân Tộc. Giặc Bauxite và thương mại hiện na hàng vạn quân tàu mỵ danh công nhân xâm nhập vào quê hương.

Đảng csVN đang và đã cho Tàu Cộng và các nước khác "Thuê 50 năm khai thác rừn dưới chiêu bài trồng cây. Nguy hại tàn mạt rừng qua hàng ngàn năm Tổ Tiên để lại mà ta không hưởng, lại cho ngoại quốc vô khai phá. Cũng có thể là khai thác những hầm mỏ quí. Dân đen nghèo tiếp tục mạt, đảng csVN bán Nước trở thành "Tư bản đỏ".

Hậu quả tháng tư đen:
Sau 30.4.1975, Hơn một triệu dân vượt biển thoát chế độ sát nhân csVN ra nước ngoài tỵ nạn. Hàng vạn người chết trên đường vượt biên; Hàng vạn người chết trong các nhà "cải tạo" và thủ tiêu trả thù. Cảnh tàn sát dã man nhất của lịch sử loài người mà csVN dành cho Dân Tộc Việt. Cả thế giới đều kinh hoàng đã đón nhận người Việt sốn trên đất nước họ cho đến hôm nay. "Không lời nào kể hết tội ác của csVN".

Hiện nay, đã 38 năm csVN gọi là giải phóng Miềm Nam; Thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc. Có đúng với lời tuyên truyền của csVN hay không ? Chắc chắn là không.
Hiện nay cả nước đều thấy csVN mỵ dân và độc tài bán Nước.

Dân trong nước hiện nay, sống trong gông cùm độc tài csVN. Nếu người nào đi chệch hướng, sẽ bị trù dập cả gia đình; Sống cũng như chết .
Dân tỵ nạn ở nước ngoài, csVN tìm mọi thủ đoạn lọc lừa gây xáo trộn để bòn rút xương máu. Và âm mưu xoá bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong, cho vong linh vất vưởng đầu sóng bạc.

Để hầu tưởng lại "Tháng Tư Đen" cũng như ngày "Quốc Nạn Cộng Sản";
Từ khi cộng sản xâm nhập đất nước Việt Nam; Gây cảnh nồi da xáo thịt .
Hậu quả hiện nay và tương lai phủ màng "Đen Tối" lên đầu Dân Tộc .

Hãy lấy "Dân Chủ" xoá màng "Đen Tối", cứu nguy Tổ Quốc đang bị csVN làm bàn đạp cho Tàu Cộng "Hán Hoá". 30.4 là ngày "Quốc Hận" không thể xóa.

Vivi.

CHO NHỮNG NGƯỜI VƯỢT BIỂN ( Thơ )

 
"Nhiều vị có nói là phải quên quá khứ. Riêng tôi, quá khứ của tôi tuy không đẹp nhưng tôi không có gì mặc cảm với những gì tôi đã kinh qua. Nó là những bài học quý giá cho chính tôi về con người và nhất là về xã hội nơi cố hương tôi đã từng sống.
 
Quá khứ đó cũng là những kinh nghiệm xương máu, mồ hôi và nước mắt; và bằng chính mạng sống của những nạn nhân đã cùng cảnh ngộ như chúng tôi khi còn ở đó. Những hy sinh của họ đã xúc động lương tâm thế giới để chúng ta được cơ hội đến đây tỵ nạn và xây dựng cuộc sống mới hôm nay.
 

Cuộc sống của chúng ta hôm nay, há chẳng phải được xây dựng trên nền tảng quá khứ thương đau đó sao?"

CHO NHỮNG NGƯỜI VƯỢT BIỂN.
 
Có một thời ai từng mơ vượt biển,
Bỏ quê hương, người thân để ra đi,
Sau những ngày buồn 30 tháng Tư,
Bao mất mát, bao nhiêu người nằm xuống.
                
Người còn lại vẫn đi tìm cuộc sống,
Một phương trời nào dân chủ, tự do,                           
Những vùng biển vắng người đã đi qua,
Những địa danh lạ mà người đã nhớ.
 
Bình Đại, Gành Hào, Đại Ngãi, Long Phú…
Những cửa biển đã đưa thuyền ra khơi,
Biển bao la như cất tiếng gọi mời,
Tháng ba biển êm “bà gìa đi biển”.
 
Tháng sáu, tháng bảy là mùa biển động, 
Sóng thét gào làm chao đảo con thuyền, 
Thuyền như lá khô trong gío quay cuồng,
Những sinh mạng mong manh trong bão tố. 
               
 Đám đông người chen nhau khoang thuyền nhỏ,
 Thiếu ăn, thiếu uống mệt mỏi bơ phờ,
 Tài công, hoa tiêu căng thẳng từng giờ,
 Chiếc la bàn là bạn đường chỉ hướng.
 
 Đêm trên biển hoang vu và bí hiểm,
 Có linh hồn nào vương vất qua đây?
 Thuyền ai đã đắm? Ai đã buông tay?,
 Biển là nấm mồ không tên không tuổi.
 
Thuyền ai may mắn ghé  bờ mong đợi,
Bờ đón người thoát địa ngục trần gian,
Trên đảo quê người ngóng về quê hương,
Còn người thân, bạn bè. Còn thương nhớ.
 
Bao tháng Tư qua, bao lần tang giỗ, 
Những người chết biển khi tìm tự do, 
Thắp nén hương ném xuống biển xuống mồ,
Mong chia sẻ niềm đau chung thời cuộc.
    
Nguyễn Thị Thanh Dương.

THÁNG TƯ QUỐC HẬN ( Thơ )

 
Ngày mất nước đau thương uất hận
Tháng tư đen lận đận xót xa
Cá con nuốt trọn sơn hà
Bao người vượt biển chết ngoài biển Đông.

Trang sử Việt máu hồng ghi chép
Dưới gọng kìm sắt thép công an
Gông cùm tù ngục tràn lan
Rừng thiêng chôn xác lầm than máu đào.

Ngoài xã tắc lao đao cực khổ
Không cơm ăn, thách đố từng ngày
Áo quần rách rưới phơi thây
Dân tình uất ức đọa đầy đắng cay.

Cả xã hội đó đây tù ngục
Khắp nơi nơi lúc nhúc tội đồ
Cá kình mập béo tham ô
Cơm chim nuốt hết, hồ đồ tràn lan.

Ngoài biển cả ngổn ngang xác chết
Trên quê hương người mệt ngất ngư
Thấy chăng một loại kình ngư
Nuốt tươi đất nước tháng tư muộn phiền.

Gs. Lê Đình Thông.

Tháng 4 Tưởng Nhớ Sài Gòn


http://cothommagazine.com/nghe_nhac/TuongNhoSaiGon/nhac.php

Mẹ Ơi ! Nếu Con Về ( Thơ )

 
- Mẹ ơi, nếu nay con về quê cũ,
Sẽ thấy gì ngoài một lũ Việt gian,
Luôn hung tàn bạo ngược với dân Nam,
Lại hèn nhát cắt giang san dâng giặc ?
 
Bao thế kỷ chống kẻ thù phương Bắc,
Cha ông ta hằng nếm mật nằm gai,
Có ngờ đâu chỉ mấy chục năm dài,
Đất nước đã mất vào tay Tàu đỏ.
                        x
                   x        x
- Dân tộc Việt trải qua ngàn sóng gió,
Có khi nào khốn khó thế này đâu.
Nếu con về chứng kiến cảnh bể dâu,
Con sẽ phải thét gào vì uất hận.     
 
Con sẽ thấy, từ sau ngày mạt vận,
Một quê hương phá sản tận cội nguồn,
Một lũ người bại hoại đến buồn nôn,
Một xã hội đã chôn vùi nhân tính.
 
Trẻ chẳng được dạy điều ngay lẽ chính,
Tóc chưa đầy, hồn đã dính bùn đen.
Bậc cha ông đầu độc tiếp con em,
Ba thế hệ giong thuyền len bến ác.
 
Đám sài lang khắc bạc,
Đạn lên nòng, áp đặt xuống đầu dân,
Một chế độ phi nhân,
Một guồng máy rặt toàn quân khủng bố. 
 
Con sẽ thấy công an dàn nghẹt phố,
Chúng hăng say đi bắt bớ dân lành.
Và chỉ vì mảnh đất chúng rắp ranh,
Sẵn sàng giở thói súc sanh của đảng.
 
Con sẽ thấy những đường dây xuất cảng,
Mà món hàng, thật cay đắng con ơi,
Là những người gái nhỏ tuổi đôi mươi,
Thân xác bán, nổi trôi gì cũng mặc.
 
Con sẽ thấy bầy ranh con nứt mắt,
Tung tiền như cây rắc lá rừng thu,
Trong khi dân đỏ mắt kiếm từng xu,
Tương lai mãi mịt mù như mộng ước.
 
Con sẽ thấy những người dân yêu nước,
Chỉ vì lòng căm phẫn trước ngoại bang,
Cất cao lời bảo vệ mảnh giang san,
Mà bị chúng đem bắt giam hàng loạt.
 
Con sẽ thấy một quê nhà tan nát,
Bọn Tàu phù ào ạt kéo nhau sang,
Rồi ngang nhiên xây phố với dựng làng,
Cấm dân Việt chàng ràng vô địa hạt.
 
Con cũng sẽ ngậm ngùi nghe tiếng hát,
Tiếng tụng kinh, tiếng lần hạt Mân côi,
Tiếng gông cùm... từ ngục tối xa xôi,
Ngày đêm vẫn liên hồi vang vọng lại.
 
Chúng to miệng rêu rao câu hòa giải,
Nhưng thẳng tay sát hại kẻ thù xưa,
Dù từ lâu họ thất thế sa cơ,
Trơ trọi giữa ván cờ tàn nghiệt ngã.
 
Trên xuống dưới, toàn lưu manh dối trá,
Chốn làm quan, bằng cấp giả ê hề,
Chỗ học hành, cũng gian lận chán chê,
Khắp cả nước, chỉ thấy "Nghè" với "Cống" !
 
Chẳng còn chút mảy may nào hy vọng,
Khi bao lâu giặc Cộng vẫn cầm quyền,
Khi dân mình vẫn thống khổ triền miên,
Khi đất nước còn xích xiềng nô lệ.
 
Con của Mẹ, khoan trở về con nhé,
Vì quê mình nước mắt sẽ còn rơi.
Đừng góp phần nuôi sống lũ đười ươi,
Hãy tranh đấu để đợi thời cơ tới.
 
Đừng ham danh ham lợi,
Mà mắc tội với non sông.
Cũng đừng nghe chúng dụ dỗ xiêu lòng,
Về "du lịch" hay vướng tròng "từ thiện".
 
Hãy nhớ đến những đêm liều vượt biển,
Những kiếp người tan biến dưới đại dương,
Những tiếng than kêu cứu giữa đêm trường,
Những dòng lệ đau thương còn lã chã.
                        x
                   x        x
- Nhưng thưa Mẹ, nếu Trời làm phép lạ,
Cho quê hương lại tỏa ánh Cờ Vàng,
Cho bốn vùng hết sạch bóng sài lang,
Cho hạnh phúc lại tràn như thác lũ,
 
Thì con sẽ trở về thăm quê cũ,
Dù nhà mình đà đổ nát xác xơ,
Dù bên song chẳng ai đợi ai chờ,
Và mộ Mẹ đã phai mờ nét chữ.
                     x
                x        x
Mấy mươi năm biệt xứ,
Tháng Tư về, nỗi nhớ có nào nguôi.
                Trần Văn Lương.
     

mandag 22. april 2013

Phe Bắc Phe Nam - Phe Nào Thắng ?

 

30-4-1975 cuộc chiến Bắc Nam chấm dứt, nhưng chiến tranh lại tiếp tục xẩy ra giữa phe cánh cộng sản miền Bắc và miền Nam. Phe miền Nam đều được chia cho ghế Thủ Tướng, còn ngược lại phe miền Bắc nắm Tổng Bí Thư. Như thế trong hệ thống độc đảng, cũng cùng 1 đảng, nhưng phe miền Bắc nắm đảng còn phe miền Nam được giữ nhà nước.

Khi đảng còn toàn trị thì đảng, nhà nước, quốc hội, mặt trận đều là một, ít có chuyện xẩy ra. Đại hội 6 lại quyết định cải cách kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị. Nhà nước lo phần kinh tế thì phải hướng đến cạnh tranh quốc tế, còn chính trị thì vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước muốn đi tới cũng bị cái định hướng xã hội chủ nghĩa cản lại, nên biến kinh tế thành kinh tế rừng rú: mạnh được yếu thua, tham nhũng và nhóm lợi ích tha hồ hòanh hành. Cán bộ đảng, tư bản đỏ thì càng ngày càng trở nên giầu có trong khi người dân lại hết sức lầm than khổ cực. Trần Xuân Bách đã ví kinh tế và chính trị như hai chân muốn tiến lên thì phải đều bước. Chân này đi tới, chân kia kéo lui, thì tét háng là chuyện tất xẩy ra. 

Chả thế Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng đảng cần mang ra Hội nghị trung ương 7 bàn việc thay đổi quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để trở lại quốc hiệu cũ là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Bỏ cái Xã Hội Chủ Nghĩa để theo Dân Chủ.

Còn nhà nước và mặt trận thì lại đồng ý với Kiến Nghị 72, Kiến Nghị Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Tuyên Bố Công Dân Tự Do, Khối 8406, chấp nhận quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân và sửa đổi phải thông qua trưng cầu dân ý.  

Phía nhà nước lại còn được cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đường đường chính chính chủ tọa. Rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng đang thách thức với phe đảng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu. Nguyễn Tấn Dũng phủ nhận việc tiếp tục mang Cương Lĩnh của đảng Cộng sản áp đặt trên Hiến Pháp, trên Luật Pháp quốc gia và đòi phải trả lại quyền lập hiến cho dân. 

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên góp ý Nguyễn Phú Trọng thì bị mất việc. Bây giờ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý và sử dụng ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên, nhưng Nguyễn Đắc Kiên vẫn chưa được báo Gia đình và Xã hội xin lỗi và mời làm việc lại. Làm dân trong một nước mất tự do là thế. Chỉ có kẻ cầm quyền mới được ăn được nói. 

Khi Thông báo Quốc Hội cho biết thay đổi thời hạn góp ý từ hạn cuối ngày 31-3-2013 sang hạn mới là 30-9-2013, người viết đã đặt câu hỏi: “Có phải các thế lực nhà nước do Nguyễn Tấn Dũng đại diện vì bị thế lực “Đảng” do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu dùng hiến pháp tước quyền, nay cánh nhà nước công khai nổi dậy đảo chánh tước quyền của Đảng.

Lạ một điều là cả nhà nước, mặt trận và quốc hội (Ủy ban sửa đổi hiến pháp) đều góp ý cùng một lúc và lại đòi mang đề tài vô cùng tế nhị này ra Hội Nghị 7 vào tháng 5 sắp tới. Một cuộc đảo chánh vừa ngấm ngầm vừa công khai xẩy ra. Độc chiêu ba đánh một này phe Nguyễn Tấn Dũng sẽ đẩy phe đảng Nguyễn Phú Trọng vào trận quyết tử để bảo vệ thành trì cuối cùng cho đảng Cộng sản Tàu. Trước khi thảo luận tại sao lại là đảng Cộng sản Tàu chúng ta cần nhận định rõ ràng đây chỉ là trò chơi giữa hai phe Bắc Nam dùng để chỏang nhau.

Phía nhà nước vẫn cho rằng cần phải có luật “Trưng Cầu Dân Ý” và phải được Quốc Hội Cộng Sản quyết định thì mới được đưa ra “Trưng Cầu Dân Ý”. Đây chỉ là cách hõan binh và vẫn kiên định chỉ chơi trong phạm vi quốc hội bù nhìn. Đó là chưa kể xưa nay cộng sản vốn quen thói lừa bịp, hứa mà không làm. Thế nên việc sửa đổi hiến pháp chỉ nên xem là trò hề. Điều lý thú và tích cực là trò hề lại được phe nhà nước sử dụng như một khí cụ sắc bén để đánh phe đảng.

Phía Kiến Nghị 72, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Công Dân Tự Do, Khối 8406, và nhiều tổ chức khác thì đòi đảng Cộng sản phải trả ngay quyền Lập Hiến cho tòan dân.  

Ngay từ khi thành lập (8-4-06), Khối 8406 cho rằng đảng Cộng sản phải tôn trọng ý kiến của dân nên đã đề ra phương cách Trưng Cầu Dân Ý với sự kiểm soát Quốc tế. Chỉ có sự kiểm sóat trực tiếp, sâu rộng và hiệu quả của Quốc Tế mới giới hạn được thói gian manh lừa đảo của những người cộng sản.

Việc các Tôn Giáo chính Phật Giáo, Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hỏa, Cao Đài, Tin Lành đang tiến đến thành lập một liên tôn chính là một giải pháp. Liên Tôn sẽ đứng ra hội tụ các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự nhằm đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Một yếu tố quan trọng khác, người viết đã liên tục đưa ra là phe muốn bảo vệ đảng, bảo vệ xã hội chủ nghĩa, là phe muốn dựa vào “kẻ thù truyền kiếp” của dân tộc Việt Nam. Phe này tìm mọi cách để ru ngủ người dân quên Hòang Sa, quên Trường Sa, quên nhiều phần lãnh thổ của Cha Ông để lại, hiện trong tay quân Tàu xâm lược. Nếu Việt Nam không có tự do chỉ một thời gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ hòan tòan là thuộc địa của Tàu.

Việc chống Tàu cứu nước và giữ nước cần có sự đồng thuận dân tộc. Và chỉ một thể chế tự do dân chủ thực sự mới tạo được gắn bó của tòan dân, khi ấy Việt Nam mới đủ nội lực để chống lại sự bành chướng của Bắc Phương.    

Theo Mỹ là theo dân chủ. Một sự chuyển tiếp ôn hòa được Liên Tôn chủ động kết nối các khuynh hướng chính trị và dưới sự sự kiểm sóat của Quốc Tế, sẽ tránh được một cuộc nổi dậy bạo động. Khi ấy giới cầm quyền cộng sản và gia đình, dù đã đào tẩu khỏi Việt Nam, cũng khó tránh khỏi việc trả thù.

Mỹ ở phương Nam. Phe theo Mỹ là phe Nam. Tàu phương Bắc. Phe theo Tàu là phe Bắc. Phe Nam đã khai chiến với phe Bắc và chiến tranh sẽ bùng nổ trong Hội Nghị 7 diễn ra vào tháng 5 này. Cuộc chiến Bắc Nam đã bắt đầu và càng ngày sẽ càng trở nên khốc liệt hơn. Phe nào thắng cũng chỉ là chuyện nội bộ của đảng Cộng sản.

Lẽ đương nhiên nếu phe Nam thực tâm quay về với dân tộc, thì như ông bà ta đã dạy, chúng ta cũng cần “lấy chính nghĩa để thắng hung tàn lấy trí nhân mà thay cường bạo”.

Về phía dân tộc, hơn lúc nào hết những người yêu chuộng tự do cần dẹp bỏ sự khác biệt để gắn bó với nhau, gắn bó với dân tộc, giải thể đảng Cộng sản, mang tự do, dân chủ, thịnh vượng và toàn vẹn lãnh thổ đến cho quê hương Việt Nam mến yêu của chúng ta.  

Nguyễn Quang Duy.

   

  

 

Tổ Quốc Ghi Ơn



Tổ Quốc Ghi Ơn.
38 năm kể từ ngày 30.4.1975, niềm uất hận tưỡng chừng như phôi pha, nhưng không, vẩn luôn canh cánh bên lòng...suốt chặng đường dài vừa qua nhân dân VN không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của các Tướng lảnh, Sĩ Quan và quân nhân các cấp thuộc quân lực VNCH với trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN trong không khí Tự Do cũa hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà.



Những ai dã chết vì sông núi
Sẽ sống muôn đời với núi sông

Cám ơn anh những ngưòi chiến sĩ VNCH, đã hy sinh đời trai cho cuộc chiến chống xâm lăng của bọn CSVN. Nhân mùa Quốc Nạn 30.4.2013, người viết xin được ghi lại những nét hào hùng của các chiến sỉ Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết trong những ngày chót của cuộc chiến, để không rơi vào tay giặc. Các anh đã hiên ngang đi vào hồn thiêng sông nuí!

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT: Thiếu Tá Đặng Vinh, BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con.

Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này.

Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.

DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG


Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần ghi nhớ công đức ! đó mới gọi là hiếu nghĩa vẹn toàn.

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II.
Tự Sát  ngày 30/4/1975.
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV.
Tự Sát ngày 30/4/1975.
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV.
Tự Sát ngày 30/4/1975.
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.
Tự sát ngày 30/4/1975.
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. 
Tự sát ngày 30/4/1975.
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 
Tự sát ngày 31/3/1975  tại Quy Nhơn.
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975.
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 
Tự sát ngày 30/4/1975.
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ.
Tự sát ngày 30/4/75 tại BTLKQ.
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG. 
Tự sát ngày 30/4/1975  tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn.
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội.
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Cục An Ninh.
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 
Tự sát ngày 30/4/1975.
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt.
Tự sát ngày 30/4/1975.
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975.
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng).
16- Thiếu Tá Đặng Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát
Tự sát ngày 30/4/1975  cùng vợ và 7 con.
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 
Tự sát ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ.
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975.
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75.
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975.
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện.
Tự sát ngày 30/4/1975.
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975.
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản.
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu.
Tự sát ngày 30/4/1975.
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên.
Tự sát ngày 1/5/1975.
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa.
Tự sát ngày 29/4/1975.27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt. Tự sát ngày 30/4/1975.
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75.
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975.
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM.
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt.
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn.
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975.
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức.
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Kiến Hòa.

35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975.
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau.
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu.
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.

39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực việt nam cộng hòa.

 
Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.


Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa. Thật xấu hổ cho những loại người nầy !

 
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẩn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì Tổ  Quốc - DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM cũa một quân nhân quân lực VNCH. Chúng ta kính phục họ, chúng ta hảnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hảy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn.

Anh hùng có tữ... nhưng khí hùng luôn luôn bất tữ.
Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương cũa tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.

Nguyễn Thị  Hồng.