mandag 12. april 2010

Tổ Quốc Việt Nam Thân Yêu

Tổ Quốc Việt Nam Thân Yêu.

Quê Hương Việt nam thân yêu, qúy báu, thiêng liêng, tuyệt đẹp đã được các bậc tổ tiên, cha ông của chúng ta đã bao đời, hy sinh, đổ nhiều xương máu gầy dựng nên, có rừng vàng, biển bạc, cảnh đẹp nên thơ! Thật tự hào là người Việt với dòng máu con Rồng cháu Tiên, của lịch sử dân tộc hào hùng và bất khuất, được sống trên đất nước hình chữ S!

Chúng ta phải có bổn phận bảo vệ, gìn giữ và tô bồi, phát triển ngày môt huy hoàng, tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nhưng trớ trêu thay, Trung cộng đã công khai, ngang nhiên chiếm lãnh hải của đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền Việt nam. Họ đã cho tàu thuyền của họ đi rà soát biển đông, cấm cản các ngư dân Việt nam không được đánh cá tại khu vực thuộc lãnh hải VN; tệ hại hơn, họ đã bắt giam ngư dân, phá tàu, cướp cá và giết ngư dân Việt.

Trong khi ấy, trên đất liền, Trung cộng cũng có nhiều hành vi ngang ngược không kém. Họ đã đánh người Việt ngay trên đất mình đang ở. Chung quanh vùng đất mà Trung cộng thầu, người dân nghèo việt nam đến khu đất tự trị ấy liền bị bọn Trung cộng hành hạ, đánh đập dã man, không biết gớm tay.

Các hành vi của Trung cộng đã ngang ngược, hiếp đáp dân chúng, chiếm đóng lãnh hải và lãnh thổ, thì nhà cầm quyền cộng sản Việt nam lại tỏ ra „ bình chân như vại“ nhu nhược quá đáng! Nhiều bàn trẻ sinh viên Việt nam biểu tình chống phương bắc liền bị khống chế, đàn áp. Nhiều nhà dân chủ đã bị kết án tù nhiều năm vì dám nói tiếng nói chống lại Trung cộng... Cứ theo tình hình đó, chẳng bao lâu nữa, quê hương Việt nam sẽ trở thành một bộ tộc của Trung cộng, như Tân cương, Tây tạng, Mông cổ.

Nhà cầm quyền Cộng Sản đã cưỡng chiếm toàn lãnh thổ Việt nam 35 năm, đã nhận chìm và đoạ đày cả dân tộc vào trong chính sách độc tài, đảng trị. Chủ trương vô thần, tiêu diệt tôn giáo, làm hủy hoại nền luân thường đạo lý của dân tộc việt ngàn đời, đã làm băng hoại tuổi trẻ, sống mất định hướng, chỉ biết ăn chơi trác tán, nghiện ngập ma túy, rượu chè,..., mất hết lương tri, không còn biết nghĩ tới tiền đồ của tổ quốc, tương lai của dân tộc.

Các bạn trẻ Việt Nam là tương lai, rường cột và là sức sống của dân tộc. Đất nước nằm trong tay của các bạn. Các bạn là những người thừa hưởng huyết thống anh hùng tổ tiên Lạc việt đã anh dũng đứng lên chống ngoại xâm. Giờ đây các bạn hãy vùng dậy, kiên vững lập trường như Linh mục Tađêô Nguyễn văn Lý; can đảm, bất khuất như nữ Luật sư trẻ Lê thị Công Nhân. Chính các bạn sẽ làm nên lịch sử, đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi ách độc tài, đem Tự Do, Nhân Quyền và No Ấm Hạnh Phúc cho dân tộc Việt Nam.

Người Thầm Lặng

Tưởng Nhớ Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4

Tưởng Nhớ Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4.

Ðọc và viết lịch sử, không phải để khóc hận than thân, mà là lấy đó làm một kinh nghiệm để hành động cứu nước trong thực tại và tương lai. Năm 1954, khi cọng sản đệ tam chiếm được miền bắc, một số ít trí thức khoa bảng chẳng hề biết gì về kinh nghiệm sống chung với Việt Cộng. Ngày 30-4-1975, khi VC Bắc Việt chưa vào Sài Gòn, số trí thức khoa bảng trên, lại không hề biết thế nào là sự đổi đời của phận người xuống hàng súc vật.

Ở ngoại quốc, vì quá tự do, coi sự hiểu biết của mình ngang hàng với lãnh tụ, muốn ai cũng phải theo ý và đứng sau lưng mình. Họ vì không sống thật với lịch sử nên chẳng bao giờ có kinh nghiệm lịch sử, vẫn ảo tưởng xây lâu đài và chức phận trên cát biển, vẫn ngây thơ muốn hòa hợp hòa giải, với một đảng cướp tàn bạo bất lương, qua bảy mươi năm chỉ lừa bịp lường giết đồng bào và ban nước mình mà thôi. Tệ nhất là mình và gia đình lúc nào cũng thích sang giàu hạnh phúc nơi thiên đường Âu Mỹ, mà mồm thì luôn xúi người khác, trở về để làm nô lệ cho cộng sản.

Trưa ngày 30-4-1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc dân Việt Nam treo trên nóc Dinh Tổng Thống VNCH bị giặc tước bỏ. Dương văn Minh và toàn bộ nội các có mặt tại dinh, bị bộ đội miền bắc, nhốt giữ tại chỗ, dù từ lớn tới nhỏ, đã sùi bọt mép nịnh bợ ca tụng chúng. Nhục nhã muôn đời là cả đám bị thu hình trước ống kính của hằng trăm nhà báo ngoại quốc. Cũng vào giờ phút mà Dương văn Minh bị còng tay gục đầu, thì tại Bộ Quốc Phòng, Trung Tá Nguyễn văn Cung, thuộc SD18BB khi nghe tin đầu hàng đã tự sát. Nhiều lính Dù cũng dùng súng M16 kết liễu đời trai trước Tổng Cục Chiến Tranh Chính trị. Trong trại Hoàng Hoa Thám, một toán lính Nhảy Dù, nắm tay làm thành vòng tròn, rồi mở chốt lựu đạn để cùng chết tập thể. Một Ðại Úy Cảnh Sát tự bắn vào đầu chết trước Quốc Hội. Trong khi đó các tướng lãnh Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỷ, Phạm Văn Hai.. cũng quyên sinh khi thành mất. Ðó là những hình ảnh tuyệt vời, ngàn đời khắc sâu trong tâm khảm của người Việt và những trang sử bất diệt của dân tộc.

Ba mươi lăm năm trước, đầu tháng 4-1975 Cộng Sản Bắc Việt chiếm Phước Long, mở đầu cuộc xâm lăng VNCH, đưa cả nước và dân tộc Việt vào tận cùng của địa ngục trần gian. Ðầu năm 2010 tới nay, cả nước đang đắm chìm trong ách nô lệ của Tàu đỏ, đưa đồng bào cả nước vào tận cùng cảnh nghèo đói thảm tuyệt, chưa từng thấy trong dòng Việt Sử. Có điều chỉ có người dân nghèo mới nhận chịu nổi đau cùng khốn này, còn đám đảng, đám cán bộ nhà nước và Việt Kiều thì làm gì bị ảnh hưởng tới thời cuộc đổi thay, vì vàng đô la vơ vét mấy chục năm qua, dù tiêu xài phung phí biết đấn bao giờ mới cạn ?

Thảm thê cho thân phận nhược tiểu Việt Nam , hết bị Tàu đô hộ tới Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô, rồi nay lại làm đầy tớ cho cả thế giới, mà điển hình nhất là hình ảnh của những công nhân lao động và phụ nữ bị bán ra nước ngoài. Không biết bao giờ đất nước và đồng bào mới thoát được nổi thống hận trên, để cho con cháu có cơ hội ngẩn mặt nhìn trời, người Việt tị nạn tha phương, trở về cố quốc, một cõi lòng mà ai cũng hoài vọng ao ước, khi quê hương không còn bóng dáng lá cờ máu của đảng CSVN.

MG-Người Tha Hương

Bài Thơ Tháng 4 Ðen

Bài Thơ Tháng 4 Ðen.

HÃY CHỤP GIÙM TÔI

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

Trần Văn Lương